Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Bài luận CTXH với người nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.22 KB, 66 trang )

BẢNG VIẾT TẮT
1.Nhân viên xã hội : NVXH
2. Công tác xã hội : CTXH
3. Dịch vụ xã hội : DVXH


LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống xưa và nay mỗi con người chúng ta luôn gặp phải những khó khăn và
những vấn đề phức tạp mà có khi ta không tự giải quyết được. Vấn đề mà con người gặp
phải rất đa dạng và vô định hình, bao gồm cả nghèo đói hay bệnh tật… Mà điều quan
trọng nhất ở đây là khi gặp khó khăn cần phải làm gì, giải quyết như thế nào và có khả
năng giải quyết nó hay không? Thông thường những lúc gặp vấn đề chúng ta thường rơi
vào trạng thái bối rối, mất bình tỉnh, thiếu tự chủ để vượt qua vấn đề đó hoặc tự giải
quyết theo sự chủ quan của mình để rồi lún sâu vào bế tắc. Chính vì vậy nghề công tác xã
hội ra đời và được xem là nghề giúp đỡ.
Công tác xã hội là một chuyên ngành hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao.
Nó là sự vận dụng về lý thuyết khoa học, hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây
dựng và thúc đẩy sự liên quan đến vị trí, địa lý, vai trò của các cá nhân và nhóm, cộng
đồng người yếu thế tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đối tượng phục vụ - thân chủ của
công tác xã hội là những nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên Công tác xã hội vận
dụng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy
các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân
viên công tác xã hội không “ làm hộ, làm cho, làm thay” mà chỉ làm cùng, làm với thân
chủ. Như vậy trên cơ sở đó ta có thể nhận định rằng: “ Công tác xã hội tuy là một ngành
khoa học mới, một nghề mới nhưng là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc,
nghề của tình thương, trách nhiệm và lòng nhân ái”.
Giá trị của công tác xã hội dựa trên cở sở tôn trọng quyền lợi, bình đẳng, giá trị
của mỗi cá nhân,nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc hoạt
động cũng như trong các quy điều đạo đức trong công tác xã hội.
Và Công tác xã hội có lịch sử lâu dài trong quá trình giải quyết nghèo đói ở các
cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo đến phát triển thay đổi cộng đồng


nghèo và các chính sách chương trình xã hội xóa đói giảm nghèo của các quốc gia . Công
tác xã hội tham gia vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính nhân


văn sâu sắc dựa trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Đó là sự phấn đấu cho sự công
bằng xã hội. Và nghèo đói được xem là vấn đề chính gây cản trở công bằng xã hội.
Hiểu được tính quan trọng của vấn đề này trong Công tác xã hội nên chúng em
những sinh viên năm 3- những nhân viên Công tác xã hội tương lai đã được học môn
Công tác xã hội với người nghèo. Môn học này thật sự bổ ích, chúng em vừa được bổ
sung kiến thức về mặt lí thuyết vừa được trải nghiệm thực tế.

NỘI DUNG
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI
I.Khái quát về nghèo đói và những quan điểm về vấn đề nghiên cứu
1. Một số khái niệm về nghèo đói
1.1.Những quan điểm về nghèo đói trên thế giới
Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn những nhu
cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế
xã hội , phong tục tập quán của từng vùng mà những phong tục tâp quán ấy được xã hội
thừa nhận.[[ Hội nghị về chống đói do ủy ban kinh tế- xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương (ESCAP) tổ chức tại BangKoc, Thái Lan , 9/1993]]
Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith quan niệm : “ Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu
nhập của họ ngay dù khi thích đáng để họ tồn tại rơi xuống rõ reetjmuwsc thu nhập của
cộng đồng. Khi đó họ không có những gì mà đa số cộng đồng coi như các cần thiết tối
thiểu để sống một cảnh đúng mức”
Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn đề mang
tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả những giàu mạnh thì người
nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người nghèo khi trong các xã hội chưa thể chấm
dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của
cải làm ra. Rủi ro quá nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi

vào tình trạng nghèo.
Tháng 3/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen Đan
Mạch, những người đứng đầu các quốc gia đã trịnh trong tuyên bố: Chúng tôi cam kết
thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia


kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã
hội, chính trị, kinh tế của nhân loại.
Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc. Nó là một khái niệm
rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu và các
tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Để đánh giá đúng mức độ nghèo,
Liên hợp quốc chia nghèo thành hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở,
chăm sóc y tế,…
Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình
của địa phương, ở một thời kì nhất định.
Hộ nghèo : Giới hạn nghèo đói được biểu hiện dưới dạng thu nhập bình quân tính theo
đầu người nằm dưới giới hạn nghèo đói được gọi là hộ nghèo. Quy mô sự nghèo đói của
một vùng, một quốc gia được xác định bằng tỉ lệ hộ sống nghèo đói trên tổng số hộ dân
cư thuộc vùng hoặc quốc gia đó.
1.2. Nghèo đói ở Việt Nam
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không thỏa mãn nhu cầu
về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp…
Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống tối thiểu,
không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân cư hàng năm
thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay
mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không
đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg
gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND).

Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu
cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và
phong tục tập quán của địa phương, bị hạn chế về quyền được tham gia vào các quyết
định của cộng đồng.
Qua các cách tiếp cận trên đã giúp chúng ta nâng cao sự hiểu về các
nguyên nhân gây ra nghèo đói nhằm có những phương hướng cách thức hành


động đúng đắn để tấn công đẩy lùi nghèo đói, làm cho chất lượng cuộc sống
của người dân ngày càng tốt đẹp hơn.
Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng
dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo
đói vẫn là mức thu nhập hay chỉ tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về
ăn, mặc, ở, gia đình, văn hóa, giao tiếp, xã hội, ..Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở
mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của
từng vùng hoặc quốc gia.
Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo
là: không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người, có
mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình
phát triển của cộng đồng.
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người nhỏ hơn chuẩn nghèo
Người nghèo là người có hộ khẩu trong hộ ngèo
Xã nghèo là xã có tỷ lệ nghèo đói chiếm trên 25%; chưa đủ ba trên tổng số sáu công
trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (điện đường giao thông, nước sạch, phòng học, trạm xa và
chợ).
Xã đặc biệt khó khăn là xã có vị trí địa lý không thuận lợi, môi trường xã hội, trình độ
sản xuất còn lạc hậu, đời sống nhân dân, hạ tầng cơ sở cò khó khăn .
Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là hộ dân tộc thiểu số cư trú ở các xã khu vực
III và các buôn, làng, phum, sóc khu vực II thuộc chuơng trình kinh tế – xã hội các xã đặc
biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là chuơng trình 135). Hộ dân tộc

thiểu số đặc biệt khó khăn trước hết phải là hộ nghèo, trình độ sản xuất lạc hậu chủ yếu
mang tính tự cung, tự cấp, thiếu đất sản xuất và không có tài sản hoặc có nhưng giá trị rất
thấp.
2. Các khía cạnh của nghèo đói


2.1. Về thu nhập
Đa số những người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, cực khổ. Họ có
mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người
nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiều, công
việc cực nhọc nhưng thu nhập chẳng được là bao. Hơn thế nữa, những công
việc này lại thường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc phụ thuộc
vào thời vụ và có tính rủi ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết (chẳng hạn
như mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán, động đất...). Các nghề thuộc về nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp là những ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên
việc chi tiêu cho cuộc sống của những người nghèo là rất hạn chế. Hầu hết các
nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người như cái ăn, cái mặc, chỗ ở chỉ được
đáp ứng với mức độ rất thấp, thậm chí còn không đủ. Nhiều người rơi vào
cảnh thiếu ăn liên miên: chưa nói đến vấn đề đủ dinh dưỡng, riêng việc đáp
ứng lượng Kcalo cần thiết, tối thiểu cho con người để có thể duy trì hoạt động
sống bình thường họ cũng chưa đáp ứng được, hoặc đáp ứng một cách khó
khăn. Điều này đã kéo theo hàng loạt các vấn đề khác như làm giảm sức khoẻ
của người nghèo, do đó giảm năng suất lao động, từ đó giảm thu nhập... cứ
như thế, nó đã tạo nên vòng luẩn quẩn mà người nghèo rất khó thoát ra được.
Thu nhập thấp đã tạo nên tình trạng thiếu tài sản ở những người nghèo.
Tài sản ở đây có thể là tài sản vật chất, tài sản con người, tài sản tự nhiên, tài
sản tài chính, tài sản xã hội. Tài sản con người thể hiện ở khả năng có được
sức lao động cơ bản, kỹ năng và sức khoẻ tốt. Như đã trình bày ở trên, do thu
nhập thấp nên người nghèo không thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu về
lương thực thực phảam. Ăn uống cực kì thiếu thốn cộng với lao động nặng nề

đã làm giảm sức khoẻ của người nghèo do đó cũng không đảm bảo được các
kỹ năng cũng như sức lao động cơ bản.
Tài sản tự nhiên như đât đai, thiếu tài sản tự nhiên có nghĩa là thiếu, không có
hoặc có nhưng đất đai quá cằn cỗi,không thể canh tác được. Tài sản vật chất ở đây như


nhà ở, phương tiện sảnxuất - người nghèo có rất ít hoặc hầu như không có các phương
tiện sản xuất. Điều này đã hạn chế khả năng lao động của họ, làm họ khó khăn hơn nhiều
so với những người có đủ phương tiện sản xuất nó cũng làm giảm thu nhập của họ. Còn
về nhà ở, đại đa số người nghèo sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát, chật chội.
Nhiều căn nhà không đủ đảm bảo an toàn, không bảo đảm sức khoẻ cho những người
sống trong đó. Do không có những tài sản giá trị để bảo đảm nên người nghèo cũng có
rất ít khả năng tiếp cận với các tổ chức cho vay vốn, do thu nhập thấp nên người nghèo
cũng không có khả năng tiết kiệm nhiều. Đó chính là thiếu hụt tài sản tài chính.
Còn tài sản xã hội, như các mối quan hệ và trách nhiệm đối với nhau để khi cần có
thể nhờ cậy và ảnh hưởng chính trị đối với các nguồn lực, đối với người nghèo điều này
cũng rất hạn chế, do thu nhập thấp, lúc nào cũng phải lo chạy ăn đủ bữa nên người nghèo
không quan tâm hoặc không có khả năng tham gia nhiều vào các mối quan hệ xã hội. Một
điều cản trở nữa là, hầu hết khi tham gia vào các nhóm, tổ chức nào đó cũng đều phải
đóng một khoản phí nhất định, người nghèo lo ăn còn chưa đủ, nói gì đến việc bỏ tiền
tham gia nhóm, hội nào đó. Điều này đã làm cho người nghèo dần bị cô lập và do đó khó
nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, hội khi gặp khó khăn.
2.2. Y tế - giáo dục
Những người nghèo có nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường cao như
ốm đau, các bệnh về đường giao tiếp, tình trạng sức khoẻ không được tốt do
ăn uống không đảm bảo, lao động cực nhọc. Người nghèo thường sống ở
những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ
không được sử dụng nguồn nước sạch, không có công trình phụ hợp vệ sinh,
điều này cũng làm giảm đáng kể sức khoẻ của họ. Nó đã dẫn đến tình trạng tỷ
lệ chết của trẻ sơ sinh trong nhóm hộ nghèo, số trẻ bị suy dinh dưỡng và số bà

mẹ mang thai thiếu máu rất cao. Có điều này là do người nghèo có thu nhập
thấp, không đủ trả khoản tiền viện phí lớn cũng như các chi phí thuốc men
khác, thêm vào đó có thể do đối xử bất bình đẳng trong xã hội, người nghèo


