Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tham quan cong tac xa hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 34 trang )

MỤC LỤC


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

CTXH

Công tác xã hội

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

BCH - BCS

Ban chấp hành – Ban cán sự

UBND

Ủy ban nhân dân

BTXH

Bảo trợ xã hội


LỜI NÓI ĐẦU
CTXH là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những


người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm
thiểu: những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng.
CTXH phát triển như là một ngành khoa học ứng dụng, cung cấp một lượng kiến
thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kĩ năng chuyên môn bao gồm: các giá trị,
nguyên tắc và những kỹ thuật nhằm giúp đỡ những thành phần yếu thế trong xã hội có
được các dịch vụ xã hội mong muốn và các liệu pháp tâm lý cho cá nhân, gia đình và
nhóm có vấn đề hỗ trợ cộng đồng cải thiện các dịch vụ y tế và xã hội.
Sau thời gian học tập các kiến thức cơ bản, ngày 28/03/2016 được sự cho phép của
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng và Khoa Tâm lý – Giáo dục lớp 14CTXH đã
tổ chức đi thực tế tại các cơ sở. Đây là cơ hội rất tốt để chúng tôi thực sự tiếp cận với
công việc ở thực tế qua đó hiểu rõ hơn về ngành CTXH và có thể thực hành những kiến
thức đã học vào chuyến đi này.
Đoàn chúng tôi gồm tập thể 72 thành viên lớp 14CTXH dưới sự hướng dẫn của các giảng
viên:
• Th.s Bùi Đình Tuân (GVCN).
• TS. Nguyễn Thị Hằng Phương.

Chuyến đi diễn ra từ ngày 28/03/2016 đến ngày 02/04/2016 qua 4 tỉnh miền Trung:
Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa. Ở tại mỗi tỉnh chúng tôi sẽ đi thực tế
tại 2 cơ sở, tổng cộng có tất cả 8 cơ sở thực tế. Các cơ sở này mang đậm tính chất của
ngành CTXH ví dụ tiêu biểu như: Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, Trung
tâm CTXH trẻ em Phú Yên, Trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng người có công tỉnh Khánh
Hòa.
Mục đích của chuyến đi: tạo cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế và hiểu hơn
ngành mình đang theo đuổi, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có dịp nâng cao các kĩ
năng làm việc nhóm và làm việc cá nhân, để từ đó có thể so sánh được sự khác biệt giữa
lý thuyết và thực hành là như thế nào.



Ngoài những điều trên thì chuyến đi thực tế lần này là hoạt động rất vui và bổ ích
sau gần 2 năm ngồi giảng đường bởi kết hợp giữa thực tế và tham quan du lịch. Chuyến
đi tuy không dài nhưng mang ý nghĩa vô cùng lớn: giúp cho các thành viên trong lớp gắn
bó thấu hiểu nhau, mọi người ai cũng được thể hiện được khả năng của bản thân và hơn
hết là khoảng cách giữa sinh viên và giảng viên chưa bao giờ gần đến thế. Qua đây tôi
muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến 2 giảng viên hết sức tận tâm, các bạn trong BCS – BCH
và các bạn trong đội văn nghệ đã góp phần to lớn vào thành công của chuyến đi lần này.
Đây sẽ là kỉ niệm mãi không quên của thời sinh viên đối với chúng tôi.
Sau đây tôi xin trình bày bài báo cáo của mình sau chuyến đi vừa qua:


NỘI DUNG

A. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ:
1. Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn:
1.1 Lịch sử thành lập cơ sở:
-

Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn nằm ở Thôn Phú Vinh Tây, thị trấn Chợ

-

Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn là cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
dựa vào cộng đồng, được hình thành từ sự giúp đỡ ban đầu của gia đình nhà báo quá cố
Võ Hồng Sơn - Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng tặng hơn 4.500 m 2
đất để xây dựng Trung tâm. Từ sự giúp đỡ ban đầu ấy, được nhiều tấm lòng hảo tâm, các
đồng chí lãnh đạo tỉnh, các huyện, thành phố, nhất là huyện Nghĩa Hành ủng hộ, giúp sức
đầy tin tưởng và nhiệt tình, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật mang tên cố nhà báo Võ
Hồng Sơn được thành lập vào tháng 4.2015 do ông Nguyễn Hoàng Sơn - Nguyên Phó


-

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi làm Giám đốc.
Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn được thành lập theo Quyết định
số 35/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2014 của UBND huyện Nghĩa Hành, trung tâm
được thành lập nhằm góp phần nhỏ chia sẻ với tỉnh trong việc nuôi dạy, tạo nghề, chữa
bệnh cho trẻ em khuyết tật, để các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, xoá bỏ mặc cảm, hoà
nhập với cộng đồng. Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn được thành lập
cũng là nơi để cho mọi tấm lòng nhân ái phát tâm làm việc thiện, góp phần đảm bảo an
sinh xã hội của tỉnh.
1.2. Tổ chức cơ sở:

Sơ đồ tổ chức cơ sở Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn
o Ban cố vấn: Là những thành viên sáng lập và tài trợ chính.


Nhiệm vụ của ban cố vấn là tham mưu đưa ra các đề xuất kiến nghị với Ban giám
đốc về những vấn đề lien quan đến hoạt động của Trung tâm, hỗ trợ kịp thời với Ban
giám đốc trong việc liên hệ, tìm kiếm nguồn vốn cho Trung tâm.
o Ban giám đốc:
 Gồm có 3 thành viên:

- Giám đốc: Ông Nguyễn Hoàng Sơn
- Phó giám đốc: Ông Võ Tấn Lai
- Phó giám đốc: Bà Trần Thị Thu Thuỷ
 Giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
 Quản lý điều hành, quyết định toàn bộ công việc của Trung tâm theo đúng qui định của
pháp luật và qui chế hoạt động.
 Tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động theo đề án được quyết định phê duyệt của cơ



quan có thẩm quyền.
Quyết định kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của Trung tâm. Tổ chức thực hiện kế hoạch kêu

gọi tài trợ và phương án sử dụng các nguồn tài trợ.
 Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý của Trung tâm, Quyết định
lương và phụ cấp (nếu có) Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân
viên (CBCNV) làm việc tại Trung tâm.
 Thực hiện công tác đối ngoại của Trung tâm.
 Khi Giám đốc không thực hiện đúng các quy định của pháp luật gây thiệt hại cho Trung
tâm thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Các Phó giám đốc:
 Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý điều hành các hoạt động của
Trung tâm.
 Trực tiếp điều hành các tổ chuyên môn của Trung tâm khi đã được phân công.
 Chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách.
o Các tổ chuyên môn:
 Tổ giáo dục dạy nghề:
- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc tiếp nhận, phân loại các đối tượng
hưởng lợi khi vào Trung tâm theo đúng qui định tại điều 5 Nghị định 67/2007 ngày
13/4/2007 của Chính phủ và khi đủ các điều kiện qui định tại điểm a, khoản 1 điều 6 qui
-

chế này.
Tiếp nhận, thông tin khảo sát, tiếp xúc lập hồ sơ ban đầu với đối tượng hưởng lợi.
Tham mưu trong việc lập kế hoạch chọn chương trình giáo dục, dạy nghề phù hợp, tổ

