Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tri thức bản cơ tuđịa word

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.14 KB, 11 trang )

TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA DÂN TỘC CƠ TU
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM.
I.

Vài nét về dân tộc Cơ Tu
- Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, người Cơ Tu ở Việt Nam có dân số
61.588 người, cư trú chủ yếu trên dãy núi Trường Sơn, tại các huyện Đông
Giang, Tây Giang (Quảng Nam), A Lưới, Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế).
-

Ngoài ra, người Cơ-tu còn sinh sống ở nước bạn Lào

-

Tiếng nói của người Cơ-tu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, ngữ hệ Nam
Á. Đến nay, đã có chữ viết theo mẫu chữ La tinh.

-

Người Cơ-tu làm rẫy là chính, mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ. Vật nuôi là
trâu, lợn, dê, gà. Nguồn thực phẩm hàng ngày còn do săn bắt đem lại. Nghề
thủ công có đan lát, gốm, dệt truyền thống với kĩ thuật dệt hoa văn bằng hạt
chì và hạt cườm.

II.

Khái niệm và phân loại tri thức bản địa
1. Khái niệm
• Tri thức bản địa là các truyền thống lâu đời, các kinh nghiệm, thực tiễn
sống của một cộng đồng liên quan đến môi trường tự nhiên, xã hội, đời
sống, tư duy của cộng đồng đó. Tri thức bản địa bao gồm các loại trí khôn,


kinh nghiệm, phong tục, lề thói ứng xử, các bài học của một cộng đồng.
Tri thức bản địa được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự
tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên.
• Những tri thức này là nền tảng cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều
phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như khai thác
tự nhiên, các hệ thống canh tác và chăn nuôi, tìm kiếm nguồn nước, tự bảo
vệ và chăm sóc sức khoẻ bản thân; và sự thích nghi với những thay đổi
của môi trường
• Tri thức bản địa được hình thành trong quá trình trải nghiệm và đúc kết
qua sự chọn lọc trong quá trình vận động của cuộc sống, hướng đến sự
thích nghi với đặc điểm văn hoá, xã hội và môi trường. Nó luôn được làm


giàu qua việc tích hợp các kinh nghiệm mới hoặc tri thức mới có được từ
quá trình tiếp biến văn hoá
Phân loại
• Tri thức bản địa trong khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên (rừng, đất, nước…)
• Tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất (kinh nghiệm chọn đất, chọn
giống, kỹ thuật canh tác, thời tiết, lịch canh tác…)
• Tri thức bản địa trong văn hóa vật chất (nhà ở, trang phục, ẩm thực…).
• Tri thức địa phương trong ứng xử xã hội và quản lý cộng đồng (ứng xử gia
đình, dòng họ, làng bản, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng…)
• Tri thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe (kiêng cữ, sinh đẻ, chăm sóc con
cái, dưỡng sức, trị bệnh…)
III. Tri thức bản địa của dân tộc Cơ Tu
1. Tri thức bản địa trong khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
• Đối với rừng đầu nguồn:
- Đây là loại rừng tích tụ và lưu giữ nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh
hoạt của con người. Để bảo vệ những khu rừng này người Cơ-tu đã xây

dựng nên những truyền thuyết, huyền thoại các khu rừng hay một vài loại
cây, loài động vật hoang dã. Bằng hình thức truyền miệng, các câu chuyện
đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác và những khu rừng đó trở
thành thiêng hóa, thần thánh hóa, không ai dám xâm phạm.
- Người Cơ-tu quan niệm về rừng thiêng theo những cách nghĩ khác nhau:
• Thứ nhất, rừng thiêng (còn gọi là rừng cấm) theo họ là khu rừng có
chôn người chết tức là “nghĩa địa” (pịng xal)
• Thứ hai, rừng thiêng là những khu rừng có người bị chết hoang, tự tử
hay khi đi săn bị sa bẫy chết hoặc chết vì bị cây đè…, người Cơ-tu gọi
là chết xấu (pịng xal mốp) thường chôn ở những khu rừng sâu
• Thứ ba, rừng thiêng còn là những khu “rừng tích” tức là có một sự tích
rùng rợn nào đó được người xưa kể lại. Liên quan đến rừng thiêng có
những câu chuyện được các già làng kể lại. Ngoài những câu chuyện
về rừng thiêng được kể thì cũng có những tích về các loại cây có ma
như azil, chpơơr, prong, akir, but, trơn (phong lan), đong clưi…hay các
loại lá cây độc gây chết như cây chpơơr, cây achul, crâu, lá ngón
(mr’nghêê), cây prong - “biết biến hóa lúc biến ra thành người, lúc biến