không được quan tâm chữa trị bằng người giàu nên tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y
tế của người nghèo là rất thấp. Bên cạnh đó, do nhận thức của người nghèo, họ
thường không quan tâm lắm bệnh tật của mình, khi bị bệnh họ thường cố tự
chạy chữa bằng mọi biện pháp rẻ tiền, chỉ đến khi bệnh trở nên trầm trọng họ
mới vào viện vì vậy việc điều trị đem lại hiệu quả không cao mà còn tốn thêm
nhiều khoản tiền không đáng có.
Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng thất vọng.
Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ
thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói cao. Có tình trạng như vậy là do các gia đình
này không thể trang trải được các chi phí về họctập của con cái họ như tiền
học phí, tiền sách vở... đi học, họ sẽ mất đi một lao động trong gia dình.
Những người nghèo cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của học thức
với nghèo đói nhưng vấn đề học phí của con em họ quả là vấn đề quá khó
khăn với tình hình tài chính của gia đình. Một phụ nữ đã nói: Các con tôi đã
sẵn sàng tới trường vào tháng 9, nhưng tôi không biết làm thế nào để có thể
cho cả ba đứa tới trường. ở một số nước, trẻ em phải thôi học bởi lỡ hạn nộp
học phí đến đúng vào lúc mà gia đình không có khả năng thanh toán nhất.
Tóm lại, y tế - giáo dục là vấn đề được nhiều người nghèo quan tâm, họ
cũng đã hiểu rõ tầm quan trọng của các yếu tố này tới bản thân họ cũng như
tương lai của họ và gia đình nhưng do thu nhập thấp, không đủ trang trải, học
phí, viện phí, họ đành phải để con cái thôi học, người bệnh không được khám
và chữa chạy đúng mức, kịp thời, hầu hết các người nghèo không được tiếp
cận với các dịch vụ y tế. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ,
giảm sức khoẻ cũng như hạn chế cơ hội phát triển của các thế hệ sau.
2.3. Nguy cơ dễ bị tổn thương

Ở những người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn thương là nhân tố luôn đi kèm
với sự khốn cùng về vật chất và con người. Vậy nguy cơ dễ bị tổn thương là


gì? Nó chính là nguy cơ mà người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như
bị ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học... Nói cách khác,
những rủi ro mà người nghèo phải đối mặt do tình trạng nghèo hèn của họ
chính là nguyên nhân khiến họ rất dễ bị tổn thương. Những người nghèo do tài
sản ít, thu nhập thấp, họ chỉ có thể trang trải hạn chế, tối thiểu các nhu cầu
thiết yếu nhất của cuộc sống. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra họ rất dễ bị tổn thương
và rất khó vượt qua được các cú sốc có hại, những cú sốc mang tính tạm thời
mà những người có nhiều tài sản hơn dễ dàng vượt qua được. Do thu nhập
thấp, người nghèo có rất ít khả năng tiếp cận với các cơ hội tăng trưởng kinh
tế, vì thế họ thường phải bỏ thêm các chi phí không đáng có hoặc giảm thu
nhập. ở các hộ nghèo, khi có rủi ro xảy ra như mất cắp hay có người bị ốm
đau thì họ dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm đảo lộn cuộc sống của cả
gia đình mà một thời gian lâu sau mới có thể phục hồi được. Cũng có khi việc
khắc phục những rủi ro trong ngắn hạn có thể làm trầm trọng thêm sự khốn
cùng của họ trong dài hạn. Chẳng hạn, ví dụ trên, do thiếu tài sản nên để chạy
chữa cho một người bị ốm, gia đình đã buộc phải quyết định cho một đứa con
nghỉ học hay họ phải bán trâu, bò, ngựa... những phương tiện lao động cần
thiết của gia đình. Cũng có thể người bệnh thì không khỏi được còn gia đình
từ cảnh khá giả rơi vào cảnh khốn cùng. Như vậy, nếu có thêm một vài sự kiện
nghiêm trọng nữa xảy ra thì sự suy sụp đến cùng kiệt là điều khó tránh khỏi
với người nghèo.
Nguy cơ dễ bị tổn thương đã tạo nên một tâm lý chung của người nghèo
là sợ phải đối mặt với rủi ro, vì vậy họ luôn né tránh với những vấn đề mang
tính rủi ro cao, kể cả khi điều đó có thể đem lại nhiều lợi ích cho họ nếu thành
công (ví dụ đầu tư vào giống lúa mới, áp dụng phương thức sản xuất mới...)
chính điều này đã làm họ sống tách biệt với xã hội bị cô lập dần với guồng

quay của thị trường và do vậy cuộc sống của họ càng trở nên bần cùng hơn.
2.4. Không có tiếng nói và quyền lực


Những người nghèo thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài lề
xã hội do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của
cộng

đồng

cũng

như

các

công

việc

liên

quan

đến

chính

bản


thân

họ. Trong cuộc sống những người nghèo chịu nhiều bất công do sự phân biệt
đối xử, chịu sự thô bạo, nhục mạ, họ bị tước đi những quyền mà những người
bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng. Người nghèo luôn cảm thấy bị
sống phụ thuộc, luôn nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ti, không kiểm soát
được cuộc sống của mình. Đó chính là kết quả mà nguyên nhân không có
tiếng nói và quyền lực đem lại. Một người nghèo ở Trà Vinh nói họ chẳng
được gọi đi họp vì nhà ở xa, khi nào phải đi lao động thì mới được gọi tới. Kể
cả khi họ tham gia được các cuộc họp của cộng đồng thì họ cũng không thể
quyết định được vấn đề gì dù rằng vấn đề đó liên quan đến lợi ích của chính
họ. Không có tiếng nói và quyền lực còn thể hiện ở chỗ những người phụ nữ
bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia đình của họ. Người phụ nữ không có
quyền quyết định việc gì và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng của họ.
3. Các chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
Chỉ tiêu đánh giá nghèo cấp cá nhân và hộ gia đình
- Hộ nghèo: ở Việt Nam để đo tình trạng nghèo đói, có nhiều cách tính
hộ nghèo. Chẳng hạn thành phố Hồ Chí Minh lấy mức thu nhập bình quân
dưới 500.000đ/1 khẩu/1 năm (tương đương trên 33kg gạo/tháng). Vĩnh Phú
lấy tiêu chuẩn dưới 500.000đ/1 khẩu/1 năm. Một số nhà kinh tế lấy tiêu thức
lương thực bình quân nhân khẩu. Gia đình nào có mức thu nhập bình quân
dưới 30 kg gạo một khẩu một tháng được coi là nghèo. Có ý kiến đề nghị lấy
mức tối thiểu do nhà nước quy định làm chuẩn. Người có mức sống dưới mức
nghèo khổ là người có thu nhập bình quân một tháng thấp hơn mức tối thiểu
do nhà nước quy định (hiện nay là 210.000đ). Theo Bộ Lao động- Thương
binh xã hội tiêu chuẩn xác định hộ nghèo như sau:


+ Năm 1993: Hộ nghèo là hộ có thu nhập thấp bình quân đầu người dưới
13kg gạo/tháng ở nông thôn (tương đương 45.000 đồng), 20 kg gạo/tháng ở

thành thị (tương đương 70.000 đồng).
+ Năm 1996: Hộ nghèo là hộ có thu nhập quy đổi ra gạo bình quân đầu
người tháng. Dưới 25kg/người ở thành thị, dưới 20kg/người ở nông thôn, đồng
bằng và trung du, dưới 15kg/người ở nông thôn miền núi.
- Hộ đói: Theo Bộ Lao động - Thương binh xã hội, tiêu chuẩn xác định
hộ đói như sau:
+ Năm 1993: Hộ đói là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 8kg
gạo/tháng ở nông thôn, 13kg/tháng ở thành thị.
+ Năm 1996: Hộ đói là hộ có thu nhập quy đổi ra gạo bình quân đầu
người là 13kg/tháng. Song, trên thực tế những hộ đói là hộ thiếu lương thực
trong gia đình từ 3 tháng trở lên thể hiện thiếu ăn, đứt bữa, bữa cơm, bữa cháo,
ăn độn khoai sắn... Như vậy những hộ đói thì thường con cái của họ thất học,
nhà cửa dột nát, đồ dùng trong nhà không đáng kể, không còn lương thực dự
trữ trong nhà, song cũng không có tiền để mua lương thực trong ngày, mặc dù
trên thị trường không thiếu lương thực.
Hiện nay Bộ Lao động - Thương binh xã hội mới đưa ra chuẩn nghèo mới
áp dụng cho giai đoạn 2001-2005.
Địa bàn

Loại
hộ

Thành thị
Nông thôn đồng bằng và
trung du

Thu nhập bình quân/
đầu người/tháng (đồng)
< 150.000


Nghèo

< 100.000


Nông thôn miền núi, hải đảo

< 80.000

So với chuẩn nghèo giai đoạn 1996-2000, chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 tăng
khoảng 1,5 lần. Sở dĩ lựa chọn phương án tăng lên 1,5 lần là vì 5 năm (1996-2000) mức
sống dân cư Việt Nam tăng lên khoảng 1,47 lần và GDP bình quân đầu người giai đoạn
1991-2000 tăng lên 1,97 lần.
Vào năm 2005 (Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010)
Địa bàn

Loại
hộ

Thu nhập bình quân/
đầu người/tháng (đồng)

Thành thị
260.000
Nông thôn

Nghèo
200.000


Và vào năm 2011 (Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015)
Địa bàn

Loại
hộ

Thành thị

Thu nhập bình quân/
đầu người/tháng (đồng)
500.000

Nghèo


Nông thôn
400.000

Sắp kết thúc một giai đoạn đánh giá tốc độ phát triển kinh tế - xã hội từ 2010 – 2015,
Thủ tướng chính phủ đã có dự thảo Quyết định về việc ban hành tiêu chí và mức chuẩn
nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020:
Địa bàn

Loại
hộ

Thu nhập bình quân/
đầu người/tháng (đồng)


Thành thị
1.300.000
Nông thôn

Nghèo
1.000.000

Việc đưa ra chuẩn nghèo đói chính là nhằm mục tiêu giới hạn đối tượng, để có
biện pháp giải quyết nó trong một khoảng thời gian nhất định và khi điều kiện thay đổi,
khả năng cho phép người ta có thể đưa ra chuẩn mực mới cho phù hợp.
Các chuẩn mực trên có thể đúng trên tổng thể song không thể áp dụng
cho từng đối tượng, từng vùng cụ thể được. Nếu lấy mức bình quân
800.000đồng/khẩu/năm là hộ nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh thì có thể lại là
hộ giàu ở vùng nông thôn miền núi phía Bắc. Vì vậy để chọn và phân loại hộ
đói nghèo ở Việt Nam có thể phải xem xét các đặc trưng cơ bản có nó như:
Thiếu ăn từ 3 tháng trở lên trong năm, nợ sản lượng khoán, nợ thuế triền miền,
vay nặng lãi, con em không có điều kiện đến trường (mù chữ hoặc bỏ học),
thậm chí phải cho con hoặc tự bản thân đi làm thuê cuốc mướn để kiếm sống


qua ngày hoặc đi ăn xin... Nếu đưa các chuẩn mực này ra để xác định thì rất
dễ biết hộ đói nghèo ở nông thôn...
Trong tổng số 63 tỉnh, thành phố, có 5 tỉnh, thành phố tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là
TP.HCM (0,01%); Bình Dương (0,05%); Đồng Nai (1,45%); Bà Rịa - Vũng Tàu (4,35%);
Hà Nội (4,97%). Đây cũng là những địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng, cao hơn
chuẩn nghèo quốc gia . Điện Biên là địa phương có tỷ lệ nghèo lớn nhất cả nước (trên
50%). Ngoài ra, còn có 81 huyện thuộc 25 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, trong đó bao
gồm 54 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Kết quả công bố cũng cho thấy có 14 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến dưới 10%; 18
tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 10% đến dưới 20%; 16 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 20% đến dưới 30%; 6

tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 40%; 3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ trên 40% đến dưới
50%, là: Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang.
Xét về tỷ trọng số người nghèo ở từng vùng so với tổng số hộ nghèo trên cả nước, với
77.802 hộ nghèo, chiếm tỷ trọng 2,55%, khu vực Đông Nam bộ là khu vực có số lượng
hộ nghèo thấp nhất. Khu vực Đông Bắc có số lượng hộ nghèo lớn nhất cả nước với
581.560 hộ, chiếm 19,03% .
4. Chuẩn nghèo mở rộng
Các chuẩn mực mà nhà nuớc đề ra chỉ là chuẩn áp dụng thống nhất cho cả nước, căn
cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội và kết quả thực hiện chuơng trình xóa đói
giảm nghèo, các tỉnh, thành phố có thể nâng chuẩn hộ nghèo cao hơn so với chuẩn quốc
gia nếu thõa mãn 3 điều kiện sau đây:
- Thu nhập bình quân đầu người không thấp hơn chuẩn của quốc gia
- Tỷ lệ nghèo đói phải thấp hơn tỷ lệ nghèo đói của cả nước
- Tự cân đối được nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách trực tiếp cho người
nghèo, hộ nghèo xã nghèo


Ngoài chuẩn mực trên khi xác định hộ nghèo cần xem xét thêm về nhà ở, đồ dùng
sinh hoạt, phương tiện sản xuất.
5. Các thước đo chuẩn mực đánh giá đói nghèo
5.1.Các thước đo đói nghèo
Đo lường đói nghèo thông qua các chỉ tiêu như thu nhập, chỉ số về giáo
dục và y tế, nguy cơ dễ bị tổn thương, không có tiếng nói và quyền lực cho
phép có được một cách nhìn tổng thể về đói nghèo. Nó phản ánh chính xác
các nguyên nhân gây ra đói nghèo, từ đó chính phủ hay cộng đồng quốc tế có
các biện pháp thích hợp để hành động.
Đói nghèo theo thu nhập
Sử dụng thước đo thu nhập hay tiêu dùng bằng tiền để xác định và đo
lường đói nghèo là một phương pháp đã được áp dụng từ lâu. Từ năm 1899
Seebohm Rowntree đã sử dụng phương pháp này để đo lường đói nghèo. Qua

các cuộc khảo sát về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình ông đã đưa ra
định nghĩa: Đói nghèo là mức tổng thu nhập không đủ trang trải nhu cầu
thiết yếu tối thiểu để duy trì sức lực cơ bắp thuần tuý. Nhu cầu thiết yếu đó
bao gồm thực phẩm, tiền thuê nhà và một số thứ khác. Từ đó ông đã đi đến
ước tính về đói nghèo của mình. Tuy cách làm này còn nhiều hạn chế song nó
cũng phản ánh được phần lớn tình trạng nghèo khổ của người dân lúc bấy giờ.
Hiện nay WB vẫn sử dụng phương pháp và cách tiếp cận giống như của
Rowntree. Cách làm này cũng được nhiều quốc gia áp dụng vì nó có nhiều ưu
điểm. Điều tra hộ gia đình thu được nhiều thông tin, là căn cứ để tìm ra các
mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của đói nghèo, từ đó đưa ra các
giải pháp hữu hiệu. Ngoài ra, thước đo đói nghèo theo thu nhập và tiêu dùng
đã xác định được ngưỡng nghèo. Đây là ranh giới quan trọng về thu nhập hay
tiêu dùng mà dưới đó, các cá nhân và hộ gia đình bị coi là nghèo. Cách làm
này xem ra rất tiện dụng khi đưa ra các con số tổng hợp đói nghèo trên phạm


vi toàn cầu. WB đưa ngưỡng nghèo là 1USD/người/ngày và 2USD/người/ngày bị coi là
nghèo đói. Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, phương pháp này còn có
một số hạn chế. Đó là, các cách điều tra khác nhau giữa các thời kỳ, giữa các
vùng, khu vực, giữa các quốc gia làm cho việc so sánh gặp nhiều khó khăn, số
liệu thu thập từ các hộ gia đình thường không đầy đủ và chính xác, không
phản ánh hết tình trạng bất bình đẳng chung của đói nghèo.
Y tế và giáo dục
Ngoài cách tiếp cận dựa vào thu nhập WB còn sử dụng thước đo y tế và
giáo dục để đo lường sự khốn cùng của người dân. Nó bao gồm các chỉ tiêu:
* Về y tế:
-

Tỷ lệ trẻ em sơ sinh nặng dưới 2,5kg


-

Tỷ lệ bà mẹ có thai được khám; được tiêm uốn ván đủ mũi

-

Tỷ lệ hộ có hố xí; hợp vệ sinh

-

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai

-

Tỷ lệ trẻ đến trường; đúng độ tuổi

-

Tỷ lệ mù chữ; ở người lớn


Đo lường nghèo đói dựa vào các chỉ số trên cho phép phản ánh đầy đủ
các khía cạnh của người nghèo. Nó giúp ta có một bức tranh đầy đủ hơn về
chất lượng cuộc sống của người dân, nó thuận lợi cho việc so sánh nghèo đói ở
những nơi có thu nhập ngang nhau. Nhưng, trong thực tế, việc thu thập số liệu
về các chỉ số này gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như các ví dụ về tỷ lệ tử vong
của trẻ em chủ yếu được lấy ra từ các kết quả điều tra dân số định kỳ, vì vậy
các số liệu vẫn còn sự sai lệch khá lớn. Về tuổi thọ bình quân cũng rất khó xác
định chính xác vì nó thường không được đo lường trực tiếp. Các số liệu về
giáo dục cũng thất vọng không kém. Tỷ lệ đến trường cũng chỉ là con số ước

