Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NẾP SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN Ở KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________________

VĂN NGỌC SEN

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
NẾP SỐNG VĂN HĨA CỦA SINH VIÊN Ở KÍ TÚC XÁ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG
Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục
Mã số :
60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. HOÀNG THỊ THU HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2006


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn, tác giả đã
được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và quý thầy cơ giáo. Với tình
cảm chân thành, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang.
Chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn các vị Giáo sư, tiến sĩ, tập thể quý thầy
cô giáo, cán bộ nhân viên Phịng Khoa học cơng nghệ - Sau đại học, Khoa Tâm
lý - Giáo dục trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ, chỉ dẫn cho tơi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.


Đặc biệt tác giả bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS.Hồng Thị Thu Hà Giảng viên Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, người thầy trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học, đã dành thời gian rất
quý báu để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tác giả chân thành cảm ơn TS. Phan Thị Tố Oanh - Giảng viên trường
Cán bộ quản lý TW II, TP. Hồ Chí Minh đã dành thời gian q báu giúp đỡ tơi
trong thời điểm khó khăn nhất của quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các phòng, ban chức năng của Sở Giáo dục và
Đào tạo Khánh Hòa, trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, các đồng nghiệp,
bạn bè, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng tơi trong q trình chuẩn bị tư
liệu hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………...
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………...
2. Mục đích của đề tài ……………………………………………………………............
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu …………………………………………………...
4. Giả thuyết nghiên cứu …………………………………………………………............
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu …………………………………………………........
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………………........
7. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………...
NỘI DUNG ……………………………………………………………………………...
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NSVH CỦA SV Ở KTX …………….

1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………………..
1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý NSVH của SV ở KTX ……………………………
1.2.1. Quản lý ……………………………………………………………………….
1.2.2. NSVH của SV ………………………………………………………………..
1.2.3. Quản lý NSVH của SV ở KTX ……………………………………………….
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSVH CỦA SV Ở KTX TRƯỜNG CĐSP

1
1
3
3
3
3
4
4
9
9
9
15
15
17
26

NHA TRANG ………………………………………………………………............... 31
2.1. Tình hình KTX của trường CĐSP Nha Trang ……………………………………….
2.1.1. Cơ sở vật chất ………………………………………………………………..
2.1.2. Bộ máy quản lý KTX ………………………………………………………..
2.2. Thực trạng NSVH của SV ở KTX …………………………………………………..
2.2.1. Tình hình SV trường CĐSP Nha Trang ………………………………..........
2.2.2. Tình hình SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang ……………………………..

2.2.3. Những biểu hiện về NSVH của SV trong giao tiếp, ứng xử ………………..
2.2.4. Những biểu hiện về NSVH của SV trong học tập …………………………..
2.2.5. Những biểu hiện về NSVH của SV trong sinh hoạt cá nhân ………………..
2.3. Thực trạng quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang ……………….
2.3.1. Các chủ thể quản lý NSVH của SV ở KTX ………………………………….

31
31
33
34
34
34
36
39
44
50
50


2.3.2. Các hoạt động quản lý NSVH của SV ở KTX ………………………….......
54
2.3.3. Các nội dung, biện pháp quản lý NSVH SV ở KTX hiện nay ………………
61
2.4. Nguyên nhân của thực trạng quản lý NSVH SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang…
66
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NSVH CỦA SV Ở KTX TRƯỜNG CĐSP NHA TRANG …………….……

70


3.1. Những căn cứ để đề xuất các nhóm biện pháp ………………………………………
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển giáo
dục, phát triển con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước …………….
3.1.2. Tình hình giáo dục của tỉnh Khánh Hịa hiện nay ……………………………
3.1.3. Vai trò của hệ thống trường sư phạm trong giai đoạn hiện nay ………….......
3.1.4. Mục tiêu đào tạo SV sư phạm của trường CĐSP Nha Trang …………….......
3.1.5. Xuất phát từ thực trạng quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha
Trang hiện nay ……………………………………………………………….
3.2. Đề xuất các nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý NSVH của
SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang ……………………………
3.2.1. Đối với lãnh đạo nhà trường ………………………………………………….
3.2.2. Đối với BQL KTX trường CĐSP Nha Trang ………………………………..
3.2.3. Đối với các phịng, ban, khoa, tổ, GVCN, Đồn TN, Hội SV của trường …..
3.3. Khảo sát sự cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý NSVH của SV ở KTX ……………………………………………….
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………...
PHỤ LỤC

70
70
71
73
74
75
76
76
79
85
89

92
98


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BCH
BQL
CBQL
CBGV
CĐSP
CNH
CSVC
ĐCS
ĐHSP
ĐTB
GD&ĐT
GS
GVCN
HĐH
HS
KTX
NCKH
NSVH
NVSP
Nxb
QLSV
SHCT
SV
TDTT

THCN
THCS
THPT
TN
TTSP
TW
UBND
VHVN
VN
XHCN

Ý nghĩa
Ban Chấp hành
Ban quản lý
Cán bộ quản lý
Cán bộ lãnh đạo, CBQL phịng, ban, khoa,
chun viên, GVCN, cán bộ Đồn TN, Hội SV
Cao đẳng sư phạm
Cơng nghiệp hóa
Cơ sở vật chất
Đảng Cộng sản
Đại học sư phạm
Điểm trung bình
Giáo dục và đào tạo
Giáo sư
Giáo viên chủ nhiệm
Hiện đại hố
Học sinh
Kí túc xá
Nghiên cứu khoa học

Nếp sống văn hóa
Nghiệp vụ sư phạm
Nhà xuất bản
Quản lý SV
Sinh hoạt chính trị
Sinh viên
Thể dục thể thao
Trung học chuyên nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thanh niên
Thực tập sư phạm
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Văn hóa văn nghệ
Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá mức độ hợp lý của việc sử dụng CSVC ở KTX……………………32
Bảng 2.2: Mức độ cần thiết xây dựng và sử dụng CSVC ở KTX………………………..33
Bảng 2.3: Phân bố SV đang ở KTX theo khoa, giới, các năm học I,II,III……………….35
Bảng 2.4: Những biểu hiện NSVH của SV ở KTX trong giao tiếp, ứng xử………….… 36
Bảng 2.5: Những biểu hiện về NSVH của SV ở KTX trong học tập…………………….39
Bảng 2.6: Thống kê số lượng SV tham gia NCKH (từ năm 2001-2006)……………….. 41
Bảng 2.7: Những biểu hiện NSVH của SV ở KTX trong sinh hoạt cá nhân…………..…44
Bảng 2.8: Đánh giá chung những biểu hiện NSVH của SV ở KTX trên các mặt: giao
tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân…………………………………….…48
Bảng 2.9: Các chủ thể quản lý NSVH của SV ở KTX…………………………………...50

