Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

báo cáo tóm tắt SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.81 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Khánh Bình Đông, ngày 26 tháng 10 năm 2015
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Toán có lời
văn cho học sinh lớp 1
- Họ và tên người thực hiện: Cao Thùy Dương
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 10/2014 đến ngày 5/2015
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống và khoa học
kĩ thuật hiện đại. Việc dạy học giải toán nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những
kiến thức về toán, rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển năng lực tư duy, rèn phương
pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới…
"Giải toán có lời văn", là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt
chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán, các em được phát triển trí tuệ,
được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Là chiếc cầu
nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác.
Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó. Thực tế tại đơn vị
trong những năm qua, việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao vì: Giáo viên chưa
chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, chưa phân hoá đối tượng học sinh, chưa
chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán hiểu nội dung bài toán và tóm
tắt bài toán để tìm phương pháp giải (cách giải ) bài toán theo các bước. Học sinh
chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho
biết gì ? bài toán hỏi gì? chưa biết trình bày bài giải… Nhằm khắc phục những hạn
chế trên nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Toán
có lời văn cho học sinh lớp 1”
- Phạm vi triển khai thực hiện: Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 1A của
trường tiểu học 3 Khánh Bình Đông.
- Thời gian thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015.


2. Mô tả sáng kiến:
2.1 Thực trạng:
2.2 Các biện pháp thực hiện:
2.1) Nắm bắt nội dung chương trình;
2.2) Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học ;
2.3) Dạy "Giải bài toán có lời văn" ở lớp Một;
2.4) Biện pháp khắc sâu loại “Bài toán có lời văn;
2.5) Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy : "Giải bài toán có
lời văn" ở lớp Một’
* Hiệu quả đạt được.


3. Đánh giá về tính mới của sáng kiến:
Từ những khó khăn trong việc "Giải toán có lời văn"cho học sinh lớp 1 trong
những năm học qua và từ kinh nghiệm của bản thân, tôi đã đưa ra các biện pháp nêu
trên và là lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 1A năm học 2014-2015.
4. Đánh giá về tính hiệu quả và khả thi của sáng kiến:
Khi áp dụng nội dung SKKN vào lớp 1A, thì kết quả đạt được của học sinh rất
khả quan. Lớp không còn học sinh yếu về giải toán, học sinh khá giỏi tăng lên. Hầu
hết các em nhìn vào bài toán nêu được tóm tắt, nhìn vào tóm tắt hiểu nội dung bài
toán, thực hiện đúng phép tính. Biết trình bày bài giải, các em tìm được nhiều câu lời
giải khác nhau và nắm chắc được kiến thức cơ bản của từng dạng toán. Đặc biệt nắm
được các bước khi giải toán, tự tin học toán. Khi áp dụng chỉ cần tinh thần và trách
nhiệm của người thực hiện.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Nội dung sáng kiến là những nội dung, phương pháp rất thiết thực và rất cần
thiết cho giáo viên khi thực hiện giảng dạy dạng toán "Giải toán có lời văn", khi áp
dụng rộng rãi trong toàn khối 1 của trường thì kết quả học tập môn toán lớp 1 nói
riêng và toán tiểu học nói chung đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng và
hoàn thành mục tiêu giáo dục của trường đề ra.

6. Kết luận, đề xuất:
- Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một không thể nóng vội mà phải
hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho
các em một phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư
duy lô gic. Rèn cho các em đức tính chịu khó cẩn thận trong “Giải toán có lời văn”.
Để học sinh làm tốt các bài toán về :“Giải toán có lời văn”Giáo viên cần:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán để nắm chắc dạng toán.
- Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Lấy học sinh làm trung tâm , tổ chức học sinh độc lập, sáng tạo. Dạy phân
hoá đối tượng học sinh, dạy mở rộng và nâng cao kiến thức theo hướng tăng dần.
- Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Động viên khuyến khích học sinh tìm được
nhiều câu lời giải ngắn gọn, có sáng tạo.
- Giáo viên thường xuyên trao đổi đồng nghiệp tìm ra phương pháp tối ưu
nhất. Giáo viên luôn sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
- Phối kết hợp với gia đình, nhà trường để học sinh có phương pháp học tốt
nhất. Đạt được kết quả cao nhất.
Ý kiến xác nhận
của thủ trưởng đơn vị
Người báo cáo