-


chức các hoạt động thông tin truyền thồng của Trung tâm.
 Tổ nuôi dưỡng phục hồi chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ,
nâng cao thể lực phục hồi chức năng cho đối tượng hưởng lợi.


 Tổ tổ chức hành chính quản trị:
-

Tham mưu cho Ban giám đốc trong nước thực hiện nội qui qui định của Trung tâm, quản
lý và phát triển nguồn nhân lực, các chế độ chính sách, dự thảo các kế hoạch hoạt động.
Soạn thảo văn bản, văn thư lưu trữ, công nghệ thông tin, bảo vệ an ninh của Trung tâm.
 Tài chính kế toán:
Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch tạo nguồn vốn, xây dựng chiến lược tài chính,

-

tiếp nhận quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Trung tâm.
o Các phòng hiện có: Văn phòng, hành chính, quản lý:
Phòng học tập văn hoá.
Phòng học nghề.
Thư viện.
Phòng Y tế.
Phòng ăn.
Nhà bếp.
Phòng nghỉ học viên.
Hội trường, khu sinh hoạt.
2.3. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của cơ sở:
o Nguyên tắc hoạt động của cơ sở:
- Trung tâm hoạt động phi lợi nhuận, tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.

Trung tâm hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng các quyền của trẻ em được pháp luật bảo

-

vệ.
Không phân biệt đối xử đối với tất cả trẻ em được Trung tâm nuôi dưỡng và dạy nghề.
Các trẻ em được nuôi dưỡng và dạy nghề tại Trung tâm, luôn được tôn trọng, bảo vệ thân

-

thể, nhân phẩm và danh dự; được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, được vui chơi giải trí, hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được phát triển năng khiếu và đào tạo nghề
nghiệp.
o Mục tiêu hoạt động của cơ sở:
-

Trung tâm được thành lập nhằm góp phần nhỏ chia sẻ với tỉnh trong việc nuôi dạy, tạo
nghề, chữa bệnh cho trẻ em khuyết tật, để các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, xoá bỏ mặc
cảm, hoà nhập với cộng đồng. Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn được
thành lập cũng là nơi để cho mọi tấm lòng nhân ái phát tâm làm việc thiện, góp phần đảm

-

bảo an sinh xã hội của tỉnh.
Về việc dạy văn hóa: Học sinh của TT gồm các dạng tật: khiếm thính, khiếm thị, chấm
phát triển trí tuệ và các khuyết tật khác .. các em được học văn hóa theo chương trình dạy
học của bộ GD – ĐT, có sự điều chỉnh phù hợp. Mỗi trẻ có một khả năng và nhu cầu,
mức độ hỗ trợ khác nhau. Vì vậy, giáo viện phải thực hiện đúng quy trình giáo dục trẻ

-


khuyết tật.
Về việc dạy học nghề: Vì mục tiêu làm sao trang bị cho các em có nghề để tự nuôi bản
thân sau này, để hòa nhập cộng đồng nên TT hiện đang dạy các em các nghề phù hợp


như: lớp học may công nghiệp, lớp trồng rau an toàn, lớp kỹ thuật photoshop, lớp tin học
-

văn phòng.
Về việc chăm sóc nuôi dưỡng: Tuy còn trong điều kiện khó khăn nhưng TT vẫn duy trì
chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khỏe các em tối ưu nhất. Ngoài ra TT
còn nuôi dưỡng về mặt tinh thần cho các em: thường xuyên tổ chức các hoạt động văn
hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi nhằm tạo môi trường thân thiện, giúp các em
vượt qua mặc cảm bị khuyết tật.
2.4. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ:
Trung tâm chỉ tiếp nhận trẻ khiếm thị, khiếm thính, tuổi từ 12 – 17, có hoàn cảnh
khó khăn, ưu tiên các huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi.
Tiếp nhận trẻ khuyết tật: Trung tâm tiếp nhận trẻ theo đúng các đối tượng nêu trên
và theo qui định tại qui chế hoạt động của Trung tâm. Gia đình (hoặc người giám hộ của
trẻ) phải lập sơ yếu lý lịch, có xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã, phường nơi trẻ
đăng ký nhận hộ khẩu thường trú.
Trẻ sống tại Trung tâm được bố trí vào khu nội trú tuỳ theo độ tuổi, tình trạng
khuyết tật, giới tính, văn hoá, tôn giáo. Các lớp có giáo viên và nhân viên phụ trách mỗi

-

lớp từ 10 – 15 trẻ.
2.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:
Học tập văn hóa:

Trẻ được phân loại theo độ tuổi và tình trạng bệnh tật để xếp vào các lớp học văn
hoá. Trường hợp học khá giỏi các em được tiếp tục học cao hơn Trung tâm sẽ có kế
hoạch tài trợ cho các em tiếp tục học và thành đạt, sau đó giới thiệu việc làm cho các em.

-

Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề:
Bên cạnh việc học văn hóa các em còn được tư vấn hướng dẫn chọn nghề nghiệp
phù hợp. Các em được tư vấn chọn nghề phụ hợp tùy theo khả năng và sức khỏe của các
em: vi tính, thực phẩm, nước giải khát, may, thêu, đan,… Hiện tại Trung tâm tổ chức các
lớp: may công nghiệp, trồng rau an toàn, kỹ thuật photoshop, tin học văn phòng,…
Ngoài học văn hóa với học nghề thì các em còn được phát triển năng khiếu ca hát,
múa, học võ….

