Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
MỤC LỤC
Đề mục ……………………………….…………………… Trang
Lời mở đầu…………………………………………………. 1
Phần một:
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG
TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD CẤP PTHH
1.Tại sao lại cần kỹ năng sống?....................................................
3
1.1.Kỹ năng sống là gì?............................................ ……….. 3
1.2.Sự cần thiết phải có kỹ năng sống……………….. ………. 4
2.Tại sao học sinh cần được trang bị kỹ năng sống……………….5
2.1.Thực trạng về khả năng xử lý,nhận định các tình huống của học
sinh THPT…………………………………………………………… 5
2.2.Sự cần thiết phải trang bị KNS cho học sinh THPT………...5
Phần hai:
CÁCH THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀO
GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 10 PTTH
1.Điều kiện áp dụng……………………………………..…………. 7
1.1.Đối tượng………………………………...………………… 7
1.2.Phạm vi……………………………………………………... 7
1.3.Phương tiện……………………………………………..…... 7
1.4.Điều kiện vật chất…………………………………………… 7
1.5.Thời gian……………………………………………………. .7
2.Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào đơn vị kiến thức cụ
thê……………………………………………………………….8
2.1.Cách thức tiến hành..…………………………………………..8
2.2.Áp dụng cụ thể vào bài học…………………………………….9
Phần ba:
THỰC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.Kết quả thu được từ áp dụng thực tế………………….11
1.1.Thay đổi cách suy nghi……………………………………….11
1.2.Thay đổi trong hành động……………………………………11
1.3.Biến chuyển trong cảm xúc.…………………………………..11
2. Bài học kinh nghiệm…...………………………………12
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 1
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ công việc nào-hiệu quả cuối cùng cũng là vấn đề rất
đặc biệt quan trọng.Làm thế nào để những việc mình tiến hành đạt kết quả
như ý là câu hỏi không của riêng ai.Riêng vói ngành giáo dục,điều này lại là
chuẩn mực để đánh giá năng lực sư phạm của người giáo viên.
Tới trường là để học làm người.Làm người ở đây phải hiểu một cách
toàn diện,đó là con người “vừa Hồng-vừa Chuyên” như Bác Hồ mong
muốn.Tuy nhiên,việc này không phải ngày một,ngày hai có thể làm được mà
phải là một quá trình lâu dài.Riêng đối với môn GDCD,hiệu quả giảng dạy
rất khó đánh giá ngay thông qua các bài kiểm tra mà phải nhìn vào quá trình
biến chuyển tâm lý-ý thức về lâu dài của các em học sinh.Nhưng đa số mọi
người đều có tâm lý chưa coi trọng môn này,nghĩ rằng đây là môn học:Dạy
sao cũng được,học sao cũng xong.Vậy nên giáo viên lại càng phải quan
tâm,đầu tư một cách phù hợp để có thể thay đổi suy nghĩ có phần ấu trĩ ấy.
Môn GDCD được xem là môn trang bị cho công dân hành trang đạo
đức và lối sống.Không thể chỉ dựa vào kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa
mà cần phải tùy vào tình hình thực tế để giúp học sinh thấy đồng cảm,như
vậy dần dần mới thay đổi được tâm lý và hành động thực tế của học
sinh.Việc tích hợp gíao dục kỹ năng sống trong quá trình giảng dạy môn
GDCD là cần thiết,giúp giờ học trở nên sinh động và đạt được hiệu quả lâu
dài trong quá trình hình thành kỹ năng ứng xử của học sinh trước thực tế đa
dạng của cuộc sống.
Lứa tuổi 15-16 là độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý,đòi hỏi
phải được định hướng đúng đắn để các em có thể có hành vi phù hợp về cả
đạo đức và pháp luật.Vì vậy tôi mạnh dạn áp dụng và đưa đề tài “TÍCH
HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD
LỚP 10” vào quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm.Trong quá trình trình
bày,sẽ có nhiều vấn đề còn thiếu sót,rất mong được sự góp ý chân thành của
quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 2
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
Phần một:
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÍCH HỢP KỸ
NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD
CẤP PTHH
1.Tại sao lại cần kỹ năng sống?
1.1.Kỹ năng sống là gì?
Có nhiều quan niệm về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo
những cách khác nhau.
