Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC HỌC 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.61 KB, 16 trang )

Đại học An Giang Đoàn Thanh Hải – 10L
NỘI DUNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC 1
Năm học: 2010 – 2011

1. Giáo dục và sự phát triển nhân cách.
- Khái niệm về con người, cá nhân, nhân cách và sự phát triển
nhân cách.
- Vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách: Bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục và hoạt
động cá nhân.
(SV phải biết vận dụng những hiểu biết về các yếu tố để phân tích, đánh
giá những quan điểm khác nhau về vai trò của các yếu tố đối với sự
phát triển nhân cách).
2. Mục đích và nhiệm vụ giáo dục.
- Mục đích giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
Nêu một số nhận xét về trình độ dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nêu một số những biện
pháp cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục.
- Trình bày các nhiệm vụ giáo dục (đức dục, trí dục, mỹ dục, thể
dục và giáo dục lao động). Phân tích mối quan hệ giữa các nhiệm vụ,
nêu VD.
3. Con đường giáo dục.
- Khái niệm về con đường giáo dục.
- Phân tích các con đường giáo dục: hoạt động học và hoạt động
tập thể.
4. Người thầy giáo trong trường học.
- Đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo.
- Những phẩm chất và năng lực sư phạm của người thầy giáo.
- Quá trình hình thành nhân cách của người thầy giáo.
- 1 -  GD Học 1
Đại học An Giang Đoàn Thanh Hải – 10L


ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC HỌC 1

I. Giáo dục và sự phát triển nhân cách.
1. Khái niệm:
* Con người:
Theo Từ điển Tiếng Việt, con người được hiểu là:
- Động vật được tiến hóa nhất.
- Có khả năng nói, tư duy, sáng tạo.
- Sử dung công cụ trong quá trình lao động sáng tạo.
* Cá nhân:
Cá nhân là một con người cụ thể, là một thành viên của một xã hội xã hội
nhất định, sinh sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội nhất định.
* Nhân cách:
Nhân cách là bộ mặt xã hội – tâm lí của mỗi người, là tổng thể những phẩm
chất và năng lực tạo nên bản sắc và giá trị tinh thần của mỗi người.
* Sự phát triển nhân cách:
- Đó là một quá trình biến đổi toàn diện, sâu sắc, đời sống tinh thần của mỗi
người.
- Sự phát triển nhân cách là một quá trình tăng lên về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất trong mỗi con người.
- Sự biến đổi trong mỗi con người không chỉ diễn ra đối với các thuộc tính
tâm lí mà cả với các dấu hiệu có tính bẩm sinh hay di truyền.
2. Vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách:
a) Vai trò của bẩm sinh, di truyền
- Yếu tố bẩm sinh, di truyền trước hết đảm bảo cho con người tiếp tục tồn tại
và phát triển.
- Di truyền tạo sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tạo khả năng
cho con người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định.
- Cần lưu ý những khả năng do di truyền mang lại cho con ngườu không phải

là bất biến. Những khả năng này có trở thành hiện thực hay không nó còn phụ thuộc
vào chính hoàn cảnh và giáo dục xung quanh con người đó.
- Di truyền tạo ra những tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách. Trên cơ
sờ tiền đề ấy, phải có môi trường sống thích hợp, hoạt động tích cực của cá nhân
và được sự giáo dục đúng đắn thì yếu tố bẩm sinh, di truyền mới trở thành hiện
thực.
* Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần chú ý một số điểm sau:
+ Chú ý đúng mức đến vai trò của di truyền trong sự hình thành và
phát triển nhân cách.
+ Nếu xem nhẹ yếu tố bẩm sinh, di truyền thì chúng ta đã bỏ qua một
tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển tâm lí.
+ Nếu đánh giá quá cao yếu tố bẩm sinh, di truyền sẽ dẫn tới sai lầm
về mặt nhận thức, phủ nhận khả năng biến đổi bản chất của con
người, phủ định vai trò giáo dục và tự giáo dục.
- 2 -  GD Học 1
Đại học An Giang Đoàn Thanh Hải – 10L
b) Vai trò của hoàn cảnh sống
- Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một hoàn
cảnh sống nhất định. Hoàn cảnh sống giữ vai trò gián tiếp quyết định sự phát triển
nhân cách.
Hoàn cảnh góp phần tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện, điều
kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh các kinh
nghiệm xã hội, các giá trị văn hóa để hình thánh, phát triển và hoàn thiện nhân cách
của mình.
- Khi nói tới ảnh hưởng của hoàn cảnh tới sự hình thành và phát triển nhân
cách, cần đặc biệt lưu ý là ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội.
- Tính chất và mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách tùy thuộc:
+ Lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng
đó.