-

Nuôi dưỡng:
Trẻ sống trong Trung tâm được nuôi dưỡng theo hình thức tập trung, Trung tâm có trách
nhiệm nuôi dưỡng tạo điều kiện ăn ở cho các em như trong một gia đình, thương yêu


chăm sóc các em sống với nhau như anh chị em trong một mái ấm tình thương, giúp các
em giải toả được mặc cảm không có gia đình.
-

Sản xuất thực hành:
Trung tâm hình thành khu sản xuất thực hành là nơi vừa thực hành nghề nghiệp vừa
tạo ra sản phẩm, những sản phẩm của các em sẽ được trả công, Trung tâm sẽ vận động
các công ty, doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ sản phẩm, nguồn thu nhập từ sản phẩm từ
sản phẩm sẽ được bù đắp cho quá trình tái sản xuất.


2.6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng:

Trung tâm được ra đời với mục đích nuôi dạy, tạo nghề, chữa bệnh cho trẻ em
khuyết tật, để các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp các em có thể tự tin hoà nhập vào
cộng đồng, xoá bỏ mặc cảm, giúp các em có thể yêu thêm cuộc sống này. Giúp các em

-

thêm động lực để nối tiếp thực hiện ước mơ của mình như bao người khác.
2.7. Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở:
Về cơ sở vật chất: Trung tâm có diện tích tương đối rộng và thoáng mát. Các phòng chức
năng như: phòng học văn hóa, thư viện, phòng học nghề, nhà ăn,.. được trang bị hiện đại

-

phù hợp. Ngoài ra còn có sân chơi bên ngoài phù hợp cho các hoạt động vui chơi.
Về ban quản lí cũng như nhân viên làm việc tại Trung tâm: có sự tiếp đón đoàn chu
đáo, trình bày báo cáo cụ thể rõ ràng về trung tâm. Toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên ở

-

đây ai cũng cho thấy sự tận tụy, đam mê với nghề và hết lòng vì các em nhỏ.
Về trẻ: các em hồn nhiên ngây thơ, luôn cười vui vẻ và mạnh dạn trước đám đông không
e dè. Tuy là gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hoặc một số vấn đề khác nhưng các em
vẫn múa hát rất nhiệt tình khiến đoàn chúng tôi rất hào hứng và cảm động. Thật sự rất
khâm phục các em khi không những hát hay mà còn nhảy rất đẹp và chuyên nghiệp. Tất
cả các em đều thân thiện và hòa đồng với đoàn khi nhảy dân vũ và sinh hoạt tập thể ngoài
trời.


. Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ngãi:
2.1 Lịch sử hành lập cơ sở:

Hình thành vào năm 1991 và đến năm 1993 trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Quảng
Ngãi mới bắt đầu hoạt động, trung tâm Bảo trợ Xã hội trực thuộc sở Lao động – Thương
binh – Xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Ban đầu có tên là Nhà nuôi dưỡng nội trú trẻ em mồ côi


và được đổi tên thành Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Quãng Ngãi theo quyết định số:
622/QĐ-CT ngày 04 tháng 04 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh. Đến nay Trung tâm
hoạt động được 23 năm.
2.2 Tổ chức cơ sở:
 Trung tâm gồm có :
-

1 Giám Đốc
1 Phó Giám Đốc
2 Phòng chức năng :
+ Phòng tổ chức hành chính : Gồm 7 nhân viên
+ Phòng chăm sóc nuôi dưỡng kết hợp với y tế : Gồm 22 nhân viên , nhiệm vụ
là chăm sóc các cụ và các em , quản lý các trẻ , chăm sóc trẻ sơ sinh khuyết tật và phòng
y tế.
Trong 29 cán bộ thì có lương biên chế là 23 người và hợp đồng 6 người để đủ đáp
ứng nhu cầu chăm sóc đối tượng (có 3 nam và 26 nữ, 2 nam bảo vệ và 1 lái xe).
2.3. Mục tiêu hoạt động của cơ sở:

-

Đối với trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi:
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em đến trường. Là chỗ dựa cho các em để các

em vươn lên trong cuộc sống. Giáo dục các em, giúp các em có cơ hội được học tập và
trở về hòa nhập với cộng đồng.

-

Đối với người già neo đơn:
Giúp các cụ có nơi ở, lo miếng ăn để các cụ đỡ phần vất vả khi già cả mà phải
bương chải kiếm sống. Khi ở Trung tâm bảo trợ các cụ sẽ được chăm sóc tốt về sức khỏe,
được khám bệnh, uống thuốc, ăn uống theo thực đơn tuần, giúp các cụ kéo dài thêm thọ.
Ngoài ra Trung tâm luôn tổ chức các hoạt động thường niên như các buổi giao lưu sinh
hoạt để đem đến tiếng cười và niềm vui cho các cụ.
2.4. Các đối tượng xã hội được phục vụ

-

Trung tâm hoạt động nhằm phục vụ các đối tượng là các người già neo đơn, không nơi
nương tựa, không có người chăm sóc và trẻ em mồ côi. Qua nhiều năm hoạt động trung
tâm đã nuôi dưỡng trên 600 đối tượng, đối với người già phần lớn các cụ vào trung tâm
đều trên 80 tuổi. Hiện nay, trung tâm đang nuôi dưỡng 98 đối tượng, trong đó trẻ em có
47 trẻ, người già có 51 cụ.


-

Những đối tượng mà được trung tâm hướng đến phục vụ đó là người khó khăn không nơi
nương tựa trong xã hội vì phần lớn người già đến đây đa số là già yếu, ít cụ còn khỏe
mạnh và minh mẫn, nhiều cụ chỉ nằm một chỗ, không đi lại được phải có người chăm
sóc. Còn về trẻ em, phần lớn là trẻ mồ côi, có một số gia đình khó khăn không đủ điều

-


kiện để nuôi dạy trẻ thì đến trung tâm.
2.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp
Trung tâm dưới sự quản lí và hỗ trợ của nhà nước nên một phần là nhà nước hỗ trợ còn

-

lại là sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Về giáo dục: Tất cả các em ở đây đều được trung tâm cho đi học tại các trường trên địa
bàn. Các em được sắm đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho việc học tập. Những em đi học

