Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THUYẾT nữ QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.46 KB, 4 trang )

THUYẾT NỮ QUYỀN

1. Khái niệm nữ quyền:
Khái niệm nữ quyền ( Feminism, women’s right) gắn liền với hoạt động chính trị và
xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương diện giới. Nói một cách khái quát,
khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người phụ nữ. Thông qua những
hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình
để đạt đến sự bình đẳng với nam giới.

2. Lý thuyết nữ quyền (chủ nghĩa nữ quyền) là gì?
Lý thuyết nữ quyền là phần mở rộng của chủ nghĩa nữ quyền vào giảng lý thuyết hay
triết học. Nó nhằm mục đích để hiểu bản chất của sự bất bình đẳng giới. Nó xem xét vai
trò của phụ nữ xã hội, kinh nghiệm, sở thích, công việc, và chính trị nữ quyền trong nhiều
lĩnh vực, chẳng hạn như nhân học và xã hội học, truyền thông, phân tâm học, kinh tế gia
đình, văn học, giáo dục và triết học.
Lý thuyết nữ quyền tập trung phân tích sự bất bình đẳng giới. Chủ đề khám phá trong
phong trào nữ quyền bao gồm phân biệt đối xử, sự cụ thể (thể hiện khách quan đặc biệt là
tình dục), áp bức, chế độ phụ hệ, rập khuôn, lịch sử nghệ thuật và nghệ thuật đương đại,
và thẩm mỹ.
Chủ nghĩa nữ giới hay chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa duy nữ là một tập hợp của các
phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng cho phụ nữ. Điều này bao gồm tìm cách thiết lập
cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dục và việc làm. Người theo chủ nghĩa nữ giới là
người vận động hoặc ủng hộ các quyền và bình đẳng của phụ nữ.
Các vấn đề thường liên quan với khái niệm quyền của phụ nữ bao gồm, nhưng không
giới hạn: cơ thể toàn vẹn và tự chủ; quyền được giáo dục và làm việc; được trả lương như
nhau; quyền sở hữu tài sản; tham gia vào các hợp đồng hợp pháp, tổ chức các cơ quan
công quyền; quyền bầu cử; quyền tự do kết hôn, bình đẳng trong gia đình và tự do tôn
giáo.



Lý thuyết nữ quyền xem xét vai trò xã hội của người phụ nữ và sống kinh nghiệm.
Cũng nó là có liên quan với sự bình đẳng giữa người đàn ông và phụ nữ và cơ hội bình
đẳng và tự do cho tất cả phụ nữ trên toàn thế giới.
3. Nội dung thuyết nữ quyền Xã hội chủ nghĩa:
3.1. Bối cảnh ra đời:
Lý thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa (Socialist Feminism). Thuyết này xuất hiện vào
những thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tại Pháp và Anh. Trong thời kỳ này, các lý luận gia nữ
quyền xã hội chủ nghĩa tập trung phân tích về vấn đề bình đẳng, quyền công dân, những
vấn đề loại trừ phụ nữ ra khỏi trật tự chính trị, những vấn đề thay đổi xã hội từ khía cạnh
đạo đức. Lý thuyết này cho rằng sự áp bức đối với phụ nữ là sản phẩm của chủ nghĩa tư
bản và nó được củng cố bởi luật pháp bất bình đẳng.
Ở Mỹ vào những năm 1920, 1939, còn có sự phát triển không ngừng của Thuyết nữ
quyền xã hội chủ nghĩa. Sự tranh luận của các nhà nữ quyền xã hội chủ nghĩa như
Charlotte Perkins Gilman về sự tự do kinh tế của phụ nữ khỏi đàn ông được trình bày
trong cuốn “Thế giới do đàn ông tạo ra” (The Man-Made World, 1911). Sự đấu tranh cho
quyền bầu cử của phụ nữ đã thành công ở việc bổ sung sửa đổi Điều thứ 19 trong Luật về
trao cho phụ nữ quyền bầu cử vào năm 1920. Tại kì họp Quốc hội năm 1923, Đảng Phụ
nữ lần đầu tiên đưa ra yêu cầu sửa đổi điều: “ Nam giới và nữ giới trên toàn nước Mỹ có
quyền bình đẳng về pháp luật” của Hiếp pháp và điều này đã trở thành trọng tâm của
phong trào Tân nữ quyền cuối thập kỉ 1960.
3.2. Nội dung của thuyết nữ quyền Xã hội chủ nghĩa (XHCN):
Để vượt qua sự hạn chế của các thuyết nữ quyền trước như Macxit, phân tâm
học... thuyết nữ quyền XHCN đã phát triển thành 2 cách tiếp cận khác nhau:
 Lý thuyết hệ thống kép:
Lý thuyết này cho rằng chế độ nam trị và chủ nghĩa tư bản là hai hình thức
quan hệ xã hội khác nhau và chúng cùng áp bức phụ nữ. Để hiểu được sự áp bức
của chúng cần phải phân tích riêng biệt rồi sau đó xem xét chúng trọng mối quan
hệ biện chứng với nhau.
 Lý thuyết các hệ thống thống nhất:
Lý thuyết này cố gắng phân tích chủ nghĩa tư bản và chế độ nam trị cùng với