+ Xu hướng, năng lực của cá nhân tham gia vào cải biến hoàn cảnh.
- Trong sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và nhân cách, cần lưu ý đến 2
mặt của vấn đề:
+ Tính chất tác động của hoàn cảnh sống đã phản ánh vào nhân cách.
+ Tính tích cực của nhân cách tác động đến hoàn cảnh nhằm mục
đích làm cho hoàn cảnh phục vụ nhu cầu và lợi ích của cá nhân.
* Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần chú ý một số điểm sau:
+ Từng bước gắn việc giáo dục và học tập của học sinh với việc cải
tạo và xây dựng xã hội.
+ Công tác giáo dục phải hướng vào việc xây dựng cho học sinh có
các giá trị đúng đắn.
+ Giúp học sinh chiếm lĩnh những ảnh hưởng tích cực của môi trường
sống, phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến học sinh.
+ Xã hội kết hợp với nhà trường, có kế hoạch “sư phạm hóa” từng
bước môi trường, quan tâm đến việc bảo vệ học sinh trước ảnh
hưởng xấu.
+ Cần đánh giá đúng đắn vai trò của hoàn cảnh sống trong sự phát
triển nhân cách.
+Tuyệt đối hóa hoặc hạ thấp, phủ nhận vai trò của hoàn cảnh sống đối
với sự phát triển nhân cách đều là những sai lầm về mặt nhận thức.
c) Vai trò của giáo dục: (Vai trò chủ đạo)
- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Giáo dục tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo
chiều hướng đó.
- Giáo dục có thể mang lại cho con người những tiến bộ mà các nhân tố di
truyền, hoàn cảnh sống không thể có được.
- Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật.
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu và làm cho nó phát
triển theo chiếu hướng mong muốn của xã hội.
- Giáo dục không chỉ thích ứng, mà còn đi trước hiện thực và thúc đẩy nó

phát triển.
- 3 -  GD Học 1
Đại học An Giang Đoàn Thanh Hải – 10L
- Sự phát triển nhân cách con người chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong
điều kiện của dạy học và giáo dục.
* Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần chú ý một số điểm sau:
+ Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo duc.
+ Giáo dục sẽ phát huy được sức mạnh của mình nếu có được chỗ
dựa vững chắc là:
• Tư chất vốn có của mỗi người.
• Hoạt động tích cực của mỗi người trước tác động bên ngoài.
+ Giáo dục phải được xây dựng theo nguyên tắc phát triển và đón
trước sự phát triển.
+ Giáo dục không phải là vạn năng, nó cũng không hạ thấp, thủ tiêu
các yếu tố khác. Giáo dục trong mối quan hệ với các yếu tố khác chỉ
làm tăng thêm sức mạnh của chính nó và của các yếu tố khác trong
sự hình thành và phát triển nhân cách.
d) Vai trò của hoạt động cá nhân:
- Công tác giáo dục sẽ thành công khi người được giáo dục ý thức được,
chấp nhận các yêu cầu của nhà giáo dục, biến chúng thành nhu cầu của bản thân,
làm cho họ tự đề ra mục đích phấn đấu.
- Điều đó có nghĩa là người được giáo dục phải tích cực hoạt động đáp ứng
các yêu cầu giáo dục.
- Hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát
triển nhân cách.
- Điều này hoàn toàn phù hợp với các quy luật tự thân vận động và động lực
của sự phát triển nhân cách.
* Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần chú ý một số điểm sau:
+ Nhà trường cần tổ chức được các hoạt động phong phú, đa dạng để
cuốn hút học sinh tham gia.

+ Làm cho học sinh ý thức được ý nghĩa của việc tự thân vận động, tự
hoàn thiện bản thân.
II. Mục đích và nhiệm vụ giáo dục.
1. Mục đích giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lí Nhà nước về
giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
a) Nâng cao dân trí
- Trình độ dân trí của mỗi nước là kết quả tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo
dục như giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, trong đó giáo dục
nhà trường giữ vai trò nồng cốt và được thể hiện ra trình độ văn hóa – đạo đức –
thẩm mĩ của con người trong từng thời kì lịch sử nhất định.
- Xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì trình
độ phổ cập giáo dục cũng được nâng lên tương ứng, mặt bằng dân trí cũng có điều
kiện được nâng lên.
- Hiện nay ở nước ta, chúng ta đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học,
một số tỉnh thành đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- 4 -  GD Học 1
Đại học An Giang Đoàn Thanh Hải – 10L
Trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa chúng ta phải thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Chỉ có trên mặt
bằng dân trí như vậy, chúng ta mới tiếp cận được xu thế phát triển chung của cả thế
giới, tiếp thu được các tri thức khoa học và công nghệ cần thiết…
- Để trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, giáo dục cần được liên tục
đổi mới và phát triển, “ phải có quyết tâm cao và có chính sách đầu tư hữu hiệu để
sớm nâng cả mặt bằng lẫn đỉnh cao dân trí nước ta lên trình độ một quốc gia phát
triển”.
b) Đào tạo nhân lực
- Việc đào tạo nhân lực do hệ thống giáo dục quốc dân đảm nhận mà trực

