Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người cơ tu tại xã hòa phú, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng và đề xuất biện pháp bảo tồn cây thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 43 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUA TÀI LIỆU................................................................3
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC...........................3
1.Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế giới..................................3
1.Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam..................................4
II.ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU...........................................................6
1.Điều kiện tự nhiên...............................................................................................6
1.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính.................................................................6
1.2. Địa hình và địa thế...........................................................................................6
1.3.Địa chất và thổ nhưỡng....................................................................................6
1.4.Khí hậu.............................................................................................................7
1.5. Thủy văn ........................................................................................................8
2.Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................8
2.1.Tình hình dân cư và sự phân bố dân cư............................................................8
2.1.1.Dân cư...........................................................................................................8
2.1.2.Phân bố dân cư.............................................................................................. 8
2.2.Cơ sở hạ tầng....................................................................................................8
2.2.1.Giao thông.....................................................................................................8
2.2.2.Hệ thống điện ............................................................................................... 9
2.2.3.Giáo dục.........................................................................................................9
2.2.4.Y tế ...............................................................................................................9
2.2.5.Thông tin liên lạc...........................................................................................9
2.2.6.Du lịch ..........................................................................................................9
2.3.Các hoạt động kinh tế.......................................................................................9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................10
1.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................10
2. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................10
3.Thời gian nghiên cứu...........................................................................................10
4.Nội dung nghiên cứu...........................................................................................10


5.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
5.1.Phương pháp điều tra thành phần loài, bộ phận sử dụng, công dụng và vùng phân
bố của cây thuốc.....................................................................................................10
5.1.1.Phương pháp phỏng vấn................................................................................10
5.1.2.Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa............................................................11
1


5.1.3.Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu............................................................11
5.1.4.Phương pháp giám định tên cây....................................................................11
5.1.5.Phương pháp lập danh lục.............................................................................12
5.2.Phương pháp xử lý số liệu................................................................................12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN........................................................13
1.Kết quả điều tra thành phần loài cây thuốc do người Cơ tu sử dụng tại xã Hòa Phú,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng....................................................................13
2.Phân tích sự đa dạng cây thuốc do người Cơ tu sử dụng tại xã Hòa Phú, huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng......................................................................................29
2.1.Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc..............................29
2.2.Đa dạng về số lượng loài cây thuốc trong các họ ............................................30
2.3.Đa dạng về sự phân bố của các loài cây thuốc theo sinh cảnh ........................30
2.4.Sự đa dạng về các bộ phận của cây làm thuốc.................................................32
2.5.Sự đa dạng về các loại bệnh được chữa trị bằng các loài cây thuốc................34
3. Danh sách các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam...........................35
4.Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc....................................36
4.1.Kết quả điều tra về nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ tu......37
4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cơ tu
................................................................................................................................38
4.3. Kết quả điều tra về thái độ của người Cơ tu đối với nguồn tài nguyên cây thuốc
................................................................................................................................39
4.4. Một số nguyên nhân khác ...............................................................................39

5.Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc.................39
5.1.Khai thác hợp lý ..............................................................................................39
5.2.Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc ....................................................................39
5.3.Công tác bảo tồn ..............................................................................................40
5.3.1. Bảo tồn nguyên vị ( in – situ) ......................................................................40
5.3.2.Bảo tồn chuyển vị (ex – situ) ........................................................................40
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................43
1. KẾT LUẬN.....................................................................................................43
2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................45

2


Danh mục các bảng:
Số hiệu
bảng
1.1
1.2
3.1

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10

3.11
3.12

Tên bảng
Số liệu đặc trưng về khí hậu ở Hòa Phú
Tốc độ dòng chảy của sông Lỗ Đông giảm qua các năm
Danh lục các loài cây thuốc do người Cơ tu sử dụng tại xã
Hoà Phú,
huyện Hoà Vang, thành phố Đà nẵng
Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc do người Cơ tu sử
dụng
Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc của ngành Hạt kín
Thống kê số lượng loài cây thuốc trong các họ
Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
Thống kê bộ phận sử dụng của cây để làm thuốc
Thống kê các loài cây thuốc được người Cơ tu sử dụng
theo nhóm bệnh
Danh sách các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam
Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ tu
Mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cơ tu
Thái độ của người Cơ tu đối với tài nguyên cây thuốc
Thái độ của người Cơ tu đối với việc bảo tồn tài nguyên cây
thuốc

3

Trang
7
8
13


29
29
30
31
32
34
35
36
37
37
40


Danh mục các đồ thị:
Số hiệu
bảng
3.1
3.2
3.3

Tên biểu đồ
Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
Sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm
thuốc
Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ tu

Trang
32
33

36

Danh mục các hình vẽ:
Số hiệu
bảng
1.1

Tên hình vẽ
Sơ đồ vị trí xã Hòa Phú

Trang
6

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá cao về tính đa dạng sinh
học, phong phú về các nguồn cây thuốc. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng xích
đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa
dạng về cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái, kiểu rừng...Sự phong phú ấy là một
diễm phúc cho dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ ở rất nhiều nơi, dân ta còn sống một nền
văn minh dựa trên thực vật. Cây cỏ không phải là " cỏ cây vô loại" mà là những ân
nhân nuôi dưỡng chúng ta, thậm chí còn chữa bệnh cho chúng ta nữa.Vì vậy ngay từ
buổi ban đầu con người đã biết sử dụng các loài cây cỏ ở xung quanh để làm thuốc
chữa bệnh, từ những loại bệnh thông thường đến các loại bệnh khó trị.
Hiện nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đời sống con người ngày
càng nâng cao thì nhu cầu chữa bệnh bằng thảo dược càng tăng nhanh. Theo báo cáo
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang
phát triển trên thế giới có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nền y

học cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc các dược
chất chiết xuất từ các dược liệu.
Ở nước ta lĩnh vực y học rất rộng lớn. Mỗi dân tộc có truyền thống tập quán
văn hóa khác nhau, trong quá trình khai thác tự nhiên để tồn tại và phát triển , họ đã
tích lũy riêng cho mình một hệ thống các tri thức, kinh nghiệm sử dụng thực vật để
phòng ngừa và chữa bệnh. Những kinh nghiệm đó nằm rải rác trong nhân gian và
được truyền miệng từ đời này sang đời khác, người này sang người khác, mỗi lần
như vậy nó lại bị thay đổi một tí hay che giấu một chút do người có kinh nghiệm
muốn giữ độc quyền. Hơn nữa còn một lượng lớn kiến thức về cây dược liệu chưa
được chú ý đến, đặc biệt là kiến thức bản địa của các cộng đồng dân tộc ít người.
Các kiến thức đó ngày càng bị mất dần, làm cho giá trị về dược liệu trong thiên
nhiên ngày càng giảm sút. Hơn nữa, người dân ở miền núi vẫn có thói quen khai
thác cây thuốc nam có sẵn từ rừng tự nhiên về sử dụng hay là " săn lùng" các cây
dược liệu có giá trị kinh tế cao để phục vụ lợi ích thương mại. Điều này dẫn đến
nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên này một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài
có giá trị cao, quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng rất lớn. Chính vì vậy cần thiết
phải có các hoạt động bảo tồn, phát triển tài nguyên cây dược liệu do chính người
dân sống gần rừng thực hiện nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
Cơ tu là một dân tộc trong đại gia đình 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Đồng
bào Cơ tu sinh sống tập trung ở vùng núi và là dân tộc ít người duy nhất ở xã Hòa
Phú. Xã Hòa Phú được thành lập năm 1981 trên cơ sở một phần diện tích và dân số
của xã Hòa Phong. Là một xã miền núi nằm về phía Tây của thành phố Đà Nẵng,
5


nơi mà cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nguồn kiến thức bản địa được
người dân tích lũy từ ngàn đời nay của họ là vô cùng quý giá, nhất là kiến thức về
các loại cây cỏ, thực vật được sử dụng làm thuốc. Dù rằng nguồn kiến thức này vẫn
chưa được khoa học công nhận nhưng qua việc sử dụng và kiểm nghiệm trên thực tế
đã mang lại kết quả đôi khi tốt hơn cả mong đợi. Nhưng, hiện nay việc duy trì và

phát triển nguồn dược liệu tại đây đang gặp nhiều thách thức bởi sự tác động của con
người vào hệ sinh thái nơi đây như cháy rừng, đốt nương làm rẫy, các công trình dân
sinh kinh tế của thành phố,.. Vì vậy việc chú trọng đến nguồn dược liệu tại xã Hòa
Phú và sử dụng chúng một cách hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: " Điều tra nguồn
tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cơ tu tại xã Hòa
Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất biện pháp bảo tồn" nhằm
mục tiêu:
- Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố, bộ phận sử dụng công dụng của các
loài cây thuốc.
- Tìm hiểu những nhân tố tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc và đề xuất
một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc hiện có, đặc biệt các
cây thuốc quý có giá trị chữa bệnh cao.
Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ vào quá trình
nghiên cứu cây thuốc phục vụ cho con người, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế
địa phương.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC
1 .Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới:
Ngay từ nghìn xưa, các dân tộc trên thế giới đã biết sử dụng các thảo dược để
phòng, chữa bệnh. Lịch sử của nền y học Trung Quốc, Ấn Độ đều ghi nhận về việc
sử dụng các cây cỏ làm thuốc có cách đây từ 3000 – 5000 năm. Những người có cơ
sở lý luận cho rằng vua Thần Nông là người phát minh ra cây thuốc. Theo truyền
thuyết, một ngày vua Thần nông nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc, có khi một ngày ngộ
độc tới 70 lần, rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên gọi là “ Thần nông bản thảo”. Trong
bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc và là bộ sách thuốc cổ nhất của đông y [8].

Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ đại
ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc và trên 700
cây thuốc; người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của người Hindu khoảng 2000
năm trước, trong đó có các loài cây gây ngủ, ảo giác, chữa rắn cắn,...
Trải qua nhiều khó khăn, đấu tranh sinh tồn, con người ở khắp mọi nơi đã rút
ra được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc. Một trong những
tập sách có giá trị của thời đại là tập “ Bản thảo cương mục” do lý Thời Trân soạn và
hoàn thành năm 1587. Đây được coi là bộ sách dược vật hoàn chỉnh nhất của Đông
y, tập sách này có tổng cộng là 52 quyển tập hợp 1892 chủng loại cây, con, vật thuốc
khác nhau.
Ngoài ra, còn phải nhắc đến “ Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” bộ sách y học cổ
truyền lâu đời của phương Đông và cũng là tài sản riêng của y học cổ truyền Trung
Hoa. Đây là bộ sách mà những nhà y học cổ truyền từ xưa như Hoa Đà, Biển
Thước,... của Trung Hoa cổ đến Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh của nước ta đều coi
nó là bộ sách gối đầu nằm trong việc nghiên cứu, chẩn trị, bổ, tả, tả liệu dược bệnh
nhân và truyền dạy cho đệ tử, và cho đến ngày nay vẫn sử dụng trong thực tế lâm
sàng.
Bên cạnh những phương thức chữa bệnh theo y học cổ truyền, các nhà khoa
học trên thế giới còn nghiên cứu cấu trúc của hơn 121 hợp chất hóa học tự nhiên
được chiết từ cây cỏ để làm thuốc, từ đó tổng hợp nên các loại thuốc có hiệu lực
chữa bệnh thật cao. Theo tài liệu thống kê của tổ chức của y tế thế giới (WHO) thì
đến năm 1985 đã biết được gần 20.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc hoặc
cung cấp hoạt chất để chế biến thuốc [12]. Riêng ở Trung Quốc gần đây công bố có
11.118 loài [13], Ấn Độ có trên 6000 loài và ở Việt Nam cũng đã biết gần 4000 loài
[11]