nhau thông qua một hệ thống khái niệm. Lý thuyết này cho rằng chủ nghĩa tư bản
và chế độ nam trị không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau.


3.3. Nhận xét, đánh giá:
 Ưu điểm:
Các nhà nữ quyền XHCN cho rằng: Cả giới và giai cấp đều đóng vai trò
gần ngang nhau trong việc lí giải sự áp bức phụ nữ.
 Hạn chế:
Thuyết nữ quyền hậu hiện đại cho rằng: không thể và không nên tìm kiếm
một sự thống nhất vào một khái niệm như vậy. Không thể bởi vì phụ nữ có
cách cảm nghiệm khác nhau theo giai cấp, sắc tộc. Thuyết nữ quyền là đa
dạng chứ không đơn nhất vì phụ nữ là nhiều người chứ không phải một người.
• Lý thuyết hệ thống kép:
Hầu hết các nhà lý thuyết đều coi chủ nghĩa tư bản là một phương thức sản
xuất, một cơ cấu vật chất có cội nguồn lịch sử nhưng chế độ nam trị lại là cơ
cấu phi vật chất, nghĩa là mang nhiều tính chất hệ tư tưởng và phân tâm học,
không mang tính chất cụ thể với không gian và thời gian.
• Lý thuyết các hệ thống thống nhất:
Các nhà nữ quyền XHCN muốn tập hợp, thâu tóm tất cả những nguyên
nhân, những yếu tố dẫn đến áp bức phụ nữ và những quan điểm của những lý
thuyết nữ quyền vào cùng một khái niệm.
3.4. Vận dụng:
- Người phụ nữ phải “đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ”.
- Người phụ nữ muốn làm chủ vận mệnh của mình thì họ được lựa chọn, được tự
quyết, được kiểm soát nguồn lực kinh tế, phân bổ trách nhiệm gia đình với nam

-

giới và tự tin trên con đường phát triển.

Loại bỏ cơ cấu bất bình đẳng hay cả tổ trật tự xã hội thông qua việc mô tả,
phân tích, giải thích nguyên nhân cũng như hậu quả của tình trạng bị áp bức
của phụ nữ đối với việc làm bị trả lương thấp, những công việc không được
đánh giá cao, đảm đương quá nhiều công việc nhà, chăm sóc con cái, chăm sóc
những thành viên già yếu trong gia đình và việc thiếu cơ hội bình đẳng được đi

-

học, chăm sóc sức khỏe và nắm quyền quyết định.
Cần nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống chính sách kinh tế - xã hội hiện có,
kiến nghị việc điều chỉnh xây dựng chính sách mới và phù hợp với mục tiêu
bình đẳng giới.


- Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cần chú ý hơn yếu tố giới và bình
đẳng giới vì nó có ý nghĩa quan trọng của một xã hội công dân đang hội nhập
vào xu thế toàn cầu và tính hiệu lực cao của Luật bình đẳng giới đã được Quốc
hội thông qua. Lưu ý cơ cấu tỉ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân

-

các cấp và Quốc hội.
Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi về Luật bình đẳng giới trên các phương tiện

-

thông tin đại chúng.
Kịp thời có những văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Luật bình đẳng giới.
Các cơ quan Nhà nước hữu quan cần chú ý lồng ghép giới trong quá trình xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật.


- Cần tổ chức các kháo tập huấn về vấn đề giới và lồng ghép giới cho các nhà
-

hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật.
Hội phụ nữ cần có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×