Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tiểu luận Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện kỹ thuật soạn thảo hợp đồng tín dụng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.92 KB, 38 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1. Hợp đồng – khái niệm và phân loại
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức bằng lời nói, hành vi, văn bản
hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax,
thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định pháp luật. Trong đó hai bên
xác lập một quan hệ pháp lý về các quyền và nghĩa vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi
ích của mình.
Hiện nay pháp luật Việt nam quy định ba loại hợp đồng cơ bản là hợp đồng dân sự,
thương mại, lao động (Theo Bộ luật dân sự và Luật thương mại năm 2005).
 .Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của
Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005. Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường
hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó chủ yếu là các ngân hàng.
1.2.1. Định nghĩa
Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng là bên cho vay giao
cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn
nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Còn những hoạt động cấp tín dụng khác như bảo lãnh, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có
giá được gọi chung là hợp đồng cấp tín dụng.
1.2.2.Hình thức của hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản, trong đó có nội dung về điều kiện vay,
mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức
bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các
bên thoả thuận (§ 51 Luật các TCTD).
1.2.3.Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay (cũng là thời hạn hợp đồng trong hợp đồng tín dụng) được phân thành
hai loại cơ bản là ngắn hạn và trung, dài hạn, trong đó:
- Khoản vay vay ngắn hạn là không quá 12 tháng (1 năm);
- Khoản vay trung hạn là từ trên 12 tháng đến 60 tháng (1 - 5 năm);
- Khoản vay dài hạn là trên 60 tháng (5 năm).
Giữa các khoản vay ngắn hạn và khoản vay trung, dài hạn, thường có những đòi hỏi khác


biệt, được xem xét thẩm định theo những quy trình, thủ tục khác nhau và áp dụng lãi suất
khác nhau theo nguyên tắc: thời hạn càng lâu thì càng tiềm tàng rủi ro, và sự nguy hiểm
sẽ tăng theo lãi suất.
1.2.4.Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng
1.2.4.1. Lãi suất và giới hạn lãi suất
Lãi suất trong hợp đồng tín dụng chính là giá cả mua bán tiền vốn. Tính theo thời điểm
trả lãi, thì có ba cách là trả lãi theo định kỳ, trả lãi trước và trả lãi cuối kỳ.
Bộ luật dân sự quy định lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá
150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Nhưng đặc
biệt, từ năm 2002 đến năm 2010 NHNN đã có nhiều văn bản cho phép các ngân hàng
được cho vay vượt trần 150% lãi suất cơ bản nói trên
1.2.4.2. Thời hạn và phương thức tính lãi
Thời hạn để tính lãi tiền vay trong hợp đồng tín dụng có thể là ngày, tháng hoặc năm.
Thời gian chuẩn tính lãi được quy ước là một năm có 360 ngày, một tháng có 30 ngày,
không phân biệt tháng có 28, 29, 30 hay 31 ngày (QĐ 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17-5-
2001 của Thống đốc NHNN).
1.2.4.3. Lãi suất quá hạn
Hầu hết các ngân hàng vẫn thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về lãi suất quá hạn bằng
150% lãi suất cho vay trong hạn đối với chính hợp đồng tín dụng đó. Mức lãi suất quá
hạn không quá 150% này là do NHNN quy định dựa trên cơ sở BLDS năm 1995 giao cho
NHNN quy định mức lãi suất quá hạn. Nhưng từ năm 2006 trở đi, nếu vẫn áp dụng mức
lãi suất quá hạn này là không đúng pháp luật, vì BLDS năm 2005 quy định mức lãi suất
quá hạn được tính “theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay
tại thời điểm trả nợ” (§ 474.5). Hai quy định này có sự chênh lệch rất đáng kể, nhất là
trong thời kỳ lãi suất có sự biến động lớn.
1.2.5.Phí tín dụng
Phí tín dụng nói chung, phí cho vay nói riêng là khoản phí mà bên vay phải trả cho ngân
hàng ngoài lãi suất cho vay.
Ngoài ra, bên vay còn phải thanh toán các loại phí phải trả cho người thứ ba như: Phí
công chứng hợp đồng bảo đảm, phí đăng ký thế chấp, phí trông giữ tài sản bảo đảm,…

1.2.6.Nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng
1.2.6.1.Thoả thuận về nợ đến hạn
Luật các TCTD cho phép các ngân hàng được phép thu hồi nợ trước hạn nếu bên vay vi
phạm hợp đồng tín dụng. Đây là một trong những đòi hỏi cơ bản, là quyền rất quan trọng
của các ngân hàng để bảo đảm an toàn vốn cho vay. Tuy nhiên có luồng quan điểm
không đồng tình vì căn cứ vào quy định của BLDS thì bên cho vay “Không được yêu cầu
bên vay trả lại tài sản trước thời hạn”, trừ trường hợp được bên vay đồng ý (§ 473.3).
Nếu theo quan điểm này, thì trái ngược hoàn toàn với quy định của pháp luật ngân hàng,
vô cùng bất lợi đối với bên cho vay. Theo đó, khi bên vay chậm trả một kỳ hạn nợ hoặc
có những vi phạm khác, thì ngân hàng sẽ không được phép chuyển toàn bộ số nợ sang nợ
quá hạn, thu hồi toàn bộ nợ vay và xử lý tải sản bảo đảm để thu hồi nợ.
1.2.6.2. Lãi suất và phí trả nợ trước hạn
Trường hợp bên vay trả nợ trước hạn, thì thường phải trả phí trả nợ trước hạn theo thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng. Gọi là phí trả nợ trước hạn nhưng thực chất là một loại lãi
suất phạt trên cơ sở quy định bên vay có quyền trả tiền vay trước hạn, nhưng phải trả toàn
bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận khác (§ 478 BLDS). Trên thực tế, nhiều ngân
hàng không thu phí trả nợ trước hạn, hoặc chỉ thu với tỷ lệ từ vài đến vài chục phần trăm
so với số tiền lãi của thời hạn vay còn lại.
1.2.6.3. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ theo đúng thoả thuận ban đầu, nếu đủ điều
kiện thì có thể được ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bao gồm hai cách
là gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
1.2.7. Thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng
Mỗi bên chỉ cần một người đại diện ký hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ. Tuy nhiên
trên thực tế, nhiều trường hợp bên ngân hàng có hai chữ ký (giám đốc và trưởng phòng
tín dụng), đồng thời yêu cầu bên vay cũng có hai chữ ký (giám đốc và kế toán trưởng đối
với doanh nghiệp hoặc hai vợ chồng đối với cá nhân).
1.2.8. Quyền và nghĩa vụ của bên vay
1.2.8.1. Quyền của bên bay vốn
Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín

dụng. Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của ngân hàng theo quy định
của pháp luật.
1.2.8.2. Nghĩa vụ của bên vay vốn
Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan, đồng thời chịu trách nhiệm
về tính chính xác và hợp pháp của chúng.
Sử dụng tiền vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng và các cam kết khác với ngân hàng
Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận đã cam kết
trong hợp đồng tín dụng.
Cuối cùng là nghĩa vụ quan trọng nhất: Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong
hợp đồng tín dụng
1.2.9. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
1.2.9.1. Quyền của ngân hàng cho vay
- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án, phương án vay vốn khả
thi, khả năng tài chính của mình và người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn; dự
án, phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật
hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay;
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn khi phát hiện
khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;
- Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc khởi kiện bên thứ ba cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
- Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận
khác thì ngân hàng có quyền bán tài sản bảo đảm tiền vay theo sự thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay để thu nợ theo quy định của pháp luật hoặc
yêu cầu người thứ ba thực hiện nghĩa vụ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh cho khách hàng vay
vốn;
- Miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định của ngân hàng; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ
hạn nợ theo quy định;

- Mua bán nợ, đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ và cơ cấu lại nợ theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam
1.2.9.2. Nghĩa vụ của ngân hàng cho vay
- Thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật
- Giải ngân cho bên vay theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng ( Nghĩa vụ quan
trọng nhất)
1.2.10. Hiệu lực của hợp đồng tín dụng
Các ngân hàng thường đưa vào hợp đồng tín dụng câu: Hợp đồng này có hiệu lực cho
đến khi bên vay trả hết nợ gốc, lãi và các chi phí có liên quan. Nếu thoả thuận này được
công nhận, thì dẫn đến tình trạng không hợp lý là hiệu lực của hợp đồng tín dụng sẽ luôn
luôn là vô thời hạn, không bao giờ chấm dứt, nếu chưa trả hết nợ.
Tuy nhiên trên thực tế, Toà án đã từng thừa nhận thời hiệu khởi kiện không tính từ ngày
hết hạn trả nợ theo thoả thuận, mà tính đến khi bên vay trả hết nợ trong trường hợp hợp
đồng tín dụng có thoả thuận.
1.2.11. Giới hạn tín dụng
Bảng tổng hợp một số giới hạn cho vay, bảo lãnh của ngân hàng:
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh Giới hạn
Cho vay đối với các đối tượng bị cấm cho vay 0%
Cho vay đối với các đối tượng bị hạn chế cho vay < 05% vốn tự có
Cho vay đối với 1 khách hàng < 15% vốn tự có
Cho vay + Bảo lãnh đối với 1 khách hàng < 25% vốn tự có
Cho vay đối với 1 nhóm khách hàng liên quan < 50% vốn tự có
Cho vay + Bảo lãnh đối với 1 nhóm khách hàng < 60% vốn tự có
Cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khoán < 20% vốn điều lệ
Nếu bên vay có nhu cầu vay
vượt quá giới hạn nói trên,
thì các ngân hàng cho vay
theo hình thức hợp vốn (uỷ
thác hoặc đồng tài trợ).

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TÍN
DỤNG
2.1.Thủ tục soạn thảo, ký kết hợp đồng tín dụng
Ví dụ cụ thể:
Nơi tiếp
nhận hồ sơ
Tên đơn vị: ……… Địa chỉ:……………
Thời gian
tiếp nhận
Từ thứ 2 đến thứ 6
Trình tự
thực hiện
1. Cán bộ tín dụng Sở giao dịch/Chi nhánh NHPT tiếp nhận công văn hướng
dẫn của HSC, hồ sơ vay vốn.
2. Dự thảo Hợp đồng tín dụng.
3. Hoàn thiện dự thảo, thống nhất nội dung Hợp đồng tín dụng.
- Sau khi HĐTD được dự thảo và xem xét chỉnh sửa, CBTD chuyển dự thảo
HĐTD cho Chủ đầu tư xem xét, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện dự thảo,
thống nhất nội dung HĐTD.
- Sau khi có sự thống nhất của Chủ đầu tư về nội dung thương thảo, dự thảo
HĐTD trình Giám đốc Chi nhánh NHPT thông qua.
4. Ký kết Hợp đồng tín dụng
Người đại diện có thẩm quyền của các bên ký kết HĐTD.
5. Giao nhận, lưu giữ HĐTD
HDTD được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý ngang nhau và được gửi và
lưu tại:
- Người vay lại: 01 bản;
- NHPT: 02 bản;
- Bộ Tài chính: 01 bản.
Cách thức

thực hiện
1. Trực tiếp tại trụ sở làm việc của các sở giao dịch, Chi nhánh NHPT.
2. Thông qua hệ thống bưu chính
Thành phần
hồ sơ
1. Báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc Báo cáo nghiên cứu
khả thi hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo quy định hiện
hành (Bản chính hoặc bản sao)
2. Giấy chứng nhận đầu tư (trong trường hợp dự án bắt buộc phải có Giấy
chứng nhận đầu tư theo quy định) (Bản chính hoặc bản sao)
3. Quyết định đầu tư (đối với dự án đã có Quyết định đầu tư); (Bản chính
hoặc bản sao)
4. Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án (đối với dự án đang thực hiện);
(Bản chính hoặc bản sao)
5. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án
theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng; (Bản chính hoặc
bản sao)
6. Các văn bản khác do chủ đầu tư gửi kèm liên quan đến việc đầu tư dự
án. (Bản chính hoặc bản sao)
7. Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền và Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh đối với chủ đầu tư được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp Nhà nước; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với chủ đầu tư
được thành lập theo Luật Doanh nghiệp; Giấy phép đầu tư (đối với chủ đầu
tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký lại theo quy
định của Luật doanh nghiệp) (Bản chính hoặc bản sao)
8. Điều lệ hoạt động (Bản chính hoặc bản sao)
9. Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản
trị, Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc); Kế toán trưởng hoặc
phụ trách kế toán (Bản chính hoặc bản sao)
10. Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm chủ