7


Tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, chữa

bệnh, đặc biệt là các nước nghèo, nước đang phát triển và nước có truyền thống sử
dụng cây cỏ làm thuốc. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay
có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển với dân số khoảng 3,5 đến 4 tỉ
người trên thế giới có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nền y học
cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc chiết suất từ
dược liệu.
Qua đó ta thấy cây cỏ là nguồn cung cấp dược liệu vô cùng phong phú cho
nền y học dân tộc và ngành công nghiệp dược hiện đại. Tuy nhiên, thực tế là trên thế
giới hiện nay có nhiều loài cây thuốc quý đang ngày càng trở nên khan hiếm hoặc
tuyệt chủng do khai thác bừa bãi. Vì vậy, song song với việc sử dụng, nghiên cứu
cây thuốc thì một vấn đề cấp bách khác cũng cần phải đặt ra là bảo tồn và phát triển
các loài cây thuốc. Tại Hội nghị quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây thuốc từ 2127/3/1983 tại Cheng Mai – Thái Lan, hàng loạt các công trình nghiên cứu về tính đa
dạng và việc bảo tồn cây thuốc được nhiều đại diện của các nước nêu lên khẩn thiết
[8].
Trong quá trình phát triển của đất nước, xã hội thì vấn đề bảo vệ sức khỏe con
người ngày càng được coi trọng hơn lúc nào hết. Con người ngày càng có xu hướng
quay về với thiên nhiên. Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để trị bệnh
trở nên cực kỳ cần thiết, nên vấn đề khai thác kết hợp với việc bảo tồn cây thuốc trên
thế giới cũng như trong nước là rất quan trọng, nhất là các cây thuốc quý hiếm đang
có nguy cơ bị tuyệt chủng.
2.Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam:
Dân tộc Việt Nam đã có trên 1000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đã có
nhiều bài thuốc, cây thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian rất hiệu quả.
Cùng với sự tiến hóa của lịch sử, nền y học cổ truyền Việt Nam cũng dần phát triển,
gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của các danh y nổi tiếng đương thời
Thời nhà Lý (1010 – 1224) lương y Nguyễn Chí Thanh đã dùng nhiều cây cỏ
để chữa bệnh cho nhân dân và nhà vua. Năm 1136, ông được phong là “ Quốc sư”.
[9]
Thời nhà Trần (1225 – 1399) xuất hiện một số danh y tiêu biểu, trước hết là
danh y Phạm Ngũ Lão nổi tiếng với “Sơn dược” ở Chí Linh – Hải Hưng, Phan Phu

Tiên biên soạn sách thuốc đầu tiên với “ Bản thảo cương mục toàn yếu” xuất bản
năm 1429. Nguyễn Bá Tĩnh tức Tuệ Tĩnh với tinh thần độc đáo “ Nam dược trị Nam
nhân” đã biên soạn cuốn “Nam dược thần hiệu” và “Hồng Nghĩa Giác tư y thư”. Có
thể nói Tuệ Tĩnh là người mở đầu cho ngành y học cổ truyền Việt Nam. Ông được
người đương thời và người đời sau coi là “ Vị thánh thuốc nam”.[11]

8


Thời nhà Lê (1428 – 1788), tiêu biểu cho nền y học cổ truyền Việt Nam thời
kỳ này là danh y Lê Hữu Trác – Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791). Ông đã để lại
cho đời sau bộ sách đồ sộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 86 quyển ghi
lại toàn bộ kinh nghiệm phòng và chữa bệnh [11]. Ông được mệnh danh là ông tổ
sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) để giải
quyết vấn đề thiếu thuốc do dịch phong tỏa, việc tìm kiếm và thay thế thuốc bằng
dược liệu trong nước phát triển nhất là ở Nam Bộ đã sớm đề ra việc sử dụng thuốc
Nam, điển hình là phương pháp chữa bệnh bằng toa căn bản.
Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thống nhất nước nhà ( 1954
– 1983). Đảng và chính phủ đã quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu dược liệu
phục vụ nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và xuất khẩu.
Năm 1957 dược sĩ Đỗ Tất Lợi đã biên soạn bộ “ Dược liệu học và các vị thuốc
Việt Nam” gồm ba tập. Năm 1961 tái bản thành 2 tập đã mô tả và nêu công dụng
của hơn 100 cây thuốc nam.
Từ 1962 – 1965, Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu tỉ mỉ
hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc động vật, thực vật và khoáng vật. Đến lần tái bản
thứ 7 (1995) thì số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài. Đây là bộu sách
có giá trị lớn về mặt khoa học và thực tiễn.[7]
Năm 1990, Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập và một số tác giả khác đã viết cuốn

“Cây thuốc Việt Nam” và đến năm 1993 tái bản thành cuốn “Tài nguyên cây thuốc
Việt Nam”. Năm 1995, Vương Thừa Ân cho xuất bản cuốn “ Thuốc quý quanh ta”.
Năm 1996 Võ Văn Chi cho ra đời cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” mô tả 3200
loài cây thuốc có ở Việt Nam. Ngoài ra, còn phải kể đến một số lượng lớn tạp chí y
học dân tộc, tạp chí y học cổ truyền, tập san dược liệu, báo Thuốc và sức khỏe cùng
các sách chuyên đề có giới thiệu về cây thuốc, bài thuốc cũng như tác dụng làm
thuốc của các loài thực vật quanh ta.
Việt Nam cũng được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong
phú và đa dạng sinh vật. Trong đó hệ thực vật cũng rất phong phú và đa dạng. Hiện
nay, đã biết 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, dự đoán có thể lên đến 12.000
loài. Trong số này nguồn tài nguyên cây thuốc chiếm khoảng 30%. Theo số liệu của
Viện Dược liệu (2000) thì ở Việt Nam có tới 3.830 loài cây thuốc thuộc khoảng 270
họ thực vật, phân bố khắp vùng sinh thái ở Việt Nam. [3]
Các dẫn liệu trên tuy chưa đầy đủ song phần nào cũng đã phản ánh được sự
phong phú, đa dạng cũng như tầm quan trọng của tài nguyên cây thuốc Việt Nam.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là nguồn lợi quý giá đó đang ngày càng không còn
nguyên vẹn do việc khai thác ồ ạt quá mức, thiếu kế hoạch,...cũng như việc cây
9


thuốc thường mọc hoang dại ở các vùng rừng núi nên dễ bị ảnh hưởng bởi xói mòn,
cháy rừng. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa trong công tác nghiên cứu định loại, bảo
tồn, nhân giống các loài cây thuốc quý để phục vụ tích cực trong công tác nghiên
cứu, chữa bệnh nâng cao sức khỏe con người trong cuộc sống hiện nay và cho con
cháu sau này.
II . ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.Điều kiện tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính.
Xã Hòa Phú nằm cách thành phố Đà Nẵng 25km về phía Tây . Hòa Phú thuộc
địa phận quản lý của huyện Hòa Vang, được thành lập năm 1981 trên cơ sở một

phần diện tích và dân số của xã Hòa Phong với tổng diện tích 90,05 km². Lãnh thổ
xã Hòa Phú được giới hạn:
+ Phía Tây giáp xã Ba, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
+ Phía Đông giáp xã Hòa Phong và xã Hoà Nhơn, huyện Hòa Vang.
+ Phía Bắc giáp xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang.
+ Phía Nam giáp các xã Đại Hiệp, Đại Nghĩa, Đại Quang, Đại Đồng tỉnh Quảng
Nam.