1. Có quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày (Tổ chức văn hóa, khoa
học và giáo dục của Liên hiệp quốc viết tắt là UNESCO)
2. Có quan niệm coi KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để
có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh. Tổ chức y tế thế giới ( viết tắt là WHO)
coi KNS là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp
được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách
hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những
tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Có thể thấy: quan niệm về KNS của UNESCO có nội hàm rộng hơn
quan niệm của WHO ( tổ chức y tế thế giới). Vì :
Thứ nhất là: những năng lực đê thực hiện đầy đủ các chức năng và tham
gia vào cuộc sống hàng ngày sẽ bao gồm cả những kĩ năng cơ bản như: kĩ
năng đọc, viết, làm tính...trong khi đó những kĩ năng mang tính tâm lý xã
hội và kĩ năng giao tiếp để giải quyết có hiệu quả những tình huống trong
cuộc sống... là những kĩ năng phức tạp hơn đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố
kiến thức, thái độ và hành vi.
Thứ hai là: những kĩ năng tâm lí-xã hội thuộc phạm vi hẹp hơn trong số
những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
3. Tương đồng với quan niệm của tổ chức y tế thế giới, còn có quan niệm
KNS là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức, những
giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi
làm cho các cá nhân có thê thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu
cầu và thách thức của cuộc sống
Như vậy, các KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức- "cái
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 3
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
chúng ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin
tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực
nhất và mang tính chất xây dựng.
KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá
nhân vì đó là năng lực của cá nhân. KNS còn mang tính xã hội vì trong mỗi
một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi
cá nhân có những KNS thích hợp. Chẳng hạn: KNS của mỗi cá nhân trong
thời bao cấp khác với KNS của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong
giai đoạn hội nhập; KNS của người sống ở miền núi khác với KNS của
người sống ở vùng biển, KNS của người sống ở nông thôn khác với KNS
của người sống ở thành phố ..
1.2.Sự cần thiết phải có kỹ năng sống.
Trong suốt cuộc đời mỗi người,KNS là rất cần thiết,thậm chí ảnh
hưởng đến khả năng sống còn của họ.Chẳng hạn như đứng trước một vấn đề
nào đó cần có quyết định nhanh chóng và chính xác thì người nào có khả
năng giải quyết vấn đề nhanh nhất,người ấy sẽ giành được lợi thế lớn
nhất.Chẳng hạn như đối với người làm nghề kinh doanh,khi có một hợp
đồng mới cần nhanh chóng xác định xem hợp đồng ấy có phù hợp với khả
năng tài chính,khả năng sản xuất của công ty mình hay không để có thể
giành hợp đồng ấy một cách kịp thời,ít tốn kém và mang lại cho họ lợi
nhuận nhiều nhất.Hoặc một người làm nghề giáo viên,khi gặp tình huống
nhạy cảm trong quá trình dạy học (học sinh đánh nhau,chửi tục,thậm chí là
xúc phạm giáo viên một cách nặng nề)thì phải đưa ra cách giải quyết hợp lý
hợp tình.Nếu như xử lý quá cứng nhắc có thể gây ra tâm lý nặng nề,thậm chí
là có thể gây ra hậu quả đáng tiếc đối với bản thân và học sinh.Các bậc cha
mẹ khi con mình phạm lỗi lầm cũng như vậy,cần biết cách giải quyêt tốt nhất
sao cho “trong ấm,ngoài êm” mà không xúc phạm quá nặng nề,hoặc ngược
lại có thể quá dễ dãi,nhẹ nhàng với con…
Như vậy,KNS có thể giúp con người tồn tại theo cả nghĩa đen và
nghĩa bóng.Nếu có KNS phù hợp,con người sẽ giúp được mình và mọi
người có thể sống và phát triển trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.Do
đó,giúp con người có KNS thích hợp là việc cần phải có sự góp sức,chung
tay của toàn xã hội.Nếu việc này được tiến hành một cách hợp lý thì sẽ gây
ra hiệu ứng tâm lý tốt,có thể góp phần giúp xã hội phát triển bền vững,lành
mạnh hơn.