đầu tư dự án (hoặc làm đại diện của chủ đầu tư) thì phải có văn bản uỷ
quyền của cấp trên có thẩm quyền. (Bản chính hoặc bản sao)
11. Các tài liệu liên quan khác do chủ đầu tư gửi kèm theo (nếu có). Chủ
đầu tư không phải cung cấp lại các hồ sơ nêu trên nếu đã được gửi cho
NHPT trong quá trình thẩm định lại trừ trường hợp có điều chỉnh bổ sung
(Bản chính hoặc bản sao)
Số lượng
bộ hồ sơ
01 bộ
Thời hạn
giải quyết
Chưa quy định ngày
Phí, lệ phí Không
Yêu cầu
điều kiện
1. Người đại diện có thẩm quyền ký kết HĐTD là người đại diện theo pháp
luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền (được uỷ quyền bằng văn bản).
2. Việc ký HĐTD thực hiện đồng thời với việc ký hợp đồng bảo đảm tiền
vay hoặc ký sau hợp đồng bảo đảm tiền vay.
HĐTD chỉ được ký sau khi đã có công văn giao nhiệm vụ của Hội sở chính
Căn cứ
pháp lý
1. Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính
phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
2. Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài
của Chính phủ
2.2. Mẫu hợp đồng tín dụng
2.2.1. Thể thức trình bày chung
2.2.1.1. Đối với hợp đồng tín dụng ngắn hạn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
________________________
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
Số: /HĐTD
Hôm nay, ngày tháng năm 2004. Tại
Chúng tôi gồm:
BÊN CHO VAY TIỀN:
- Tên (ngân hàng, doanh nghiệp)
- Địa chỉ:
- Điện thoại: Fax:
- Số tài khoản:
- Đại diện bởi: Chức vụ:
Sau đây gọi tắt là Ngân hàng
BÊN VAY TIỀN:
- Ông(bà):
- Địa chỉ thường trú:
- CMND số:
- Cấp ngày:
- Nơi cấp:
- Điện thoại:
Sau đây gọi tắt là Bên vay
Mục Điều khoản.
ĐẠI DIỆN BÊN VAY ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
2.2.1.2. . Đối với hợp đồng tín dụng trung hạn, dài hạn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN, DÀI HẠN

Số: / /HĐ
Số đăng ký tại NH: /
- Căn cứ luật dân sự ngày 14/06/2005;
- Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước;
- Căn cứ giấy đề nghị vay vốn ngày
Hôm nay, ngày tháng năm Tại:
Chúng tôi gồm có:
1- Bên cho vay: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Sơn tây
(sau đây gọi là Ngân hàng).
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Do ông (bà): Chức vụ: làm đại diện.
2- Bên vay: (sau đây gọi là Bên vay)
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Tài khoản tiền gửi VND số: Tại Ngân hàng
Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số: Tại Ngân hàng
Do ông (bà): Chức vụ: làm đại diện, theo giấy
uỷ quyền số ngày / / của
Hai bên thoả thuận ký kết Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn với một số điều khoản
nhất định.
ĐẠI DIỆN BÊN VAY
(Họ, tên, chức vụ, ký, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG
(Họ, tên, chức vụ, ký, đóng dấu)
2.2.2. Điều khoản của hợp đồng tín dụng
2.2.2.1. Đối với hợp đồng tín dụng ngắn hạn
Điều 1: Số tiền vay và mục đích vay
1. Ngân hàng cho bên vay vay số tiền:

Bằng số:……………… Bằng chữ: …
2. Mục đích vay:
Điều 2: Thời hạn vay
1. Thời hạn vay là: tháng
- Kể từ ngày tháng năm
- Đến ngày tháng năm
Điều 3: Lãi suất.
1. Bên B đồng ý cho vay số tiền trên với lãi suất… %/tháng tính từ ngày nhận tiền vay.
2.Lãi suất nợ quá hạn là:
Điều 4: Điều kiện rút vốn vay.
1.Trước khi rút vốn vay, Bên vay phải:
- Cung cấp cho Ngân hàng đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc vay vốn.
- Hoàn thành thủ tục về bảo đảm tiền vay nói tại Điều 11 của Hợp đồng này.
2.Lập bảng kê rút vốn theo mẫu của Ngân hàng và được Ngân hàng chấp nhận. Ngân
hàng có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền được rút theo Bảng kê rút vốn và số
tiền Ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó.
3.Thời hạn rút vốn:
- Bên vay được rút vốn trong thời hạn tháng kể từ khi Hợp đồng được ký kết.
Trong trường hợp Bên vay muốn kéo dài thời hạn rút vốn, phải thông báo bằng
văn bản và được Ngân hàng chấp nhận.
- Ngân hàng sẽ thu phí cam kết sử dụng vốn trong trường hợp Bên vay không rút
hết tiền vay theo hợp đồng này với mức phí trên số vốn không rút theo
Hợp đồng này.
4.Nội dung thanh toán:
Điều 5: Trả nợ gốc.
1. Bên vay cam kết trả nợ gốc như sau:
Tháng, năm Số tiền Tháng, năm Số tiền
Do lý do khách quan Bên vay không trả được đúng lịch trên, trước khi đến kỳ hạn trả
nợ và trên cơ sở đề nghị của Bên vay, Ngân hàng có thể xem xét lại lịch trả nợ.
Trường hợp có thể thay đổi, Ngân hàng thông báo bằng văn bản cho Bên vay biết và