Bảng 2.10: Các hoạt động quản lý NSVH của SV ở KTX……………………………….54
Bảng 2.11: Hiệu quả các nội dung, biện pháp quản lý NSVH của SV ở KTX..................62
Bảng 2.12: Nguyên nhân của thực trạng quản lý NSVH của SV ở KTX hiện nay ……...66
Bảng 3.1: Số lượng giáo viên tiểu học, THCS từ năm 2001 – 2006……………………..72
Bảng 3.2: Một số phẩm chất năng lực, kiến thức chuyên môn cần bồi dưỡng cho
Ban QL KTX…………………………………………………………………..78
Bảng 3.3: Sự cần thiết của các nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý NSVH của SV ở KTX (khối SV)………………………………..…...89
Bảng 3.4: Sự cần thiết của các nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý NSVH của SV ở KTX (khối CBGV)…………………………….......90

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1:Mức độ cần thiết bồi dưỡng những phẩm chất, năng lực, kiến thức chuyên
môn cho BQL KTX ……………………………………………………. …..79
Sơ đồ 3.1:Quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý NSVH của SV ở KTX………. …88


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ln coi
trọng sự nghiệp phát triển giáo dục, văn hóa, NSVH. Năm 1980 Ban Nếp sống mới
TW được thành lập do Ban Bí thư TW Đảng trực tiếp chỉ đạo, do yêu cầu nhiệm vụ
sau 3 năm đổi mới, đến năm 1989 Ban Nếp sống mới TW có tên là Ban chỉ đạo
NSVHTW. Cả nước đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng NSVH-Gia đình văn hóa
trong tình hình mới nhằm xây dựng cho cá nhân, gia đình và XH có nếp sống văn
hóa. Sau 10 năm đổi mới, ngày 29/3/1996, trong Thơng báo số 178-TB/TW của
Ban Bí thư về tăng cường nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề gia đình có nêu: “…đẩy
mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở tất cả các địa phương, coi đây là

công tác trọng tâm của cuộc vận động xây dựng NSVH hiện nay”. [1].
Để thực hiện những nội dung nêu trong Nghị quyết Đại hội IX, tại Hội nghị
lần thứ 9 BCHTW ĐCSVN khóa IX đã nhấn mạnh: “…Tăng cường quản lý nhà
nước, hồn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống
văn hóa, văn minh; hình thành các giá trị con người mới, giá trị XH mới làm cơ sở
và động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững” [46]; mặt khác, Nghị quyết
số 02, ngày 12.05.2005 của BCH tỉnh Đoàn Khánh Hồ về việc “ Tăng cường cơng
tác giáo dục của Đoàn trong giai đoạn hiện nay” đã nhấn mạnh:“... tăng cường và
nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên; tăng
cường giáo dục đạo đức, nếp sống và tổ chức các hoạt động văn hố, văn nghệ trong
thanh thiếu niên...”.
Nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về TN và
công tác TN, tăng cường chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện TN, bảo vệ TN
trước tác động của hiện tượng tiêu cực trong XH, đồng thời phát huy tính xung
kích, tiềm năng to lớn của TN, trách nhiệm của TN trong thời kỳ CNH,HĐH, trong
chương II, điều 13 của Luật TN (có hiệu lực bắt đầu từ 01/7/2006) có ghi: “TN
thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, hành vi ứng xử văn hóa, thực hiện nếp
sống văn minh”. [34].


2

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học là nơi đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cao cho đất nước, tiếp cận tri thức ở mức cao nhất, sản sinh ra
tri thức mới, tư duy mới thúc đẩy một số lĩnh vực đi vào kinh tế tri thức, giáo dục
đại học cũng là nơi đào tạo các nhà giáo cho các cấp học thấp hơn và các trường sư
phạm được xem là nơi đào tạo ra những giáo viên tương lai có trọng trách chuyển
giao tri thức cho thế hệ trẻ đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống hiện nay. Để thực
hiện nhiệm vụ rất vinh quang và cũng đầy khó khăn này, bên cạnh việc chuẩn bị
đầy đủ về mặt tri thức chuyên môn, những kỹ năng nghề nghiệp, các SV sư phạm

cần phải được quản lý NSVH để góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho SV.
Trường CĐSP Nha Trang là trường đào tạo đội ngũ giáo viên cho tỉnh Khánh
Hòa cấp tiểu học, THCS, chính vì vậy nhà trường rất quan tâm đến công tác quản lý
NSVH của SV, đây là một vấn đề quan trọng góp phần khơng nhỏ vào sự thành
công trong việc đào tạo những kỹ sư tâm hồn góp phần vào sự nghiệp GD&ĐT cho
tỉnh Khánh Hịa.
Trong quá trình đào tạo, phần lớn các SV đều ở các huyện, thị xã về thành
phố Nha Trang để học nên nhu cầu được ở trong KTX của trường ngày càng tăng.
Được sự đầu tư của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Khánh Hòa, trường CĐSP Nha Trang
đã nâng cấp, xây mới các dãy nhà trong KTX để tạo điều kiện cho SV lưu trú, tuy
vậy do diện tích KTX hẹp và một bộ phận SV ở tại Nha Trang nên KTX nhà trường
chỉ giải quyết cho SV các huyện, thị xã có nhu cầu ở KTX. Có thể nói quản lý SV ở
KTX của trường trong những năm qua đã có những kết quả bước đầu đáng khích lệ,
góp phần giáo dục SV có phẩm chất, năng lực sư phạm đáp ứng cho sự nghiệp
GD&ĐT của tỉnh Khánh Hoà; bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế
nhất định về nội dung, hình thức, biện pháp quản lý NSVH của SV,…do vậy NSVH
của SV trong KTX chưa thật sự đi vào nề nếp. Điều này đòi hỏi nhà trường phải
xem xét, đánh giá thực trạng công tác quản lý NSVH của SV ở KTX, từ đó tìm ra
ngun nhân và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
NSVH của SV ở KTX. Hơn nữa, trong những năm qua tại tỉnh Khánh Hòa và
trường CĐSP Nha Trang chưa tìm thấy nhiều cơng trình nghiên cứu sâu về vấn đề
quản lý NSVH của SV nói chung và SV ở KTX nói riêng.