-

mà trường nằm cách xa trung tâm, thì trung tâm sắm đầy đủ xe đạp cho các em.
Về chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ:
+ Đối với trẻ: Tất cả trẻ em tại Trung tâm đều được chăm sóc tốt về sức khỏe, chế
độ ăn uống được đảm bảo, thực đơn thay đổi theo tuần.
+ Đối với người già: Các cụ ở trung tâm được chăm sóc tốt về sức khỏe. Đặc biệt là
các cụ già và bị loạn thần được các điều dưỡng quan tâm hơn về chế độ ăn uống, tắm
giặt, vận động hợp lí. Dụng cụ y tế được cung cấp đầy đủ, chế độ ăn uống được thay đổi
thực đơn theo tuần.
Các cán bộ, nhân viên ở trung tâm luôn luôn hỗ trợ giúp đỡ các em, các cụ giải
quyết các vấn đề về tâm lý lứa tuổi, khó khăn trong học tập, bạn bè.
2.6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng:
Trung tâm có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng yếu thế
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Bên cạnh việc giúp đõ các em, các cụ già không nơi nương
tựa có một mái ấm gia đình sum vầy Trung tâm đã tạo điều kiện hết sức để các em, các cụ
cảm nhận được cuộc sống thiết thực, đúng nghĩa. Qua đó giúp họ giảm đi phần nào sự cô

-


đơn, thiệt thòi của bản thân để từ đó tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
2.7. Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở:
Về cơ sở vật chất: Trung tâm có diện tích tương đối rộng, không gian thoáng mát phù
hợp cho việc chăm sóc đối tượng trẻ em và người già. Bên cạnh đó còn có khuôn viên để
trồng các loại rau quả rất thích hợp cho các cụ thích trồng cây trái. Tuy nhiên, Trung tâm
chưa khai thác thế mạnh này của mình để tăng gia sản xuất đem lại nguồn thực phẩm

-

sạch cho Trung tâm.
Về ban quản lý và nhân viên: có sự tiếp đón đoàn chu đáo và niềm nở. Qua cách trình
bày của ban giám đốc có thể thấy được lòng yêu nghề và sự tận tâm hết mình của ban
quản lí và nhân viên nơi đây mặc dù điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn. Ví dụ tiêu


biểu như hầu hết nhân viên là nữ nên rất khó khăn trong việc trực đêm ở trung tâm cũng
như lo hậu sự cho các cụ sau khi qua đời.

3. Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm:
3.1. Lịch sử thành lập cơ sở;

Trung tâm BTXH Đồng Tâm là đơn vị hoạt động sự nghiệp xã hội; hoạt động với
mục đích nhân đạo, không vì lợi nhuận và tự lo liệu kinh phí hoạt động.
Trung tâm xây dựng tại một khoảng đất trên 2000m vuông, cách thành phố Quy
Nhơn 10km. Khoảng đất này của thượng tọa Thích Giác Xuân mua tặng.
Trung tâm Bảo trợ Xã hội Đồng Tâm là một tổ chức từ thiện, thành lập theo mô
hình ngoài công lập, phi chính phủ .Trung tâm hình thành bằng sự tập hợp các nhà hảo
tâm trong và ngoài tỉnh, soạn ra quy chế và đề án cụ thể được UBND tỉnh Bình Định quy
định, phê duyệt và quyết định số 2775/QĐ-CT-UBND ngày 03/12/2007 dưới sự giám sát

của sở lao động TB-XH tỉnh Bình Định.
3.2. Tổ chức cơ sở:

Chủ tịch hội đồng bảo trợ xã hội: Đỗ Trác
P.Chủ tịch Hội đồng bảo trợ : Nguyễn Tám
P.Chủ tịch: Nguyễn Thị Bảy
Giám đốc: Nguyễn Đình Nhâm


P.Giám đốc KH-ĐT và Hành chính: Huỳnh Ngọc Anh
P.Giám đốc đời sống: Nguyễn Thị Thơm
 Cơ sở hạ tầng của Trung tâm bao gồm:
- 6 phòng học.
- 2 dãy nhà nội trú, 1 cho nam và 1 cho nữ.
- 1 nhà bếp, nhà ăn tập thể.
- 1 thư viện.
- 1 phòng tập luyện thể chất.
- 1 phòng dạy may thêu công nghiệp.
- 1 phòng dạy đan mây xuất khẩu.
- 1 lớp dạy âm nhạc.
- 1 lớp giày da.
- 1 lớp dịch vụ sửa chữa máy văn phòng.
3.3. Mục tiêu hoạt động của cơ sở:

Trung tâm Đồng Tâm được hình thành nhằm tiếp nhận, giúp đỡ, chăm sóc các đối
tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt là nuôi dưỡng, dạy nghề
cho trẻ em mồ côi – khuyết tật.
Mục tiêu cơ bản của trung tâm là: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy chữ, dạy võ cổ truyền

-


Bình Định, dạy nghề, và tạo việc làm cho các đối tượng cần được trợ giúp.
3.4. Các đối tượng xã hội được phục vụ:
Trẻ em bị mất nguồn dinh dưỡng, không còn người thân để nương tựa.
Người già cô đơn, không nguồn thu nhập, không nơi nương tựa.
Người tàn tật, không nguồn thu nhập, không nơi nương tựa.
Tiếp nhận các loại trẻ em đa dạng như: trẻ em mồ côi, trẻ em cơi nhỡ, lang thang không
nơi nương tựa, trẻ mắc bệnh tự kỷ, trẻ em bị thiểu năng trí tuệ, khiếm thính, bệnh tật, gây

-

ra bởi các hoá chất.
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ.
3.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn để dạy văn hóa, dạy nghề,
giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng xã hội phát triển ành mạnh về trí tuệ, nhân
cách và thể chất.
Tổ chức nuôi dưỡng , chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng tại Trung tâm. Tổ chức
hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt
động: tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ
của từng đối tượng.
3.6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng:
Hoạt động dựa trên việc vận động tấm lòng hảo tâm từ các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước Trung tâm Đồng Tâm như một tấm gương sáng về hoạt động xã hội trợ
giúp người có hoàn cảnh khó khăn và đối tượng yếu thế trong xã hội.