Vậy ở lứa tuổi nào thì cần phải được giáo dục KNS?Giáo dục bằng
phương pháp nào là phù hợp?Câu trả lời là phải trang bị KNS cho con người
ngay từ nhỏ,như ông bà ta cũng đã nói: “Dạy con từ thủa còn thơ”.Việc dạy
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 4
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
dỗ ấy phải toàn diện,con người phải được “học ăn,học nói,học gói,học
mở”.Tùy lứa tuổi,hoàn cảnh cụ thể mà có thể áp dụng các phương pháp khác
nhau.
2.Tại sao học sinh cần được trang bị kỹ năng sống.
2.1.Thực trạng về khả năng xử lý,nhận định các tình huống của
học sinh THPT.
Lứa tuổi học sinh phổ thông trung học thường có những hành động
bột phát,thậm chí là dại dột,gây phiền muộn cho gia đình,thầy cô,bạn bènếu ở múc độ cao hơn còn có thể gây tình hình mất ổn định ở một khu vực
nào đó.
Có thể thấy ngày nay,có rất nhiều vụ việc xảy ra mà nguyên nhân
chính là từ học sinh khiến xã hội phải chua xót,bàng hoàng.Vì không đạt kết
quả học tập như ý mà một học sinh trường chuyên ở Quảng Ngại dại dột tìm
đến cái chết,để lại sự đau khổ cả đời cho cha mẹ.Vì thích sống hưởng thụ mà
một số học sinh đã bị lừa bán đi nước ngoài hoặc bị xúi giục sa vào con
đường tội lỗi.Vì bị bạn dẫm phải chân mà các nữ sinh ở TPHCM sẵn sàng
đánh đập,lột trần bạn mình ra giữa lớp và quay phim tung lên mạng,mới đây
nhất là một học sinh nữ của Lâm Đồng đã trở thành nạn nhân của bạo lực
học đường theo kiểu này.Hoặc có những em bị đe dọa nên trở thành nạn
nhân của các vụ tống tiền,bị trở thành nô lệ tình dục cả một thời gian dài.
Như vậy,KNS-khả năng xử lý tình huống của học sinh hiện nay là quá
kém.Những em học sinh quá khích thì sẵn sang đánh hoặc giết bạn của mình
vì những lý do không đâu.Còn nhũng học sinh là nạn nhân lại chưa tự biết
bảo vệ mình,khi bị xâm hại thường im lặng,không dám nói với ai để tìm
kiếm sự bảo vệ.Một số em khi có việc không hay xảy ra lại dễ dàng tìn đến
cái chết trong khi các em có đầy đủ khả năng để vươn lên và sống tốt hơn.
Vậy trang bị KNS cho các em bằng cách gì?Liệu có phù hợp với tình
hình thực tế không?
2.2.Sự cần thiết phải trang bị KNS cho học sinh THPT.
Thông qua tình thực tế,chúng ta phải thấy rằng phải trang bị KNS cho
các em học sinh ngay từ khi mới bươc vào trường học.Trường học không chỉ
là nơi dạy chữ mà còn phải dạy các em cách làm người,cách sống đúng với
đạo đức và pháp luật.Nếu chỉ dạy chữ mà xem nhẹ việc trang bị hành trang
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 5
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
sống cho các em thì sẽ còn rất nhiều vụ việc đáng tiếc,nghiêm trọng xảy
ra,Lúc ấy,ngay cả khi ở trong trường học cũng không có sự an toàn.
Vậy trang bị KNS sẽ giúp gì cho học sinh,nhà trường,gia đình và xã
hội?
Trước hết,KNS sẽ giúp học sinh định hướng được việc làm của
mình,có thể biết hiệu quả hoặc tác hại của hành động nào đấy,từ đó tăng khả
năng tự bảo vệ mình một cách tốt nhất.Chẳng hạn như khi bị xâm hại,các em
có thể mạnh dạn tìm sự bảo vệ từ gia đình,nhà trường,pháp luật.
Thứ hai,KNS giúp học sinh biết hành động nào là đúng với pháp luật
và đạo đức,từ đó có thể kiềm chế những hành động mang tính bột
phát.Chẳng hạn như khi xảy ra va chạm,thay vì trả đũa lẫn nhau thì các em
có thể báo với người lớn để có cách giải quyết phù hợp nhất.
Thứ ba,KNS giúp học sinh có thể rèn luyện đạo đức,lối sống thông
qua những việc làm đơn giản,Chẳng hạn như không chửi thề,nói tục,luôn
giúp đỡ bạn bè,vâng lời cha mẹ và thầy cô,hành động theo chuẩn mực đạo
đức tiến bộ của xã hội.