3

Xuất phát từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu “ Thực
trạng quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục.
2. Mục đích của đề tài

Làm rõ thực trạng quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang,
từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSVH của SV ở
KTX trường CĐSP Nha Trang.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang.
+ Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang;
- Lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý, chuyên viên các phòng, ban, khoa, tổ,
GVCN các lớp, cán bộ Đoàn TN, Hội SV của trường CĐSP Nha Trang (58 người);
- SV đang nội trú trong KTX trường CĐSP Nha Trang thuộc 4 khoa: Tự Nhiên,
Xã Hội, Ngoại Ngữ, Tiểu Học (360 người).
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang có những kết
quả nhất định song vẫn còn một số hạn chế về nội dung, biện pháp,…quản lý;
- Một số biểu hiện NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang vẫn chưa đi vào
nề nếp;
- Khi đánh giá được thực trạng và tìm ra nguyên nhân của thực trạng công tác quản
lý NSVH của SV ở KTX, chúng ta đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang.
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Do điều kiện và khả năng có hạn của tác giả, vì vậy luận văn chỉ giới hạn tập
trung nghiên cứu thực trạng quản lý NSVH của SV ở KTX (hệ chính quy), tìm ra
ngun nhân và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý


4

NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang; những hoạt động ngoài phạm vi
KTX của trường, tác giả chưa có điều kiện để nghiên cứu.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Tìm hiểu những biểu hiện về NSVH của SV ở KTX, làm rõ thực trạng công
tác quản lý NSVH của SV và nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý NSVH
của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang.
6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH
của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Các quan điểm phương pháp luận được vận dụng trong đề tài này là:
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận và nhóm phương
pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Yêu cầu của quan điểm này là “xem xét đối
tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái
vận động và phát triển.”[41]. Tiếp cận quan điểm này, giúp người nghiên cứu nhìn
nhận một cách sâu sắc, toàn diện, khách quan về đối tượng cần nghiên cứu, thấy
được mối liên hệ nhiều mặt, chặt chẽ trong công tác quản lý NSVH của SV, từ đó
tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý NSVH của SV ở KTX hiện nay và
đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH của SV ở
KTX trong thời gian tới.
7.1.2. Quan điểm khách quan
Được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, giúp người
nghiên cứu “ đánh giá các sự vật, hiện tượng khách quan, khơng thiên về tình cảm,
định kiến, mà phải dựa trên các tư liệu, số liệu và bằng chứng cụ thể, đủ độ tin cậy.”
[41] về thực trạng công tác quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang.

7.1.3. Quan điểm lôgic - lịch sử
Giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện
hồn cảnh, tình hình cụ thể, trường hợp cụ thể của đối tượng nghiên cứu trong mối



5

quan hệ chặt chẽ của lực lượng quản lý giáo dục trong nhà trường, của hồn cảnh
xung quanh (gia đình, nhà trường, XH) để phục vụ cho việc quan sát, phỏng vấn,
điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài.
7.1.4. Quan điểm thực tiễn giáo dục
Sử dụng quan điểm thực tiễn giáo dục, bởi vì nó “vừa là điểm xuất phát của
đề tài, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá, thừa nhận kết quả nghiên cứu của đề tài.”[41].
Thực tiễn trong những năm qua và cho đến hiện nay (10/2006), tại tỉnh
Khánh Hòa và trường CĐSP Nha Trang chưa tìm thấy nhiều cơng trình nghiên cứu
sâu về vấn đề quản lý NSVH của SV ở KTX. Trong khi đó, việc nghiên cứu thực
trạng cơng tác quản lý NSVH của SV ở KTX, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH của SV ở KTX là cần
thiết, phục vụ trực tiếp công tác quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha
Trang trong tình hình mới.
7.2. Hệ phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc tài liệu, sách, báo, các báo cáo, tổng kết hoạt động của BQL KTX, các
thơng tin trên internet,v.v. để hệ thống hóa vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: thường xuyên tiến hành quan sát các hoạt động
của SV ở KTX, các hoạt động của BQLKTX, cán bộ lãnh đạo, quản lý, chun viên
các phịng ban, GVCN, cán bộ Đồn TN, Hội SV trong việc quản lý NSVH của SV.
Mục đích nhằm thu thập thơng tin ban đầu về đối tượng, khách thể nghiên cứu bằng
tri giác trực tiếp và ghi lại một số biểu hiện, những ưu điểm, những kinh nghiệm tốt,
những nhược điểm, hạn chế của SV, cán bộ quản lý KTX,….Mặt khác, người
nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp quan sát hoạt động của SV ở KTX và cán
bộ quản lý KTX tại KTX trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh nhằm so sánh và rút ra
những bài học, kinh nghiệm hay từ KTX có nhiều thành tích này.

- Phương pháp phỏng vấn: tiến hành trao đổi trực tiếp với một bộ phận SV
ở KTX, các cán bộ quản lý và nhân viên KTX, chuyên viên các khoa, phịng, ban,
tổ, giáo viên có liên quan đến cơng tác quản lý NSVH của SV ở KTX. Nội dung


