Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Trường THPT chuyên sẽ là mẫu hình tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.46 KB, 5 trang )

Trường THPT chuyên sẽ là mẫu hình tương lai
của các trường THPT
Hiếu Nguyễn
(GD&TĐ)-Hôm nay (26/12), tại thành phố Nam Định, Bộ GD&ĐT long
trọng tổ chức Hội nghị các trường THPT chuyên năm 2009. Đến dự và chủ trì Hội
nghị có các thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Thứ trưởng Thường trực Phạm Vũ Luận, Thứ
trưởng Nguyễn Vinh Hiển và Thứ trưởng Trần Quang Quý; tham dự Hội nghị có
đại diện lãnh đạo thành phố Nam Định, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT
cùng đại diện các khối, trường THPT chuyên trong cả nước…
Hệ thống trường THPT chuyên được hình thành từ lớp “Toán đặc biệt” của
Trường ĐH Tổng hợp ra đời tháng 9/1965. Trong hơn 4 thập kỷ qua, các trường,
khối lớp THPT chuyên được thành lập tại hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và một số trường ĐH.
Năm học 2009 – 2010, toàn quốc có 76 trường và khối THPT chuyên, trong
đó có 68 trường THPT chuyên và 9 khối THPT chuyên trong các đại học và trong
trường THPT không chuyên. Tính đến tháng 6/2009, tổng số học sinh THPT
chuyên trên toàn quốc là 49.904, chiếm 1,74% số học sinh THPT.
Cái nôi phát hiện, nuôi dưỡng nhân tài.
Với việc tổ chức công tác tuyển sinh nghiêm túc, có chọn lọc, chất lượng
đầu vào của các trường THPT chuyên luôn ở mức cao.
Tại Hội nghị, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ GD Trung học (Bộ
GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2009 – 2010, học sinh thi vào lớp 10 các
trường THPT chuyên ngoài thi 3 môn Toán, Văn-Tiếng Việt và một môn chuyên
cón bổ sung thêm môn ngoại ngữ. Việc đưa môn ngoại ngữ vào kỳ thi tuyển sinh
vào 10 trường THPT chuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đào tạo và “đầu
ra” của trường THPT chuyên. Ở một số địa phương, việc tuyển sinh lớp 10 trường
THPT chuyên được tổ chức đồng thời với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của các trường
THPT thuộc Sở. Các em dự thi sẽ làm bài 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ chung với
học sinh thi vào 10 đại trà, riêng môn chuyên thi riêng tính hệ số. Một số địa
phương tổ chức thí điểm tuyển sinh theo 2 vòng: vòng sơ tuyển và vòng thi tuyển
đối với những học sinh đã qua xét tuyển vòng 1.


Báo cáo tại Hội nghị, ông Vũ Đình Chuẩn cũng cho biết, các trường chuyên
đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong nâng cao chất lượng giáo dục. Nét mới trong hệ
thống các trường THPT chuyên những năm vừa qua là một số trường như THPT
chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), trường THPT chuyên Ngoại ngữ, khối chuyên
trường ĐHKHTN (ĐHQGHN)… đã tổ chức dạy thí điểm các môn Toán, Vật lý,
hóa học bằng tiếng Anh phục vụ nhu cầu học đại học, du học. Hầu hết các trường
THPT chuyên đã quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng rèn luyện cho
học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu và phát huy ý thức tự lực, khả năng
sáng tạo. Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nhiều trường THPT chuyên đã
chú trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Hầu hết các trường đã triển khai
có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua…
Điểm nhấn của các trường chuyên chính là chất lượng giáo dục. Bình quân
các năm vừa qua có 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá; hơn 95% học
sinh đạt học lực khá, giỏi. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi được duy trì thường xuyên,
liên tục và có chất lượng. Năm 2009, có 1.900/ 3.835 thí sinh tham dự các kỳ thi
học sinh giỏi quốc gia đoạt giải, đạt tỷ lệ 49,54%. Trong các kỳ thi Olympic quốc
tế, tính đến tháng 8/2009 đã có 498/ 576 em dự thi đoạt giải, đạt tỷ lệ 86,45% với
116 huy chương vàng, 169 huy chương bạc, 188 huy chương đồng, 25 bằng khen
và là 1 trong những nước có thành tích cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế. Bên
cạnh đó, tỷ lệ học sinh THPT chuyên đỗ vào các trường đại học cũng rất cao, trung
bình hàng năm là trên 90%, một số trường là 100%; nhiều học sinh đã và đang học
tại các lớp tài năng của các trường đại học. Hầu hết các trường THPT chuyên đều
nằm trong top 100 trường có tỷ lệ đỗ đại học cao nhất cả nước.
Các trường THPT chuyên cũng là cái nôi thu hút các cán bộ, giáo viên giàu
năng lực và kinh nghiệm; cơ sở vật chất được ưu tiên đầu tư xây dựng và hợp tác,
trao đổi với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước có hiệu quả…
Vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.
Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, bên cạnh những thành tựu mà các
trường THPT chuyên đã đạt được trong thời gian qua và sự quan tâm của Bộ
GD&ĐT đối với sự phát triển của các trường THPT chuyên, Thứ trưởng Bộ

GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập trong
hoạt động của các trường THPT chuyên hiện nay. Cụ thể: chưa có sự nhìn nhận
thống nhất về mục tiêu đào tạo trong các trường THPT chuyên; một số trường còn
quan niệm trường chuyên chủ yếu để đào tạo học sinh giỏi, học sinh đỗ vào các
trường đại học cao đẳng; công tác quy hoạch còn chưa bảo đảm; cơ sở vật chất của
nhiều trường còn thiếu thốn, thậm chí có nơi còn dưới mức trung bình; một số tỉnh
thấy không có học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế thì cho rằng hình như đã không
đạt được mục tiêu trong xây dựng trường chuyên; còn có những lúng túng trong
việc thực hiện các chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; chưa có quan niệm thống nhất về
chương trình, SGK, về tài liệu dạy học sinh chuyên cho trường chuyên; giáo viên,
kể cả cán bộ quản lý trong trường chuyên còn những hạn chế nhất định: số lượng
chưa đủ, cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa cân đối, trình độ của giáo viên trong phát
triển chương trình, tài liệu dạy học đáp ứng yêu cầu, trình độ sử dụng CNTT, ngoại
ngữ, khả năng tham khảo tài liệu còn hạn chế; việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh
giỏi, ngay từ khâu tuyển sinh vào trường sau đó là quá trình đào tạo bồi dưỡng tiếp
theo chưa phải đã tốt ở tất cả các trường…
Những hạn chế, khó khăn trong hoạt động của các trường chuyên cũng được
chỉ ra rất cụ thể trong báo cáo của Vụ trưởng Vụ GD Trung học Vũ Đình Chuẩn, cụ
thể:
Hệ thống trường THPT chuyên phát triển không đồng đều, thiếu quy hoạch,
kế hoạch phát triển. Vẫn còn có địa phương (Đăk Nông) chưa có trường THPT
chuyên. Một số tỉnh, tỉ lệ học sinh THPT chuyên so với học sinh THPT còn thấp.
Công tác tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên còn nhiều bất cập; nội
dung đề thi chủ yếu là kiểm tra, tái hiện kiến thức, kỹ năng cơ bản, chưa có hình
thức kiểm tra năng khiếu, tài năng.
Chương trình giảng dạy, kế hoạch dạy học và giáo dục trong các trường
THPT chuyên nhìn chung chưa được thiết kế phù hợp, chưa tạo điều kiện phát huy
khả năng đặc biệt của học sinh năng khiếu; tài liệu phục vụ dạy học các môn
chuyên còn rất thiếu; công tác đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
chưa được chú trọng đúng mức; việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện còn hạn

chế; chưa có sự liên kết phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở các trường
THPT chuyên với việc đào tạo tiếp tục ở đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
của hầy hết các trường THPT chuyên chưa tương xứng với nhiệm vụ…
Xây dựng các trường THPT chuyên thành 1 hệ thống cơ sở GD chất lượng
cao.
Để góp phần nâng cao chất lượng các trường THPT chuyên, Bộ GD&DT đã
soạn thảo đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020. Dự
thảo đề án đã được công bố, xin ý kiến góp ý tại Hội nghị các trường THPT chuyên
2009.
Theo đó, trong 5 đến 10 năm tới phải xây dựng và phát triển các trường
THPT chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao nhằm phát hiện
những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học để bồi dưỡng thành
những tài năng trẻ.
Củng cố, xây dựng, phát triển các trường THPT chuyên hiện tại sẽ được thực
hiện đồng thời với tăng thêm quy mô, mở rộng mạng lưới, đảm bảo mỗi tỉnh có ít
nhất 1 trường THPT chuyên với tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 3% số học
sinh THPT toàn tỉnh. Phấn đấu năm 2015 sẽ có 100% trường THPT chuyên đạt
chuẩn quốc gia, trong đó có 15 trường được đầu tư trọng điểm ngang tầm quốc tế;
100% cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT chuyên giỏi về chuyên môn,
nghiệp vụ, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại; 20% giáo viên sử dụng
được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp, 50% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đến
năm 2015, có ít nhất 70% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 100% học sinh giỏi,
khá về tin học; 50% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do hiệp hội các
tổ chức khảo thí ngoại ngữ Châu Âu ban hành. Đến năm 2020 có ít nhất 90% học
sinh được xếp loại học lực giỏi; 100% học sinh giỏi, khá về tin học; 70% học sinh
đạt bậc 3 về ngoại ngữ. Tạo sự liên thông giữa phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học
sinh tài năng ở trường THPT chuyên với đại học. Xây dựng các trường THPT
chuyên thành các mô hình mẫu mực về hoạt động chuyên môn, đổi mới phương
pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý nhà trường tại các địa phương. Phấn
đấu đến năm 2015, mỗi trường THPT hợp tác được với ít nhất một cơ sở giáo dục