ra thành ma hay chỉ nghe tiếng, nếu chặt cây đó mà đốt là sẽ làm hại
cho dân, tối về nó kêu nó ré, đập phá trên mái nhà nên không ai dám
chặt cây này”,… Vì thế ở những khu rừng này tuyệt đối không ai dám
săn bắt hay chặt phá cây cối ở những nơi như vậy.
• Đối với rừng khai thác:
- Với người Cơ-tu, mỗi khu rừng có chủ riêng để quản lý, khai thác, săn bắt.
Ai từ nơi khác đến muốn có đất làm rẫy phải mua rừng, mua đoạn sông,
đoạn suối bằng vật có giá trị nhất của mình như con trâu, cái ché xưa, nồi
đồng...và nhiều khi phải gả con gái cho nhà có đất, có rừng.
- Rừng luôn có chủ, được truyền từ đời này sang đời khác, được quản lý và
bảo vệ cẩn thận. Còn người trong làng, muốn có đất để ở trước hết phải

xin phát khu rừng, muốn có cây để làm nhà phải xin chặt từ rừng, muốn có
nước để uống phải nhờ những khu rừng đầu nguồn. Nếu trong làng có ai
muốn chặt cây làm nhà hay làm bất cứ việc gì cũng phải cúng, cúng để xin
hỏi ma có đồng ý cho chặt cây này hay không. Trong quá trình khai thác
phải xem thời gian nào thích hợp cho việc chặt cây lấy gỗ, lấy gỗ nhưng
không bị mọt đục. Thường là vào mùa thu hay mùa đông, khi tiết trời khô,
các loài cây có nhịp độ phát triển chậm, thân ít chứa nước, có độ dẻo cao...
- Đặc biệt người Cơ-tu rất ít chặt cây vào mùa xuân, hạ vì đây là mùa sinh
trưởng của cây, thân cây có nhiều nước dễ có mối mọt, khi hạ sẽ ảnh
hưởng đến cây con. Phụ nữ Cơ-tu có nhiều kinh nghiệm về thời vụ, đặc
tính sinh trưởng của các loại cây để biết thời điểm thu hái thích hợp tránh
mùa sinh trưởng của cây. Ví dụ như các hoạt động hái lượm của người Cơtu thường diễn ra ở các tháng 7, 10 và 11 (mùa thu, đông cây cối chậm
sinh trưởng, khai thác được). Hay thu hái ngọn lá thì không hái quá mức,
hái trụi để cây còn lá; với cây lấy củ thì khi lấy củ xong phải trồng lại
thân; với cây lấy rễ không được lấy hết bộ rễ để cây còn phát triển… Bên
cạnh những loại cây kể trên người Cơ-tu còn lấy nước từ những thân cây
tự nhiên để làm rượu như cây tà vạt, cây tr’đin và đọt mây adương.
2. Tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất
• Làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và dao quắm, rồi đốt,
sau đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, làm cỏ bằng cái nạo có lưỡi sắt
uốn cong, tuốt lúa bằng tay. Rẫy đa canh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ


hoá một thời gian dài trước khi canh tác tiếp. Mỗi năm chỉ gieo trồng một
vụ.
• Ngoài ra, tính theo lịch trăng, vào đầu tháng, người Cơ-tu còn trồng các
loại cây như sắn, ngô, khoai và vào giữa tháng thì trồng chuối. Việc phân
bổ thời gian để trồng các loại cây này của người Cơ-tu là dựa theo kinh
nghiệm và quan niệm dân gian. Theo người Cơ-tu, đầu tháng trồng sắn,
ngô, khoai sẽ nhiều củ và giữa tháng trồng chuối sẽ sai quả. Và để bảo vệ

mùa màng, người Cơ-tu thường dùng các biện pháp thủ công như bẩy
chuột, trồng các cây có mùi đặc trưng để xua đuổi côn trùng. Có thể nói,
năng suất cây trồng hoàn toàn dựa vào thiên nhiên vì người Cơ-tu không
sử dụng phân bón hay thuốc bào vệ thực vật nào cả.
• Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, chó, gà. Ngoài ra, từ tháng 7 đến tháng 2
hằng năm, người Cơ-tu thường dùng bẩy dây cước hay bẩy bằng hố để săn
thú.
• Nghề thủ công truyền thống phải kể đến như đan mâm, giỏ, rổ,…với
guyên liệu chủ yếu là tre. Thời gian thu hoạch tre của người Cơ-tu diễn ra
vào những tháng cuối năm vì như vậy sẽ tránh được mọt và kiến.
• Trong hoạt động sản xuất, yếu tố thời tiết đóng vai trò quan trọng. Vì thế,
người Cơ-tu thường nhìn vào trời đất hay mọi thứ xung quanh để đoán
định thời tiết. Chẳng hạn như khi nhìn vào tổ ong vò vẽ, nếu thấy những
chú ong làm tổ sát đất thì có lũ nhỏ còn làm tổ trên cao thì có lũ to.
3. Tri thức bản địa trong văn hóa vật chất
• Nhà ở
- Khi làm nhà, người Cơ-tu chọn hướng làm nhà nhờ vào sự chỉ dẫn của tâm
linh. Nghĩa là, người Cơ-tu lấy một quả trứng gà và một ống tre và chẻ
làm bốn. Sau đó, sẽ bỏ quả trứng gà vào giữa và đục một lỗ nhỏ trên quả
trứng. Tiếp theo, sẽ lấy lửa đốt ở dưới quả trứng, lúc này lòng trắng trứng
sẽ chảy về hai hướng trong đó hướng gần với người dân sẽ là hướng làm
nhà còn hướng xa người dân là hướng của ma, không được làm nhà theo
hướng đó. Nhưng cũng có trường hợp trứng chảy ra nhiều hướng và đối
với trường hợp này tức thần linh không cho làm nhà, vì vậy người dân sẽ
không làm nhà.
- Người Cơ-tu ở nhà sàn, nhà có mái tròn hình mui rùa, đầu đốc có trang trí
khau cút.