tính thay cho số đến trường thực tế. Hơn nữa, tỷ lệ tổng số học sinh học tiểu
học có thể tăng nếu số học sinh lưu ban tăng. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà
nghiên cứu đã có nhiều sáng kiến, họ đang cố gắng tìm ra những phương pháp
hữu hiệ để có thể đưa ra các số liệu đáng tin cậy hơn.
Nguy cơ dễ bị tổn thương
Đo lường nguy cơ dễ bị tổn thương chính là đo lường mức độ chống chọi
với các cú sốc của những hộ gia đình như gặp rủi ro, bị ngược đãi, đánh đập,
thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học... Chẳng hạn, khi gặp rủi ro, các hộ gia
đình có khả năng bù đắp lại các thiệt hại hay không và mức bù đắp như thế
nào? Thông thường, người ta đo lường và đánh giá nguy cơ dễ bị tổn thương
qua các góc độ:
- Về tài sản vật chất: là những tài sản mà hộ có thể bán đi để bù đắp
những mất mát tạm thời về thu nhập. Đây là thước đo về khả năng tự bảo hiểm
của họ. Tài sản vật chất của hộ gia đình được xem xét theo hai khía cạnh giá
trị và tính thanh khoản của nó. Tài sản có tính thanh khoản cao (hay khả năng
hoá giá cao) thì mức độ bảo hiểm sẽ càng cao.
- Về vốn con người: Các hộ gia đình có trình độ học vấn hạn chế thường
dễ phải chịu sự bất ổn định về thu nhập và ít có khả năng quản lý rủi ro hơn.


- Về đa dạng hoá thu nhập: ở nông thôn, hoạt động phi nông nghiệp
mang tính rủi ro ít hơn hoạt động nông nghiệp. Vì vậy đa dạng hoá thu nhập là
thước đo khả năng chống chọi lại các rủi ro liên quan đến thời tiết.
- Mối liên hệ với mạng lưới an sinh. Đánh giá nguy cơ dễ bị tổn thương
của hộ gia đình dựa vào các khoản hỗ trợ trông thấy mà họ sẽ được nhận khi
khủng hoảng, từ các nhóm hay hiệp hội mà họ là thành viên.
- Tham gia mạng lưới an sinh chính thức: Nguy cơ tổn thương của hộ gia
đình sẽ giảm bớt nếu hộ đủ tiêu chuẩn nhận được sự trợ giúp xã hội bảo hiểm
thất nghiệp, lương hưu và các khoản trợ cấp khác do nhà nước cấp.
- Tiếp cận thị trường tín dụng. Tương tự, nguy cơ tổn thương của hộ gia

đình sẽ giảm nếu hộ tiếp cận được nguồn tín dụng một cách nhẹ nhàng.
Kết hợp tất cả góc độ này với nhau ta sẽ có được một bức tranh tổng thể
về nguy cơ dễ bị tổn thương của những người nghèo, nó cho biết khả năng
chống chọi của hộ khi có những biến động trong cuộc sống.
Việc đo lường nguy cơ dễ bị tổn thương trên thực tế gặp nhiều khó khăn
do nó là một khía niệm động nên việc đo lường rất phức tạp, tốn nhiều tiền
của và công sức. Không thể đo lường nó bằng cách quan sát các hộ gia đình
mà phải có cuộc điều tra, theo dõi trong nhiều năm mới có thể nắm bắt được
những thông tin cơ bản và tính biến động và nguy cơ dễ bị tổn thương mà
người nghèo là rất quan trọng.
Không có tiếng nói và quyền lực
Không có tiếng nói và quyền lực có thể được đo lường bằng cách sử dụng
kết hợp các biện pháp có sụ tham gia của người dân, phỏng vấn và điều tra
quốc gia về các vấn đề như mức tự do dân sự, tự do chính trị. Không có tiếng
nói và quyền lực thể hiện ở chính mức độ được trao quyền của người dân. Tức
là, xem xét khả năng tham gia vào các quyết định của gia đình, của cộng đồng


vì những người nghèo thường bị khinh miệt, đối xử và thậm chí còn bị hạn chế
một số quyền mà những người bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng.
đo lường mức độ không có tiếng nói và quyền lực nó phản ánh nỗi khổ đau mà
những người nghèo cam lòng gánh chịu. Họ không có cả những quyền tham
gia vào những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của họ. Việc đo lường
đói nghèo dựa theo tiêu chí này được người nghèo cho là rất quan trọng. Tuy
nhiên, việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều tiền của và công sức,
nó phải được thực hiện bằng các cuộc điều tra, phỏng vấn, theo dõi trong
nhiều năm mới có thể nắm bắt được những thông tin chính xác về vấn đề này.
6. Thực trạng vấn đề nghèo trên thế giới và Việt Nam
6.1. Thực trạng vấn đề nghèo trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 1981, trên thế giới có 1,5

tỉ người nghèo tương ứng với 40% dân số thế giới, năm 1993, số người nghèo là 1,314 tỉ
người tương ứng với 29% dân số thế giới, đến 2001 có 1,1 tỷ người (tương ứng với 21%
dân số thế giới) có thu nhập ít hơn 1 đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương và vì thế
được xem là rất nghèo. Phần lớn những người nghèo này sống tại Châu Phi, Châu á.
Trong khi nhờ vào tăng trưởng kinh tế tại nhiều vùng của châu á, tỷ lệ người nghèo giảm
xuống rõ rệt (từ 58% xuống còn 16% tại Đông á) thì con số những người nghèo nhất lại
tăng lên ở châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara). Tại Đông
Âu và Trung á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số năm 2004. Nếu
như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo,
gần một nửa dân số thế giới.
Nhưng trong năm 2008, năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính và lương thực trên
thế giới thì cả số lượng và tỷ lệ người có mức sống dưới 1,25 USD/ngày (mức được xếp
loại nghèo đói theo chuẩn giá cả năm 2005) đã giảm trên mọi khu vực của thế giới. Theo
WB ước tính năm 2010, tình trạng nghèo đói toàn cầu chỉ bằng 1/2 mức năm 1990. Như
vậy, thế giới đã đạt “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ "của LHQ là giảm tình trạng đói
nghèo trên thế giới xuống còn một nửa từ năm 1990 đến 2015- sớm hơn 5 năm. Điều này