Cao Thùy Dương


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Khánh Bình Đông, ngày 26 tháng 10 năm 2015
BÁO CÁO

SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP
TÁC NGHIỆP…
Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Toán có lời
văn cho học sinh lớp 1
- Họ và tên người thực hiện: Cao Thùy Dương
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học 3 Khánh Bình Đông
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Toán có lời
văn cho học sinh lớp 1
2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu):
Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống và khoa học
kĩ thuật hiện đại. Việc dạy học giải toán nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những
kiến thức về toán, rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển năng lực tư duy, rèn phương
pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới…
"Giải toán có lời văn", là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt
chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán, các em được phát triển trí tuệ,
được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Là chiếc cầu
nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác.
Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó. Thực tế tại đơn vị
trong những năm qua, việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao vì: Giáo viên chưa
chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, chưa phân hoá đối tượng học sinh, chưa
chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán hiểu nội dung bài toán và tóm
tắt bài toán để tìm phương pháp giải (cách giải ) bài toán theo các bước. Học sinh
chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho
biết gì ? bài toán hỏi gì? chưa biết trình bày bài giải… Nhằm khắc phục những hạn
chế trên nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Toán
có lời văn cho học sinh lớp 1”
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1 - Cơ sở thực tiễn
Về mặt nhận thức: giáo viên còn coi việc dạy “Giải toán có lời văn” cho học

sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng
dạy có hiệu quả.
Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế của học sinh lớp 1 còn rất hạn chế
nên khi giảng dạy cho học sinh lớp 1 giáo viên đã diễn đạt như các lớp trên làm học
sinh lớp 1 khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức dẫn đến không đạt kết quả
tốt trong việc giải các bài toán có lời văn.


Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mạch kiến thức:
“Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt.
Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề.
Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý đến các nhóm cũng
như các đối tượng học sinh trong quá trình học.
Khả năng kiên trì của học sinh lớp 1 trong quá trình học nói chung cũng như
học “Giải toán có lời văn” nói riêng còn chưa cao.
Đồ dung học tập phục vụ cho học toán củng nhà trường chưa đảm bảo.
2/ Các biện pháp thực hiện:
Khi thực hiện giáo viên cần thực hiện theo các nội dung sau:
2.1) Nắm bắt nội dung chương trình:
Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, "Giải bài toán có lời văn" nói riêng,
điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo
khoa.
a) Trong chương trình toán lớp Một giai đoạn đầu học sinh còn đang học
chữ nên chưa thể đưa ngay "Bài toán có lời văn".
* Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép
cộng trừ trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng "Nhìn tranh
nêu phép tính" ở đây học sinh được làm quen với việc: Xem tranh vẽ; Nêu bài
toán bằng lời; Nêu câu trả lời; Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong
tranh).
Ví dụ: Sau khi xem tranh vẽ ở trang 46 (SGK toán 1), học sinh tập nêu bằng

lời: "Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?" rồi
tập nêu miệng câu trả lời: "có tất cả 3 quả bóng", sau đó viết vào dãy năm ô trống
để có phép tính :
1
+
2
=
3
* Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đề để giải toán có lời văn là
chuẩn bị cho học sinh cả về viết câu lời giải và viết phép tính. Chính vì vậy ngay
sau các bài tập "nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống" cần đặt
thêm cho các em những câu hỏi để các em trả lời miệng.
Ví dụ: Từ bức tranh "3 con chim trên cành, 1 con chim bay tới" (ở trang 47
SGK toán 1), sau khi học sinh điền phép tính vào dãy ô trống:
3
+
1
=
4
Giáo viên nên hỏi tiếp: "Vậy có tất cả mấy con chim?" để học sinh trả lời
miệng: "Có tất cả 4 con chim" ; hoặc "Số chim có tất cả là bao nhiêu? (Số chim
có tất cả là 4) ...
Cứ làm như vậy nhiều lần, học sinh sẽ quen dần với cách nêu lời giải bằng
miệng. Do đó các em sẽ dễ dàng viết được các câu lời giải sau này.
Trước khi chính thức học "Giải các bài toán có lời văn" học sinh được học
bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn gồm hai thành phần chính là những
cái đã cho (đã biết hay dữ kiện) và những cái phải tìm (chưa biết hay câu hỏi).


