Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIỚI CHƯƠNG TRÌNH dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.06 KB, 10 trang )

CHƯƠNG TRÌNH CHUNG TAY XÓA BỎ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG GIÁO DỤC TẠI CÁC TÌNH VÙNG NÚI PHÍA BẮC

1. Tên chương trình hành động:
- Chung tay xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục
2. Đối tượng của chương trình:
- Toàn bộ người dân tại địa bàn, đặc biệt tập trung vào người
dân có con trong độ tuổi đến trường.
3. Tính cấp thiết của chương trình
Vùng miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ dân tộc thiểu số
(DTTS) cao nhất trong cả nước, đồng bào DTTS chiếm đa số tại
các tỉnh như: Cao Bằng (94.1 % dân số là DTTS), Hà Giang
(87,2%), Lai Châu (86,1%), Bắc Cạn (85,4%), Lạng Sơn
(83,2%) . Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, mang
tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là phổ biến, sản xuất hàng hóa
chưa thực sự phát triển. Đây là khu vực có trình độ dân trí
thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đất sản xuất, nước sinh
hoạt nghiêm trọng, trình độ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập và
nhìn chung đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Phụ nữ
vùng dân tộc miền núi phía Bắc thường phải gánh chịu ảnh
hưởng của nghèo đói nhiều hơn so với nam giới do phụ nữ
không có nhiều quyền quyết định, có trình độ học vấn thấp
hơn, có ít cơ hội được tiếp cận với các nguồn lực sản xuất, dịch
vụ hơn, phụ nữ ít được tiếp cận tín dụng hơn và những điều đó
khiến họ trở thành nhóm đối tượng yếu thế. Trong lĩnh vực giáo
dục phổ thông, vùng miền núi phía Bắc cũng được xác định là
kém phát triển nhất so với cả nước, đặc biệt là công tác giáo
dục phổ thông đối với trẻ em gái người DTTS của vùng gặp rất
nhiều thách thức, trở ngại đáng báo động.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Giáo dục ở VN thì:


• Tình trạng chưa bao giờ đi học của trẻ em gái vùng dân tộc
miền núi phía Bắc cao hơn so với các vùng khác trong cả


nước. Tỷ lệ trẻ em gái chưa bao giờ đến trường của vùng miền
núi phía Bắc (14.1%) cao hơn cả khu vực Tây Nguyên (11.4%)
và vượt xa các vùng khác trong cả nước. Điều đó cho thấy mức
độ tiếp cận giáo dục của trẻ em gái miền núi phía Bắc là thấp
nhất cả nước.
• Tình trạng biết đọc, biết viết của trẻ em gái luôn luôn thấp hơn
so với trẻ em trai tại tất cả các tỉnh trong vùng.Trong số 8 tỉnh
miền núi phía Bắc có tỷ lệ DTTS lớn nhất (trên 80% dân số là
DTTS), Điện Biên và Lai Châu là 2 tỉnh có khoảng chênh lệch
giữa nam và nữ về tỷ lệ % dân số biết đọc biết viết của dân số
từ 15 tuổi trở lên lớn nhất; còn Lạng Sơn và Bắc Cạn là 2 tỉnh
có khoảng chênh lệch nhỏ nhất.
• Tình trạng biết đọc, biết viết của trẻ em gái vùng này là thấp
nhất so cả nước.Tỷ lệ biết đọc biết biết của dân số từ 15 tuổi
trở lên của vùng miền núi phía Bắc thấp hơn so với các vùng
trong cả nước. Trong đó, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ giới
vùng miền núi phía Bắc (82.8%) thấp hơn cả tỷ lệ biết đọc biết
viết của nữ giới vùng Tây Nguyên (85.1%) và có một khoảng
cách xa so với vùng Đồng bằng sông Hồng (95.6%).
• Khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ biết đọc biết viết giữa nam và
nữ của vùng miền núi phía Bắc là 9.2 %, cao nhất so với các
vùng trong cả nước. Điều đó cho thấy khoảng cách giới trong
tiếp cận giáo dục của vùng miền núi phía Bắc là lớn nhất trong
cả nước.
• Ở các cấp học càng cao trẻ em gái càng bỏ học nhiều hơn so
với trẻ em trai. Trình độ học vấn của nam giới vùng miền núi

phía Bắc cao hơn của nữ giới vùng miền núi phía Bắc tại các
cấp trình độ. Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và chưa tốt nghiệp tiểu
học của nam và nữ không chênh lệch nhau nhiều, sự khác biệt
chỉ ở các cấp học cao hơn (THCS và THPT), cho thấy có xu
hướng bỏ học khi học lên cao của nữ giới.