Thông báo này có giá trị thay thế lịch trả nợ quy định tại khoản này.
2. Phương thức trả nợ:
- Khi bất kỳ một khoản nợ nào đến hạn theo Hợp đồng này, Bên vay chủ động trả
nợ cho Ngân hàng ; nếu Bên vay không chủ động trả nợ thì Ngân hàng có quyền
trích tài khoản tiền gửi của Bên vay để thu hồi nợ.
- Trường hợp Bên vay có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng
được lập ủy nhiệm thu để thu nợ và thông báo cho Bên vay biết.
- Số nợ đến hạn Bên vay không trả được mà không được gia hạn nợ hoặc thời gian
gia hạn đã hết thì Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá
hạn.
Điều 6: Trả nợ trước thời hạn
1.Bên vay có thể trả nợ trước thời hạn theo Điều 6 Hợp đồng này cho Ngân hàng sau khi
được Ngân hàng chấp thuận bằng văn bản.
2.Ngân hàng được quyền xem xét việc tính phí trả nợ trước hạn đối với Bên vay theo
nguyên tắc không vượt quá số lãi phát sinh trong trường hợp trả nợ đúng hạn theo hợp
đồng.
Điều 7: Trả lãi vay
1. Lãi suất trả theo kỳ hạn.
2. Lãi được tính từ ngày Bên vay nhận khoản vay đầu tiên.
3. Tiền lãi được tính trên số dư nợ vay nhân với số ngày vay thực tế, nhân với lãi
suất tháng chia cho 30, hoặc nhân với lãi suất hàng năm chia cho 360.
4. Phương thức trả lãi vay:
- Đến ngày trả lãi, Bên vay chủ động trả lãi cho Ngân hàng; nếu đến hạn mà Bên
vay không chủ động trả thì Ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi Bên vay
để thu lãi.
- Trường hợp Bên vay có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng
được lập ủy nhiệm thu để thu lãi và thông báo cho Bên vay biết.
Điều 8: Thứ tự ưu tiên thanh toán.
Trong trường hợp bên vay không đủ tiền thanh toán nợ gốc, lãi thì Ngân hàng quyết định
thứ tự và tỷ lệ ưu tiên thanh toán nợ gốc và lãi phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 9: Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay
1. Bên vay cam kết dùng các biện pháp sau đây để đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả vốn
vay cho hợp đồng này
2. Giá trị tài sản đảm bảo, phương thức xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định
tại Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của Bên vay.
1.Được cung ứng vốn vay theo điều kiện ghi trong Hợp đồng này.
2.Có quyền yêu cầu Ngân hàng bồi thường mọi thiệt hại phát sinh do Ngân hàng vi phạm
Hợp đồng tín dụng gây ra.
3.Chấp hành những quy định của Pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ tín dụng và
các chế độ, hướng dẫn của Ngân hàng.
4.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả;
cung cấp các chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay và tạo điều kiện cho Ngân hàng
kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay theo yêu cầu của Ngân hàng.
5.Bên vay mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng trong thời gian còn dư nợ vay
theo Hợp đồng này.
6.Đối chiếu nợ gốc và lãi vay theo yêu cầu của Ngân hàng.
7.Trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ đúng hạn theo lịch đã cam kết trong Hợp đồng tín dụng
này. Bên vay phải sử dụng tối đa nguồn vốn sau để trả nợ Ngân hàng: khấu hao cơ bản
của dự án vay vốn (kể cả khấu hao cơ bản các tài sản cố định khác mà Nhà nước cho
phép Bên vay để lại); lợi nhuận; các quỹ; các nguồn lợi hợp pháp khác.
8.Trường hợp Bên vay có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD) khác, Bên vay
ủy quyền cho các TCTD đó được trích tài khoản tiền gửi để trả nợ gốc và lãi cho Ngân
hàng bằng thể thức thanh toán ủy nhiệm thu theo quy định tại Điều 6, Điều 8 và các
trường hợp tại khoản 5 Điều 13 Hợp đồng này.
9.Gửi cho Ngân hàng các báo cáo tài chính định kì quý, năm và các báo cáo thường kỳ
khác về hoạt động của Bên vay.
10.Bên vay phải thông báo kịp thời cho Ngân hàng về:
- Những thay đổi ảnh hưởng hoặc đe dọa đến giá trị của tài sản thế chấp, tài sản đầu
tư bằng vốn vay;

- Những thay đổi về vốn, tài sản ảnh hưởng đến khả năng tài chính của Bên vay và
những thay đổi khác liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi vay cho
Ngân hàng.
- Thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự; Đổi tên, thay đổi địa chỉ trụ sở
chính của Bên vay; Bên vay đang trong quá trình tiến hành thay đổi hình thức sở
hữu, chia, tách, hợp nhất, sát nhập, tạm ngừng hoạt động, giải thể
- Thay đổi tình trạng của Bên bảo lãnh.
11.Chấp hành đúng các cam kết về tài sản thế chấp, cầm cố.
Trong các trường hợp không trả được nợ, Bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ theo
thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, cầm cố liên quan đến Hợp đồng này. Nếu tiền thu
được do xử lý tài sản thế chấp, cầm cố không đủ để thanh toán nợ gốc và lãi vay thì
Bên vay phải tiếp tục bảo đảm nghĩa vụ thanh toán hết số tiền còn lại cho Ngân hàng.
12.Trước khi thay đổi hình thức sở hữu, chia, tách, hợp nhất, sát nhập, Bên vay phải trả
hết nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng; trường hợp chưa trả hết nợ vay thì Bên vay phải
làm thủ tục chuyển nợ vay cho chủ sở hữu mới trước khi bàn giao tài sản để chủ sở hữu
mới ký nhận nợ lại với Ngân hàng.
13.Trong thời gian Bên vay chưa trả hết nợ và lãi vay khi nhượng, bán, chuyển
giao,thanh lý tài sản đầu tư bằng vốn vay, Bên vay phải thông báo bằng văn bản và được
sự thỏa thuận bằng văn bản của Ngân hàn. Toàn bộ tiền thu được phải chuyển hết vào tài
khoản tiền gửi tại Ngân hàng để hoàn trả nợ gốc và lãi vay. Nếu không đủ thì Bên vay
phải dùng các nguồn gốc khác để trả nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng.
14.Bên vay không dùng tài sản để đầu tư bằng vốn vay của Ngân hàng để thế chấp, cầm
cố cho một tổ chức khác để trả nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng.
Điều 11: Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng.
1.Có trách nhiệm cung ứng vốn vay theo yêu cầu của Bên vay ghi trong hợp đồng này.
2.Bồi thường thiệt hại cho Bên vay do việc Ngân hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
trong hợp đồng này.
3.Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay vốn và quá trình thu nợ, thu lãi đến khi hết hạn
Hợp đồng này.
4.Yêu cầu Bên vay cung cấp toàn bộ các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh và