- Điểm nổi bật: Các buôn làng của người Cơ Tu dù giàu hay nghèo đều có

nhà Gươl. Nhà Gươl là trung tâm sinh hoạt của cả buôn làng. Không gian
nhà Gươl cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của buôn làng như
lễ ăn mừng lúa mới, lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng Cơ Tu, lễ
mừng được mùa... Theo quan niệm của người Cơ Tu, nhà Gươl là chốn
linh thiêng nơi cư ngụ của thần linh, ông bà, tổ tiên họ. Phụ nữ, con gái
chưa chồng không được đến nhà Gươl. Theo tập tục truyền thống, khi đến
nhà Gươl, mọi người không được ẩu đả nhau, không được cãi vã nhau
- Ông Bhriu Liếc, ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, người dày công
nghiên cứu về văn hóa Cơ Tu, cho biết: “Từ bao đời, người Cơ Tu sống
chung trong làng quây quần bên nhau , những ngôi nhà xếp vòng thành
hình bầu dục, chính giữa là Nhà Gươl. Nếu như làng của người Ba Na, Ê
đê ở Tây Nguyên có Nhà Rông, làng của người Kinh có Đình...thì Nhà
Gươl là linh hồn của làng Cơ Tu. Không chỉ là chốn linh thiêng thờ cúng
thần linh, nhà Gươl của người Cơ Tu còn là nơi bàn chuyện làng, chuyện
nước, chuyện gia đình và là nơi diễn ra những lễ hội quan trọng. Vì vậy,
không gian làng, trong đó linh hồn là Nhà Gươl có vai trờ đặc biệt quan
trọng trong đời sống tâm linh và văn hóa của cộng đông người Cơ Tu.”
• Ẩm thực:
- Đặc tính đơn giản, ít nghi thức, mang đậm yếu tố tự cung tự cấp trong cơ
cấu bữa ăn, trong cách thức tổ chức bữa ăn. Đây chính là sự thích ứng
trong ăn uống của người Cơ-tu với môi trường sống.
- Người Cơ-tu thích các món nướng, ướp và ủ trong ống tre. Người Cơ-tu
uống nước lã, nay nhiều người đã dùng nước chín. Bên cạnh đó, loại thức
uống không thể thiếu của người Cơ-tu là các loại rượu như rượu mía, rượu
tà-vak (chế từ một loại cây rừng, họ dừa) và rượu làm từ gạo, sắn… Nhìn
chung đồ ăn thức uống của người Cơ-tu là những thứ được chế biến từ sản
phẩm của núi rừng, là những sản phẩm do đồng bào tự làm ra, không phải
qua mua bán. Đó là các loại lương thực, thực phẩm có được nhờ trồng trọt,
chăn nuôi, săn bắn, thu nhặt từ núi rừng, sông suối về như lúa (cơm nếp,
cơm tẻ), sắn, ngô, khoai, các loại thịt rừng, rau rừng, thịt gia súc, gia

cầm…


- Tính cộng đồng trong ăn uống của người Cơtu thể hiện rất cao. Tính cộng
đồng biểu hiện trong cách bày biện thức ăn. Thức ăn bày ra chỉ chú ý tới
tính tiện dụng, ai cũng có thể lấy thức ăn một cách dễ dàng. Khi chia phần
dù có mặt hay không, mọi thành viên trong cộng đồng làng đều có phần.
Thời kỳ trước đây đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, hay khách đến chơi đều
được phần như các thành viên khác. Tính cộng đồng thể hiện trong cách
hưởng lợi. Sản phẩm săn bắn được trong phạm vi của làng mọi người đều
được hưởng.Tính cộng đồng còn được thể hiện trong không gian ăn uống,
trong số lượng người tham gia vào các bữa ăn. Vào các dịp lễ tết, hội hè,
ma chay,cưới xin..., các gia đình dù ít dù nhiều đều chung nhau đóng góp
và có mặt đông đủ tại gia chủ đứng ra chủ trì.
- Ăn bốc (ăn bằng tay) là tập quán khá phổ biến trong các thời trước đây của
người Cơ-tu. Hiện nay, tập quán ăn bốc đã mất vị trí trong cách thức ăn
uống của đồng bào. Dụng cụ trong ăn uống của đồng bào Cơtu ngày nay
đã phong phú lên rất nhiều, bao gồm các loại bát đĩa, thìa, muỗng, đũa.
- Ăn uống của người Cơtu đôi lúc con mang tính tâm linh. Người Cơtu chỉ
kiêng ăn những động, thực vật mà đồng bào xem là tổ vật, vật kiêng của
dòng họ.
- Do nhiều nguyên nhân tác động nên đối với người Cơtu, khâu chế biến,
nhất là bảo quản thức ăn ít được chú ý. Đối với đồng bào đồ ăn trong các
bữa ăn thường "chặt to, kho mặn". Đồng bào ít có kinh nghiệm trong việc
bảo quản thức ăn. Thức ăn để dành chủ yếu được phơi khô hay dầm muối,
treo trên các sàn bếp....
• Trang phục:
- Cũng như nhiều dân tộc anh em khác sinh sống trên dãy Trường Sơn, đồng
bào Cơ-tu Quảng Nam có trang phục rất riêng, đàn ông đóng khố, cởi trần,
phụ nữ chỉ buộc một mảnh vải như cái yếm để che ngực, váy ngắn đến đầu