cho thấy, mặc dù cuộc khủng hoảng kép, tốc độ giảm nghèo dài hạn vẫn được duy trì ở
mức trên 1% trong giai đoạn 2008-2010.
6.2. Thực trạng vấn đề nghèo ở Việt Nam
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, năm 2004 chỉ số nghèo
tổng hợp (Human Poverty Index-HPI) của Việt Nam xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng
theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo
chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương
thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%. Chuẩn nghèo ở Việt Nam cũng đã
nhiều lần thay đổi. Bảng sau cho thấy tỷ lệ nghèo chia theo khu vực theo các năm 2004,
2006, 2008 và 2010.
Tỷ lệ hộ nghèo chia theo khu vực
Đơn vị tính: %

2004

2006

2008

2010

2010 (*)

CẢ NƯỚC

18.1

15.5

13.4

10.7

14.2

Thành thị

8.6

7.7

6.7


5.1

6.9

Nông thôn

21.2

18.0

16.1

13.2

17.4

8 vùng
Đồng bằng sông

12.9

10.1

8.7

6.5

8.4

Đông Bắc


23.2

22.2

20.1

17.7

24.2

Tây Bắc

46.1

39.4

35.9

32.7

39.4

Bắc Trung Bộ

29.4

26.6

23.1


19.3

24.0

Duyên hải Nam

21.3

17.2

14.7

12.7

16.9

Hồng

Trung Bộ


2004

2006

2008

2010


2010 (*)

Tây Nguyên

29.2

24.0

21.0

17.1

22.2

Đông Nam Bộ

6.1

4.6

3.7

2.2

3.4

Đồng bằng sông

15.3


13.0

11.4

8.9

12.6

Cửu Long
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (dựa vào Khảo sát mức sống gia đình
2010_Tổng cục Thống Kê)
Bảng sau thể hiện kết quả điều tra mới nhất vào năm 2010 về số hộ nghèo và cận
nghèo cho thấy số lượng hộ nghèo và hộ cận nghèo vẫn còn ở mức cao. Tổng số hộ
nghèo cả nước là 3.055.560 hộ chiếm tỷ lệ 14,2% và 1.612.381 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ
7,53%. Chi tiết phân theo các vùng miền trong bản sau.
Số hộ nghèo và cận nghèo trong cả nước năm 2010

STT

Tỉnh/Thành phố
Cả nước

Hộ nghèo
Tổng số

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ

Tổng số


Tỷ lệ

3.055.566

14,20

1.612.381

7,53

I

Miền núi Đông Bắc

581.560

24,62

227.496

9,68

II

Miền núi Tây Bắc

236.365

39,16


80.118

13,27

409.823

8,30

261.586

5,30

578.007

22,68

343.370

13,47

333.250

17,27

208.833

10,82

262.879


22,48

87.860

7,51

77.802

2,11

81.213

2,20

III
IV
V

Đồng bằng Sông
Hồng
Khu IV cũ
Duyên hải miền
Trung

VI

Tây nguyên

VII


Đông Nam Bộ


Tỉnh/Thành phố
STT
VIII

ĐB sông Cửu Long

Hộ nghèo
Tổng số
575.880

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ
13,48

Tổng số
321.905

Tỷ lệ
7,53

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2011
5.3. Đặc điểm và nhu cầu của người nghèo
-

Nhìn chung người nghèo có đặc điểm tâm lý mặc cảm, tự ti do hoàn cảnh cuộc sống

không được bằng mặt bằng chung của cộng đồng. Từ đó dẫn đến việc một số người
nghèo ngại giao tiếp và tham gia vào các hoạt động tập thể. Bên cạnh đó có một số nhỏ
vẫn còn tư tưởng buông xuôi, phó mặc và chưa thực sự quyết tâm vươn lên, không dám
đấu tranh, không dám bộc lộ bản thân, ngại thay đổi

-

Không mạnh dạn tham gia đề xuất ý kiến,cho rằng lời nói của mình không có trọng
lượng, ko được chấp thuận…

-

Đối với người nghèo, dường như tất cả các nhu cầu cơ bản đều thiếu hụt, Nghèo đói đã
dẫn người nghèo gặp nhiều nguy cơ trong cuộc sống

-

Xét về nhu cầu, người nghèo ngoài những nhu cầu hỗ trợ để tăng cường thu nhập, nâng
cao đời sống thì họ cũng có những nhu cầu về tâm lý, tình cảm và xã hội cần được quan
tâm, chăm sóc.
7.Bức tranh nghèo đói toàn cầu
Trong thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến một sự tiến bộ vượt bậc trong công cuộc
xoá đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi ở các nước đang phát triển, tuổi thọ bình quân
đã tăng 20 năm, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh và tỷ lệ sinh giảm hơn một nửa. Năm 1965 đến
năm 1998, thu nhập trung bình tăng hơn hai lần ở các nước này và riêng trong giai đoạn
1990-1998, số người trong cảnh cùng cực đã giảm được 78 triệu người. Tuy nhiên, bước
sang thế kỷ XXI nghèo đói vẫn còn là vấn đề rất lớn của toàn cầu. Theo số liệu của WB,
trong số 6 tỷ người của thế giới thì có đến 2,8 tỷ người sống dưới mức 2USD/ngày và
1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày. Mức độ nghèo đói của toàn thế giới là rất lớn.