Chính vì những lý do đó, chúng ta cần phải nghiêm túc
xem xét, từng bước tháo gỡ những rào cản, khó khăn để bảo
đảm công bằng, tạo điều kiện để trẻ em gái có thể tiếp cận
giáo dục một cách tốt hơn góp phần gia tăng tỷ lệ đến trường
của trẻ em gái người DTTS.

4. Mục tiêu chương trình
- Người dân được biết đến và tiếp cận với chương trình chung
-

tay xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục.
Người dân được cung cấp kiến thức và bước đầu nhận ra
biểu hiện, nguyên nhân và hệ quả của bất bình đẳng giới

-

trong giáo dục.
Hướng tới việc người dân dần thay đổi nhận thức và vận

dụng các kiến thức vào đời sống thực tiễn.
5. Nguồn lực thực hiện:
a. Về kinh phí:
- Nguồn kinh phí chính sẽ tập trung vào xin tài trợ của tổ chức


-

phi chính phủ. Đó là tổ chức tình nguyện vì giáo dục (V.E.O)
Ngoài ra kêu gọi sự đóng góp từ các nguồn ngân sách nhà
nước như: hội khuyến học, các ban ngành và từ sự ủng hộ

-

của các mảnh thường quân.
Huy động nguồn kinh phí tại tỉnh có dự án nằm trong

chương trình.
b. Về nhân lực:
- Mời các chuyên viên, giảng viên, nhân viên công tác xã hội
có kiến thức về giới cũng như kỹ năng tổ chức về tham gia

-

chương trình.
Tổ chức tuyển tình nguyện viên cho chương trình từ đó có

những bạn trẻ nhiệt huyết với chương trình.
- Những người trong ban xây dựng và tổ chức dự án
- Các cán bộ có trình độ hiểu biết tại địa phương.
6. Kế hoạch chi tiết
- Chương trình sẽ triển khai trên 3 tỉnh của vùng núi phía Bắc

-


là: Điện Biện, Lai Châu, Hà Giang.
Thời gian triển khai chương trình: 2 năm. Tại mỗi tỉnh
chương trình sẽ kéo dài trong 7-8 tháng.


- Khung hoạt động chi tiết sẽ xây dựng giống nhau về mặt nội
dung chính muốn truyền tải tuy nhiên sẽ điều chỉnh để phù

-

hợp hơn với điều kiện của mỗi địa phương.
Sau đây sẽ là kế hoạch chi tiết của chương trình khi triển

khai tại tỉnh Điện Biên.
a. Mục tiêu 1: người dân được biết đến và tiếp cận

-

chương trình
Kết quả dự kiến/ chỉ tiêu: 100% người dân ở trong độ tuổi
mà chương trình hướng đến được biết và tiếp cận với

-

chương trình.
Thực trạng:
• Người dân chưa có kiến thức về giới và bình đẳng giới.
• Chưa có chương trình nào tổ chức tại tỉnh Điện biên
liên quan đến bình đẳng giới trong giáo dục
• Điện Biên là tỉnh có khoảng chênh lệch giữa nam và

nữ về tỷ lệ % dân số biết đọc biết viết của dân số từ

-

15 tuổi trở lên lớn nhất tại vùng.
Giải pháp/ hoạt động: Tổ chức tuyên truyền các chủ đề,
thông điệp và hoạt động của chương trình trên các phương
tiện thông tin đại chúng tại địa phương, đặc biệt là: treo
băng rôn, khẩu hiệu, áp- phích, tổ chức mít tinh diễu hành

-

tại các trục đường chính, nơi công cộng, nơi đông dân cư
Cơ quan lực lượng chủ trì: Ban tổ chức chương trình.
Cơ quan lực lượng phối hợp: UBND tỉnh Điện Biên; Phòng lao
động thương binh xã hội; Ban tuyên giáo, Hội phụ nữ, Đoàn

-

thanh niên.
Thời gian thực hiện: 1 tháng
Nguồn lực:
• Nguồn lực tài chính: Nhà tài trợ chính cho chương
trình, các mạnh thường quân, sự hỗ trợ từ chính các cá
nhân, cơ quan, tổ chức tại địa phương
• Nguồn lực vật chất: Hỗ trợ từ cơ sở vật chất của địa
phương


• Nguồn lực con người: Các cán bộ, đại diện truyền

thông của ban tổ chức chương trình và các tình nguyện
viên.
b. Mục tiêu 2: Người dân được cung cấp kiến thức và
bước đầu nhận ra biểu hiện, nguyên nhân, hệ quả của

