Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

minhhieu baibao tieucucthicu hiemhoatuong lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.38 KB, 3 trang )

Tiêu cực trong thi cử chưa bao giờ là vấn đề hết nóng bỏng. Từ lâu nó đã trở thành
“căn bệnh” len lỏi sâu vào ngành giáo dục, làm ảnh hưởng không chỉ ngành giáo dục
nói riêng mà còn toàn xã hội nói chung. Ngày nay học để có bằng cấp là mục tiêu lớn
nhất mà ai cũng hướng tới, nhưng một số người quên rằng học để có kiến thức có kinh
nghiệm sống là điều lớn lao hơn cả.
Trước tiên hãy cùng nhìn ra thế giới để thấy rõ nó là căn bệnh kinh niên, khó
chữa và không tha cho bất cứ quốc gia nào. Một thập kỷ trở lại đây, tỷ lệ sinh viên đại
học gian lận thi cử trên khắp thế giới đã lên tới mức độ báo động. Nghiên cứu của
Trung tâm vì sự trong sạch học đường của Đại học Duke (Mỹ) tiến hành trên 50.000
sinh viên đại học và 18.000 học sinh trung học cho thấy hơn 70% người được hỏi thú
nhận thường xuyên gian lận khi thi cử. Năm 1993, tỷ lệ này mới chỉ là 56% và năm
1963 là 26%. Tại Ấn Độ, giới chức ngành giáo dục hôm 22-3-2015 cho biết khoảng
600 học sinh trung học ở bang Bihar, miền Đông Ấn Độ bị đuổi học vì gian lận trong
thi cử. Tiếp tay cho hành động sai trái đó là cảnh nhiều bậc phụ huynh không ngại trèo
tường qua những tòa nhà cao tầng để ném tài liệu cho con em mình. Nhìn sang Trung
Quốc, số vụ gian lận thi cử bị phát giác trong những kỳ thi lớn như Gaokao (Đại học),
SAT... không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Để ngăn chặn tình trạng này,
chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp rất nặng tay nhằm mang lại kỳ thi công
bằng cho tất cả thí sinh.Theo điều luật mới chỉnh sửa và bổ sung trong bộ luật hình sự
Trung Quốc hồi tháng 8.2015, những học sinh gian lận, âm mưu gian lận thi cử hoặc
những người thi hộ sẽ lãnh mức án từ 3 đến 7 năm tù.
Ở Việt Nam, tiêu cực trong thi cử cũng là một trong những vấn đề được xã hội
rất quan tâm. Nhóm chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát trong những sinh viên
đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đã thu được
kết quả như sau : 100% số sinh viên đồng ý với chúng tôi rằng có hiện tượng tiêu cực


trong thi cử hiện nay. Qua khảo sát, sinh viên đánh giá mức độ tiêu cực thi cử là ở
mức nhiều, chiếm 72,7% và hiện tượng này không có dấu hiệu suy giảm. Hầu hết tất
cả các bạn sinh viên đều biết hành vi tiêu cực là sai, nhưng vẫn thực hiện hành vi tiêu
cực trong thi cử này, bằng chứng là việc số liệu cho thấy số người có biểu hiện tiêu


cực lên đến 83,6% trong khi số sinh viên không đồng tình với việc tiêu cực trong thi
cử là 58,2% . Khi được thăm dò ý kiến về cảm xúc khi có biểu hiện tiêu cực, 63,6%
sinh viên bày tỏ rằng họ rất lo lắng khi có hành vi như vậy.
Nạn tiêu cực trong thi cử diễn ra do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau ,nhưng
phần lớn sinh viên được khảo sát cho rằng nguyên nhân chủ yếu là từ cá nhân 63,6% ,
còn lại nhưng nguyên nhân tác động tới như : nhà trường, gia đình, xã hội chiếm tỉ lệ
ít hơn. Bản thân người học lười biếng, luôn ỷ lại nhưng lại muốn đạt điểm cao nên đã
không ngần ngại thực hiện những hành vi tiêu cực. Điều này gây ảnh hưởng không chỉ
tới lòng tự trọng, nhân cách của cá nhân người đó mà còn ảnh hưởng lớn tới nền giáo
dục khi đào tạo ra những người thầy dởm, xã hôi sẽ không thể đi lên.
Kết quả nghiên cứu đã phản ánh phần nào tình trạng tiêu cực trong thi cử hiện nay của
sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tình trạng tiêu cực diễn ra ngày càng
thường xuyên với nhiều cách thức đa dạng và tinh vi hơn. Nếu nó còn tiếp tục kéo dài
và lan rộng thì không biết sẽ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào cho
ngành giáo dục nói riêng và đất nước ta nói chung
Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần nhận thức đúng đắn rằng tiêu cực trong
thi cử cần phải được loại bỏ. Thành tích phải được đánh giá bằng sự phấn đấu bằng
chính khả năng, tài năng thật sự nhờ vào quá trình luyện tập không ngừng trau dồi vốn
kiến thức chứ không phải đánh giá dựa vào những con số ảo, thành tích ảo . Tương lai
của mỗi người do chính bản thân mình quyết định, hãy sống như thế nào để không hổ
thẹn với mình với những thành quả mình đạt được trong học tập. Có thể sau này một
số bạn sinh viên ra trường với tấm bằng đại học tốt và được làm việc ở chức vụ cao
mà bao nhiêu người ao ước, nhưng năng lực của họ lại không đáp ứng được nhu cầu
của công việc, tất cả thứ mà họ có đều nhờ vào tiêu cực thì sẽ chẳng bao giờ họ thành
công được. Cuộc sống của họ cũng sẽ không dễ dàng gì vì luôn lo lắng không biết
phải làm như thế nào, sợ làm sai, sợ bị coi thường. Cách sống đó lâu dần sẽ ăn sâu,


bám rễ vào tư tưởng , cách thức làm việc của cá nhân đó làm cho chất lượng thực sự
bị bỏ quên,thay vào đó là vẻ hào nhoáng đẹp đẽ thể hiện ra bên ngoài.. Với năng lực

như vậy liệu có thể xây dựng một đất nước giàu mạnh văn minh hay chỉ là những hậu
quả lâu dài cản trở cho sự nghiệp xây dựng tương lai đất nước khi phải chấp nhận thui
chột về đạo đức và tài năng của nhiều thế hệ. Chưa dừng lại ở đó, tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục còn tạo ra một tiền lệ xấu cho thế hệ sau, gây bất
công cho những cá nhân luôn biết tự mình phấn đấu, làm ảnh hưởng xấu đến chất
lượng cuộc sống. … Để thực hiện được điều đó, cần sự phối hợp đồng bộ, quán triệt
sâu sắc của các cấp lãnh đạo, nhà trường và phụ huynh, học sinh và hơn hết phải đưa
ra được các giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay. Điều quan trọng nhất là mỗi
thanh niên Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cùng nhau lên án,
xóa bỏ tình trạng tiêu cực trong thi cử, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ta
trong sạch , vững mạnh.



×