Xét theo từng khu vực mức độ này có khác nhau nhưng vẫn nói lê tính nghiêm trọng của
tình hình nghèo đói của từng khu vực cũng như toàn thế giới. Số liệu thống kê của LHQ
năm 1998 cho thấy: Tại Nam á, có 560 triệu người nghèo (chiếm một nửa tổng số người
nghèo trên thế giới). 600 triệu dân đang suy dinh dưỡng, 250 triệu người không được
sống trong những điều kiện vệ sinh cơ bản. Có 1/3 trẻ sơ sinh thiếu cân, 80% số phụ nữ
mang thai lại thiếu máu, 1,8 triệu trẻ em không được tới trường học. Lực lượng trẻ em
phải lao động kiếm sống rất cao. Ví dụ, ở ấn Độ có khoảng từ 14 đến 100 triệu trẻ em
phải lao động.
Đông á là khu vực có GDP tính trên đầu người tăng trung bình 5%, mức cao nhất
thế giới. Tuy vậy, khu vực này vẫn có 170 triệu người nghèo khổ. Tại miền Nam Châu
Phi - Xahara có 215 triệu người nghèo, hơn 80 triệu trẻ em đến tuổi tới trường không
được đi học. Hàng năm có 1,3 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Tại các nước ả Rập,
từ năm 1960 đến năm 1993, thu nhập thực tế là 3%/năm, nhưng hiện nay vẫn còn 73 triệu
người nghèo, 60 triệu người mù chữ. Tại Mĩ la tinh và vùng Caribê, 150 triệu
người nghèo, 56% nông dân không có nước sạch để uống. Tại các nước nông nghiệp phát
triển, GDP thực tế tăng hơn 3%/năm, tuy nhiên vãn có hơn 100 triệu người nghèo, hơn 5
triệu người không có nhà ở và hơn 30 triệu người nghèo không có việc làm.
Qua những số liệu trên, ta thấy nghèo đói toàn cầu vẫn đang là vấn đề
mang tính bức xúc. Điều này còn được thể hiện ở sự bất bình đẳng cao trên
thế giới, theo số liệu của WB, thu nhập trung bình của 20 nước giàu nhất gấp
37 lần mức thu nhập trung bình của 20 nước nghèo nhất (khoảng cách này đã
tăng gâp đôi trong vòng 40 năm qua). Nếu phân chia toàn bộ dân số thế giới,
và chiếm một lượng của cải vật chất và trình độ tương ứng với mỗi nhóm thì ta
có thể thấy: 20% dân số giàu nhất thế giới chiếm dụng 87,5% GNP; 84,2%
thương mại thế giới; 85,0% tích luỹ; 85,0% đầu tư trong khi đó 20% dân số.
II. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO
1. Các văn bản liên quan



Sau đây là một số văn bản do Chính phủ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các
Bộ, Ngành liên quan ban hành hỗ trợ giải quyết nghèo đói.
-

Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia giảm

-

nghèo
Quyết định số 13/QĐ-BCĐGN ngày 06/12/2007 quy định về quy chế hoạt động của Ban

-

chỉ đạo quốc gia giảm nghèo
Thông tư 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo

-

hàng năm
Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 về hướng dẫn cơ
chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm

-

nghèo
Quyết định 1053/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 23/7/2007 quy định khung theo dõi, giám

-

sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010

Quyết định 23/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 5/10/2007 quy định hề thống chỉ tiêu, theo dõi,

-

giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010
Quyết định 134/2004/ QĐ-TTg ngày 20/7/2004 quy định chính sách hỗ trợ đất sản xuất,

-

đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đối sống khó khăn.
Quyết định 07/2006/ QĐ-TTg ngày 10/1/2006 gọi tắt là chương trình 135 giai đoạn II:
chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc

-

thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010
Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/2/2008 gọi tắt là nghị quyết 30 về hỗ trợ giảm

-

nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
Quyết định 167/2008/ QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
và an sinh xã hội
Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là chương trình giảm nghèo 20062010).

-

Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ
2011-2020. Đây là văn bản nêu rõ định hướng công tác giảm nghèo trong thời gian 10

năm tới. Trong văn bản này đã quy định các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung bao
gồm: hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ về giáo dục và đào


tạo; hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ tiếp cận dịch vụ pháp lý và hỗ
trợ hưởng thụ văn hóa, thông tin. Bên cạnh đó Nghị quyết cũng đưa ra các chính sách hỗ
trợ giảm nghèo đặc thù cho các hộ nghèo, người nghèo thuộc dân tộc thiểu số, hay hộ
nghèo, người nghèo sinh sống tai các huyện nghèo, xã nghèo và thôn bản đặc biệt khó
khăn; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu
Chính phủ vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt động và nguồn lực
ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo.
2. Các chương trình xóa đói giảm nghèo và định hướng giảm nghèo đến năm
2020
* Chương trình xóa đói giảm nghèo
Xóa đói, giảm nghèo trong suốt thời gian qua đã được Đảng và Chính phủ luôn
quan tâm. Vấn đề này đã được thể hiện trong các văn bản chính thức của Đảng và Chính
phủ như trong các Nghị quyết của trung ương Đảng trong những khóa gần đây. Từ năm
1998 đến nay, Chính phủ đã đưa chương trình xóa đói, giảm nghèo thành chương trình
mục tiêu quốc gia và được đưa vào kế hoạch định kỳ 5 năm của Chính phủ và các địa
phương, đến nay đã qua 3 giai đoạn: 1998 - 2000; 2001 - 2005; 2006 - 2010.
Các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo hiện nay ở Việt Nam được phân theo
các nhóm sau.
(1) Nhóm các chính sách, dự án tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh:
chính sách tín dụng, ưu đãi, chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số;
các sự án khuyến nông-lâm-ngư nghiệp và hỗ trợ sản xuất, phát triển nghành nghề; dự án
phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn; dự án dạy nghề cho người
nghèo và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo
(2) Nhóm các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cập các dịch vụ xã hội: chính
sách hỗ trợ y tế, giáo dục, hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt và chính sách trợ giúp pháp lý



×