Trung tâm Đồng Tâm có vai trò vô cùng quan trọng với các đối tượng tại nơi đây.
Bởi Trung tâm là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy văn hoá để giúp họ tự tin khi bước ra xã
hội. Tạo cho một cơ hội để họ có thể phát huy hết khả năng của mình, giúp họ có thể tự

vươn lên, hoà nhập với cộng đồng không còn mặc cảm tự ti với hoàn cảnh của mình.
Trung tâm cũng chính là ngôi nhà lớn để mọi người trong trung tâm gắn kết lại với nhau
xem nhau như một gia đình đong đầy tình cảm yêu thương.
Bên cạnh những điều trên Trung tâm còn là nơi dạy nghề, giới thiệu việc làm cho
các đối tượng trong Trung tâm để họ có thể tự lo liệu cho cuộc sống sau này của bản thân,

-

dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng.
3.7. Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở:
Về cơ sở vật chất: Trung tâm có khoảng không gian tương đối đủ phù hợp cho các hoạt
động cơ bản. Tuy là tổ chức ngoài chính phủ nhưng nguồn tài chính của Trung tâm ổn
định, đời sống của các đối tượng sống tại đây rất được chú trọng. Cơ sở vật chất được

-

cung cấp đầy đủ, các phòng chức năng được trang bị đầy đủ các tiện nghi.
Về ban quản lí và nhân viên: Cơ cấu tổ chức cơ sở chặt chẽ, phân bổ một cách hợp lí.
Lãnh đạo cũng như nhân viên vô cùng mến khách tiếp đón đoàn nồng nhiệt. Họ truyền
lửa yêu nghề cho chúng tôi bởi họ vô cùng tâm huyết, vô cùng yêu nghề họ đang làm.
Những câu thơ chân chất mà giản dị của bác giám đốc như ngọn lửa thổi bùng niềm tin

-

vào nghề nghiệp của chúng tôi mai này.
Hạn chế: với diện tích nhỏ nhưng số lượng đối tượng ở đây nhiều lên mỗi năm nên ảnh
hưởng đến chất lượng điều trị nuôi dưỡng cho các đối tượng ở đây. Số lượng đối tượng
nhiều nhưng số lượng nhân viên vẫn còn mỏng nên chưa đáp ứng được hầu hết các đối
tượng trên địa bàn vào sống trong trung tâm.


4. Làng trẻ em SOS Quy Nhơn:
4.1. Lịch sử thành lập cơ sở:
-

Làng trẻ em SOS Quy Nhơn được thành lập theo Quyết định số 1849/QĐ-CTUBND

-

ngày 18/8/2010 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định.
Bình Định là nơi thứ 14 của Việt Nam được tổ chức Làng trẻ SOS Quốc tế và Bộ
LĐTB&XH chấp thuận phát triển dự án xây dựng làng SOS. ( Công thư ngày 20/03/2008

-

của ông Siddhartha Kaul- phó tổng thư ký làng trẻ SOS Quốc tế chấp nhận dự án này ).
Làng trẻ em SOS Quy Nhơn được xây dựng cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng
5 km về phía bắc trên diện tích đất 28.000m2 thuộc tổ 13 - khu vực 2, phường Nhơn
Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng trẻ em SOS Quy Nhơn được khởi công


xây dựng từ 1/10/2009 và hoàn thành 5/2011. Làng trẻ em SOS Quy Nhơn có 14 nhà ở
-

gia đình có khả năng nuôi dưỡng thường xuyên 120-140 cháu.
Ngày 01/6/2011, Làng trẻ em SOS Quy Nhơn đã tiếp nhận nhóm trẻ đầu tiên vào nuôi

-

dưỡng. Ngày 16/10/2012, Làng trẻ em SOS Quy Nhơn chính thức được khánh thành.
4.2. Tổ chức cơ sở:

Hiện nay, Làng trẻ em SOS Quy Nhơn có cơ sở hạ tầng gồm: 14 nhà gia đình, trường
mẫu giáo, khu Văn phòng, nhà Cộng đồng, nhà khách, sân thể thao và các hạng mục

-

khác.
Làng trẻ SOS Quy Nhơn có 14 gia đình, mỗi gia đình có 1 bà mẹ, một gia đình Làng trẻ
SOS có từ 9 đến 10 trẻ, cả trai và gái ở mọi độ tuổi khác nhau. Mỗi ngôi nhà có 1 phòng
sinh hoạt chung (phòng khách), 01 phòng ăn - phòng bếp, 01 phòng kho, 3 phòng cho trẻ
(3-4 trẻ một phòng, 1 phòng cho mẹ và thường ngủ cùng với con nhỏ nhất.
4.3. Mục tiêu hoạt động của cơ sở:
Bảo vệ, chăm sóc và nuôi dạy trẻ mô côi, trẻ bị bỏ rơi nhằm bù đắp những mất mát
về vật chất và tinh thần cho các cháu, tạo điều kiện để các cháu được vui chơi, học tập,
được sống trong gia đình và cộng đồng để từ đó trở thành công dân có ích cho xã hội.
Cũng như các Làng trẻ em SOS khác, Làng trẻ em SOS Quy Nhơn thực hiện việc bảo vệ,
chăm sóc và nuôi dạy trẻ mô côi, bơ vơ bất hạnh dựa trên cơ sở 4 nguyên tắc sư phạm là
Bà mẹ, Anh - chị - em, Mái ấm gia đình và Cộng đồng Làng.
4.4. Các đối tượng xã hội được phục vụ:

-

Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ.
Trẻ còn cha mẹ nhưng do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Cha mẹ bị bệnh tật kéo dài, mẹ

-

tái giá không thể đem con theo, cha lấy vợ kế, mẹ kế không đủ trách nhiệm và tư cách,..
Trẻ em có độ tuổi sơ sinh đến 12 tuổi (nếu là anh chị em ruột thì cháu lớn nhất có thể

-


thêm 1 tuổi).
Trẻ bình thường về thể chất và tinh thần, không mắc bệnh truyền nhiễm, không tàn tật
(điếc, mù, câm, điếc, chậm phát triển).
4.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:
Các chi phí cơ bản như ăn uống và học tập cho trẻ đều do Làng trẻ em SOS Quốc tế
tài trợ thông qua Làng trẻ em SOS Việt Nam. Trẻ được nuôi dạy tại Làng từ lúc tiếp nhận
cho đến khi tốt nghiệp ĐH, CĐ hoặc trường nghề. Sau khi tốt nghiệp, các em được hỗ trợ
trong 3 tháng đầu tìm việc và trong 3 năm đầu đi làm, hàng tháng được nhận hỗ trợ từ
Làng.
Bên cạnh việc chăm lo cho các cháu học tập tốt về văn hóa, Làng trẻ em SOS Quy
Nhơn còn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cá nhân. Làng thường


xuyên tổ chức các lớp và câu lạc bộ năng khiếu, tạo điều kiện cho các cháu phát huy tài

-

năng và phát triển toàn diện.
4.6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng:
Làng trẻ em SOS Quy Nhơn có vai trò như một gia đình, là nơi tiếp nhận trẻ em có số
phận kém may mắn. Tạo cho trẻ niềm vui khi được sống trong gia đình có mẹ, có anh
chị em như bao bạn bè đồng trang lứa khác. Bên cạnh đó các hoạt động ngoại khoá