6

phỏng vấn xoay quanh những vấn đề biểu hiện của SV trong giao tiếp, ứng xử, học
tập, sinh hoạt cá nhân. Mục đích phỏng vấn là để thu thập những thông tin cụ thể,
sinh động và biết được một số biểu hiện NSVH của SV ở KTX trên một số mặt cần
nghiên cứu để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý NSVH của SV ở KTX.
Bên cạnh đó, người nghiên cứu đã phỏng vấn cán bộ quản lý KTX của các
trường ĐH Nha Trang, CĐSP Nhà trẻ-Mẫu giáo TW II, đội SV tự quản của KTX
trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh…nhằm mục đích thu thập thơng tin về nếp sống SV
ở KTX các trường bạn, học hỏi những kinh nghiệm hay trong việc quản lý nếp sống
SV ở KTX, từ đó nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang.
- Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chính nhằm khảo sát biểu hiện
NSVH của SV ở KTX, thực trạng công tác quản lý NSVH của SV ở KTX và những
chủ thể, hoạt động, nội dung, biện pháp quản lý NSVH của SV ở KTX. Phiếu ttrưng
cầu ý kiến là công cụ nghiên cứu chính của đề tài.
Việc xây dựng phiếu trưng cầu được tiến hành theo các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Dựa vào những biểu hiện nếp sống SV trong thực tiễn và cơ sở lý
luận liên quan đến việc quản lý NSVH của SV, chúng tôi soạn thảo 2 phiếu trưng
cầu dạng mở :
+ Phiếu thứ nhất: lấy ý kiến của 40 người gồm: cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý,
chuyên viên các phòng ban, khoa, tổ, GVCN một số lớp, cán bộ Đoàn TN, Hội SV
của trường CĐSP Nha Trang.
+ Phiếu thứ hai: lấy ý kiến của 90 SV (năm I,II,III) thuộc 4 khoa (Tự Nhiên, Xã
Hội, Ngoại Ngữ, Tiểu Học) đang ở KTX trường CĐSP Nha Trang.

- Giai đoạn 2: Từ kết quả thăm dò nói trên, kết hợp với những cơ sở lý luận liên
quan đến việc quản lý NSVH của SV, đặc biệt là việc tiếp thu ý kiến của Thầy, cô
trong Hội đồng bảo vệ đề cương (3/2006), người nghiên cứu xây dựng phiếu trưng
cầu chính thức gồm: Mẫu 1 (dành cho khối CBGV) có 11 câu hỏi và mẫu 2 (dành
cho SV đang ở KTX) có 10 câu hỏi, câu hỏi của mẫu 1 và mẫu 2 giống nhau từ câu
1 đến câu 9, riêng câu 10 của 2 mẫu có khác nhau. (Xin xem phần phục lục 1,2).


7

Chọn mẫu: Có một số phương pháp chọn mẫu thơng dụng như: chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu theo hệ thống, chọn mẫu tỉ lệ theo tầng lớp, chọn
mẫu theo nhóm .v.v.
Đối với SV: Trước tiên, chúng tơi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu tỉ lệ
theo tầng lớp, cụ thể như sau: Một dân số SV CĐSP Nha Trang ở KTX là 668
người (năm học 2005-2006), được chia ra theo 3 tầng lớp là: SV năm thứ I: 202 SV;
năm II: 291 SV; năm III: 175 SV. Dùng kí hiệu W để chỉ tỉ lệ dân số ở mỗi tầng
lớp/ toàn thể dân số, cụ thể là:
Năm I: W1 = 202/ 668 = 0,302.
Năm II: W2 = 291/668 = 0,435.
Năm III: W3 = 175/668 = 0,2619.
Chúng tôi cần chọn mẫu 360 SV, trong đó có đủ tầng lớp SV năm I,II,III với
tỉ lệ dân số như trên. Do vậy, chúng tôi chọn số người ở trong mỗi tầng lớp, kí hiệu
là n1, n2, n3, cụ thể như sau:
Năm I:

n1 = 0,302 x 360

= 109 SV


Năm II:

n2 = 0,435 x 360

= 156 SV

Năm III:

n3 = 0,2619 x 360

= 94 SV

Tổng n1 + n2 + n3 = 109 + 156 + 94 = 359 SV.
Để chọn đủ số SV theo mẫu đã định (360 SV), chúng tôi dùng phương pháp chọn
ngẫu nhiên thêm 1SV. Kết quả, đã chọn được 1SV năm III.
Đối với CBGV: Do số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý các khoa, phịng, ban,
tổ, Đồn TN, Hội SV, chuyên viên, GVCN của trường ít (tổng cộng 68 người) nên
chúng tôi gởi đầy đủ 68 phiếu, thu về 68 phiếu, kết quả số phiếu hợp lệ : 58 phiếu.
Ghi chú:

Phiếu hợp lệ là phiếu thực hiện đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi.
Phiếu không hợp lệ là phiếu vi phạm những tiêu chí sau:

- Với câu 1:
Câu 1.1: Phiếu trả lời bỏ trống ở cả 3 mức độ hoặc đánh dấu từ 2 mức độ trở lên.
Câu 1.2 Phiếu trả lời bỏ trống từ 1 lựa chọn trở lên hoặc trả lời có 2 lựa chọn trong
mỗi câu hỏi.


8


- Từ câu 2 đến câu 4: Phiếu không trả lời hoặc trả lời có 2 lựa chọn trở lên trong
mỗi câu hỏi.
- Với câu 5: Phiếu trả lời bỏ trống ở cả 4 mức độ hoặc đánh dấu từ 2 mức độ trở lên
trong mỗi câu hỏi.
- Câu 6, câu 7: Phiếu trả lời bỏ trống ở cả 3 mức độ hoặc đánh dấu từ 2 mức độ trở
lên trong mỗi câu hỏi.
- Với câu 8: Phiếu trả lời bỏ trống ở cả 5 mức độ hoặc đánh dấu từ 2 mức độ trở lên
trong mỗi câu hỏi.
- Với câu 9: Phiếu khơng trả lời hoặc trả lời có 2 lựa chọn cho mỗi câu hỏi.
- Với câu 10 (mẫu 2): Phiếu trả lời bỏ trống ở cả 3 mức độ hay đánh dấu từ 2 mức
độ trở lên cho mỗi câu hỏi.
- Với câu 10 (mẫu 1): Phiếu khơng trả lời hoặc trả lời có 2 lựa chọn cho mỗi câu
hỏi.
- Với câu 11 (mẫu 1): Phiếu trả lời bỏ trống ở cả 3 mức độ hoặc đánh dấu từ 2 mức
độ trở lên cho mỗi câu hỏi.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
+ Tính tần số, tỉ lệ phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn.
+ Xếp thứ hạng
+ Kiểm nghiệm Chi - bình phương.
+ Phân tích nội dung từ các số liệu đã thống kê, tổng hợp.
Tất cả các số thống kê được xử lý trên máy tính bằng phần mềm SPSS 13.0. for
Windows.