thông tin cần thiết liên quan đến vốn vay.
5.Đình chỉ cho vay và thu nợ trước thời hạn trong các trường hợp sau:
- Phát hiện việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Bên vay đe dọa nghiêm trọng
đến khả năng trả nợ Ngân hàng.
- Bên vay giải thể, ngừng họat động
- Bên vay chia tách, hợp nhất hoặc sát nhập với tổ chức khác mà không thực hiện
theo Khoản 10 Điều 12.
- Bên vay không trả được bất kỳ một khoản nợ nào đến hạn phát sinh từ Hợp đồng
tín dụng này mà không được gia hạn, hoặc đã hết thời gian gia hạn.
- Giá trị thế chấp, cầm cố bị giảm vì bất kỳ lý do nào và không có đủ giá trị để bảo
đảm nghĩa vụ hoàn trả nợ vay mà Bên vay không có người bảo lãnh hoặc tài sản
khác để đảm bảo thay thế.
- Người bảo lãnh Bên vay theo Hợp đồng này bị phá sản, giải thể hoặc bất kỳ
nguyên nhân nào và không còn khả năng đảm bảo nghĩa vụ của bên bảo lãnh mà
Bên vay không có người bảo lãnh khác hoặc tài sản thay thế.
- Có các vụ kiện đe dọa đến tài sản của Bên vay có khả năng ảnh hưởng đến việc trả
nợ cho Ngân hàng.
6.Áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ và lãi.
7.Ngừng cho vay khi người quản trị điều hành của Bên vay bị khởi tố hình sự liên quan
đến vốn vay và họat động của Bên vay.
8.Xem xét và chấp nhận việc trả nợ trước hạn và tính lãi trong thời gian trả nợ trước hạn
theo Hợp đồng này và theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
9.Yêu cầu bên vay bồi thường thiệt hại do Bên vay vi phạm hợp đồng này.
10.Khi Bên vay không còn khả năng trả nợ gốc và Ngân hàng có quyền áp dụng các biện
pháp xử lý theo thỏa thuận trong các Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để thu hồi nợ.
Điều 12. Điều khoản chung.
1. Thông báo: Mọi thông báo và thư từ giao dịch giữa hai bên được gửi theo địa chỉ nêu
trong hợp đồng này (trừ trường hợp đã có thông báo thay đổi địa chỉ khác bằng văn bản)
và được lập thành văn bản và có chữ ký của người có thẩmquyền; nếu được chuyển bằng

đường bưu điện thì ngày gửi được coi là ngày có dấu xác nhận của bưu điện cơ sở nơi
chuyển. Bên nhận coi như đã nhận được nếu được chuyển đến địa chỉ người nhận trong
thời gian từ 7h30 đến 16h30 trong những ngày làm việc; nếu chuyển trực tiếp thì việc
nhận coi như được thực hiện khi ký nhận với bộ phận hành chính văn thư của Bên nhận.
2. Xử lý vi phạm hợp đồng: Trong thời gian hiệu lực Hợp đồng này, nếu một bên phát
hiện bên kiavi phạm hợp đồng., thì thông báo bằng văn bản cho bên kia biết và yêu cầu
khắc phục các vi phạm đó. Hết hạn ghi trong thông báo mà bên kia không khắc phục
được thì bên yêu cầu được quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của
mình theo hợp đồng này.
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng: Việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của Hợp đồng
này phải được cả hai bên thỏa thuận bằng văn bản (Biên bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng)
do đại diện có thẩm quyền của hai bên ký; những sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thay thế,
bổ sung điều khoản tương ứng trong hợp đồng.
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng: Mọi bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng được giải quyết trên cơ sở thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không
thương lượng được một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia làm căn cứ xác
định hợp đồng làm phát sinh tranh chấp (một phần hoặc toàn bộ) để các bên đưa ra Tòa
án có thẩm quyền giải quyết.
Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 13: Hiệu lực của hợp đồng.
1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký. HĐ kết thúc khi Bên vay trả nợ xong cả gốc lẫn
lãi, lãi phạt quá hạn, phí (nếu có) của toàn bộ khoản vay đã phát sinh từ hợp đồng này.
2. Các văn bản, tài liệu liên quan đến Hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp
lý theo hợp đồng.
3. Sau khi bên vay trả hết nợ gốc, lãi, lãi quá hạn và phí, Hợp đồng này coi như được
thanh lý. Trường hợp cần thiết, một trong hai bên có thể yêu cầu bên kia lập biên bản
thanh lý.
4. HĐ này được thành lập hai bản, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý như nhau.
2.2.2.2.Đối với hợp đồng tín dụng trung hạn, dài hạn
Điều 1. Số tiền vay