có uy tín ở các nước trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra
như: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo cho các trường
THPT chuyên đạt chuẩn quốc gia; phát triển đội ngũ, giáo viên, cán bộ quản lý
trong các trường THPT chuyên; đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình; nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong trường THPT chuyên; xây dựng các quy
định đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng kết hợp giữa thi và xét tuyển; quy
định phương thức sàng lọc học sinh; đổi mới công tác đánh giá…; xây dựng và
hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên
và học sinh các trường THPT chuyên; tăng cường công tác quản lý, hợp tác quốc tế
đối với hệ thống các trường THPT chuyên …
Dự án sẽ hỗ trợ đầu tư có trọng điểm cho 15 trường THPT chuyên; hỗ trợ,
đầu tư cho 17 trường THPT chuyên thuộc 17 tỉnh khó khăn; hỗ trợ đầu tư cho 33
trường, khối THPT chuyên còn lại; đào tạo 400 thạc sĩ tại nước ngoài; 800 thạc sĩ
trong nước; bồi dưỡng tại nước ngoài cho 608 giáo viên môn tiếng Anh, 750 giáo
viên các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học bằng tiếng Anh; đào tạo
trong nước 1850 giáo viên dạy các môn Toán, Vật lý, Hóa học, sinh học, Tin học
bằng tiếng Anh; tập huấn cho 75 cán bộ quản lý giáo dục tại nước ngoài; bồi dưỡng
cho 2600 giáo viên về giảng dạy chương trình chuyên sâu các chuyên môn; bồi
dưỡng 5550 CBQL, giáo viên về phát triển chương trình, đổi mới phương pháp dạy
học, kiểm tra đánh giá; biên soạn các tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục…
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã chia sẻ các kinh nghiệm trong việc
xây dựng trường THPT chuyên đồng thời bày tỏ ý kiến về hoạt động của trường
THPT chuyên hiện nay. Ý kiến được nhiều đại biểu bày tỏ là mong muốn giữ chế
độ tuyển thẳng vào đại học đối với những học sinh giỏi quốc gia; vấn đề chế độ
chính sách cho giáo viên trường chuyên; vấn đề chương trình, sách giáo khoa…
Trước những ý kiến trên, trong phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn
Vinh Hiển cho rằng, tất cả những học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đều thi đỗ đại học
và những trường chuyên có chất lượng cao cũng không vì việc thi hay không phải
thi đại học của thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế mà giảm chất lượng học sinh

giỏi. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn trọng sinh giỏi quốc gia phải tham dự kỳ
thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, có kết quả từ điểm sàn trở lên, không môn
nào bị điểm không sẽ được trường ĐH, CĐ ưu tiên xét tuyển theo quy định của
từng trường.
Thứ trưởng cũng cho rằng, trường chuyên không nên có chương trình bó
cứng. Nên có chương trình khung (chương trình khung cho cả hoạt động giáo dục
của nhà trường và chương trình khung của từng bộ môn) để trên cơ sở đó nhà
trường, giáo viên phát huy tính sáng tạo. Từ đó, không nên có sách giáo khoa
riêng cho trường chuyên. Tuy nhiên, cần có nhiều tài liệu để giúp đỡ việc dạy và
học cho các giáo viên và học sinh trường THPT chuyên… Trường chuyên phải
tăng cường việc dạy ngoại ngữ, tin học; việc tuyển sinh cũng phải thay đổi để
không bỏ sót học sinh giỏi; giáo viên trường chuyên có yêu cầu cao thì cũng cần có
chế độ cao hơn; cần tăng cường mạng lưới sinh hoạt giữa các trường chuyên và
tăng cường hợp tác quốc tế…
Bá Ngọc (Sưu tầm)

×