9

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NSVH CỦA SV Ở KTX

1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề nghiên cứu nếp sống đã được đề cập từ lâu qua nhiều tác phẩm
nghiên cứu công phu như :“ Bộ Thiên Nam dư hạ tập thời Lê Thánh Tơng cịn ghi
lại nhiều quy định của nhà nước về phong tục và nếp sống trong nhân dân: từ việc
ăn uống, quần áo, nhà cửa, cho đến đám cưới, đám ma, cùng mọi sinh hoạt trong gia
đình và làng xã.”[19, tr.219]. Nhà vua xem việc ban hành những quy định ấy là
công việc rất cần thiết nhằm củng cố quyền quốc gia và để bảo vệ sự thống trị của
mình.
Cụ Phan Kế Bính (1875 – 1921) là một nhà biên khảo và dịch thuật xuất sắc,
có cơng phu, sáng tạo và có tư tưởng tiến bộ, ơng nghiên cứu công phu về các
phong tục tập quán của dân tộc VN qua bao thăng trầm của lịch sử 4000 năm.
Trong tác phẩm “ VN phong tục” của ông, hầu hết những phong tục XH, phong tục
trong gia tộc, thói quen, nếp sống của con người VN kể từ xưa đến đầu thế kỷ XX
được tác giả phản ánh một cách khách quan, từ đó ca ngợi những phẩm chất, thói
quen tốt của con người VN, đồng thời mạnh dạn phê phán các yếu tố lạc hậu, trì trệ
trong các phong tục, thói quen, nếp sống … khơng phù hợp với thuần phong mỹ tục
và bản sắc văn hóa dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại cũng đã
nhấn mạnh việc xây dựng “Đời sống mới” (sau này đổi thành nếp sống mới), cách
làm việc mới, Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ lịng nhân ái,
kính già, yêu trẻ, có lối sống thật thà, khiêm tốn, trung thực, yêu lao động, yêu đồng
bào và yêu tổ quốc. Trong lúc nước nhà chưa thống nhất, việc “xóa bỏ, cải tạo nếp
sống cũ lạc hậu và xây dựng nếp sống mới là nhiệm vụ to lớn và phức tạp, địi hỏi
phải tiến hành, như Hồ Chủ tịch nói: Một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu
dài.” [30, tr.151].


10

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng VN, ĐCSVN ln quan tâm đến

vấn đề văn hóa, NSVH, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng XH mới, con người mới. Vấn đề nghiên cứu
nếp sống, NSVH đã được đề cập trong nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều văn bản
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Từ khi miền Nam được giải phóng, đất nước hồn tồn thống nhất, Đại hội
lần thứ IV và lần thứ V của Đảng đã đề ra đường lối xây dựng nếp sống mới trong
từng văn kiện. Trong Đại hội IV, văn kiện đã dùng khái niệm “ nếp sống mới có văn
hố”, vận động một cách kiên trì và sâu rộng để tạo ra nếp sống mới có văn hố
trong XH, đưa cái đẹp vào đời sống hàng ngày, vào lao động sản xuất. Trong Đại
hội V, Nghị quyết đã nhấn mạnh :“ kiên trì xây dựng nếp sống mới lành mạnh, khoa
học, tiết kiệm và giản dị, bảo vệ và phát triển các giá trị tinh thần. Kiên quyết bài
trừ hủ tục, mê tín, dị đoan, …Tất cả những việc đó nhằm làm cho tư tưởng, tình
cảm, lối sống mới thật sự chiếm ưu thế trong đời sống nhân dân.” [30, tr.21].
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Đề cương văn hóa của Đảng, đồng chí Trường
Chinh trình bày vấn đề lối sống và nếp sống: “Nếp sống mới gắn liền quyền lợi với
trách nhiệm và nghĩa vụ.…xây dựng CNXH, bảo vệ tổ quốc, tôn trọng luật pháp,
giữ gìn trật tự an ninh…khơng chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi
người, được thực hiện với ý thức tự giác.” [30, tr.28].
Năm 1980 Ban Nếp sống mới TW được thành lập do Ban Bí thư TW ĐCS
VN trực tiếp chỉ đạo, đến năm 1989 có tên là Ban chỉ đạo NSVHTW. Cả nước đẩy
mạnh cuộc vận động xây dựng NSVH-Gia đình văn hóa trong tình hình mới nhằm
xây dựng cho cá nhân, gia đình và XH có nếp sống văn hóa.
Nghị quyết Đại hội ĐCSCN lần thứ VII nhấn mạnh: “ Xây dựng gia đình văn
hố mới có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển sản
xuất, ổn định và cải thiện đời sống, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo
đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi
người … hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống có văn hố.”[46].
Thơng báo số 178-TB/TW, ngày 29/3/1996 của Ban Bí thư về tăng cường
nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề gia đình sau 10 năm đổi mới có nêu: “ …đẩy mạnh



11

cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở tất cả các địa phương, coi đây là công
tác trọng tâm của cuộc vận động xây dựng NSVH hiện nay.”[1]. Tiếp sau đó, trong
hai ngày 22, 23/8/1996 Hội nghị “ Bàn về cơng tác xây dựng gia đình văn hóa các
tỉnh phía Bắc” đã được tổ chức, Hội nghị nhất trí đề xuất những kiến nghị với Nhà
nước và Bộ Văn hóa – Thơng tin như sau:“…tiếp tục coi cơng tác xây dựng gia đình
văn hóa có tầm chiến lược quốc gia, đề nghị nhanh chóng có kế hoạch cụ thể kiện
tồn Ban chỉ đạo NSVHTW để có biện pháp hữu hiệu, kịp thời củng cố và xây dựng
gia đình văn hóa trong tình hình hiện nay.”[7].
Ngày 16/7/1998, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, khóa VIII của BCHTW
ĐCSVN ra đời, đây là Nghị quyết định hướng chiến lược xây dựng và phát triển
nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nội dung Nghị quyết bao gồm 6
vấn đề quan trọng, trong đó vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, nếp sống được đặt
lên hàng đầu. Nhiều thuật ngữ nếp sống được nhắc đến trong toàn văn của Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 5 như “…Xây dựng con người VN trong giai đoạn cách
mạng mới với những đức tính sau: có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần
kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước…Đẩy mạnh phong
trào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng
dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh…Coi trọng giáo dục đạo lý
làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ cơng dân, lịng u nước, đạo đức, nếp
sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của
mỗi người và tiền đồ của đất nước…Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn
hố, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số…Xây dựng nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủ tục, các tệ nạn cờ bạc, ma túy,
mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng…Khuyến khích nhân dân các xã,
phường, thơn ấp, cụm dân cư, khu tập thể, xí nghiệp, cơ quan xây dựng các quy ước
về nếp sống văn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường thiên
nhiên, cảnh quan sạch đẹp,…”.