tiếp là các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
- Việc đào tạo nhân lực phải gắn việc đào tạo với việc phân phối sử dụng
nguồn nhân lực một cách hợp lí.
- Ở nước ta hiện nay, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần sớm đi vào ổn
định, đạt chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho quá trình đổi
mới toàn diện của đất nước.
Trong Dự thảo “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và phương
hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005” Đảng ta đã
chỉ rõ:
+ Tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục – đào tạo đáp ứng
yêu cầu về con người và nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước
nhanh và bền vững…
+ Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và có cơ cấu
hợp lí… Mở rộng đào tạo công nhân, kỹ thuật viên và nhân viên
nghiệp vụ theo nhiều trình độ.
+ Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học…
c) Bồi dưỡng nhân tài
- Một nền kinh tế phát triển ồn định và vững chắc là cơ sở cho việc phát hiện,
bồi dưỡng và sử dụng nhân tài và ngược lại những đột phá trong khoa học – kỹ thật
là bước dậm nhảy quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội - khoa
học – kỹ thuật của đất nước.
- Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài phải dựa trên sự phổ cập rộng rãi, qua
đó sàng lọc, tuyển chọn hợp lí.
Cũng như các lĩnh vực khác, bồi dưỡng phải đi đôi với thu hút sử dụng nhân
tài, tận dụng mọi tìm năng chất xám của các thế hệ…
- Việc phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài hợp lí là một đòi hỏi cực kỳ
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trong Dự thảo “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và phương
hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005” Đảng ta đã
chỉ rõ:

“Nhà nước dành ngân sách đưa người giỏi đi đào tạo ở các nước phát triển
và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi học tập và nghiên cứu ở nước
ngoài. Coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ sư thực hành và
nhà kinh doanh giỏi”.
- 5 -  GD Học 1
Đại học An Giang Đoàn Thanh Hải – 10L
2. Các nhiệm vụ giáo dục
a) Giáo dục trí tuệ (Trí dục)
- Trí dục là hoạt động có mục đích của nhà giáo dục nhằm trang bị cho học
sinh tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, phát triển các năng lực
trí tuệ, đặc biệt năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
- Trí dục có các đặc điểm sau:
+ Cung cấp cho học sinh tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại phù hợp
với thời đại và đất nước.
+ Phát triển năng lực trí tuệ, năng lực nhận thức, bồi dưỡng cho các
em những phẩm chất tư duy mềm dẻo, sâu sắc, độc lập, rộng rãi,…
+ Hình thành cho các em cơ sở thế giới quan khoa học, duy vật biện
chứng.
+ Rèn luyện kỹ năng thực hành và vận dụng những tri thức đã học vào
giải quyết những nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn.
b) Giáo dục đạo đức (Đức dục)
- Đức dục là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm xây
dựng, bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất đạo đức.
- Ngày nay, đức dục còn bao gồm cả việc giáo dục về những vấn đề chung
có tính chất toàn cầu như giáo dục nhân văn, giáo dục môi trường, giáo dục giá trị,

- Đức dục có nhiệm vụ:
+ Hình thành cho học sinh thế giới quan cách mạng, hệ tư tưởng của
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Giáo dục cho học sinh nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước.
+ Giáo dục cho học sinh nắm vững các nguyên tắc và những chuẩn
mực đạo đức XHCN, chủ nghĩa yệu nước và chủ nghĩa quốc tế chân
chính, lóng nhân ái, lòng yêu lao động, tinh thần kỷ luật tự giác, lòng tự
hào dân tộc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
+ Giáo dục cho học sinh về văn hóa chung, về bảo vệ môi trường, tinh
thần hợp tác…
c) Giáo dục lao động
- Giáo dục lao động là hoạt động có mục đích của nhà giáo dục nhằm trang bị
cho học sinh thái độ đúng đắn đối với lao động và người lao động, kỹ năng lao động
cần thiết.
- Giáo dục lao động có các nhiệm vụ sau:
+ Giáo dục cho học sinh có quan điểm, thái độ lao động đúng đắn.
+ Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng và thói quen lao động.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia lao động phù hợp với lứa tuổi và giới
tính.
d) Giáo dục thể chất (Thể dục)
- Giáo dục thể chất là hoạt động có mục đích của nhà giáo dục nhằm giúp
học sinh hoàn thiện cơ thể, hình thành những kỹ năng vận động, phát triển các tố
chất.
- 6 -  GD Học 1

×