gối. Người Cơ-tu ưa chuộng bộ y phục được dệt hoa văn hạt chì hoặc hạt
cườm, đeo vòng ở cổ, tay, tai..
- Nếu như trước đây, việc sử dụng trang phục thổ cẩm truyền thống thường
diễn ra trong cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày. Thì ngày nay, hình
ảnh thanh niên cởi trần đóng khố, phụ nữ mặc váy ngang đầu gối, che
ngực, chỉ còn xuất hiện trong các lễ hội. Thay vào đó cách ăn mặc của


đồng bào Cơtu, đặc biệt là giới trẻ đang âu hóa dần. Anh Pơ Loong Hiếu,
xã Lăng, huyện Tây Giang, Quảng Nam cho rằng: “Mặc âu phục thì thấy
gọn gàng hơn, đi chơi cũng thuận tiện và dễ hơn rất nhiều.
4. Tri thức bản địa trong ứng xử xã hội và quản lý cộng đồng
• Ứng xử xã hội
- Quan hệ xã hội:
Quan hệ cộng đồng dân làng khá chặt chẽ. Làng là một đơn vị dân cư trên
một địa vực nhất định và riêng biệt, tự quản dựa vào tập tục, đứng đầu là
ông "già làng" được nể trọng. Sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc. Gia tài
được xác định bằng chiêng ché, trâu, đồ đeo trang sức, vải.
- Nói lý, hát lý:
• Là một trong những hình thức tự sự dân gian đặc sắc và độc đáo, không
thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Cơ Tu. Nó gắn liền với lời
ăn tiếng nói của đồng bào, thể hiện lối giao tiếp, ứng xử, biểu lộ tâm tư,
tình cảm của mỗi người và cả cộng đồng. Trong cuộc sống khi gặp khó
khăn thì mọi người phải biết thông cảm cho nhau. Người lớn trong gia
đình phải có nhiệm vụ nói lý, hát lý cho con cái hiểu. Hay trong trường
hợp hai vợ chồng trẻ mới cưới muốn bỏ nhau, người Cơ Tu sẽ nói lý,
hát lý với nội dung đề cập đến chuyện bố mẹ già không làm được việc,
nếu họ bỏ nhau, nương rẫy sẽ không ai chăm nom. Nếu vẫn không
hiểu, vấn đề chưa được giải quyết, họ sẽ đi sang làng khác nhờ nghệ
nhân, già làng giỏi về nói lý, hát lý là chuyện đổ vỡ trong gia đình được

hóa giải ổn thỏa.
• Thông thường, nói lý, hát lý được thể hiện qua lễ ăn mừng lúa mới hay
lễ kết nghĩa anh em, vào những dịp có khách quý tới thăm khi làng
đang có lễ hội hoặc đám cưới hay trong lễ hỏi cưới vợ cho con... Ngoài
ra, nói lý, hát lý còn được đồng bào Cơ Tu dùng để giải quyết các mâu
thuẫn, xích mích trong các mối quan hệ giữa gia đình, bạn bè, xã hội,
công việc mà có khi dùng lời lẽ, thậm chí pháp luật khó có thể hóa giải
được. Và đây là cái hay nhất của nói lý, hát lý.
- Tục ngủ duông
• Vừa phản ánh đặc điểm tộc người, vừa có nghĩa giáo dục cộng đồng
trong lĩnh vực hôn nhân được họ giữ gìn trân trọng từ bao đời.