Hội nghị lần thứ 9 BCHTW ĐCSVN khóa IX đã nhấn mạnh: “…Tăng cường
quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây
dựng nếp sống văn hóa, văn minh; hình thành các giá trị con người mới, giá trị XH
mới làm cơ sở và động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”; đặc biệt,


12

trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đề cập việc “…Phát huy
tính năng động, chủ động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể nhân dân, các hội văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, các hộ gia đình,
cá nhân, các trí thức tham gia hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa. Xây dựng và
triển khai chương trình giáo dục văn hóa – thẩm mỹ, nếp sống văn minh, hiện đại
trong nhân dân.”[46].
Như vậy, có thể khẳng định các nhà lãnh đạo đất nước, quản lý XH rất quan
tâm đến việc xây dựng, quản lý nếp sống, NSVH của các tầng lớp nhân dân, trong
đó có lực lượng TN, HS, SV.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, văn hóa, giáo
dục…đã tập trung nghiên cứu vấn đề nếp sống, NSVH của các tầng lớp nhân dân,
do vậy có nhiều sách, nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như:
Sách: Bàn về lối sống và nếp sống XHCN của Nhà XB Văn hố Hà Nội –
1985. Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu tập thể của một số cán bộ Viện Văn hóa,
sách cung cấp một số lý luận cơ bản chung quanh vấn đề xây dựng lối sống, nếp
sống XHCN, đề cập đến những khái niệm về lối sống, nếp sống, phân tích sự khác
nhau giữa các khái niệm đó,… mạnh dạn đề xuất những khuôn mẫu và những biện
pháp để xây dựng nếp sống XHCN ở nước ta.
Bài: Tác dụng của pháp chế XHCN trong việc xây dựng lối sống XHCN và
NSVH của con người mới làm chủ tập thể của tác giả Ngô Bá Thành (1985), nội
dung bài viết đề cập: Tăng cường pháp chế XHCN là một yêu cầu cấp thiết để nâng
cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân và

làm trịn chức năng của chun chính vơ sản…Địi hỏi phải khẩn trương xây dựng
nề nếp quản lý XH theo pháp luật, tự giác tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp
luật. “Xây dựng lối sống XHCN bằng cuộc vận động xây dựng NSVH thì một việc
làm khơng thể thiếu được chính là biến phương châm: Sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật thành nếp sống hàng ngày của nhân dân.”[30, tr.203].
Tác phẩm: Con người văn minh sống như thế nào, Nxb TN, Hà Nội, 1995,
của cố GS. Nguyễn Lân đã đề cập đến vấn đề nếp sống văn minh của thế hệ trẻ;
trước tình hình một bộ phận TN, thiếu niên ngang ngược, khơng kính già, mến trẻ,


13

ăn nói xấc xược, hành động bừa bãi…làm cho gia đình, XH lo lắng, bi quan về
tương lai của dân tộc; bên cạnh sự lơ là của gia đình, sự sơ suất của trường học thì
lý do chính là từ nhỏ đến lớn, thanh thiếu niên chưa có “ những ý niệm minh bạch
về nếp sống văn minh của con người, mặc dù có nhiều sách lý luận, nhiều bài giảng
chính trị nhưng thanh niên, thiếu niên chưa được biết những điều cụ thể trong nếp
sống hàng ngày.”[21, tr.5]. Chính vì vậy, cố GS. Nguyễn Lân đã nghiên cứu và chỉ
ra những nếp sống văn minh trong đời sống hàng ngày của bản thân (rèn luyện về
thể chất, về tinh thần, về tập quán), nếp sống văn minh trong gia đình, quan hệ hàng
xóm láng giềng, quan hệ với thầy và bạn, quan hệ với đồng nghiệp, đồng sự, nếp
sống văn minh ở ngồi đường, nơi cơng cộng và trong giao tiếp; có thể nói đây là
một tác phẩm hay, có giá trị ở hiện tại và tương lai sau này trong việc giáo dục, rèn
luyện thế hệ trẻ để trở thành con người có nếp sống văn minh.
Trong tác phẩm: Giáo dục con người hôm nay và ngày mai, 1995, GS.VS
Phạm Minh Hạc cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến thế hệ trẻ, vấn đề
giáo dục con người văn hóa, xây dựng mơi trường văn hóa là “sự vận động của các
mối giao tiếp văn hóa, thể hiện trong ứng xử của từng người và nếp sống, trật tự kỷ
cương của XH,”[16] nói lên nghĩa vụ và quyền lợi của từng người và cộng đồng
trong mọi công việc, từ sản xuất, học tập đến sinh hoạt, vui chơi.

Cùng với các tỉnh, thành phố trong cả nước quan tâm đến việc xây dựng,
phát triển quê hương ngày càng giàu và đẹp, Đà Nẵng được xem như là một trong
những thành phố năng động của cả nước. Bên cạnh công tác chỉnh trang đô thị, tôn
tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng tạo cho thành phố một diện mạo mới thì Đà
Nẵng là một trong những thành phố đặc biệt chú trọng đến việc phát động nhiều
phong trào nhằm xây dựng NSVH, văn minh cho nhân dân, cụ thể : phong trào toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phong trào thi đua thực hiện Nếp sống văn
minh đơ thị, an tồn giao thông và vệ sinh môi trường đã được triển khai rộng khắp,
góp phần xây dựng NSVH – văn minh đơ thị. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả
đạt được vẫn còn những tồn tại yếu kém; để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng đời
sống văn hoá cho nhân dân, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án “ Xây
dựng NSVH- văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”.
[45] Đề án đã nêu lên được: sự cần thiết xây dựng đề án, mục tiêu, nội dung xây