Ngân hàng cho Bên vay vay số tiền:
Bằng chữ
Điều 2. Mục đích sử dụng tiền vay
Tiền vay được sử dụng để đầu tư cho dự án , cụ thể:
Điều 3. Thời hạn vay
Thời hạn vay kể từ ngày nhận món vay đầu tiên là tháng.
Điều 4. Lãi suất
1. Lãi suất VND: Lãi suất nợ quá hạn VND:
2. Lãi suất Lãi suất nợ quá hạn là
Điều 5. Điều kiện rút vốn vay
1. Trước khi rút vốn vay, Bên vay phải:
- Cung cấp cho Ngân hàng đầy đủ các hồ sơ, tài liệu pháp lý liên quan đến việc vay vốn;
- Hoàn thành thủ tục về bảo đảm tiền vay nói tại Điều 11 của Hợp đồng này.
2. Lập bảng kê rút vốn theo mẫu của Ngân hàng và được Ngân hàng chấp nhận. Ngân
hàng có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền được rút theo Bảng kê rút vốn và số
tiền Ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó.
3. Thời hạn rút vốn:
- Bên vay được rút vốn trong thời hạn tháng kể từ khi Hợp đồng được ký kết.
Trường hợp Bên vay muốn kéo dài thời hạn rút vốn, phải thông báo bằng văn bản và
được Ngân hàng chấp thuận.
- Ngân hàng sẽ thu phí cam kết sử dụng vốn trong trường hợp Bên vay không rút hết tiền
vay theo Hợp đồng này với mức phí 0% trên số vốn không rút theo hợp đồng này.
4. Phương thức rút vốn:
4.1- Đối với phần xây lắp: Bên vay được rút tiền vay để thực hiện đầu tư theo quy định.
4.2- Đối với phần thiết bị: Bên vay được rút tiền theo tiến độ và điều kiện thanh toán
đã ký kết trong Hợp đồng cung cấp thiết bị.
4.3- Đối với chi phí khác: Bên vay được rút tiền theo tiến độ dự án và chi phí hợp lý
để thực hiện dự án.
5- Việc thanh toán quốc tế khi nhập khẩu hàng hoá để thực hiện dự án được thực hiện
tại Ngân hàng.

Điều 6. Trả nợ gốc
1- Lịch trả nợ: Bên vay cam kết trả nợ gốc như sau:
Tháng, năm Số tiền Tháng, năm Số tiền
Trong trường hợp tổng các khoản nợ chính thức của các lần rút vốn theo Hợp đồng
này nhỏ hơn lịch trả nợ được xác định trên đây, thì sau khi kết thúc thời hạn rút vốn,
Ngân hàng sẽ thông báo bằng văn bản lịch trả nợ chính thức của hợp đồng này.
2- Do lý do khách quan Bên vay không trả nợ đúng lịch trên, trước khi đến kỳ hạn trả
nợ và trên cơ sở đề nghị của Bên vay, Ngân hàng có thể xem xét lại lịch trả nợ. Trường
hợp có thay đổi Ngân hàng thông báo bằng văn bản cho Bên vay biết và Thông báo này
có giá trị thay thế lịch trả nợ quy định tại Khoản 1 Điều này.
3- Phương thức trả nợ:
Khi bất cứ một khoản nợ nào đến hạn theo Hợp đồng này, Bên vay chủ động trả nợ
cho Ngân hàng; nếu Bên vay không chủ động trả nợ thì Ngân hàng có quyền trích tài
khoản tiền gửi của Bên vay để thu nợ.
Trường hợp Bên vay có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng được
lập Uỷ nhiệm thu để thu nợ và thông báo cho Bên vay biết.
4. Bên vay có thể trả nợ trước hạn sau khi được Ngân hàng chấp thuận. Trong trường
hợp này, Ngân hàng được quyền xem xét việc tính phí trả nợ trước hạn đối với Bên vay
theo nguyên tắc không vượt quá số lãi phát sinh trong trường hợp trả nợ đúng hạn theo
Hợp đồng này.
Điều 7. Trả lãi vay
1. Lãi được trả theo kỳ hạn
2. Lãi được tính từ ngày Bên vay nhận khoản vay đầu tiên.
3. Tiền lãi được tính trên số dư nợ vay nhân (x) với số ngày vay thực tế, nhân (x) với lãi
suất tháng chia (:)cho 30, hoặc nhân (x) với lãi suất năm chia (:) cho 360.
4. Phương thức trả lãi: Đến ngày trả lãi, Bên vay chủ động trả lãi cho Ngân hàng; nếu đến
hạn mà Bên vay không chủ động trả thì Ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của
Bên vay để thu lãi.
Trường hợp Bên vay có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng được
lập Uỷ nhiệm thu để thu lãi và thông báo cho Bên vay biết.

Điều 8. Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
1.Khi có nguyên nhân khách quan không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi
tiền vay, Bên vay có thể đề nghị bằng văn bản Ngân hàng xem xét điều chỉnh kỳ hạn nợ,
gia hạn nợ. Văn bản đề nghị của Bên vay phải gửi cho Ngân hàng trước ngày đến hạn.
2.Số nợ gốc, lãi tiền vay đến hạn Bên vay không trả được mà không được gia hạn , điều
chỉnh kỳ hạn hoặc thời gian gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn đã hết, thì Ngân hàng chuyển toàn
bộ dư nợ thực tế, kể cả phần dư nợ chưa đến hạn theo Hợp đồng này sang nợ quá hạn và
áp dụng lãi suất nợ quá hạn, phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
3.Sau khi Bên vay đã trả hết các khoản nợ gốc, nợ lãi của các kỳ hạn đã quá hạn và đến
hạn phải trả theo lịch trả nợ xác định trước khi chuyển sang nợ quá hạn, thì Ngân hàng sẽ
chuyển toàn bộ dư nợ còn lại theo Hợp đồng này từ nợ quá hạn vào nợ trong hạn.
Điều 9. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Trong trường hợp Bên vay không đủ tiền để thanh toán nợ gốc, lãi thì Ngân hàng quyết
định thứ tự và tỷ lệ ưu tiên thanh toán nợ gốc và lãi phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 10. Đồng tiền sử dụng trong quan hệ tín dụng
1. Bên vay nhận nợ vay bằng Đồng Việt Nam thì trả nợ gốc, lãi bằng Đồng Việt Nam.
2. Bên vay nhận nợ bằng ngoại tệ nào thì trả nợ gốc, lãi bằng ngoại tệ đó. Bên vay chịu
hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng ngoại tệ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối
của Nhà nước.
Điều 11. Hình thức bảo đảm tiền vay
1-Bên vay đồng ý thế chấp, cầm cố cho Ngân hàng các loại tài sản hình thành từ vốn
vay của Ngân hàng để đảm bảo cho nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc, lãi và phí theo hợp đồng
tín dụng này. Khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng bên vay và Ngân hàng phải
lập phụ lục cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong đó mô tả đặc điểm, xác
định giá trị tài sản đã được hình thành.
2-Thế chấp, cầm cố tài sản của Bên vay hoặc bảo lãnh của bên thứ 3 và các hình
thức bảo đảm khác ( nếu có).
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của Bên vay
1. Được cung ứng vốn vay theo các điều kiện ghi trong Hợp đồng này.

