Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập cá nhân kế toán tài chính (32)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.85 KB, 5 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Cao Tùng Lâm – Lớp GaM01.M06
Công ty Sudewindow là doanh nghiệp sản xuất cửa nhôm kính có khả năng chống
tiếng ồn rất tốt. Công ty có nhà máy sản xuất ở Bình Dương. Phòng nghiên cứu thị
trường của công ty sau một thời gian nghiên cứu có đưa ra đề xuất với giám đốc
về phương án mở rộng hoạt động tại thị trường phía Bắc. Theo nghiên cứu của
phòng này, thị trường phía Bắc còn có một mức cầu rất cao về sản phẩm này.
Để mở rộng hoạt động kinh doanh công ty phải huy động thêm vốn từ cổ đông.
Báo cáo tài chính của công ty cho thấy năm 2007 công ty có lãi sau thuế là 1,23 tỷ
đồng. Năm 2008 công ty đang có lỗ là 203,5 triệu đồng. Khoản lỗ này của công ty
một phần rất lớn là do thị trường bất động sản năm 2008 đóng băng dẫn đến cầu
của thị trường sản phẩm của công ty giảm hẳn. Hơn nữa, nguyên vật liệu của công
ty mua vào để sản xuất tăng giá rất nhanh do Nhà nước tăng thuế nhập khẩu đối
với mặt hàng này. Ngoài ra, công ty còn có một lượng lớn hàng tồn kho do có một
lô hàng khách hàng APPA gặp khó khăn về tài chính nên chưa ký hợp đồng chính
thức. Công ty APPA là khách hàng thường xuyên của công ty Sudewindow. Giám
đốc công ty APPA đã gọi điện trực tiếp cho giám đốc Sudewindow và hứa là sẽ
mua hàng của công ty ngay khi huy động được vốn. Đơn đặt hàng ban đầu của
APPA có giá trị 452 triệu đồng. Công ty còn có một lượng hàng lớn tồn kho trị giá
276 triệu đồng bán cho công ty Nam Phương đang bị trả lại nhưng hàng chưa về
nhập kho. Hiện nay, công ty Sudewindow đang áp dụng phương pháp kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp Nhập sau xuất trước. Ngoài ra đầu năm 2009 khi công
ty chuẩn bị công bố thông tin cho cổ đông, có một vụ hoả hoạn ở khu nh à máy ở
Bình Dương
Yêu cầu:
1. Công ty Sudewindow sẽ có xu hướng khai tăng hay khai giảm lợi nhuận,

tăng hay giảm nợ phải trả? Tại sao?

2. Công ty có những xử lý cụ thể nào để có thể đạt được số liệu kế toán phù


hợp với việc huy động vốn

(với mỗi xử lý cụ thể về mặt kế toán hãy nêu rõ những giả định cần thiết)
Bài làm:
Câu 1: Công ty Sudewindow sẽ có xu hướng khai tăng hay khai giảm lợi nhuận,
tăng hay giảm nợ phải trả? Tại sao?
Để giải quyết tình hướng này chúng ta cùng nhau quay lại trả lời câu hỏi “Kế toán
là gì”. Như chúng ta biết có nhiều khái niệm khác nhau về kế toán. Tuy nhiên theo
luật kế toán Việt Nam thì Kế toán là việc thu thập, xủ lý , kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị hiên vật và thời gian lao
động. Kế toán tài chính là việc thu thập , xủ lý , kiểm tra phan tích và cung cáp
thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đói tượng có nhu cầu sử


dụng thông tin của đơn vị kế toán
Là một bộ phận hay một phân hệ của kế toán, kế toán tài chính tiến hành ghi nhận
xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình đến toàn bộ quá trình
và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tính hình vốn , tài sản của doanh
nghiệp cho các quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng ( nhà đầu tư, tổ chức
tín dụng, cơ quan tài chính, cơ quan thuế…..) thông tin của kế toán tài chính có
tính pháp lý được thưa nhận vì thế kế toán phải tuân thủ các qui định hiện hành
của pháp luận về kế toán và hệ thống chuận mực kế toán và các chế độ kế toán
hiện hành.
Việc ghi nhận , xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động phát sịnh
cụ thể làm tăng, giảm tài sản , giảm nguồn hình thành tài sản của đơn vị được kế
toán tài chính thực hiện bằng hệ thống phương pháp khoa học và thước đo phù
hợp
Từ những lý luận trên chúng ta đi xem xét một số vấn đề mà tình huống đưa ra:
Công ty Sudewindow có chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh về thị
trường phía Bắc. Để mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty phải huy động thêm