b) Các loại toán có lời văn trong chương trình chủ yếu là hai loại toán

"Thêm - Bớt" thỉnh thoảng có biến tấu một chút:
- Bài toán "Thêm" thành bài toán gộp, chẳng hạn: "An có 4 quả bóng, Bình
có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?", dạng này khá phổ biến.
- Bài toán "Bớt" thành bài toán tìm số hạng, chẳng hạn : " Lớp 1A có 35
bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?", dạng này ít gặp
vì dạng này hơi khó (trước đây dạy ở lớp 2)
2.2) Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học :
Như chúng ta đã biết, con đường nhận thức của học sinh tiểu học là: "Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn".
Đồ dùng, thiết bị dạy học là phương tiện rất cần thiết khi dạy "Giải toán có lời
văn" cho học sinh lớp Một. Hiện nay bộ đồ dùng trang bị đến từng lớp đã có khá
nhiều các đồ dùng mẫu vật cho việc sử dụng dạy "Giải toán có lời văn" song vẫn
là thiếu nếu giáo viên thực sự có trách nhiệm. Mỗi cá nhân giáo viên cần sưu tầm,
làm thêm các thiết bị như: vật thực, tranh ảnh... làm đồ dùng, dùng chung và
riêng cho từng lớp. Giáo viên cần có ý thức chuẩn bị sử dụng đồ dùng dạy học
trước khi lên lớp. Cần cải tiến nội dung sinh hoạt chuyên môn để đa việc thống
nhất sử dụng đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học.
2.3) Dạy "Giải bài toán có lời văn" ở lớp 1.
Quy trình " Giải bài toán có lời văn " thông thường qua 4 bước:
- Đọc và tìm hiểu đề bài.
- Tìm đường lối giải bài toán.
- Trình bày bài giải
- Kiểm tra lại bài giải.
a) Đọc và tìm hiểu đề toán
Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là
phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho
các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như " thêm , và , tất
cả, ... " hoặc "bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , ..." (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để
hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính
trong đề bài, khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn.

Trong thời kỳ đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách
đàm thoại " Bài toán cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết
tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt
để giúp học sinh ngầm phân tích đề toán.
* Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán:
- Tóm tắt bằng lời:
- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
- Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật:
Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu nội dung đề bài và có
tác dụng (gợi ý) định hướng cho học sinh lựa chọn phép tính giải.


Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh dựa
vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình. Không nên vội
vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu lời giải, phép
tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24. Chúng ta cần bình
tĩnh rèn cho học sinh từng bước, miễn sao đến cuối năm (tuần 33, 34, 35) học
sinh đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu.
b) Tìm đường lối giải bài toán.
* Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải
tìm, chẳng hạn:
- Bài toán cho gì? (Nhà An có 5 con gà)
- Còn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
- Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)
Giáo viên nêu tiếp: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính
gì? (tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc:
"Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: "Nhà
An có tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để được 9 ? (5 + 4 = 9).
Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào 9 và hỏi:
"9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời

của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: "Số gà nhà An có tất cả
là" v.v...
Giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau,
sau đó bàn bạc dể chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc trẻ nhất nhất phải
viết theo một kiểu.
c) Trình bày bài giải
Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Cần
rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa
học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay vở, giấy kiểm tra. Cần
trình bày bài giải một bài toán có lời văn như sau:
+ Viết chữ “Bài giải” ở giữa trang giấy
+ Viết câu lời giải. (Dựa vào câu hỏi của bài toán).
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 ( con gà )
Đáp số : 9 con gà
Giáo viên chỉ vào từng phần của bài giải nhấn mạnh các bước khi giải bài toán:
Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ;
Bước 1: Viết câu lời giải ( dựa vào câu hỏi của bài toán. )
Bước 2: Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn )
Bước 3: Viết đáp số.
d) Kiểm tra lại bài giải


Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen kiểm “tra lại bài đã làm”.
như kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả
lời khác.
2.4) Biện pháp khắc sâu loại “Bài toán có lời văn"
Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt "Bài toán có lời văn" giáo viên
cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này. ở mỗi bài, mỗi tiết về "Giải

toán có lời văn" giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính tích cực chủ
động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán
theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước, giải toán từ tóm tắt,
nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán vào chỗ chấm (...), đặt câu hỏi cho
bài toán.
2.5) Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy: "Giải bài toán có
lời văn" ở lớp Một.
a) Phương pháp trực quan
Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 thường sử dụng
phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua
việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ … giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó
tìm ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có
hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra phép
cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã
định ra được cách giải bài toán.
b) Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại)
Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối
giải, chữa bài làm của học sinh ...
c) Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời
văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này.
Ở mỗi dạng toán “thêm, bớt” giáo viên có thể biến tấu để có những bài toán
có vấn đề. Chẳng hạn bài toán “bớt” trở thành bài toán tìm số hạng, bài toán
“thêm” trở thành bài toán tìm số trừ.
Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh
tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình vẽ học
sinh đặt lời bài toán và giải.
Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để
giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như : Phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp kiến tạo ...

3/ Hiệu quả đạt được:
Năm học 2014 – 2015, Tôi bắt đầu thực hiện nội sáng kiến kinh nghiệm
này, đến cuối năm học tôi thấy kết quả đạt được của học sinh khả quan hơn rất
nhiều so với các lớp cùng khối. Học sinh biết tóm tắt đề bài phù hợp, đặt câu lời
giải, làm phép tính đúng và trình bày bài giải hợp lý.
Bảng khảo sát cuối kỳ II năm học 2014-2015


KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Lớp

HS

1A (Lớp áp dụng 22
SKKN)

HS tóm tắt đề bài
phù hợp

HS đặt lời giải
đúng

HS thực hiện
phép tính đúng

HS trình bày hoàn
chỉnh bài giải

SL


TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

21

95,45

19

86,36

19

86,36

18

81,81


III- TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Tính mới:
Từ những khó khăn trong việc "Giải toán có lời văn" cho học sinh lớp 1 trong
những năm học qua và từ kinh nghiệm của bản thân, tôi đã đưa ra các biện pháp nêu
trên và là lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 1A năm học 2014 - 2015.
2. Tính hiệu quả và khả thi:
Khi áp dụng nội dung SKKN vào lớp 1A, thì kết quả đạt được của học sinh rất
khả quan. Lớp không còn học sinh yếu về giải toán, học sinh khá giỏi tăng lên. Hầu
hết các em nhìn vào bài toán nêu được tóm tắt, nhìn vào tóm tắt hiểu nội dung bài
toán, thực hiện đúng phép tính. Biết trình bày bài giải, các em tìm được nhiều câu lời
giải khác nhau và nắm chắc được kiến thức cơ bản của từng dạng toán. Đặc biệt nắm
được các bước khi giải toán, tự tin học toán. Khi áp dụng chỉ cần tinh thần và trách
nhiệm của người thực hiện.
3. Phạm vi áp dụng: Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 1A của trường tiểu
học 3 Khánh Bình Đông.
IV- KẾT LUẬN:
- Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một không thể nóng vội mà phải
hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho
các em một phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư
duy lô gic. Rèn cho các em đức tính chịu khó cẩn thận trong “Giải toán có lời văn”.
Để học sinh làm tốt các bài toán về :“Giải toán có lời văn”Giáo viên cần:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán để nắm chắc dạng toán.
- Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Lấy học sinh làm trung tâm , tổ chức học sinh độc lập, sáng tạo. Dạy phân
hoá đối tượng học sinh, dạy mở rộng và nâng cao kiến thức theo hướng tăng dần.
- Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Động viên khuyến khích học sinh tìm được
nhiều câu lời giải ngắn gọn, có sáng tạo.
- Giáo viên thường xuyên trao đổi đồng nghiệp tìm ra phương pháp tối ưu
nhất. Giáo viên luôn sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học,

- Phối kết hợp với gia đình, nhà trường để học sinh có phương pháp học tốt
nhất. Đạt được kết quả cao nhất.
Ý kiến xác nhận
Người báo cáo
của thủ trưởng đơn vị
Cao Thùy Dương




×