Hình 1. Sơ đồ vị trí xã Hòa Phú
1.2. Địa hình và địa thế
Xã Hòa Phú nằm về phía Tây của huyện Hòa Vang, có các dãy núi chạy theo
hướng Đông Tây, cùng với các đồi núi thấp, trong đó có dãy núi Bà Nà có độ cao
trên 1000m so với mặt nước biển. Các hệ phụ và đồi núi thấp phần lớn chạy theo
hướng Nam, độ dốc của sườn núi lớn – phổ biến là 250 - 300 . Địa hình bị chia cắt
mạnh nên ảnh hưởng đến sản xuất và xây dựng trong khu vực.
10


1.3. Địa chất và thổ nhưỡng
Theo các tài liệu thì Hòa Phú được hình thành từ kỷ Cambri cách ngày nay
khoảng 2000 triệu năm. Đất đai ở khu vực này gồm hai nhóm chính:
+ Nhóm đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Macmaxit: phân bố ở trên núi
cao là chủ yếu. Có đặc điểm là tầng đất mỏng, đất xấu nghèo dinh dưỡng, kết cấu hạt
thô, thành phần cơ giới nhẹ, nhiều đá lộ đầu. Nơi có rừng tự nhiên thì đất mùn và
xốp, giữ được nước. Còn ở nơi mất rừng thì cây bụi phát triển, xói mòn mạnh làm
đất bạc màu và trơ sỏi đá.
+ Nhóm đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá và đá biến chất: thường phân bố
ở dưới thấp, vùng đồi thấp. Đất có thành phần cơ giới thịt nhỏ đến trung bình, tầng
đất mỏng độ pH từ 4,5 – 5.
1.4. Khí hậu

Xã Hòa Phú nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có bức xạ lớn (142.298
2
cal/m /năm). Nhờ có hệ thống sông suối và thảm thực vật phong phú nên khí hậu ở
đây rất ôn hòa và có hai mùa rõ rệt: Mùa khô: bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8, giai
đoạn nắng nhất trong năm là từ tháng 5 đến tháng 8. Tổng số giờ nắng trung bình
trong năm là: 2.060 giờ. Mùa mưa thường tập trung kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12,
chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm.
Xã Hòa Phú chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa: gió mùa Đông Bắc hoạt
động từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, thường khô và lạnh. Gió mùa Tây Nam
hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9 thường nóng và khô hanh.
Bảng 1.1. Số liệu đặc trưng về khí hậu ở Hòa Phú
Đặc Lượng Nhiệt Nhiệt Nhiệt Độ
Độ
Số
Bốc
Số
Số
trưng mưa
độ
độ
độ
ẩm
ẩm
giờ
hơi ngày ngày
(mm)
TB
cao thấp
TB thấp nắng (mm) mưa dông
tháng nhất nhất tháng nhất (giờ)

Tháng
(0C) (0C) (0C) (%) (%)
1
33.5
20.7 27.5 15.5
85
56 161.2 64.6
12
0
2
30.0
22.9 28.3 17.5
85
54 170.9 60.1
5
0
3
4.5
24.2 31.2 19.0
86
63 173.2 71.7
7
2
4
13.3
25.4 32.7 21.1
84
60 232.7 75.4
2
2

5
38.9
28.9 36.7 24.6
79
45 238.3 110.9
9
8
6
90.2
29.5 36.9 24.9
79
47 267.8 109.9
8
7
7
31.5
30.7 37.6
25
75
42 235.2 117.7
7
5
8
256.7 28.5 35.5 24.7
82
45 186.2 98.7
17
13
9
526.9

27
34.8 23.5
87
55 132.4 67.8
21
10
11


10
11
12

527.5
470.2
210.1

26.2
24.7
20.5

32.4
31.1
25.5

20.2
87
53 156.2 65.1
16
4

19.8
85
60 101.6 55.7
19
2
17.5
87
64 100.7 48.8
18
1
[Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, 2010]

1.5. Thủy văn
Hệ thống thủy văn của Hòa Phú gồm các khe suối xuất phát từ dãy núi cao.
Các con suối tập trung chảy vào sông Lỗ Đông. Tốc độ chảy của sông Lỗ Đông cực
đại từ tháng 9 và cực tiểu vào tháng 7 đến đầu tháng 8. Gần đây tốc độ chảy của
sông giảm dần qua các mùa.
Bảng 1.2. Tốc độ dòng chảy của sông Lỗ Đông giảm qua các năm.
Năm quan sát
1997
1998
1999
2001
2002
2004
Dòng chảy nhỏ nhất
7.69
7.54
7.43
7.21

6.41
5.52
2
1/s/km
[Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, 2010]
2. Điều kiện kinh tế xã hội:
2.1. Tình hình dân cư và phân bố
2.1.1. Dân cư
Theo số liệu điều tra thì Hòa Phú, có 10 thôn với 1.023 hộ, 4.685 nhân khẩu,
trong đó 1 thôn có đồng bào là người dân tộc thiểu số Cơtu với 128 hộ dân, gồm 102
hộ đồng bào Cơ tu và 26 hộ người Kinh
2.1.2. Phân bố dân cư
Dân cư phân bố không đồng đều, đại đa số dân cư tập trung ở vùng thấp. Mật
độ dân số đạt 44 người/km. đối với đồng bào dân tộc Cơ tu hiện nay tập thường tập
trung ở ven tỉnh lộ ĐT 604 liên thông từ Đà Nẵng đi đường Hồ Chí Minh.
2.1. Cơ sở hạ tầng
2.1.1. Giao thông
Hiện nay, xã Hòa Phú có quốc lộ 14G chạy ngang qua cùng với tỉnh lộ ĐT
604 , các tuyến đường trong thôn xóm đã được nhựa hóa và bê tông hóa 100%. Giao
thông ở nơi đây đã thuận lợi hơn trước kia rất nhiều.
2.1.2. Hệ thống điện
Hiện nay mạng lưới điện ở xã Hòa Phú đã ổn định. Toàn bộ các hộ gia đình
đều có điện thắp sáng, phục vụ cho sinh hoạt thuận lợi.
2.1.3. Giáo dục
Xã Hòa Phú có địa hình hiểm trở và rộng, dân cư phân tán nên vấn đề giáo
dục vẫn còn nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa
12