vốn từ cổ đông. Vấn đề cổ đông quan tâm lợi nhuận và khả năng thanh toán. Do
đó công ty sẽ có xu hướng phản ánh đúng lợi nhuận và giảm các khoản nợ phải trả
vì khi muốn đầu tư vào công ty, các cổ đông rất quan tâm đến kết quả hoạt động
của công ty cũng như sự kỳ vọng vào sự phát triển của công ty trong tương lai. Để
bù đắp khoản lỗ năm 2008 là 203,5 triệu đồng do nhưng nguyên nhân khách quan
và đưa công ty phát triển thì sẽ huy động vốn từ các cổ đông và như vậy sẽ đạt
được mục đích của Công ty.
Đối với các khoản phải trả Công ty sẽ khai giảm trong kỳ này vì sự kiện sẩy ra sau
thời điểm lập báo cáo tài chính. Kế toán ghi nhận thì có thể làm tăng nghĩa vụ của
doanh nghiệp và giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Câu 2: Công ty có những xử lý cụ thể nào để có thể đạt được số liệu kế toán phù
hợp với việc huy động vốn
Theo chuẩn mực kế toán, cách ghi nhận doanh thu là ghi theo tình hình thực tế
phát sinh là trường hợp căn bản nhất để ghi nhận doanh thu, ở đó doanh thu sẽ
được ghi nhận khi dịch vụ hàng hoá đã cung cấp cho khách hàng và lập hoá đơn,
lúc này khách trả tiền ngay hoặc thiếu nợ. Do APPA là khách hàng thường xuyên
của công ty, giám đốc APPA đã gọi điện trực tiếp cho giám đốc công ty và hứa sẽ
mua hàng ngay khi huy động được vốn. Như vậy công ty có thể liên hệ và làm hợp
đồng bán hàng cho APPA và giải thích có thể kéo dài thời hạn thanh toán cho
APPA. Công ty sẽ có hoá đơn xác nhận mua hàng hoặc biên bản cam kết mua
hàng của APPA. Khi đó doanh thu tăng lên, lợi nhuận tăng, kế toán khoản phải thu
tăng làm tăng khả năng thanh toán của công ty. Kế toán có thể tạm ghi nhận doanh
thu theo đơn đặt hàng ban đầu là 452 triệu đồng và hạch toán trong kết quả năm
2008. Giá trị hàng tồn kho sẽ được theo dõi là hàng người mua gửi lại và theo dõi
ở tài khoản ngoài bảng. Tuy nhiên kế toán phải tạm tính phần thuế VAT của phần


doanh thu đã ghi nhận tương ứng. Phần doanh thu này có thể được chấp nhận theo
quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 – IAS 18: Doanh thu và thu nhập
khác.

Công ty có một lượng hàng tồn kho trị giá 276 triệu bán cho công ty Nam Phương
nhưng đang bị trả lại nhưng chưa về nhập kho
Theo chuẩn mực kế toán với số hàng hoá bán cho công ty Nam phương đang bị trả
lại và hàng chưa về nhập kho thì bắt buộc phải ghi nhận hàng hoá bị trả lại.
Kế toán có thể chuyển khoản doanh thu bị trả lại hạch toán vào năm 2009 cùng với
thời điểm nhận được hàng do Nam Phương trả lại. Nếu hạch toán vào năm 2008 sẽ
làm cho lợi nhuận trong năm giảm đi tức là số lỗ sẽ tăng lên. Công ty cũng có thể
xử lý bằng cách lập biên bản trả lại người bán để không phải ghi giảm khoản phải
trả
Sudewindow có thể thay đổi phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
nhập sau xuất trước sang nhập trước xuất trước để tăng lợi nhuận. Nhận định hoạt
động sản xuất kinh doanh năm 2009 sẽ có nhiều tín hiệu tốt số lượng các đơn đặt
hàng sẽ tăng như vậy sẽ bù đặp được chi phí đang để lại trên giá trị hàng tồn kho
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Phương pháp này áp dụng dựa trên
giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng
còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương
pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở
thời điểm đầu kỳ hoặc gần cuối kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của
hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp này giúp ta có thể tính ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất
hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp
theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá
thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý
nghĩa thực tế hơn.
Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không
phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện
tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu.
Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục
dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng
lên rất nhiều.

Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất
trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước
đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng
nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng
nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ


Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với
trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được
yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán tuy nhiên trị giá vốn của hàng tồn
kho cuối kỳ có thế không sát với giá thực tế của hàng thay thế.
Các phương pháp khác nhau có thế ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các
báo cáo tài chính. Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế
toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá hàng tồn kho
khác vì giá của các lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối
kỳ còn trị giá vốn của hàng xuất là giá cũ từ trước,phương pháp FIFO giả sử rằng
giá của hàng tồn kho đầu kỳ theo giá nhập trước và giá của các lần nhập trước trở
thành trị giá vốn hàng xuất (hoặc thành chi phí). Khi giá cả tăng lên phương pháp
FIFO thường dẫn đến lợi nhuận cao nhất. Khi giá cả giảm xuống thì phương pháp
FIFO cho lợi nhuận thấp nhất. Phương pháp FIFO là một phương pháp tính giá
theo hướng bảng cân đối kế toán, vì nó đưa ra sự dự đoán chính xác nhất giá trị
hiện tại của hàng tồn kho trong những kỳ giá cả thay đổi. Trong những kỳ giá tăng
lên, phương pháp FIFO sẽ cho kết quả thuế cao hơn bất kỳ phương pháp nào trong
khi những kỳ giá cả giảm sút thì FIFO cho doanh nghiệp giảm đi gánh nặng thuế.
Song một ưu điểm lớn của FIFO là phương pháp này không phải là đối tượng cho
những quy định và những yêu cầu của các điều khoản ràng buộc thuế như phương
pháp LIFO phải gánh chịu.
Trong phương pháp LIFO thông thường thì số hàng tồn kho cuối kỳ gồm giá gốc
của những mặt hàng mua từ cũ. Khi giá cả tăng lên, phương pháp LIFO cho số

liệu trên bảng cân đối kế toán thường thấp hơn so với giá phí hiện tại. LIFO
thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong các trường hợp giá cả tăng vì giá vốn
trong phương pháp này là cao nhất và cho lợi nhuận cao nhất khi giá cả giảm ( vì
giá vốn là thấp nhất). Phương pháp LIFO thường dẫn đến sự giao động thấp nhất
về lợi nhuận báo cáo ở những nơi mà giá bán có xu hướng thay đổi cùng với giá
hiện tại của các mặt hàng tồn kho thay đổi.
Phương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới báo cáo tài chính do
phương pháp này thường phản ánh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí hiện
hành, phương pháp này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu nhập doanh
nghiệp. Nếu một doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO trong việc tính toán
thuế thu nhập doanh nghiệp thì phương pháp này cũng phải được sử dụng trong
các báo cáo tài chính cho các cổ đông.
Trên đây là những sử lý cụ thể để công ty có thể đạt được số liệu kế toán phù hợp
cho việc huy động vốn.
Vào đầu năm 2009 khi công ty chuẩn bị công bố thông tin cho các cổ đông thì có
một vụ hoả hoạn tại khu nhà máy ở Bình Dương. Đó chỉ là cháy do chập điện
bình thường, do vậy thiệt hại về kinh tế là không lớn và nó sẽ không ảnh hưởng
đáng kể đến việc huy động vốn góp của cổ đông. Đây là sự kiện phát sinh sau
ngày khoá sổ kế toán nên theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 10 – IAS10: Các sự
kiện phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán, công ty phải ước tính thiệt hại về
tài sản do vụ hoả hoạn xảy ra và công bố trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính


năm 2008.
Với những khắc phục ở trên, khi công ty chọn thời điểm công bố thông tin cho cổ
đông vào đầu năm 2009 sẽ giúp công ty có một bản báo cáo tài chính thuyết phục,
huy động tối đa vốn góp từ các cổ đông.
Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực
hiện những phương pháp quản trị tài chính khác nhau tương ứng với từng mục tiêu
kinh doanh. Kế toán tài chính có thể có những xử lý cụ thể để cung cấp thông tin

tài chính đáp ứng mục tiêu quản trị đề ra. Tuy nhiên khi thực hiện các xử lý kế
toán, doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định của các chuẩn mực kế toán quốc
tế chung được thừa nhận và làm công tác kế toán phải hiểu những quy định của
chuẩn mực kế toán này để vận dụng trong quá trình quản lý và điều hành doanh
nghiệp.



×