14

dựng nếp sống, đối tượng vận động, địa bàn triển khai, lĩnh vực xây dựng nếp sống,
…và các giải pháp cơ bản, tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm các Sở, ban
ngành trong thành phố, quy định chế độ báo cáo, kiểm tra đánh giá; qua nghiên cứu
đề án chúng ta có thể thấy sự quyết tâm rất cao của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng
trong việc xây dựng NSVH – văn minh đô thị cho nhân dân.
Trong tác phẩm: Xây dựng và phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, (2001) tác giả Nguyễn Khoa Điềm cũng đã khái quát những vấn đề
trọng tâm của việc phát triển văn hố, việc hình thành nền tảng tinh thần của XH
VN hiện đại đặt ra cho văn hố những trọng trách, đó là mối quan tâm thường
xuyên đến nhân tố con người, không ngừng cổ vũ, hướng dẫn con người hướng tới
các giá trị chân, thiện, mỹ, phấn đấu cho hạnh phúc chính đáng của chính mình và
góp ngày càng nhiều cho XH. Kiên quyết lên án sự suy thoái đạo đức, lối sống; bài
trừ các thói hư, tật xấu, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan

liêu, vô trách nhiệm, coi thường kỷ cương, phép nước. Đề cao và nhân rộng những
tấm gương tốt đẹp trở thành nếp sống lành mạnh của XH. [14].
Luận văn Thạc sĩ: Một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho SV nội
trú trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3, (2004) của Nguyễn Văn Toàn. Tác giả
đã nghiên cứu thực trạng việc quản lý giáo dục nếp sống cho SV nội trú trường Cao
đẳng Giao thông Vận tải 3 và đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống
cho SV, tập trung những biện pháp: tạo sự phong phú về nội dung giáo dục nếp
sống SV trong các hoạt động ở KTX, tổ chức SV tự quản trong hoạt động, củng cố
tổ chức quản lý KTX, đảm bảo trật tự an ninh trong KTX… trong các biện pháp, tác
giả chưa nhấn mạnh đến vai trò của GVCN trong việc quản lý nếp sống SV, đẩy
mạnh hoạt động giao lưu với các KTX bạn để học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý
và việc thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý KTX,…
mặt khác tác giả chưa nhấn mạnh từng biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp như thế
nào đến hoạt động của nhà trường, BQL KTX…Đây là những vấn đề khá quan
trọng góp phần khơng nhỏ vào việc quản lý nếp sống SV nội trú.
Qua sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy chủ trương
của Đảng, Nhà nước về vấn đề xây dựng NSVH nhân dân đã có từ lâu, có một số


15

nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà khoa học,… đã có cơng trình nghiên cứu về vấn đề
NSVH, song ít thấy cơng trình nghiên cứu sâu về quản lý NSVH của SV nói chung,
SV ở KTX nói riêng. Và nhiều năm qua tại tỉnh Khánh Hòa, trường CĐSP Nha
Trang chưa tìm thấy nhiều cơng trình nghiên cứu sâu về vấn đề quản lý NSVH của
SV ở KTX. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề thực trạng quản lý NSVH của
SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang để nghiên cứu nhằm mục đích góp phần trực
tiếp vào việc quản lý NSVH của SV ở KTX trường CĐSP Nha Trang ngày một hiệu
quả hơn.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NSVH CỦA SV Ở KTX

1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một hiện tượng XH có từ rất lâu đời, được nẩy sinh trong q
trình lao động chung của loài người. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật,
các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý dựa trên
những cách tiếp cận khác nhau.
Theo từ điển Giáo dục học: Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng
có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị
quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích
của tổ chức. [16].
Trong thời đại công nghiệp các nhà quản lý phương Tây rất chú ý đến khía
cạnh hiệu quả và kinh tế của hoạt động quản lý, Frederick.Winslow. Taylor (18561925)- nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động, cho rằng:
Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được
rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. [10]
Ở VN, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học quản lý và khoa học giáo
dục đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý như sau:
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ
thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. [39].


16

Các định nghĩa trên đã cho chúng ta thấy sự phong phú trong cách sử dụng
thuật ngữ, trong cách diễn đạt, trong những cách tiếp cận khác nhau…Theo tác giả,
có thể hiểu khái niệm quản lý như sau: Quản lý là q trình tác động có kế hoạch,
có tổ chức, định hướng, kiểm tra, điều chỉnh của chủ thể quản lý lên khách thể quản
lý nhằm thực hiện những mục tiêu đã dự kiến.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Trong quản lý, chức năng quản lý là kết quả của quá trình phân công lao

động và là bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, được tách riêng và có tính
chun mơn hóa. Các chức năng cơ bản của quản lý gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra.
+ Kế hoạch hóa: là vạch ra kế hoạch hành động theo một thời gian, phạm vi
nhất định trên cơ sở thực trạng, lộ trình, biện pháp thực hiện, dự báo tình huống có
thể xảy ra của tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến.
+ Tổ chức: Là hình thành nên những cơ chế phối hợp giữa các thành viên, bộ
phận trong đơn vị, đảm bảo sự chỉ huy thống nhất, xử lý công việc hàng ngày của
người quản lý nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả
người quản lý có thể điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực(vật lực và tài lực) một
cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất vận hành của đơn vị.
+ Chỉ đạo: Là các phương pháp, cách thức tác động của chủ thể quản lý làm
cho tất cả các thành viên của đơn vị phối hợp, đoàn kết với nhau và thực hiện trách
nhiệm của từng người, cống hiến tốt nhất trên từng cương vị cơng tác, từ đó làm cho
tồn bộ tổ chức vận hành một cách hữu hiệu để đạt được mục tiêu của đơn vị.
+ Kiểm tra: Thông qua một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức để xem xét
thực tế, theo dõi giám sát quá trình và kết quả hoạt động, tiến hành uốn nắn, điều
chỉnh những hạn chế, thiếu sót, sửa chữa hoạt động sai trái của các thành viên trong
tổ chức, khuyến khích, khen thưởng những thành viên thực hiện tốt kế hoạch đem
lại kết quả cao cho tổ chức; đồng thời xem lại những quyết định quản lý để có sự
điều chỉnh quyết định kịp thời phù hợp với tình hình đơn vị.