Cuối cùng,KNS sẽ giúp các em biết vượt qua mặc cảm,khó khăn trong
cuộc sống,để các em học sinh bớt đi những hành động dại dột,tự hủy hoại
bản thân.Đó cũng là cách thức để cho các em có thể trở thành người có nghị
lực,có thể giúp đất nước ta ngày càng giàu mạnh và phát triển bền vững hơn.
Việc giảng dạy,tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh-đặc biệt
là học sinh khối 10-có thể lồng ghép vào tất cả các môn học,có thể lồng ghép
trong một phần của bài học,hoăc lồng ghép trong quá trình xử lý tình huống
tại lớp.Làm thế nào để việc lồng ghép phù hợp với học sinh là vấn đề quan
trọng.Trong đề tài này,xin giới thiệu cách tích hợp KNS cho học sinh khối
10 thông qua môn Giáo dục công dân.
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 6
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
Phần hai:
CÁCH THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN KHỐI 10 PTTH
1.Điều kiện áp dụng
1.1.Đối tượng:
Đối tượng áp dụng là học sinh khối lớp 10.Đây là lứa tuổi có nhiều sự
thay đổi về tâm-sinh lý,thay đổi về môi trường học tập.Do có nhiều sự mới
mẻ,khác lạ về mọi mặt nên một số em thích ứng không kịp,khi hành động
thường nặng về cảm tính và ý chí chủ quan của mình.Do vậy cần lưu tâm
đặc biệt đếnviệc định hướng cách ứng xử,cách giải quyết vấn đề của các
em.Có thể áp dụng cho cả lớp học hoặc chỉ dành riêng cho số ít đối tượng
đặc biệt.
1.2.Phạm vi:
Có thể ứng dụng chung cho cả bài học hoặc chỉ một phần đơn vị kiến
thức nhất định.
1.3.Phương tiện:
Có thể dùng sách giáo khoa,sách giáo viên làm tài liệu tham
khảo,hoặc thông qua tranh ảnh,sách báo,mạng internet.
1.4.Điều kiện vật chất:
Không đòi hỏi quá cầu kỳ,có thể áp dụng ngay tại lớp học hoặc một
không gian nào đấy thích hợp.
1.5.Thời gian:
Tùy bài học,thời lượng,kế hoạch mà thời gian có thể linh động điều
chỉnh cho phù hợp.Có thể chỉ cần một hai phút,hoặc cũng có khi sẽ cần cả
một thời gian lâu dài.
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 7
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
2.Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào đơn vị kiến thức cụ
thê.
2.1.Cách thức tiến hành
Tích hợp giáo dục KNS trong giảng dạy có thể tiến hành bằng nhiều
cách.Nhưng lựa chọn cách nào phù hợp nhất thì phải tùy tình hình,kiến thức
của học sinh hoặc yêu cầu của bài học.Sau đây xin đề xuất một số cách thức
đơn giản mà bản thân tôi đã từng áp dụng và đạt được sự thành công nhất
định.
* Cách 1:Nêu vấn đê
Đưa ra tình huống liên quan tới kiến thức bài học và đề nghị học sinh
nhận xét,đề xuất cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất.
* Cách 2:Đóng vai
Cho học sinh chuẩn bị kịch bản sẵn và đóng một vở kịch ngắn gọn có
liên quan đến bài học.
* Cách 3:Tình huống cụ thể
Đọc cho học sinh nghe những trường hợp cụ thể mà báo chí nêu,đề
nghị học sinh nhận xét,đánh giá sự việc và cách giải quyết.
* Cách 4: Ngoại khóa
Cho học sinh đề tài để học sinh tìm hiểu,sưu tập và trình bày trong tiết
ngoại khóa.
* Cách 5:Kiểm tra lấy điểm
Trong quá trình kiểm tra điểm miệng hoặc kiểm tra viết,có thể lồng
ghép vào một số câu hỏi mở để các em trình bày quan điểm của mình.
