Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thực trạng BBĐG trong mức sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.85 KB, 3 trang )

Ngày nay, tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết bắt nguồn từ
những quan điểm truyền thống và những tư tưởng định kiến trong các xã hội về sự trọng
nam khinh nữ tại nhiều quốc gia. Chính vì bất bình đẳng giới trong thu nhập chính là
nguyên nhân lớn dẫn đến bất bình đẳng trong mức sống của nam và nữ tại Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung.
1. Tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nghèo đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong thời kỳ quá độ từ
một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường.
Tại Việt Nam, phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động. Tuy có tỷ lệ tham gia lao động
tương đương nhau, nhưng phụ nữ và nam giới vẫn tập trung vào những ngành nghề khác
biệt nhau:
-

-

Ở những nghề nơi mà phụ nữ chiếm số đông, như công nghiệp dệt may hay
giảng dạy tiểu học, nam giới vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong các vị trí lãnh đạo
cao hơn.
Chỉ có 23% số phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế có công việc được trả lương
so với 42% số nam giới.
Mức lương trung bình một giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% mức lương đó của
nam giới (FAO &UNDP 2002).

Những số liệu trên cho thấy, sự khác nhau về thu nhập vẫn còn tồn tại, phụ nữ có thu
nhập ít hơn nam giới trong mọi ngành nghề. Thu nhập đóng vai trò như là “đầu vào” để
quyết định “đầu ra”, do đó khi phụ nữ có thu nhập ít hơn nam giới nhưng nhu cầu cuộc
sống là ngang nhau dẫn đến mức sống giữa nam và nữ có sự chênh lệch. Cụ thể như sau:



a. Giáo dục

Khả năng tham gia học tập của trẻ em nam và nữ trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đều có sự khác biệt. Tại Việt Nam, trẻ em nam có số năm đi học
trung bình là 7,4 trong khi trẻ em nữ có số năm đi học trung bình là 6,5. Tỷ lệ
chênh lệch là 1,1.
Giáo dục:

Số năm đi học trung bình

Nước

Năm đ.tra

Trung
Quốc

Cả nước

N.thô
n

Đô thị

Đ.thị/
N.th

Nam

Nữ


Nam/N


2000

6,5

5,2

8,5

1,6

7,2

5,8

1,2

Lào

1997

4,1

3,4

7,3


2,2

5,4

2,9

1,9

Campuchia

1999

5,7

5,5

7,1

1,3

6,4

5,2

1,2

Việt Nam

2000


7,0

6,4

8,5

1,3

7,4

6,5

1,1

Thái Lan

2000

6,9

5,8

9,0

1,5

7,2

6,6


1,1

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2005: 412~415
b. Chi tiêu ăn uống và ngoài ăn uống

Theo kết quả điều tra, chất lượng nhà ở của những gia đình có chủ hộ là nữ cũng
cao hơn nam giới. Chính vì vậy mà trong khi tỷ lệ các hộ gia đình có chủ hộ là nữ
có nhà kiên cố chiếm 19.18% (năm 2001-2002) và 22.62% (năm 2003-2004) thì tỷ
lệ này đối với các hộ gia đình có chủ hộ là nam chỉ có 16.52% (năm 2001-2002)
và 20.13% (năm 2003-2004).
Năm 2001-2002
Năm 2003-2004
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Cho y tế, chăm sóc sức khỏe
20.61
13.79
33.8
23
Cho giáo dục
21.91
15.09
27.4
21.5
Cho văn hóa thể thao, giải trí
5.11
2,24
7.4

3.8
Cho ăn uống ngoài gia đình
21.91
15.09
42.2
23.6
Bảng: Chi tiêu bình quân đầu người trên tháng trong gia đình chi theo giới
tính chủ hộ (nghìn đồng).
Nội dung tiêu chí

c. Giá trị tài sản và nơi ở


Cùng với mức thu nhập, giáo dục và chi tiêu ăn uống và ngoài ăn uống thì chỉ báo
về nhà ở cũng đóng vai trò quan trọng thể hiện mức sống của dân cư. Chúng ta ai
cũng biết con người ta trước hết cần ăn, mặc, ở, đi lại sau đó mới đến những hoạt
động khác. Như vậy, sau khi lao động có nguồn thu nhập để trang trải những nhu
cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày, họ thường cố gắng để dành ra phần tích
lũy cho việc tu tạo và xây dựng nơi ở của mình.
Bảng: Tỷ lệ nam nữ đứng tên giấy quyền sử dụng đất
Chủ sử dụng
Nam giới
Nữ giới
đứng tên
đứng tên
Đất nông nghiệp hằng năm
66
19
Đất ở
60

22
Nguồn: điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004
Loại đất

Theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 cho thấy có 66% đất nông
nghiệp và 60% đất ở chỉ mang tên chồng. Trong khi đó phụ nữ có cơ hội đứng tên
quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở đều thấp, chỉ 34% và 40%. Điều này hiện
vẫn đang gây nhiều bất lợi cho nhiều phụ nữ không chỉ trong việc vay vốn và còn
cả vị thế éo le của họ nếu khi vợ chồng không hòa hợp, dẫn đến ly hôn thì có rất
nhiều phụ nữ đã phải ra đi tay trắng và không có nhà để ở.



×