-

được thường xuyên tổ chức giúp cho trẻ tự tin, mạnh dạn và hoà đồng hơn.
Ngoài ra Làng còn có vai trò hết sức quan trọng khác là tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi
trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đây sẽ là nơi bù đắp những mất mát về vật chất và tinh thần
cho trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân


-

có ích cho xã hội.
4.7. Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở
Về cơ sở vật chất: Khuôn viên của Làng SOS tương đối rộng, các dãy nhà cũng như các
gia đình nhỏ được xây dựng khang trang đầu tư trang thiết bị hiện đại. Không khí trong
lành sạch sẽ thoáng mát. Đặc biệt làng có mô hình trường mẫu giáo nằm trong khuôn
viên giúp cho việc học tập của các em dễ dàng hơn bên cạnh đó con em của nhân dân địa
phương xung quanh cũng được học cùng tại đây. Điều này làm xoá khoản cách giữa các

-

em với cộng đồng bên ngoài Làng.
Về ban quản lý và nhân viên: nhiệt tình, thân thiện, hiếu khách trực tiếp dẫn đoàn đi
tham quan. Các mẹ ở Làng SOS Quy Nhơn tận tình chăm sóc thương yêu các em như con
ruột của mình. Các gia đình nhỏ trong trung tâm được đặt tên rất đẽ thương như: nhà hoa
hồng, nhà hoa hướng dương, nhà hoa mai,… Các gia đình yêu thương hoà thuận đùm bọc
lẫn nhau.

5. Trung tâm nuôi dưỡng người có công và BTXH tỉnh Phú Yên:
5.1. Lịch sử thành lập cơ sở:

Trung tâm nuôi dưỡng người có công và BTXH là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh Phú Yên được thành lập theo quyết định số
464/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Phú Yên.
Trung tâm hiện nay, trước đây có tên là Trung tâm bảo trợ xã hội (được thành lập
theo Quyết định 548/QĐ-UBND ngày 29/7/1991); ban đầu chỉ là Trại nuôi dưỡng thương
binh nặng cơ sở chỉ có vài căn nhà cấp 4 đơn sơ, sau đó được mở rộng, để nuôi dưỡng đối
tượng bảo trợ xã hội và người có công; đồng thời tổ chức điều dưỡng luân phiên hằng



năm cho người có công. Từ một cơ sở nuôi dưỡng thương binh, đến nay đơn vị phát triển
thành trung tâm nuôi dưỡng người có công và BTXH.
5.2. Tổ chức cơ sở:
Hiện nay trung tâm có 4 phòng nghiệp vụ: phòng hành chính – tài vụ, phòng y tếphục hồi sức khoẻ, phòng nuôi dưỡng-phục vụ và phòng nuôi dưỡng-điều dưỡng người






có công.
Tổng số cán bộ công chức, viên chức hiện có là 34 người trong đó:
Ban giám đốc: 2 người
Bộ phận hành chính gián tiếp 07 người,
Y tế 2 người,
Còn lại 23 người là điều dưỡng viên, nhân viên CTXH , hộ lý, chị nuôi và các mẹ nuôi
trẻ.
Về trình độ: 10 đại học, 05 cao đẳng, 10 trung cấp, còn lại 9 người ( trong đó có 06
mẹ nuôi trẻ)
Hiện chi bộ Trung tâm có 17 Đảng Viên. Trong đó có 15 Đảng Viên là cán bộ công
chức, viên chức, 02 đảng viên là đối tượng đang nuôi dưỡng.
5.3. Mục tiêu hoạt động của cơ sở:
Trung tâm thực hiện tổ chức nuôi dưỡng Người có công cô đơn không có người
thân chăm sóc đến cuối đời và tiếp nhận điều dưỡng luân phiên 1000-1400 người có công
với cách mạng. Trung tâm thực hiện chức năng tổ chức nuôi dưỡng Người có công cô
đơn không có người của tỉnh theo Pháp lệnh ưu đãi người người có công với cách mạng,
Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang; cán bộ Tiền khởi nghĩa; gia
đình liệt sĩ; thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; bị

nhiễm chất độc hóa học; người có công giúp đỡ cách mạng.
Trung tâm vừa nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ người già neo đơn, trẻ em mồ côi,
lang thang cơ nhỡ, hay những người khuyết tật nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi chọ
họ có thể phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
5.4. Các đối tượng xã hội được phục vụ:
Trung tâm tổ chức tiếp nhận người già tàn tật, neo đơn không nơi nương tựa và trẻ
em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, đối tượng chính sách già neo đơn, và thương binh.
5.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:
Trung tâm cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ: Phòng chống dịch bệnh,
khám và điều trị bệnh, kiểm tra vệ sinh lương thực thực phẩm, phục vụ các đối tượng
nuôi dưỡng, kiểm tra thăm khám hàng ngày. Trung tâm còn cung cấp dịch vụ nuôi dưỡng
- phục vụ - điều dưỡng người có công: Theo dõi tiếp đón những người có công đi điều
dưỡng đến trung tâm nghỉ dưỡng.
5.6. Vai trò của cơ ở trong bối cảnh cộng đồng:


Trung tâm là mái ấm lớn che chở nuôi dưỡng cho những người không may rơi vào
hoàn cảnh khó kkhăn, trẻ em không nơi nương tựa, người già neo đơn giúp họ phần nào
ổn định cuộc sống, vững tin vào tương lai tốt đẹp hơn.
Bên cạnh việc nuôi dưỡng và tiếp nhận nhiều thành phần trong xã hội trung tâm còn
là nơi tổ chức điều dưỡng luân phiên hàng năm người có công với nước trên địa bàn tỉnh
Phú Yên.
5.7. Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở:
-

Về cơ sở vật chất: Trung tâm có không gian thoáng mát, xanh sạch , tạo điều kiện sinh
hoạt vui chơi cho các đối tượng tại đây. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được đầu tư hiện đại
góp phần nâng cao chất lượng phục vụ cho trung tâm. Trong khuôn viên Trung tâm còn

-


có nơi đặt bàn thờ cho các cụ đã khuất.
Về ban quản lí và nhân viên: Cán bộ nhân viên tại đây hồn hậu nhiệt tình và tâm huyết.
Hướng dẫn cho chúng tôi tận tình những thuận lợi cũng như khó khăn với nghề CTXH.