Dù tiến hành bằng bất cứ cách thức nào thì vai trò định hướng của
người giáo viên là cực kỳ quan trong.Câu hỏi hoặc đề tài đưa ra phải được
khoanh vùng cụ thể,phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của học sinh.Nếu
tình huống quá phức tạp thì học sinh sẽ bị nhiễu,không thể đề xuất cách giải
quyết nhanh và hợp lý nhất.Ngược lại nếu tình huống quá đơn giản thì sẽ
gây nhàm chán cho học sinh.Đặc biệt giáo viên phải biết cách nhận xét phù
hợp sau khi học sinh đã bày tỏ quan điểm của mình,sau đó nêu lên cách giải
quyết gần gũi nhất,hợp lý,hợp tình nhất để học sinh rút ra kinh nghiệm sống
cho bản thân các em.
Vậy có thể áp dụng cụ thể vào bài học như thế nào?
2.2.Áp dụng cụ thê vào bài học
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 8
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
Sau đây,tôi xin trình bày một số cách thức áp dụng vào bài học cụ thể.
Bài số 11:Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Đơn vị kiến thức 1:Nghĩa vụ
Giáo viên đưa ra câu hỏi: “Nội quy của nhà trường đưa ra nhằm mục
đích gì?Học sinh có cần phải tuân thủ theo không?Tại sao?”
Học sinh sẽ đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau.Thậm chí có em sẽ
cho răng nội quy nhà trường đưa ra quá khắt khe,không thục sự cần thiết vì
học sinh đã đủ hiểu biết việc gì nên hoặc không nên làm.
Sau khi học sinh bày tỏ quan điểm của mình,giáo viên sẽ chốt lại ý
kiến như sau: “Mỗi người đều có một nhu cầu riêng,nhiều lúc nhu cầu ấy đi
ngược lại lợi ích chung,vì vậy con người phải biết kết hợp hài hòa lợi ích của
mình với lợi ích chung ấy.Chẳng hạn như có bạn muốn nói chuyện trong giờ
học,có bạn lại không thích đeo bảng tên-phù hiệu đến trường,có bạn lại
không muốn tham gia vào các hoạt động của trường;nếu ai cũng muốn làm
theo ý mình thì trường học sẽ trở nên phức tạp và rối loạn vô cùng.Việc chấp
hành nội quy nhằm bảo đảm sự công bằng,thậm chí là bảo vệ các em khỏi
những tình huống đáng tiếc(nếu không có phù hiệu thì không vào trường
được,tránh được hiện tượng các đối tượng bên ngoài vào quậy phá).Như
vậy,tuân theo nội quy là nhằm bảo đảm điều kiện học tập tốt nhất cho mình
cũng như cho bạn bè,giúp gia đình tin tưởng vào con em của mình hơn,giúp
trường học trở thành môi trường lý tưởng để đào tạo ra con người có cả Đức
và Tài.Thực hiện nội quy chính là nghĩa vụ của tất cả các học sinh”
Đơn vị kiến thức 4:Hạnh phúc
Trình bày vào tiết số 33_Ngoại khóa.
Giáo viên đưa đề tài: “Hạnh phúc là vươn lên”.Sau khi nhận đề
tài,học sinh có thể tham quan một số cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi,có thể sưu
tập bài viết-hình ảnh về những người biết vượt qua hoàn cảnh để vươn lên
tìm niềm vui,hạnh phúc cho mình.Thậm chí một số em học sinh có thể lấy
ngay bản thân mình ra làm ví dụ.
Sau khi học sinh trình bày,giáo viên có thể nhận xét và rút ra kết luận
như sau: “Hạnh phúc không phải quá xa vời đối với mỗi con người.Không
phải ai cũng may mắn,được sinh ra khỏe mạnh,đẹp đẽ,được sống trong sự
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 9
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
yêu thương,đùm bọc của cha mẹ.Nếu không may rơi vào hoàn cảnh thua
thiệt so với người khác thì con người phải biết vươn lên,phải biết vứt bỏ nỗi
mặc cảm để sông tốt hơn,sống cho chính bản thân mình,sống cho những
người hết lòng yêu thương mình.Khi mình làm sai điều gì mà bị cha mẹ la
mắng,chỉ bảo cũng đã là niềm hạnh phúc vì mình vẫn còn có người yêu
thương,quan tâm;không nên chỉ vì bị chỉ bảo vài câu đã dại dột tự đưa mình
vào con đường cùng.Hoặc có những bạn mồ côi cha mẹ,nhưng vẫn có ý chí
vươn lên thì hạnh phúc tất yếu sẽ đến”.
