Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

02 TLBG PP viet doan van NL ve 1 tu tuong dao li unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.67 KB, 2 trang )

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Nghị luận xã hội

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thuộc khóa học
Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn.

I. Bài tập mẫu
Đề bài: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: ‘Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ
không phải để thế giới nhận ra các em”.
Hướng dẫn:
1.Giải thích
- ‘Leo lên đỉnh núi cao’ là chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao.
- ‘Nhìn ngắm thế giới’ là quan sát, phát hiện sự lớn lao và tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới và
cuộc sống xung quanh.
- ‘thế giới nhận ra các em”: được mọi người ghi nhận.
→ Ý kiến này đề cập: khi vươn tới tầm cao, đạt được mục đích lớn lao nào đó không phải là để ghi
danh tên tuổi mà là để cảm nhận, nhìn ngắm thế giới ở tầm cao hơn, khái quát hơn.
2. Bàn luận
- Chinh phục những đỉnh cao là khát vọng cao cả, cách thể hiện bản thân và bản lĩnh của mỗi
người. Khi lên đến đỉnh cao, người ta nhìn lại được khả năng của chính mình, có thêm nhiều kinh
nghiệm mới.
- Ở đỉnh cao, người ta sẽ nhìn ngắm thế giới một cách rộng hơn, khái quát hơn, chính xác hơn.
- Cuộc sống không ngừng vận động, phát triển, muốn tiến bộ thì phải nhìn ngắm thế giới hàng ngày.
Đó là ý nghĩa của việc chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời.
- Nếu coi việc chinh phục đỉnh cao là để được mọi người thừa nhận thì người ta dễ dàng bằng lòng,


thoả mãn. Họ sẽ không còn ý thức vươn lên nữa.
3. Bài học
- Để chinh phục được đỉnh cao, mỗi người cần có sức khoẻ, kiến thức và kĩ năng; rèn luyện ý chí,
nghị lực...
- Không ngừng hoàn thiện bản thân, phải khiêm tốn, cầu thị...
II. Phương pháp viết
Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 1 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Nghị luận xã hội

1.Yêu cầu của đoạn văn nghị luận về một tư tưởng – đạo lí
a.Về nội dung:
+ Phải bám thật sát vấn đề cần nghị luận
+ Phải làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, phân tích…
+ Phân tích được chỗ đúng hay chỗ sai của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định, khẳng định tư tưởng của người viết.
b. Về hình thức:
+ Đoạn văn phải khoảng 200 chữ có bố cục, hình thức cấu trúc chặt chẽ, bao gồm: câu mở đoạn, các
câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đặc biệt, trong đoạn văn, học sinh cần làm nổi bật câu chủ đề (câu
mang ý chính của toàn đoạn)
+ Đoạn văn có thể tổ chức theo một trong các hình thức kết cấu sau: diễn dịch, quy nạp, tổng-phânhợp, song hành, móc xích.
+ Đoạn văn phải có luận điểm rõ ràng, đúng đắn; luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp
+ Đoạn văn phải có lời văn chính xác, sống động, cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,
mới mẻ về vấn đề nghị luận; trình bày sạch đẹp; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

2. Cách viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho đoạn văn.
- Bước 2: Viết đoạn văn theo cấu trúc sau.
1. Giải thích vấn đề xã hội cần bàn luận
2. Bàn luận vấn đề xã hội mà đề yêu cầu
3. Nêu bài học
- Bước 3: Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết.
Giáo viên: Phạm Hữu Cường
Nguồn

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

:

Hocmai.vn

- Trang | 2 -



×