17

Hiểu được khái niệm quản lý, chức năng quản lý giúp chúng ta có cái nhìn
tồn diện hơn về cơng tác quản lý, đồng thời đây là cơ sở quan trọng để nắm được
khái niệm quản lý trên một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như quản lý NSVH của SV.
1.2.2. Nếp sống văn hoá của SV
1.2.2.1. Văn hoá

Văn hoá do con người sáng tạo ra, đến lượt mình, con người lại trở thành
một sản phẩm của văn hoá, của XH. Để có một sự hài hồ giữa XH, văn hoá và con
người, sự tồn tại của một cộng đồng, một dân tộc…buộc phải quy định ra những
khuôn mẫu, tiêu chí văn hố cho những con người trong cộng đồng, trong XH,
trong một quốc gia. Sự quy định ấy phải thể hiện bằng pháp chế, bằng dư luận, bằng
cách tạo nên những thói quen, phong tục tập quán, truyền thống…
* Khái niệm văn hóa
Khái niệm văn hóa được nhiều người đề cập, vào năm 1994, trong cơng trình
Văn hóa VN và cách tiếp cận mới, PGS. Phan Ngọc cho biết: “ Một nhà dân tộc học
Mỹ đã dẫn ngót bốn trăm định nghĩa về văn hóa khác nhau”[13]; do vậy, trên thế
giới hiện nay, có rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan nghiên cứu… đã
nghiên cứu về văn hoá, bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc của mình trên từng
lĩnh vực, với cách tiếp cận khác nhau trên cương vị cơng tác của mình đã có những
khái niệm về văn hố như sau:
Ơng Federico Mayor, cựu Tổng giám đốc UNESCO cho rằng: “Văn hóa là
tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và các cộng đồng) trong
quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính
riêng của mỗi dân tộc.”[19, tr.32].
Thập niên 40 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày một quan niệm
về văn hố: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.”[26,
t.3, tr.431].


18

Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kế thừa tư tưởng của Bác và cho

rằng: “ Nói tới văn hố là nói tới một lĩnh vực vơ cùng phong phú và rộng lớn, bao
gồm tất cả những gì khơng phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong
một quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… cốt lõi của
sức sống dân tộc là văn hoá với nghĩa bao quát và đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ
thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự
nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các
cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và khơng ngừng
lớn mạnh.”[15, tr.16].
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với mơi trường thiên nhiên và XH của mình. [36].
Có thể thấy sự phong phú trong cách sử dụng thuật ngữ, diễn đạt, với nhiều
góc độ và cách tiếp cận khác nhau đã dùng ở một số định nghĩa nêu trên, qua nghiên
cứu chúng tơi nghĩ khái niệm văn hóa cũng có thể hiểu như sau : Văn hố là tồn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành theo thời gian qua sự tác động
sáng tạo của con người vào tự nhiên, XH và vào chính con người để vươn tới sự
hồn thiện góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển không ngừng của đời sống XH
lồi người.
Để hiểu rõ khái niệm văn hóa và phân biệt một khái niệm gần với khái niệm
văn hóa (culture) đó là khái niệm văn minh (civilization); bởi lâu nay, khơng ít
người vẫn sử dụng văn minh như một từ đồng nghĩa với văn hóa.
“ Văn minh (văn nghĩa là vẻ đẹp, minh nghĩa là sáng) là khái niệm có nguồn
gốc từ phương Tây chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật
chất, nó đặc trưng cho một thời đại và một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại.”[36,
tr.25]. Hai khái niệm văn hóa và văn minh “gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau
song khơng đồng nhất”[36, tr.25]; trong khi văn hóa ln ln có bề dày của q
khứ thì văn minh chỉ cho biết trình độ phát triển của văn hóa; thực tế chứng minh
như sau: nếu như vào thế kỷ XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng



19

của văn minh thì sang thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI nó là biểu tượng của sự lạc hậu và
nhường chỗ cho máy vi tính, máy kỹ thuật số, phi thuyền bay vào vũ trụ...
“Ở VN cịn có các khái niệm: văn hiến, văn vật đó là những khái niệm bộ
phận của văn hóa”[36, tr.26]; hai khái niệm này khác với khái niệm văn hóa ở độ
bao quát các giá trị: “văn hiến là văn hóa thiên về các giá trị tinh thần, cịn văn vật
là văn hóa thiên về các giá trị vật chất.”[36, tr.26].
* Chức năng của văn hố: Văn hố có 4 chức năng: tổ chức XH, điều chỉnh XH,
giáo dục, giao tiếp.[36].
+ Chức năng tổ chức XH : “Chính văn hóa thường xun làm tăng độ ổn
định của XH, cung cấp cho XH mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với mơi
trường tự nhiên và XH của mình.” [36, tr.21]. Thể hiện của chức năng này, đó là: tận
dụng mơi trường (nếu tác động của mơi trường là tích cực), đối phó mơi trường
(nếu tác động của môi trường là tiêu cực) và chủ động cải biến, sáng tạo ra môi
trường.
+ Chức năng điều chỉnh XH: Văn hóa định hướng các giá trị, xem xét, phân
loại các giá trị, điều chỉnh các ứng xử của con người, “giúp cho XH duy trì trạng
thái cân bằng động của mình, khơng ngừng tự hồn thiện và thích ứng với những
biến đổi của mơi trường để tồn tại và phát triển.”[36, tr.23].
+ Chức năng giáo dục: Nhờ chức năng giáo dục mà truyền thống văn hóa
được tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Chức năng giao tiếp : Văn hóa trở thành một cơng cụ giao tiếp quan trọng
bởi văn hóa ln gắn liền với con người và hoạt động của con người trong XH, thể
hiện cụ thể: “giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc, giữa những người thuộc
các dân tộc khác nhau, giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.”[36, tr.24].
1.2.2.2. Nếp sống văn hóa
* Khái niệm nếp sống
Trong cuộc sống, những ý nghĩ, việc làm, sinh hoạt…được lặp đi, lặp lại
hàng ngày, dần dần trở thành thói quen, thành một hệ thống tập quán tạo nên nếp

sống. Nói cách khác, Nếp sống bao gồm những cách thức, những quy ước ... đã trở
thành thói quen trong các lĩnh vực của cuộc sống, ví dụ: trong sản xuất có cách thức


×