-

Luôn nêu rõ trách nhiệm và bổn phận của 1 người nhân viên CTXH.
Hạn chế: Trung tâm có nhiều đối tượng bị tâm thần do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng
còn gặp phải nhiều khó khăn. Nhân viên của Trung tâm chịu nhiều áp lực từ công việc
nuôi dưỡng cũng như chăm sóc các đối tượng trên.

6. Trung tâm Công tác xã hội trẻ em Phú Yên:
6.1. Lịch sử thành lập cơ sở:

Từ nhận thức tầm quan trọng của chức năng Trung tâm Công tác Xã hội trẻ em.
Ngày 19 tháng 7 năm 2009 Phòng BVCSTE-BĐG xây dựng đề án Thành lập Trung tâm
công tác xã hội trẻ em trình Ban giám đốc xem xét cho ý kiến.
Sau khi lãnh đạo sở chấp nhận phương án, kế hoạch của phòng trẻ em xây dựng.
Tháng 11 năm 2009 Sở LĐTB&XH làm tờ trình, trình sở Nội Vụ, được sở Nội vụ chấp
nhận và trình ra HĐND Tỉnh vào tháng 12 năm 2009. Trong kỳ họp HĐND thảo luận
nhất trí với phương án được Sở trình là: Cho thành lập Trung Tâm công tác xã hội trẻ em
trên địa bàn Tĩnh Phú Yên. Trên cơ sở NQ của HĐND, sở Nôi vụ tham mưu UBND Tỉnh
Ban hành Quyết Định số:335/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 về việc Thành lập Trung Tâm
Công tác Xã hội Trẻ em thuộc sở LĐTB&XH Phú Yên.
6.2. Tổ chức cơ sở:
Theo đề án xây dựng bộ máy tổ chức của Trung tâm là: 06 biên chế; được UBND
chấp nhận 04 biên chế. Trong đó, phân công đ/c PGĐ sở LĐTB & XH phụ trách lĩnh vực
trẻ em làm Giám đốc Trung Tâm kiêm nhiệm và bổ nhiệm một cán bộ phòng BVCSTE-



BĐG làm PGĐ chuyên trách và cho phép tuyển dụng 03 cán bộ. Nhưng đến nay Trung
tâm chỉ mới hợp đồng 01 chuyên viên, hiện còn thiếu 02 chuyên viên.
Sau khi bộ máy tổ chức Trung tâm ổn định, Trung tâm làm tờ trình tham mưu, đề
nghị Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên ban hành quyết định thành lập Hội Đồng Tư
Vấn.
Hội đồng tư vấn của Trung tâm gồm có 11 người, hiện là cán bộ thuộc các ngành:
Giáo dục, y tế, Tỉnh đoàn, Tòa án, Công an, Khoa tâm lý của Trường đại học Phú Yên và
một số tình nguyện viên tích cực. Ngoài ra, Trung tâm còn xây dựng mạng lưới cộng tác

-

viên cơ sở gồm 23 người là cán bộ phụ trách trẻ em ở cấp huyện, thành phố, xã, phường.
6.3. Mục tiêu hoạt động của cơ sở:
Phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật và các chính sách liên quan đến công

-

tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tổ chức các buổi tư vấn, tham vấn, trợ giúp pháp lý, giải tỏa bế tắc, giải quyết các vướng
mắt về tâm lý, xã hội, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em, tình bạn, tình yêu, hôn nhân
gia đình, các chính sách xã hội, tư vấn về mối quan hệ xã hội, gia đình, nhà trường, kỷ

-

năng sống, làm việc, học tập, nuôi dạy con cái ...
Thực hiện các sản phẩm truyền thông phục vụ công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em và các

-


sản phẩm tuyền thông, phục vụ dịch vụ hổ trợ trẻ em.
Không nuôi dưỡng trẻ em, Trong coi chăm sóc các trường hợp khẩn cấp trong vòng 24h.
Thực hiện các dịch vụ truyền thông giáo dục trên địa bàn thông qua các cuộc vận động,
các chiến dịch, các ngày kỷ niệm của ngành.
6.4. Các đối tượng xã hội được phục vụ:
Trẻ em đang mắc vấn đề về tâm lý: trẻ bị lạm dụng, xâm hại tình dục, trẻ lang
thang, trẻ bị bóc lột sức lao động hay bị bạo lực từ gia đình, … những trẻ có hoàn cảnh
khó khăn không có điều kiện để đến trường.
6.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:

-

Tư vấn về các vấn đề: Tâm lý xã hội, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em, tình bạn, tình
yêu, pháp luật, các chính sách xã hội, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, phương pháp
giáo dục con, mối quan hệ thầy cô với học sinh và các vấn đề khác.

-

Thực hiện chức năng tham vấn: giúp thân chủ (trẻ em và người chăm sóc trẻ) nhận ra và
hiểu được nguyên nhân cốt lỗi của vấn đề, giúp thân chủ đối mặt với thực tế cuộc sống,
thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, nhận ra sức mạnh tìm ẩn, nâng cao nhận thức, xây
dựng cho mình suy nghĩ tích cực.


-

Can thiệp, hỗ trợ khẩn cấp: Tìm nơi an toàn giúp trẻ em tạm lánh, thực hiện các dịch vụ
bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp, hoặc khi gặp vấn đề có nguy cơ cao (Bị xâm
hại tình dục, bị bạo hành …) , Về hoạt động trợ giúp: Hỗ trợ quần áo, sách vở, giới thiệu
các em hưởng ưu đãi chính sách học bỗng và giới thiệu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

miễn phí tạm thời hoặc dài lâu trong trường hợp đặc biệt.