phương và thành phố Đà Nẵng rất ưu tiên khu vực này. Các học sinh đi học được hỗ

trợ tiền và dụng cụ học tập. Hiện nay toàn xã Hòa Phú có 1 trường THCS, 8 trường
tiểu học. Ngoài ra ở đây còn có trại giáo dưỡng 05-06, nhằm quản lý và giáo dục các
thanh thiếu niên hư của thành phố Đà Nẵng.
2.1.4. Y tế
Xã Hòa Bắc có một trạm Y tế xã khám và chữa bệnh cho người dân, ngoài ra,
định kỳ còn có đoàn về khám và cấp thuốc miễn phí cho người dân.
2.1.5. Thông tin liên lạc
Việc thông tin liên lạc của xã Hòa Phú đã tốt hơn xưa rất nhiều, toàn xã có 7
trạm truyền thanh không dây. Nhiều nhà đã có ti vi,xe máy nên việc tiếp nhận thông
tin không còn khó khăn nữa.
2.1.6. Du lịch
Hiện nay vấn đề du lịch ở xã Hòa Phú phát triển một cách mạnh mẽ. Ở nơi
đây có rất nhiều khu du lịch sinh thái như khu du lịch Hòa Phú Thành, Ngầm Đôi,
khu du lịch Suối Hoa, khu du lịch Suối Đôi, khu du lịch Lái Thiêu,… mỗi khu mang
một phong cách, một bản sắc riêng đã và đang tạo nên một quần thể du lịch sinh thái
phía Tây thành phố phục vụ các nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng vui chơi cho mọi du
khách ở mọi thành phần và lứa tuổi khác nhau. Ở đây có những địa điểm lý tưởng
cho những cuộc tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên khiến du khách quên đi
những giờ phút làm việc căng thẳng với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà kỳ thú được
tạo nên bởi một quần thể thiên nhiên hài hòa, nơi đây núi rừng trùng điệp được trang
điểm bởi sắc màu các loài hoa rừng, không khí trong lành, mát mẻ. Ngoài ra nơi đây
cũng là nơi khai thác lâm sản cung cấp gỗ cho các doanh nghiệp trong thành phố.
3. Các hoạt động kinh tế
Ngoài hoạt đọng du lịch đang được phát triển mạnh thì hoạt động kinh tế
trong vùng là khai thác và sử dụng lâm sản. Người dân ở đây sống dựa vào tài
nguyên rừng mà thiên nhiên ban tặng. Lối sống chỉ biết khai thác từ rùng dần được
thay đổi nhờ các chương trình của Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội. Việc giao
đất giao rừng, các đoàn thể trong xã tổ chức hỗ trợ giống và vận động hội viên đến
giúp các hộ dân tộc nghèo trồng chuối, dứa, đu đủ, tre Điền trúc,… góp phần nâng
cao đời sống của nhân dân. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính tự

cung tự cấp và năng suất chưa cao, trong qua trình phát triển kinh tế người dân vẫn
còn nhận trợ cấp của thành phố và của các tổ chức phi chính phủ.
Tuy vậy, trên địa bàn xã Hòa Phú đã có những thay đổi căn bản: Kinh tế
thương nghiệp có bước phát triển, đặc biệt là khai thác du lịch. Vấn đề còn tồn tại là
lối sống, thói quen khai thác những sản phẩm sẵn có từ rừng và từ trợ cấp xã hội đã
cản trở trong qua trình phát triển kinh tế xã hội của xã.

13


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch được người dân tộc Cơ tu ở xã Hòa
Phú sử dụng làm thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người.
2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3. Thời gian nghiên cứu
- Tổng quan và viết đề cương nghiên cứu: Tháng 11 năm 2012.
- Khảo sát thực địa: Từ tháng 12/2112 đến tháng 4/2013 chia làm 4 đợt:
- Đợt 1: Từ ngày 5/12/2012 – 11/12/2012
- Đợt 2: Từ ngày 15/2/2013 – 22/2/2013
- Đợt 3: Từ ngày 10/3/2013 – 17/3/2013
- Đợt 4: Từ ngày 1/4/2013 – 7/4/2013
- Tổng hợp, thống kê số liệu và hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp: từ ngày
10/4/2013 – 10/5/2013.
- Bảo vệ khóa luận : 1/6/2013
4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra và lập danh lục các loài cây thuốc điều tra được tại xã Hòa Phú,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

- Nghiên cứu các bộ phận làm thuốc, công dụng và kinh nghiệm sử dụng các
loài cây thuốc đó để chữa bệnh khác nhau của người dân tộc Cơ tu ở xã Hòa Phú.
- Tìm hiểu sự phân bố của các loài cây thuốc theo sinh cảnh trên địa bàn
nghiên cứu.
- Xác định các loài cây thuốc có trong Sách đỏ Việt Nam.
- Tìm hiểu nguyên nhân tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc
- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc
tại địa bàn nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra thành phần loài, bộ phận sử dụng, công dụng và vùng
phân bố của cây thuốc
14


5.1.1. Phương pháp phỏng vấn:
- Chúng tôi tiến hành phỏng vấn người dân, người đi hái thuốc và thầy lang
nhằm biết trước sự có mặt của các loài cây thuốc trong khu vực, thu những thông tin
cần thiết về thành phần loài, mức độ phong phú, sự phân bố tự nhiên cũng như kinh
nghiệm sử dụng các loài cây thuốc của người dân tộc Cơ tu tại nơi đây.
5.1.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa:
- Khảo sát tổng thể để xác định tuyến nghiên cứu và tiến hành thu mẫu theo
các tuyến.
+ Tuyến 1: Khảo sát và thu mẫu dọc theo tuyến đường DT 604.
+ Tuyến 2: Khảo sát và thu mẫu từ đồi Nắp Vung qua khe Xanh tại thôn Phú
Túc.
+ Tuyến 3: Khảo sát và thu mẫu trong rừng tự nhiên.
- Dụng cụ thu mẫu: cặp thực địa, sổ ghi chép, bút chì mềm,nhãn ghi số hiệu,
kéo cắt cây, máy ảnh.
- Nguyên tắc thu mẫu:
+ Mỗi mẫu đều có đầy đủ bộ phận nhất là cành có lá, cùng hoa quả hay cả cây

