Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo dục đạo đức nhóm 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.8 KB, 9 trang )

CÁC NỘI DUNG CHÍNH
Các khái niệm
Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức-công dân
Các con đường thực hiện những nhiệm vụ đó
Đánh giá kết quả đạt được


Lời mở đầu:
Đất nước ta đang ngày càng đi lên, nền kinh tế thị trường ngày
càng phát triển, các giá trị và phản giá trị đạo đức trong xã hội
còn đan xen lẫn nhau thì giáo dục đạo đức-công dân trong nhà
trường càng trở nên cấp thiết và đòi hỏi sự đòng bộ, hệ thống,
thích hợp với từng lứa tuổi và phương pháp giáo dục đúng đắn.
I)Khái niệm:
1) Giáo dục
Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-Xã hội của các thế
hệ loài người.
2)“Đạo đức”:
-Nghĩa hẹp: đạo đức là luân lý, là những chuẩn mực, nhưng
quy định, ứng xử trong quan hệ con người với con người, với
bản thân, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống
-Nghĩa rộng: Đạo đức liên quan đến phạm trù chính trị, pháp
luật và lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách,
phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân, đã được xã hội hóa,
được thể hiện qua hành vi đạo đức.
3)Giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây
dựng cho thế hệ trẻ những tính cách nhất định và bồi dưỡng
cho họ những quy tắc, hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi
người, với công việc, với Tổ quốc. Giáo dục đạo đức cần phải


được coi trọng đặc biệt, nhất là trong sự nghiệp Cách mạng
hiện nay của dân tộc khi mà nước ta gia nhập WTO. Giáo dục
đạo đức cho thế hệ trẻ là làm cho nhân cách của họ phát triển
đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong
các mối quan hệ của các nhân với người khác.


II) Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức và giáo dục công dân:
- Bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa có đức vừa có tài.
- Thông qua giáo dục công dân(GDCD) đã hình thành cho học
sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách
nhiệm, đức tính trung thực,thương yêu giúp đỡ người khác,
sống nhân ái,vị tha…
- Làm cho con người thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mac
Leenin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương chính
sách của Đảng.
- Góp phần vào việc xây dựng một xã hội văn minh,tiến bộ.
- Giáo dục đạo đức giúp cho con người phân biệt được việc xấu
việc tốt,việc nên làm, việc không nên làm, bài trừ hủ tục mê
tín dị đoan.
- Giáo dục học sinh về giá trị sống, phát triển thái độ, tình cảm,
niềm tin đúng đắn với sự vật, hiện tượng xã hội.
- Theo định hướng ngày nay, giáo dục đạo đức – công dân có
ưu thế trong việc hình thành và phát triển ở học sinh các
năng lực: tư duy( độc lập, phê phán), giao tiếp - ứng xử - hợp
tác, tự nhận thức, điều chỉnh hành vi bản thân và tự chịu
trách nhiệm, hòa nhập và tham gia các hoạt động xã hội, có
khả năng thích ứng trước những thay đổi của xã hội.
III) Con đường thực hiện nhiệm vụ của giáo dục đạo đức và
giáo dục công dân:

1) Giáo dục qua dạy học:
Bằng phương pháp phong phú, đa dạng, chất lượng học tập
của học sinh, sinh viên sẽ được nâng cao năng lực hoạt động
sáng tạo phát triển, nhân cách được hoàn thiện.
- Thông qua việc giảng dạy các môn học như: đạo đức,
GDCD,…sẽ giúp học sinh hình thành thế giới quan, nhân
sinh quan, hiểu được nguồn cội đất nước và sự phát triển của


lịch sử Việt Nam, từ đó tạo nên lòng tự hào dân tộc, tình yêu
quê hương đất nước,….
- Các hình thức học tập, kết hợp vui chơi giải trí tạo nên
môi trường sống lành mạnh, nếp sống văn minh.
- Nghệ thuật có chức năng nhận thức giải trí, đem lại cho
con người niềm vui, sự lạc quan, tác động tới tư tưởng đạo
đức và thế giới quan.
- Tổ chức các hoạt động xã hội, tạo cho con người mối
quan hệ xã hội đa dạng, phong phú, thông qua đó làm tăng
nhận thức của học sinh, sinh viên về xã hội ngày càng hoàn
thiện.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, nghiêm túc, có
kế hoạch tổ chức tạo thói quen sống có văn hóa, ý chí và
nghị lực.
- Giúp học sinh nhận thức được những khái niệm cơ bản
về văn hóa thẩm mĩ, nhận ra giá trị đích thực của nền văn
minh nhân loại…giá trị cuộc sống chân chính
- Giáo dục HS thành những công dân có trách nhiệm, hiểu
biết và có thể tham gia hiệu quả vào đời sống chính trị-xã hội
của đất nước…
- Dạy cho học sinh, sinh viên các môn Mác-Lenin, tư

tưởng Hồ Chí Minh để từ đó học sinh, sinh viên dần hình
thành thói quen sống và noi gương.
- Học tập, sáng tạo như Mác và chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phương châm “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng
cho HS noi theo”
2) Giáo dục qua gia đình:
- Gia đình được xem là trường học đầu tiên về đạo đức,
tính cách đối với mỗi con người. Trong đó, cha mẹ là người
thầy đầu tiên của con cái.