-

vấn đề bất bình đẳng giới trong giáo dục.
Kết quả dự kiến/ chỉ tiêu:
• 90% người dân hiểu được bất bình đẳng trong giáo dục
• 90% người dân hiểu được nguyên nhân, biểu hiện và
hệ quả của bất bình đẳng -trong giáo dục
• Trong số 90% người dân đã hiểu được các kiến thức thì
100% người dân chung tay xóa bỏ bất bình đẳng trong
giáo dục và biết cách tuyên truyền với mọi người xung

-

quanh.
Thực trạng:
• Người dân chưa có kiến thức, trong khi đó các buổi tập
huấn còn khá là xa lạ với họ.
• Khả năng nhận thức được về các biểu hiện, nguyên
nhân của bất bình đẳng giới trong giáo dục là còn hạn

-

chế.
Giải pháp/ hoạt động:
Hoạt động 1: Tổ chức tập huấn để cung cấp kiến thức

về biểu hiện, nguyên nhân và hệ quả của vấn đề bất
bình đẳng giới.

• Thời gian: Một ngày (Buổi sáng 7h30 đến 10h30; Buổi chiều từ
13h30 đến 16h30)
• Địa điểm: Nhà văn hóa
• Mục tiêu:

 Cung cấp kiến thức tổng quát cho người dân về bất bình
đẳng giới trong giáo dục: thực trạng, biểu hiện, nguyên
nhân, hậu quả từ đó đưa ra giải pháp thích hợp.
 Bước đầu hình thành cho người dân sự nhận thức và hiểu
biết về bất bình đẳng giới trong giáo dục.


• Nội dung:
1. Chủ đề 1: Thực trạng của bất bình đẳng giới trong
giáo dục.

 BCT cho người dân xem video về tình trạng bất bình đẳng
giới trong giáo dục.
 Sau khi người dân xem xong video, BTC đặt ra câu hỏi:
video trên nói về vấn đề gì?
 BTC giải thích về tình trạng và khái niệm của bất bình
đẳng giới trong giáo dục để người dân hình dung được
vấn đề sắp được đề cập đến trong buổi tập huấn.
 BTC trình bày thực trạng của bất bình đẳng giới trong
giáo dục ở trên thế giới, Việt Nam và tại địa phương.

2. Chủ đề 2: Biểu hiện của bất bình đẳng giới trong giáo

dục.

 BTC chia người dân thành các nhóm nhỏ để họ suy nghĩ,
thảo luận về các biểu hiện của bất bình đẳng giới trong
giáo dục dựa vào video đã được xem ở phần trước và sự
hiểu biết của người dân.
 Người dân trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình.
 BTC bổ sung và đưa ra kết luận cho chủ đề trên.

3. Chủ đề 3: Nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong
giáo dục

 BTC cho người dân tham gia trò chơi để họ nhận định các
nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong giáo dục bằng
cách phân loại nhóm nguyên nhân đúng và sai.
 Thể lệ trò chơi:
+ BTC chia người dân thành 3 đội chơi, mỗi đội gồm có 7
người.


+ BTC sẽ phát các mẫu giấy đã ghi nội dung các nguyên
nhân.
+ Nhiệm vụ của mỗi đội là thảo luận, phân loại nhóm
nguyên nhân đúng và sai rồi trình bày sản phẩm của mình
trên bảng.
+ Đội nào có nhiều đáp án đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.

 BTC giải thích câu trả lời rồi giải đáp thắc mắc cho người
dân nếu có.


 BTC kết luận nội dung của chủ đề.
4. Chủ đề 4: Hậu quả của bất bình đẳng giới trong giáo
dục

 BTC mời người dân đưa ra nhận định về hậu quả và ảnh
hưởng của bất bình đẳng giới trong giáo dục.
 BTC nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận nội dung của
chủ đề.

5. Chủ đề 5: Giải pháp xóa bỏ bất bình đẳng giới trong
giáo dục

 BTC sẽ mời chuyên gia chia sẻ những giải pháp nhằm xóa
bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục, đồng thời giải đáp
thắc mắc của người dân sau buổi tập huấn.
 BTC tổng kết các nội dung đã được tập huấn trong ngày.
 BTC phát sổ tay và thông báo nội dung, yêu cầu của buổi
hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Tổ chức cuộc thi vẽ áp phích tuyên
truyền về bình đẳng giới.