đối với loài cây thảo.
+ Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu.
+ Ghi chép ngay những điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, nhất là đặc điểm
dễ mất khi khô ( màu sắc hoa, quả,...). Đồng thời ghi chép nơi phân bố của cây.
+ Đặt mẫu vào giữa một tờ báo rồi xếp vào cặp gỗ mang về phòng thí nghiệm
xử lý.
5.1.3. Phương pháp sử lý và bảo quản mẫu:
- Mẫu mang về cần được sử lý ngay: cắt tỉa lại, để vào một tờ báo khác sao
cho có thể nhìn thấy tất cả các bộ phận, đặc điểm ở trên mẫu cây.
- Xếp khoảng 10 -15 mẫu lại với nhau, buộc lại đồng thời dùng vật nặng ép
xuống.
- Phơi nắng các bó mẫu, thay báo các bó mẫu, thay báo 3-4 lần/ngày cho đến
khô, nếu nắng yếu thì dùng than hoặc điện để sấy mẫu.
- Để bảo quản được lâu, sau khi mẫu khô sẽ được xử lý bằng cồn 900 và đồng
sufat để ngăn ngừa nấm mốc. Đổ cồn 900 vào một chậu men rộng, hòa tan CuS04
vào cho đến khi dung dịch bão hòa. Cho mẫu cây vào ngâm trong thời gian từ 5-10
phút rồi đem sấy lại cho đến khô.
- Lên tiêu bản: Mẫu được đính trên giáy Croqui 29 x41 cm, chú ý xếp sao cho
mẫu có dáng đẹp, tự nhiên và có dán nhãn ở một góc về bên phải.
5.1.4. Phương pháp giám định tên cây thuốc:
15


- Phương pháp so sánh hình thái
- Trong quá trình giám định, sử dụng khóa phân loại của Phạm Hoàng Hộ,
1991, 1992, 1993. Ngoài ra còn tra thêm: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
của Đỗ Tất Lợi.(2006)
5.1.5. Phương pháp lập danh lục:
- Danh lục thực vật được xếp vào từng chi, họ theo cách sắp xếp của
Brummitt, 1992.

- Trật tự các loài trong phạm vi từng chi, các chi trong từng họ được sắp xếp
theo trật tự a, b, c.
- Danh lục được lập trên cơ sở thu các mẫu vật, đồng thời tham khảo đối chiếu
các tài liệu sau:
+ Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) trong tập “Cây cỏ Việt Nam” gồm 6 tập.
+ “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi ( 2006).
+ “ Những cây thuốc và động vật là thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và
cộng sự (2002).
5.2. Phương pháp xử lý số liệu:
-Sử dụng phần mềm Excel xử lý số liệu thu thập được.

16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
1. Kết quả điều tra thành phần loài cây thuốc do người Cơ tu sử dụng tại xã
Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Qua quá trình điều tra và xử lý số liệu, chúng tôi đã thống kê được 85 loài cây
thuốc thuộc 82 chi, 47 họ. (Bảng 3)
Trong danh lục, các loài cây thuốc được sắp xếp vào từng chi, từng họ dựa
theo cách sắp xếp của Brummitt (1992), trật tự các loài trong từng chi, các chi trong
từng họ được sắp xếp theo thứ tự a,b,c.
Tổng các loài thống kê được thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch:
- Ngành Thông đá (Lycopodiophyta)
- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)
- Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta)
Mỗi loài được ghi đầy đủ tên khoa học, tên Việt Nam, tên địa phương, bộ
phận sử dụng, công dụng và vùng phân bố của chúng.
Bảng 3.1. Danh lục các loài cây thuốc do người Cơ tu sử dụng tại xã Hoà
Phú, huyện Hoà Vang, thành phố Đà nẵng


17


2. Phân tích sự đa dạng cây thuốc do người Cơ tu sử dụng tại xã Hòa Phú,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
2.1.Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc
Qua kết quả điều tra và thống kê được 85 loài cây thuốc thuộc 82 chi, 47 họ.
Khi phân tích sự đa dạng của thành phần loài, chúng ta không chỉ dừng lại ở
số lượng các taxon của toàn hệ mà còn đi sâu xem xét sự phân bố của các taxon
trong từng ngành thực vật. Hệ cây thuốc trên địa bàn nghiên cứu tuy phong phú về
số lượng loài nhưng các loài lại không tập trung đều trong các ngành thực vật khác
nhau.
Bảng 3.2.Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc do người Cơ tu sử dụng.
Ngành
Họ
Chi
Loài
Tỷ lệ % số loài từng ngành/
tổng số loài
Lycopodiophyta
1
1
1
1,18%
Polypodiophyta
3
3
3
3,53%

Angiospermatophyta
43
78
81
95,29%
Tổng cộng
47
82
85
100%
Theo số lượng thống kê trong bảng 4 thì phần lớn các taxon tập trung trong
ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) với 81 loài thuộc 78 chi của 43 họ. Số loài của
ngành này chiếm 95,29% so với tổng số loài của toàn hệ. Một số ít tập trung trong
ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 3 loài nằm trong 3 chi của 3 họ, chiếm 3,53%.
Ngành Thông đá (Lycopodiophyta) chỉ có duy nhất 1 loài, 1 chi, 1 họ, chiếm tỉ lệ
thấp nhất trong tổng số loài của hệ cây thuốc ở đây.(1,18%)
Để thấy rõ sự đa dạng trong các taxon thực vật chúng tôi tiến hành khảo sát
sâu hơn ngành Hạt kín (Angiospermatophyta). Trong ngành Hạt kín có 2 lớp: Lớp
Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và lớp một lá mầm (Monocotyledoneae), xem bảng 5
Bảng3.3. Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc của ngành Hạt kín.
Họ
Chi
Loài
Ngành và lớp
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ %

%
lượng
%
lượng
lượng
Angiospermatophyta
43
100
78
100
81
100
Dicotyledoneae
34
79.07
61
78,21
63
77,78
Monocotyledoneae
9
20,93
17
21,79
18
22,22

18



Qua số liệu thống kê ở bảng 5 cho thấy đại đa số các cây thuốc được phân bố
trong lớp Hai lá mầm, với 38 họ chiếm 79.07% tổng số họ của ngành, 61 chi chiếm
78,21%, 63 loài chiếm 77,78%. Còn lớp Một lá mầm chỉ gồm 5 họ chiếm 20,93%
tổng số họ, 17 chi chiếm 21,79%, và 18 loài chiếm 22,22% tổng số loài của ngành
Hạt kín.
Như vậy, không những có sự chênh lệch về số loài cây thuốc giữa các ngành
mà ngay trong ngành cũng có sự chênh lệch về số lượng họ, chi, loài cây thuốc giữa
các lớp với nhau.
2.2.Đa dạng về số lượng loài cây thuốc trong các họ
Tính đa dạng về số lượng loài cây thuốc trong các họ được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 3.4. Thống kê số lượng loài cây thuốc trong các họ
Số họ có
5 – 10
4 loài
3 loài
2 loài
1 loài
loài
Ngành, lớp
Lycopodiophyta
1
Polypodiophyta
3
Angiospermatophyta
2
3
3
11
25
Dicotyledoneae