• Tục này thường diễn ra vào tháng 9 và tháng 10, khi mùa vụ đã được
hoàn thành.
• Nhà ngủ duông được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng, gọi là nhà
nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm bằng
cây lá và nhà này được cả làng đều biết và được người Cơ Tu gọi là
nhà ngủ duông.
- Cưới xin
• Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ
phải trải qua các bước nghi thức: Hỏi, đính hôn, lễ cưới và sau này, khi
đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lần nữa.
• Phổ biến hình thức con trai cô lấy con gái cậu, vợ goá lấy anh hoặc em
chồng quá cố. Quan hệ hôn nhân một chiều: Nếu nhà A đã gả con gái
cho nhà B thì nhà B không được gả con gái cho nhà A. Trước kia
những người giàu thích tổ chức "cướp vợ".
- An táng:
• Với quan niệm người chết có được sự yên tĩnh, về với núi rừng, về với
Giàng nên người Cơ-tu vào tận rừng sâu, nơi không có người để an

táng người chết.
• Tuy nhiên, cũng có nơi, người Cơ-tu an táng ngay bên đường đi để
nhìn thấy con cháu, được hương khói, thờ cúng.
-

Thờ cúng


Trong đời sống cá nhân, gia đình và của làng, có rất nhiều lễ cúng gắn
với sản xuất, sức khoẻ...



Lễ cúng nhỏ chỉ cần tế bằng gà, thậm chí dùng trứng gà; lớn hơn thì
dùng lợn; cao hơn nữa là dùng trâu; xưa kia cao nhất dùng máu người.
Theo người Cơ-tu, đối với các siêu nhiên, máu con vật hiến sinh quan
trọng đặc biệt. Làng có thể có vật "thiêng" (thường là hòn đá) được cất
giữ ở ngôi nhà chung, như một thứ bùa. Một số cá nhân cũng có loại
bùa này.

-

Lễ hội




Chúng ta chắc hẳn ai cũng biết đến lễ hội đâm trâu của dân tộc Cơ Tu.
Lễ đâm trâu được tổ chức hai lần trong năm. Toàn thể dân làng cùng tụ
họp tại nhà Gươl để cùng dự lễ và cầu cho dân làng sống lâu, an vui,

mạnh khỏe…



Có một lễ lớn hơn cả lễ đâm trâu, đó là lễ "dồn mồ". Người Cơ-tu
thường dựng nhà mồ cho người chết. Chôn cất xong là bỏ mả ngay. Sau
5 - 10 năm, người ta làm lễ dồn mồ. Đối với những người chết trong
dòng họ chôn chung vào một huyệt lớn.



Người Cơ-tu cũng đón Tết cổ truyền. Tết của người Cơ Tu thường diễn
ra vào khoảng tháng giêng, tháng hai dương lịch, sau mùa tuốt lúa,
trước hết có các nghi lễ cúng vái tại nhà và nhà Gươl và tiếp đó là dịp
ăn uống và đón tiếp khách vui vẻ của người Cơ-tu

-

Tín ngưỡng: Người Cơ-tu tin vào thần linh, thờ cúng các vị thần (Giàng)



Quản lý cộng đồng

- Luật tục Cơ-tu không xử phạt khi người dân xâm phạm quá mức đến
những khu rừng này mà trong đó mỗi người tự có ý thức bảo vệ những
khu rừng cấm, rừng thiêng của cộng đồng làng mình. Vì theo họ, ở những
khu rừng cấm, rừng sâu đều có thú dữ và ma canh giữ, nếu bắt thú ở rừng
đó thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới tính
mạng con người và vật nuôi. Ngoài ra, người Cơ-tu còn rất kỵ người nào

tự ý chặt, đốt cháy cây cổ thụ như những loại cây: đa, chò, lim, sến, kiền
kiền…Theo quan niệm của họ, đấy là các loại cây lâu năm đã cùng sinh
tồn với rừng, với quê hương dân tộc; hơn nữa những cây này có thần linh
hay ma người chết trú ngụ, vì thế những cây này rất thiêng. Nếu ai phá cây
cổ thụ là coi như phá nhà của thần linh làm cho thần linh không còn nơi
trú ngụ nên bắt phạt dân làng, do đó dân làng hay ốm đau, chết chóc;
trường hợp vậy sẽ bị phạt rất nặng với các hình thức như sau:


• Người trong làng phá: nếu cây bị cháy sém thì phải nộp cho làng một
con dê, một con gà và một ché rượu; trường hợp cây ngã hoặc cháy rụi
thì phải nộp cho làng cúng cây bị tổn hại một con heo to, một con dê và
một con gà.
• Người làng khác phá: trường hợp này thì hai làng giải quyết nội bộ và
phải nộp cho làng bị phá cây ít nhất một con trâu (hoặc bò), một con
dê, một con heo, một con gà, một ché rượu và hủ rượu nếp.Vì vật phạt
thường rất nặng nên xưa ít ai dám tự ý chặt phá cây cổ thụ thuộc phạm
vi làng mình hay ngoài làng. Bởi lẽ đó nên những khu rừng thiêng
(trong đó có những khu rừng đầu nguồn) của người Cơ-tu hiện nay còn
rất nhiều cây cổ thụ, đại thụ và là nơi cung cấp nguồn nước trong lành
cho cuộc sống hàng ngày cộng đồng người Cơ-tu.
- Đối với tục ngủ duông: Tuỳ ở mỗi đôi nam nữ Cơ Tu mà có thể từ 3 đến 5
đêm hoặc hơn thế nữa để họ tự do tìm hiểu mà không phải lén lút, thầm
kín... Tuy đôi nam nữ có quyền tự do tìm hiểu nhưng luật tục Cơtu cũng
quy định rất rõ và rất nghiêm khắc xử lý những trường hợp quan hệ tình
dục bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới. Nếu trường hợp này xảy ra, tuỳ ở
mức độ vi phạm, thường thì chàng tai bị phạt rất nặng, làng bắt người con
trai đó phải giết heo có khi là trâu, bò mang từng phần đến từng gia đình
trong làng để tự thú tội và chia cho cả làng cùng ăn (Lươl hơpoong a coó á
oóc) đôi khi phải đền bù cho nhà gái nào là ché, chiêng, đồ trang sức quý...

hoặc phải chịu nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác và đôi khi bị cộng
đồng ruồng bỏ không ai tiếp xúc với những con người phạm tục. Sự phạt
nặng này từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người cho nên nam
nữ Cơ Tu khi tiếp xúc, quan hệ tình cảm với nhau đều luôn có ý thức giữ
gìn, tôn trọng đạo đức.
5. Tri thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe
• Sinh đẻ: Người phụ nữ đẻ trong chòi dựng sau nhà hoặc đẻ ngay cạnh bếp
lửa trong nhà, có vài phụ nữ giúp. Cái nhau bỏ vào vỏ bầu hoặc gói bằng
vải, lá chuối chôn ở phía sau nhà. Sau 3 - 4 ngày hoặc một tuần sản phụ có
thể đi làm. Qua vài ba tháng mới đặt tên cho đứa bé.
• Chăm sóc con cái: Hầu hết các cha mẹ ban ngày đều lên rẫy nên con cái sẽ
để ở nhà cho bà chăm. Bà cho cháu ăn bằng cách bỏ cơm vào miệng nhai


sau đó trún cho cháu ăn. Có thể nói, quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ” của
người Cơ-tu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ em nơi đây.
• Cách chữa bệnh: Dùng thuốc nam, thuốc bắc làm từ lá cây rừng, rễ cây
rừng để chữa bệnh. Chẳng hạn như dùng rễ cây đằng đằng để chữa đau
bụng, cây lấu trị rắn cắn, cây trỏng trị đau răng

DANH SÁCH NHÓM 3:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


Hồ Thị Phúc
Trần Đình Tiệp
Trịnh Công Mạnh
Nguyễn Xuân Kiều
Phan Lê Thái Dung
Nguyễn Thị Kim Chi
Đặng Thị Thanh Dung
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ



×