• Thời gian: từ 13h30 đến 16h30
• Địa điểm: Nhà văn hóa
• Mục tiêu:


+ Tạo sân chơi lành mạnh để người dân thể hiện kĩ năng
và sự hiểu biết của bản thân về vấn đề bất bình đẳng giới
trong giáo dục.
+ Củng cố kiến thức cho người dân về bất bình đẳng giới

trong giáo dục.
• Nội dung:

 BTC chia người dân thành 5 đội.
 Các thành viên trong đội cùng nhau thảo luận, đưa ra ý
tưởng và thiết kế một áp phích tuyên truyền về bất bình
đẳng giới trong giáo dục.
 Các đội thể hiện sản phẩm của mình trên giấy A0.
 BTC cho 5 đội trưng bày và giới thiệu sản phẩm theo hình
thức triển lãm tranh.
 BTC cho mỗi người dân bình chọn tranh mà họ yêu thích
nhất và đưa ra cảm nghĩ của họ về bức tranh đó. Tất cả
những bức tranh của buổi triễn lãm sẽ được lưu giữ và
treo tại nhà văn hóa.
 BTC cho người dân nói lên cảm nhận của bản thân về
hoạt động của buổi tập huấn đó.
 BTC tổng kết hoạt động của buổi, đồng thời thông báo
yêu cầu, nội dung của hoạt động sau.
Hoạt động 3: Tổng kết

• Thời gian: từ 7h30 đến 10h30
• Địa điểm: nhà văn hóa
• Mục tiêu
+ Giúp người dân hệ thống, tổng hợp lại những kiến thức
đã được tập huấn.
+ Đánh giá được tính hiệu quả của cả chương trình tập
huấn.
• Nội dung

 Trước khi đi vào chương trình của buổi tập huấn, sẽ có 1

tiết mục văn nghệ giao lưu giữa BTC và người dân.


 Mỗi nhóm sẽ trình bày một hoạt cảnh trong vòng 15 phút
(đã chuẩn bị trước đó) có liên quan đến vấn đề xóa bỏ bất
bình đẳng giới trong giáo dục đồng thời nói lên thông điệp
mà họ muốn nhắn nhủ sau mỗi hoạt cảnh.
 BTC cho người dân nói lên cảm nhận về các vở kịch, đồng
thời chia sẻ những gì mà họ đã lĩnh hội được trong suốt
quá trình tập huấn.
 BTC tổng kết chương trình tập huấn và trao quà cho

-

người dân.
Cơ quan lực lượng chủ trì: Ban tổ chức chương trình
Cơ quan lực lượng phối hơp: UBND các huyện, các ban
ngành đoàn thể trong huyện như: hội phụ nữ, đoàn thanh

-

niên.
Thời gian: 3 tháng đi qua nhiều huyện của tỉnh Điện Biên.
Tại mỗi huyện sẽ có thời gian là 4 ngày
Nguồn lực
Kinh phí: Từ nguồn kinh phí của chương trình và huy
động sự đóng góp của tỉnh và tại mỗi huyện diễn ra
tập huấn.
Nhân lực: Các chuyên viên tham gia để cung cấp kiến
thức; Đội ngũ tình nguyện viên hỗ trợ trong các ngày

diễn ra tập huấn; Các cán bộ, đội ngũ có kiến thức tại

địa phương.
c. Mục tiêu 3: Người dân dần thay đổi nhận thức và vận

-

dụng các kiến thức vào đời sống thực tiễn
Kết quả dự kiến/ chỉ tiêu:
• 70% người dân bắt đầu có sự thay đổi nhận thức về
bình đẳng giới trong giáo dục
• 80% người dân tham gia ký cam kết thực hiện bình

-

đẳng giới trong giáo dục
Thực trạng:
• Người dân chưa có nhận thức đúng về bình đẳng giới
• Họ chưa từng tham gia ký cam kết để bảo về lợi ích
của phụ nữ, trẻ em gái trong việc được tham gia giáo
dục.


- Giải pháp/ hoạt động:
• Theo dõi giám sát người dân đã thay đổi, nhận thức và
vận dụng các kiến thức vào đời sống thực tiễn như thế

-

nào.

• Tổ chức kí cam kết thực hiện.
Cơ quan lực lượng chủ trì
• Ban tổ chức chương trình
Cơ quan lực lượng phối hợp
• UBND Huyện, Phòng lao động thương binh xã hội, Ban
tuyên giáo tại địa phương, Hội phụ nữ, Đoàn thanh

-

niên
Thời gian: diễn ra trong thời gian 2-3 tháng, đi qua một số
huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Nguồn lực:
• Nguồn kinh phí từ nhà tài trợ, huy động từ nguồn ngân
sách của tỉnh và huyện
• Các nhân viên trong ban tổ chức chương trình, các tình
nguyện viên và đội ngũ cán bộ có kiến thức tại địa
phương.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×