- Dạy con những nét đẹp văn hóa, những truyền thống quý
báu của dân tộc ngay từ thuở còn thơ qua nhưng câu hò, lời
ru, qua những câu chuyện cổ tích.
- Cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo.
- Hình thành cho con những thói quen tốt, phẩm chất tốt…
thông qua những lời ăn, tiếng nói, hành động, lối sống, cách
ứng xử với mọi người xung quanh để sau này lớn lên trẻ có
thể trở thành những người công dân có phẩm chất đạo đức
tốt.
3) Giáo dục qua xã hội:
- Xã hội là môi trường tổng thể, tất yếu mà con người tiếp
xúc. Vậy nên nó có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách, đạo đức
con người.
- Giáo dục qua cách ứng xử với nhau, quan hệ bạn bè, gia
đình, thầy cô, các lễ hội truyền thống nơi bạn làm việc và
học tập.
- Một xã hội văn minh, tích cực thì sẽ hình thành cho mọi
người một phẩm chất đạo đức tích cực hơn, giáo dục hiệu
quả hơn.

4) Giáo dục qua tự giáo dục:
- Nhân cách, đạo đức được hình thành và phát triển bằng
nhiều con đường, trong đó có tự giáo dục, hay còn gọi là tự
tu dưỡng. Tự tu dưỡng là biểu hiện ý thức và tích cực cao
nhất của cá nhân đối với cuộc sống. Tự tu dưỡng đạo đức là
tự mình tích lũy, bồi dưỡng những phẩm chất, ý thức tốt đẹp
để hoàn thiện chính mình.
IV. Đánh giá việc thực hiện giáo dục đạo đức-công dân
Giáo dục đạo đức-công dân không chỉ được hiểu một cách
đơn thuần, mà nó còn rộng hơn, kiến thức còn nhiều hơn nữa


với sự bổ trợ của kiến thức các môn học tự nhiên và khoa học xã
hội và những kiến thức thực tiễn của nhà trường như nề nếp, kỉ
cương, những tấm gương sư phạm của thầy cô giáo, của những
cô chú phục vụ, những người tốt việc tốt diễn ra thường nhật ở
nhà trường đã mở ra những kiến thức cho toàn thể học sinh.

1)Những điều đã đạt được:
-Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức- công
dân trong nhà trường, giúp cho học sinh học tập tốt, rèn luyện
tốt trở thành con ngoan trò giỏi
-Nhà trường đưa ra xã hội một lớp công dân có kiến thức, có
đạo đức, có sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
và toàn cầu hóa
-Tạo nền tảng cơ bản, góp phần quan trọng tạo lập nền đạo
đức của thanh niên
-Giúp thanh niên nhận thức đúng đắn vai trò, nhiệm vụ của
mình đối vói bản thân, gia đình và xã hội

-Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức.
-Nâng cao nhận thức và hành động của học sinh.
-Tổ chức tập huấn giáo viên, diễn đàn thảo luận trao đổi kinh
nghiệm thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh.
-Hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản: như
tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ với gia đình và
xã hội, các đức tính thật thà, sống ngay thẳng, sống nhân ái và
giàu lòng vị tha.
-Thanh thiếu niên thực hiện tốt các truyền thống quý báu của
dân tộc: tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn….


2)Hạn chế:
- Tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển và đi lên của xã
hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh hiện
đại hơn nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm
ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Những biểu hiện về suy thoái
đạo đức cũng như tình trạng vi phạm pháp luật của HSSV đã
gióng lên hồi chuông báo động cho gia đình, nhà trường và xã
hội.
- Điều đáng nói là ý thức đạo đức, pháp luật của học sinh ở
những cấp học càng cao càng có chiều hướng đi xuống.
- Hiện nay,tình trạng đạo đức lối sống của một bộ phận giới
trẻ có nhiều bất ổn, từ thái độ học tập, ý thức chấp hành nội
quy, kỷ luật của nhà trường, chấp hành pháp luật đến những
hành vi tiêu cực trong học tập,thi cử của HSSV và sự xâm
nhập của các tệ nạn xã hội trong học đường.
- Một vài hiện tượng vẫn còn tồn tại trong nhà trường như
gian lận trong thi cử, bạo lực học đường, những vụ án nghiêm
trọng.

- Hạn chế trong việc giáo dục: những chương trình sách giáo
khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, không gắn liền với đời
sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình
thành nhân cách học sinh.
- Chương trình học rất nhiều nhưng khó nhớ, khó nhập tâm.
Nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp
đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những
thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn
học sinh khiến học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội.


Kết Luận:
Giáo dục đạo đức-công dân trong nhà trường có ý nghĩa rất
quan trọng và vai trò hết sức to lớn đới với sự phát triển về
phương diện đạo đức của thanh niên qua từng thế hệ. Để nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức- công dân ở nhà trường cần
phải sử dụng sức mạnh tổng hợp từ ba nguồn lực: nhà trườnggia đình - xã hội mới có thể tạo nền tảng vũng chắc cho việc
rèn luyện đạo đức của HSSV.


DANH SÁCH NHÓM 1
1. Giang Thị Mỹ Linh
2. Lê Thị Hông Sương
3. Phan Lê Thái Dung
4. Nguyễn Thị Lan Anh
5. Nguyễn Thị Thu Hà
6. Nguyễn Thị Thường Lạc
7. Võ Thị Kim Vinh
8. Hoàng Thị Sáu
9. Phạm Thị Thúy Hằng

10. Phan Tiến Thành



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×