2
2
2
7
22
Monocotyledoneae
0
1
1
4
3
Tổng
Số loài
13
12
9
22
29
Số họ
2
3
3
10
25
Tỷ lệ %
Số loài
15,29
14,12
10,59
25,88

34,12
Số họ
4,65
6,98
6.98
23,26
58,13
Qua kết quả bảng 6 cho thấy số họ chứa ít loài chiếm số lượng lớn nhưng tổng
số loài của các họ lại chiếm tỷ lệ thấp. Điển hình như số họ có 1 loài là 25 nhưng
chỉ chiếm34,12% số loài, tương tự số họ có 2 loài chiếm 25,88% tổng số loài.
Ngược lại, số họ có nhiều loài tuy ít nhưng tổng số loài trong các họ chiếm tỷ lệ
cao. Số họ trên 5 loài gồm 2 họ nhưng có tới 13 loài chiếm 15,29% tổng số loài và
hầu hết thuộc lớp Hai lá mầm. những họ giàu loài như họ Cà phê ( Rubiaceae : 6
loài ), họ Cúc (Asteraceae : 7 loài).
Từ đó có thể dự đoán có khả năng trong tương lai các nhà khoa học sẽ phát
hiện thêm nhiều loài cây làm thuốc trong các họ trên.
2.3.Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
Mỗi loài cây thuốc khác nhau thích nghi với điều kiện sống khác nhau. Chúng
có điều kiện sống rất phong phú và phức tạp: có những cây sống ven đường, trảng
19


cỏ, trảng cây bụi, rừng trồng, rừng tự nhiên, nơi ẩm ướt, nơi vách đá, ngoài đồng
ruộng, hoặc có lối sống thích nghi khắp nơi.
Căn cứ vào thảm thực vật và địa hình, chúng tôi tạm chia khu vực nghiên cứu
thành 6 kiểu sinh cảnh:
- R: Sinh cảnh rừng tự nhiên
- Rt: Sinh cảnh rừng trồng
- B: Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ
- V: Sinh cảnh vườn nhà

- S: Sinh cảnh ven suối, ven sông
- Đ: Sinh cảnh đồng ruộng.
Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh được thể hiện ở bảng 7
Bảng 3.5. Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
STT
Sinh cảnh
Số loài
Tỷ lệ % so với tổng số loài
1 Sinh cảnh rừng tự nhiên
36
44,70
2 Sinh cảnh rừng trồng
21
24,71
3 Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ
35
41,18
4 Sinh cảnh vườn nhà
34
40,0
5 Sinh cảnh ven suối, ven sông
8
9,4
6 Sinh cảnh đồng ruộng
4
4,71
Nhìn vào bảng 7, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự phân bố không đều của các
loài cây thuốc khác nhau trên các sinh cảnh khác nhau. Cây thuốc tập trung nhiều
nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên với 36 loài chiếm 44,70% tổng số loài điều tra được.
Hiện nay, diện tích rừng càng ngày càng bị thu hẹp do các hoạt động khai thác của

con người nên cần phải có công tác bảo tồn đối với các loài cây thuốc sống trong
rừng tự nhiên. Tiếp đến là sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ với 35 loài chiếm
41,18%. Kế đến là sinh cảnh vườn nhà với 34 loài chiếm 40,0%. Sinh cảnh rừng
trồng có số lượng loài cây thuốc ít hơn, với 21 loài chiếm 24,71%. Các loài cây
thuốc phân bố ở sinh cảnh rừng trồng có đời sống ngắn, bởi sau khi khai thác rừng
người dân sẽ đốt để trồng vụ khác. Do đó cần nghiên cứu môi trường phù hợp để
trồng các loài cây này trong vườn nhà hoặc vườn cây thuốc. Tiếp theo là cây thuốc
phân bố ở ven sông, ven suối với 8 loài chiếm 9,4%. Thấp nhất là số loài cây thuốc
phân bố ở sinh cảnh đồng ruộng với 4 loài chiếm 4,71%. Ngoài ra còn có 1 số lượng
ít các loài cây sống bám trên vách đá, kí sinh trên cây khác…

20


Nghiên cứu sự phân bố của các loài cây thuốc theo các sinh cảnh khác nhau
nhằm định hướng cho việc sưu tầm các loài cây thuốc trong tự nhiên và góp phần
cho công tác bảo tồn sau này.
Biểu đồ 3.1. Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh

2.4. Sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc
Sử dụng cây thuốc muốn mang lại hiệu quả cao cần phải biết thu hái đúng
mùa, đúng bộ phận bởi vì mỗi bộ phận của cùng một cây có thể chứa các hoạt chất
khác nhau và tác dụng của các hợp chất này lên cơ thể là khác nhau. Có loài chỉ sử
dụng được một bộ phận và một vị thuốc nhưng có loài có thể sử dụng được nhiều bộ
phận, đôi khi có thể cả cây. Ngoài ra, có một số bệnh phải cần có sự kết hợp của
nhiều bộ phận, nhiều cây khác nhau mới có tác dụng tốt. (Bảng 8)
Bảng 3.6. Thống kê bộ phận sử dụng của cây để làm thuốc.
STT
Các bộ phận sử dụng
Số loài

Tỷ lệ % so với tổng số loài
1 Cả cây
19
22,35
2 Phần thân trên mặt đất
6
7,06
3 Rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ
33
38,82
4 Thân, thân leo, thân hành, vỏ thân
18
21,18
5 Lá, cành lá, ngọn
31
36,47
6 Hoa, nụ hoa
4
4,71
7 Quả, vỏ quả
6
7,06
8 Hạt
2
2,35
9 Nhựa mủ
1
1,18
21



Những dẫn liệu ở trên đã cho thấy được sự đa dạng và phong phú trong việc
sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc chữa bệnh.
- Rễ cây (rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ) là bộ phận được sử dụng nhiều nhất, có dến 33
loài chiếm 38,82% trong tổng số loài cây thuốc điều tra được. Đây là điều cần được
chú trọng quan tâm trong quá trình nghiên cứu, khai thác và sử dụng cây thuốc. Bởi
những loài cây được sử dụng rễ làm thuốc nếu không được khai thác, sử dụng và bảo
tồn hợp lý sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng.
- Bộ phận sử dụng nhiều thứ hai là lá với 31 loài chiếm 36,47 % tổng số loài.
Số loài sử dụng thân để làm thuốc gồm 18 loài chiếm 21,18 %, sử dụng cả cây có
19 loài chiếm 22,35%, sử dụng phần thân trên mặt đất chỉ có 6 loài chiếm 7,06%.
- Riêng đối với hạt và nhựa mủ được sử dụng với số lượng ít nhất so với tổng
số loài, hạt chỉ có 2 loài chiếm 2,35% còn nhựa mủ chỉ có 1 loài chiếm 1,18%
Trên cơ sở nghiên cứu các bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây giúp cho
việc sử dụng cây thuốc hiệu quả nhất.
Biểu đồ 3.2. Sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm
thuốc.