2. Có quyền yêu cầu Ngân hàng bồi thường mọi thiệt hại phát sinh do Ngân hàng vi
phạm Hợp đồng tín dụng gây nên.
3. Chấp hành những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ tín dụng
và các chế độ, hướng dẫn của Ngân hàng.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu
quả; cung cấp các chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay và tạo điều kiện cho Ngân
hàng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn theo yêu cầu của Ngân hàng.
5. Bên vay mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng trong thời gian còn dư nợ
vay theo Hợp đồng này.
6. Đối chiếu nợ gốc và lãi vay theo yêu cầu của Ngân hàng (nếu có).
7. Trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn theo lịch đã cam kết trong Hợp đồng tín
dụng này. Bên vay phải sử dụng tối đa các nguồn vốn sau để trả nợ Ngân hàng: khấu hao
cơ bản của dự án vay vốn (kể cả khấu hao cơ bản các tài sản cố định khác mà Nhà nước
cho phép Bên vay để lại); lợi nhuận; các quỹ; các nguồn hợp pháp khác.
8. Trường hợp Bên vay có tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác,
Bên vay uỷ quyền cho các TCTD đó được trích tài khoản tiền gửi để trả nợ gốc và lãi cho
Ngân hàng bằng thể thức thanh toán Uỷ nhiệm thu theo quy định tại Điều 6, Điều 8 và
các trường hợp tại Khoản 5 Điều 13 Hợp đồng này.
9. Gửi cho Ngân hàng các báo cáo tài chính định kỳ quý, năm và các báo cáo thường
kỳ khác về hoạt động của Bên vay. Bên vay chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
đúng đắn, hợp pháp trong các báo cáo gửi đến Ngân hàng.
10. Bên vay phải thông báo kịp thời cho Ngân hàng về:
- Những thay đổi ảnh hưởng hoặc đe doạ đến giá trị của tài sản thế chấp, tài sản đầu
tư bằng vốn vay;
- Những thay đổi về vốn, tài sản ảnh hưởng đến khả năng tài chính của Bên vay và
những thay đổi khác có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi vay cho Ngân
hàng;
- Thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự;
- Đổi tên, thay địa chỉ trụ sở chính của Bên vay;
- Bên vay đang trong quá trình tiến hành thay đổi hình thức sở hữu, chia, tách, hợp

nhất, sáp nhập, ngừng hoạt động, giải thể
- Thay đổi tình trạng của Bên bảo lãnh;
11. Chấp hành đúng các cam kết về tài sản thế chấp, cầm cố.
Trong trường hợp không trả được nợ, Bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ theo thoả
thuận trong hợp đồng thế chấp, cầm cố liên quan đến Hợp đồng này. Nếu tiền thu được
do xử lý tài sản thế chấp, cầm cố không đủ để thanh toán nợ gốc và lãi vay thì Bên vay
phải tiếp tục bảo đảm nghĩa vụ thanh toán hết số tiền còn lại cho Ngân hàng.
12. Trước khi thay đổi hình thức sở hữu, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, Bên vay phải
trả hết nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng; trường hợp chưa trả hết nợ vay thì Bên vay phải
làm thủ tục chuyển nợ vay cho chủ sở hữu mới trước khi bàn giao tài sản để chủ sở hữu
mới ký nhận nợ lại với Ngân hàng.
13. Trong thời gian Bên vay chưa trả hết nợ và lãi vay, khi nhượng bán, điều chuyển,
thanh lý tài sản đầu tư bằng vốn vay, Bên vay phải thông báo bằng văn bản và được sự
thoả thuận bằng văn bản của Ngân hàng. Toàn bộ tiền thu được phải chuyển hết vào tài
khoản tiền gửi tại Ngân hàng để hoàn trả nợ gốc và lãi vay. Nếu không đủ Bên vay phải
dùng các nguồn khác để trả nợ gốc và lãi vay Ngân hàng.
14. Bên vay không được dùng tài sản được đầu tư bằng vốn vay của Ngân hàng để
thế chấp, cầm cố cho một tổ chức khác khi chưa trả hết nợ gốc và lãi vay theo Hợp đồng
này.
15. Bên vay phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo qui định và thanh toán
trả cho Ngân hàng phí đăng ký giao dịch bảo đảm sau khi đăng ký.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng
1. Có trách nhiệm cung ứng vốn vay theo yêu cầu của Bên vay đã ghi trong Hợp đồng này.
2. Bồi thường thiệt hại cho Bên vay do việc Ngân hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
theo Hợp đồng này.
3. Kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay vốn và quá trình thu nợ, thu lãi đến khi kết thúc
Hợp đồng này.
4. Yêu cầu Bên vay cung cấp toàn bộ các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh và
thông tin cần thiết liên quan đến vốn vay.
5. Đình chỉ cho vay và thu nợ trước thời hạn trong các trường hợp sau:

- Phát hiện Bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích;
- Bên vay cung cấp thông tin sai lạc về việc sử dụng vốn vay và tình hình tài chính
của Bên vay.
- Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Bên vay đe doạ nghiêm trọng
đến khả năng trả nợ Ngân hàng;
- Bên vay giải thể, ngừng hoạt động;
- Bên vay chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập với tổ chức khác mà không thực hiện
theo Khoản 10 Điều 12.
- Bên vay không trả được bất kỳ một khoản nợ nào đến hạn phát sinh từ Hợp đồng tín
dụng này mà không được gia hạn, hoặc đã hết thời gian gia hạn;
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố bị giảm vì bất kỳ lý do nào và không còn đủ giá trị
để đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả nợ vay mà Bên vay không có người bảo lãnh hoặc tài sản
khác để đảm bảo thay thế;
- Người Bảo lãnh cho Bên vay theo hợp đồng này bị phá sản, giải thể hoặc bất kỳ
nguyên nhân nào và không còn khả năng đảm bảo nghĩa vụ của Bên bảo lãnh mà Bên vay
không có người bảo lãnh hoặc tài sản khác bảo đảm thay thế;
- Có các vụ kiện đe doạ đến tài sản của Bên vay có khả năng ảnh hưởng đến việc trả
nợ cho Ngân hàng.
6. áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ và lãi.
7. Ngừng cho vay khi người quản trị điều hành của Bên vay bị khởi tố hình sự liên quan
đến vốn vay và hoạt động của Bên vay.
8. Xem xét chấp thuận việc trả nợ trước hạn và tính lãi trong thời gian trả nợ trước hạn
theo Hợp đồng này và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
9. Yêu cầu Bên vay bồi thường thiệt hại do Bên vay vi phạm Hợp đồng này.
10. Khi Bên vay không còn khả năng trả nợ gốc và lãi, Ngân hàng có quyền áp dụng các
biện pháp xử lý theo thoả thuận trong các hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để thu hồi nợ.
Điều 14. Những điều khoản chung
1- Thông báo: Mọi thông báo và thư từ giao dịch giữa hai bên được gửi theo địa chỉ
nêu trong hợp đồng này (trừ trường hợp đã có thông báo thay đổi địa chỉ khác bằng văn
bản) và được lập thành văn bản và có chữ ký của người có thẩm quyền; nếu được chuyển

bằng bưu điện thì ngày gửi đi được coi là ngày theo dấu xác nhận của bưu điện cơ sở nơi
chuyển. Bên nhận coi như đã nhận được nếu được chuyển tới địa chỉ nơi nhận trong thời
gian từ 7h30 đến 16h30 trong những ngày làm việc; nếu chuyển trực tiếp thì việc nhận
coi như được thực hiện khi ký nhận với bộ phận hành chính văn thư của bên nhận.
2- Xử lý vi phạm hợp đồng: Trong thời gian hiệu lực Hợp đồng này, nếu một bên
phát hiện bên kia vi phạm Hợp đồng, thì thông báo bằng văn bản cho bên kia biết và yêu
cầu khắc phục các vi phạm đó. Hết thời hạn ghi trong thông báo mà bên kia không khắc
phục được thì bên yêu cầu được quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền
lợi của mình theo Hợp đồng này.
3- Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng: Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Hợp đồng
này phải được cả hai bên thoả thuận bằng văn bản (Biên bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng)
do đại diện có thẩm quyền của hai bên ký; những sửa đổi, bổ sung đó có hiệc lực thay thế,
bổ sung điều khoản tương ứng trong Hợp đồng.
4- Giải quyết tranh chấp: Mọi bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng
được giải quyết trên cơ sở thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không tự
thương lượng được thì một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia làm căn cứ
để xác định Hợp đồng đã phát sinh tranh chấp (một phần hoặc toàn bộ) để các bên đưa ra
Toà án có thẩm quyền giải quyết. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các
bên theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Hiệu lực của Hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký. HĐ kết thúc khi Bên vay trả nợ xong cả gốc, lãi, lãi
phạt quá hạn, phí (nếu có) của toàn bộ những khoản vay đã phát sinh từ Hợp đồng này.
2. Các văn bản, tài liệu liên quan đến Hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp
lý theo Hợp đồng.
3. Sau khi Bên vay trả hết nợ gốc, lãi, lãi quá hạn và phí (nếu có), Hợp đồng này coi như
được thanh lý. Trường hợp cần thiết, một trong hai bên có thể yêu cầu bên kia lập biên
bản thanh lý.
4. Hợp đồng này được lập thành 05 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau: Ngân hàng
giữ 03 bản, Bên vay giữ 02 bản.
2.3. Hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ

Ví dụ cụ thể:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG KIÊM KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ
SỐ 2000 - LDS - 2010___________
BÊN VAY
ÔNG : ĐINH GIANG VINH
CMND số : 024.749.035 - cấp tại CA. TPHCM
Địa chỉ :102/33/4 Cống Hộp Rạch Bùng Binh, Phường 09, Quận 03, TPHCM
Căn cứ hợp đồng tín dụng số 2000LAV201003982 ngày 22/07/2010 đề nghị Ngân Hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Sở Giao Dịch 01 cho rút số tiền bằng số:
400.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm triệu đồng chẵn). Trong đó: Chuyển khỏan số
tiền 400.000.000 đồng vào CCA ……………………… để:
• Chuyển số tiền 200.000.000 đồng vào tài khỏan số 31010000458130 của Ông
Đinh Giang Nam tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM
• Chuyển số tiền 200.000.000 đồng vào tài khỏan số 053 100 28 99999 của Ông
Thái Văn Dũng tại Vietcombank – Bình Thạnh
- Mục đích sử dụng vốn vay: Hòan trả tiền đã mượn để thanh toán tiền mua căn hộ
- Thuộc ngành kinh tế:
Code Cấp 1 Code Cấp 2

×