Trên đây tôi đã trình bày hai cách thức đơn giản nhất để góp phần
trang bị KNS cho các em học sinh mà không xa rời mục tiêu cần đạt được
của bài học.Dĩ nhiên kết quả có lúc sẽ thấy ngay thông qua chuyển biến tình
cảm,thái độ của học sinh;nhưng cũng có những lúc kết quả chưa thay đổi
ngay vì sự biến chuyển về mặt tình cảm,đạo đức của con người phải thông
qua một quá trình lâu dài,thậm chí sau khi bước vào cuộc đời đầy biến độngcon người mới biết được mình đã thu nhận được gì ở trường phổ thông.Qua
quá trình thực hiện,tôi cũng đã nhận được ít nhiều kết quả và bài học kinh
nghiệm đáng quý.
Vậy có những điều gì đáng lưu ý khi thực hiện công việc trên?
Phần ba:
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 10
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
THỰC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.Kết quả thu được từ áp dụng thực tế
Sau khi áp dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong quá trình giảng
dạy môn GCDC khối lớp 10,tôi đã nhận được một số thay đổi trong cách
sống,cách nghĩ của nhiều em học sinh như:
1.1.Thay đổi cách suy nghĩ
Có những em học sinh cho rằng mình đi học là do cha mẹ bắt
buộc,bản thân các em thấy chẳng hứng thú gì.Tuy nhiên sau khi biết rằng
học hành chăm chỉ cũng là một trong những nghĩa vụ đạo đức mà con cái
cần làm để đền đáp công ơn của cha mẹ,các em đã cố gắng hơn rất nhiều.
1.2.Thay đổi trong hành động
Một số em học sinh từ chỗ rất nhút nhát,tự ti đã có sự thay đổi lớn.Các
em đã dám mạnh dạn phát biểu xây dựng bài,đã dám nêu lên quan điểm của
mình trong công việc chung của lớp,của trường.Thậm chí khi xảy ra mâu
thuẫn với bạn hoặc đứng trước nguy cơ bị đe dọa đến thân thể và danh dư
̣,các em đã báo cáo cho cha mẹ và thầy cô biết để tìm cách xử lý kịp thời và
hợp lý.
1.3.Biến chuyên trong cảm xúc
Trong quá trình dạy một lớp ở khối 10 cách đây 3 năm ( hiện nay đã
ra trường ),có một em học sinh nam tên Ni nhìn gầy guộc,bị hư một mắt và
lúc nào cũng buồn rười rười rượi.Trong các bài học,khi nào tôi cũng nói con
người phải biết chấp nhận thực tế,nhưng không phải để đau khổ mà là để tự
đứng dậy,tự đi bằng chính khả năng của mình,không được phép để người
khác coi thường.Sau này,em đã hòa nhập hơn với các bạn,mọi người đã thấy
em cười rất vui vẻ.Tôi nghĩ đây cũng là niềm hạnh phúc của người giáo
viên.
2. Bài học kinh nghiệm
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 11
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy môn GDCD lớp 10
Trong quá trình đi dạy,cũng có nhiều niềm vui và nỗi buồn khác
nhau.Trong lớp học có những tình huống mà không có giáo trình tâm lý nào
đã đặt giả thiết.Vì vậy vai trò của người giáo viên hết sức nặng nề vì phải
dạy cả kiến thức lẫn uốn nắn về đạo đức cho các em học sinh.
Việc trang bị KNS cho học sinh là việc làm lâu dài,đòi hỏi sự kết hợp
tù nhiều phía,nên trên đây chỉ là một khía cạnh nhỏ mà tôi đã mạnh dạn làm
và đề xuất ý kiến để quý đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề
này đóng góp ý kiến thêm.Việc áp dụng vào bài học cụ thể cũng tùy theo
hoàn cảnh cụ thể,thời lượng,kiến thức mà tiến hành cho phù hợp.
Rất mong nhận được sự góp ý chân thành để đề tài này hoàn thiện và
mang tính thực tế cao hơn.
Buôn Ma Thuột.04-03-2011.
Người thực hiện:
Trịnh Thị Thanh Nga
GV : Trịnh Thị Thanh Nga
Trang 12