Ghi chú:
C: Cả cây
Pt: Thân trên mặt đất
R: Rễ (rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ)
T: Thân (thân, thân leo, thân
hành, vỏ thân )

L: Lá (lá, cành lá, ngọn)
H: Hoa (hoa, nụ hoa)
Q: Quả
Ha: Hạt
N: Nhựa mủ

22


2.5.

Sự đa dạng về các loại bệnh được chữa trị bằng các loài cây thuốc
Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, một cây có thể chữa được nhiều loại bệnh
và ngược lại, đôi khi phải phối hợp nhiều loại cây mới chữa được một bệnh. Theo tài
liệu của Đỗ Tất Lợi (2006), chúng tôi tạm chia việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh
theo các nhóm sau:
Bảng 3.7. Thống kê các loài cây thuốc được người Cơ tu sử dụng
theo nhóm bệnh.
Tỷ lệ %
so với
STT
Nhóm bệnh
Số loài
tổng số
loài
1
Các loài cây thuốc chữa bệnh phụ nữ
8
9,41
2
Các loài cây thuốc chữa trị mụn nhọt, mẫn ngứa
9
10,59
ghẻ
3
Các loài cây thuốc trị giun sán

1
1,18
4
Các loài cây thuốc chữa lỵ
7
8,24
5
Các loài cây thuốc chữa các bệnh liên quan đến
14
16,47
tiểu tiện, đại tiện
6
Các loài cây thuốc có tác dụng cầm máu
9
10,59
7
Các loài cây thuốc chữa về huyết áp, tim mạch
4
4,71
8
Các loài cây thuốc chữa đau bụng đi cầu lỏng
7
8,24
9
Các loài cây thuốc chữa bệnh dạ dày, tá tràng, rối 6
7,06
loạn tiêu hóa
10
Các loài cây thuốc chữa phong thấp, đau nhức
17

20,00
xương, khớp xương
11
Các loài cây thuốc chữa bệnh về mắt, tai, mũi,
15
17,65
họng, răng
12
Các loài cây thuốc chữa cảm, sốt
16
18,82
13
Các loài cây thuốc chữa ho, hen
6
7,06
14
Các loài cây thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần 4
4,71
kinh
15
Các loài cây thuốc có tác dụng bổ thanh nhiệt
11
12,90
16
Các loài cây thuốc chữa bệnh liên quan đến thận,
9
10,59
đường tiết niệu
17
Các loài cây thuốc chữa vết thương do côn trùng, 4

4,71
23


18
19
20

động vật cắn
Các loài cây thuốc chữa bệnh về gan
Các loài cây thuốc chữa ung thư
Các loài cây thuốc chữa các bệnh ngoài da, tóc

3
1
5

3,53
1,18
5,88

Kết quả ở bảng 9 đã thể hiện được sự đa dạng và phong phú trong công tác
điều trị bằng cây thuốc. Với tổng số 85 loài thống kê được ở xã Hòa Phú chữa được
20 nhóm bệnh khác nhau và số lượng loài cây thuốc được sử dụng ở từng nhóm
bệnh khác nhau. Nhóm bệnh có số lượng loài được sử dụng nhiều nhất là nhóm bệnh
về phong thấp, đau nhức xương khớp với 17 loài chiếm 20% tổng số loài điều tra
được. Nhóm bệnh tiếp theo là các loài cây thuốc chữa cảm, sốt chiếm 18, 82% . Tiếp
đến là nhóm bệnh về tai, mũi, họng, răng chiếm 17, 65%. Các loài cây có tác dụng
bổ, thanh nhiệt, có tác dụng cầm máu, trị các bệnh liên quan đến tiểu tiện, về thận,
tiêu hóa,… cũng có số lượng lớn, chiếm tỉ lệ tương đối cao, từ 10% đến 16, 47%.

Còn lại các nhóm bệnh khác có số lượng loài ít hơn, chỉ chiếm từ 2 đến 5%, đặc biệt
chỉ có duy nhất 1 loài cây trị bệnh giun sán. Ngoài ra còn có nhiều loài cây thuốc
chữa được nhiều bệnh khác nhau nhưng do điều kiện có hạn nên chúng tôi chưa thể
điều tra.
3. Danh sách các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam
Theo kết quả điều tra được và dựa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) - phần Thực
vật chúng tôi lập danh sách các loài cây thuốc quý hiếm như sau:
Bảng 3.8. Danh sách các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam
STT
Tên khoa học
Tên Việt
Tên địa
Tình trạng
Nam
phương
1
Drynaria fortune
Cốt toái bổ
Đồng trơn
EN
(Koze) J.Sm
2
Morinda officinalis
Ba kích
Dây ruột gà
K
How
3
Eurycoma longifolia
Cây bách

Arôn ơ arê
V
Jack
bệnh
4
Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh
Củ cun
V
Ghi chú: EN – Nguy cấp – Endangered.
V – Sẽ nguy cấp – Vulerable.
K - Biết không chính xác - Insuffciently known.

24


Trong số 85 loài cây thuốc điều tra được có 4 loài cây thuốc thuộc nguồn gen
quý hiếm, chiếm 4,70% tổng số loài, được xếp vào cấp độ EN, V, K. Đây là các loài
cây thuốc có giá trị cao về mặt khoa học cũng như giá trị sử dụng, cần phải được
bảo tồn và phát triển.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc
4.1.Kết quả điều tra về nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ tu
Bảng 3.9. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ tu.

Qua kết quả điều tra cho thấy đa số cây thuốc dùng để chữa bệnh của người
dân được thu hái chủ yếu từ rừng (chiếm 47, 5%), một phần có sẵn trong vườn
(chiếm 35%), và một số ý kiến khác (17, 5%). Đời sống thấp, kinh tế còn khó khăn,
tình hình phát triển y tế vẫn chưa cao, trên địa bàn nghiên cứu chỉ có một trạm y tế
xã, thiếu cán bộ y tế cũng như thuốc men dự phòng nên phần lớn người dân đều
dùng cây thuốc nam để chữa bệnh khi đau ốm. Đây là một áp lực lớn đối với nguồn
tài nguyên cây thuốc nơi đây.

Biểu đồ 3.3. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ tu

4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cơ
tu
25


×