-

Thực hiện kết nối các địa chỉ tin cậy: Nhằm để hổ trợ cho trẻ em như là: Giới thiệu việc
làm, giới thiệu người nuôi dưỡng, đỡ đầu; các dịch vụ pháp luật, nơi cấp phát thuốc chữa
bệnh miễn phí. Khi trẻ hồi gia có trách nhiệm giới thiệu trẻ vào cơ sở bảo trợ nhà nước
nuôi dưỡng hoặc các cơ sở tư nhân...Gửi vào trường giáo dưỡng; vào các cơ sở cai
nghiện đối với các trường hợp trẻ em đặc biệt. Kết nối các hoạt động vui chơi giải trí để
các em tham gia, chia sẻ...
6.6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng:

Trung tâm ra đời thấy rõ được tầm quan trọng và vai trò vô cùng to lớn của mình.
Tuy là không nuôi dưỡng nhưng lại có chức năng giúp các em đến gần hơn với các chính
sách xã hội, biện hộ giúp các em lấy lại công bằng xã hội. Là nơi an toàn tin cậy để được
giúp đỡ đối với những trẻ em bị bạo hành, xâm hại tình dục,...
Trung tâm còn thường xuyên tổ chức các hoạt động thường niên, sinh hoạt tập thể,
tổ chức đón các ngày lễ lớn để các em có những ngày lễ ấm áp như bao bạn bè khác, từ
đó cho các em thấy không có sự phân biệt đối xử nào để các em có thể tự tin hoà nhập
vào cộng đồng hơn. Trung tâm còn ổn định về mặt tinh thần cho các em mà có vấn đề
tấm lí việc này rất quan trọng để các em có thể lấy lại cân bằng.
Bên cạnh đó trung tâm còn xây dựng phòng tham vấn cho cả trẻ và phụ huynh. Đây
là một hình thức mới mà các các tỉnh thành khác nên đưa vào để nhằm giải quyết các khó
khăn gặp phải trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Trung tâm còn có vai trò rất lớn trong việc giáo dục, bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh
Phú Yên.
6.7. Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở:


-


Về cơ sở vật chất: Trung tâm có diện tích tương đối nhỏ các phòng chức năng nhỏ nên
khó khăn trong các buổi sinh hoạt đông người. Tuy nhiên cơ trang thiết bị được đầu tư

-

tương đối tốt.
Dịch vụ hỗ trợ, kết nối nguồn lực rất tốt, hoạt động phát triển cộng đồng của trung tâm rất
ổn định, cùng với đội ngũ nhân viên chuyên môn và số lượng tình nguyện viên lớn đã
giúp cho nhiều chương trình hoạt động diễn ra thành công và hiệu quả. Hoạt động truyền
thông rất tốt với đường dây tư vấn miễn phí, hộp thư điện tử, có trang web riêng để quảng

-

bá và kêu gọi giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Đến với trung tâm ta thấy được rõ hơn vai trò công việc của NVXH, một nơi rất thiết
thực để học hỏi về CTXH. Trung tâm còn có sự kết nối với các chính sách và các nhà hảo

-

tâm rất tốt, phương hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức rất liên kết và đạt hiệu quả rất cao.
Hạn chế ở Trung tâm là số nhân viên còn ít chưa bao quát hết được cacsc hoạt động của
Trung tâm.

7. Trung tâm điều dưỡng và chăm sóc người có công tỉnh Khánh Hòa:
7.1. Lịch sử thành lập cơ sở:

Nhằm thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với nước
của tỉnh nhà được thiết thực và ngày càng hiệu quả hơn, theo đề nghị của Lãnh đạo tỉnh
Khánh Hòa, vào tháng 8 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương và Xã hội ra quyết

định số 1066/LĐTBXH - QĐ phê duyệt dự án khả thi “Trung tâm Phục hồi sức khỏe
Người có công tỉnh Khánh Hòa” với quy mô xây dựng điều dưỡng 100 giường, giai đoạn
I xây dựng 65 giường với tổng dự toán 6,998 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm xây dựng, Trung
tâm được khánh thành đưa vào hoạt động theo quyết định số 4271/2001/QĐ-UB ngày
04/12/2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Để nâng cao hiệu quả công tác Điều dưỡng và chăm sóc Người có công Khánh Hòa
tỉnh nhà và các tỉnh bạn, ngày 09/12/2008 Ủy Ban Nhân dân tỉnh ra quyết định hợp nhất
Nhà Dưỡng Lão và An dưỡng tỉnh và Trung tâm Phục hồi sức khỏe Người có công tỉnh,
thành Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc người có công tỉnh Khánh Hòa theo quyết
định số 3022/QĐ-UBND ngày 09/12/2008.
7.2. Tổ chức cơ sở:


Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc Người có công Khánh Hòa có Ban giám đốc
và 03 phòng chuyên môn, trong mỗi phòng chuyên môn có các tổ phục vụ chuyên trách.
 Lãnh đạo Trung tâm:

Ông: Lê Vinh Lợi
Chức vụ: Giám đốc
Ông: Lê Khắc Lang
Chức vụ: Phó Giám đốc
 Các Phòng chuyên môn gồm :

- Phòng Kế hoạch Tài chính
Bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Trưởng phòng
+ Tổ Bàn, Bếp.
+ Lễ tân
- Phòng Y tế chăm sóc sức khỏe, gồm có:
Bà Trần Thị Thu Hoanh – Phó phòng Phụ trách
+ Tổ Y tế

+ Tổ Hộ lý.
+ Tổ Buồng.
- Phòng Phục vụ:
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân – Trưởng phòng
+ Tổ Bảo vệ
+ Các chức danh tạp vụ, lái xe, kỹ thuật điện, nước, hướng dẫn.

7.3. Mục tiêu hoạt động của cơ sở:


-

Tổ chức tiếp nhận nuôi dưỡng Người có công theo Quyết định của Giám đốc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa; Tổ chức tiếp nhận và điều dưỡng luân phiên

-

cho Người có công với cách mạng của tỉnh và các tỉnh bạn theo kế hoạch.
Tổ chức hướng dẫn luyện tập các phương pháp điều dưỡng kết hợp dinh dưỡng chăm sóc

-

sức khỏe hợp lý để nâng cao sức khỏe cho từng đối tượng.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan thắng cảnh cho các đối tượng trong

-

thời gian nuôi dưỡng, điều dưỡng tại Trung tâm.
Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh,
phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện, thị xã và thành phố trong việc tổ chức,

thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách liên quan đến Người có công đang nuôi

-

dưỡng, điều dưỡng tại Trung tâm.
Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu theo chức năng để tạo nguồn thu bổ sung kinh phí
chi trả tiền lương, tiền công viên chức và nhân viên đơn vị và tái đầu tư duy trì, bảo

-

dưỡng, nâng cấp thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng.
Quản lý trang bị, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn kinh phí, công sản, tài
sản cơ quan theo đúng quy định của Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao chất lượng

-

phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng Người có công tại Trung tâm.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng
lực cho cán bộ, viên chức và nhân viên. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Dưỡng

-

lão viên, Điều dưỡng viên và cán bộ, viên chức nhân viên tại Trung tâm.
7.4. Các đối tượng xã hội được phục vụ:
Trung tâm thực hiện điều dưỡng 2 loại đối tượng là:
Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần
Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
- Người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ
trang; cán bộ Tiền khởi nghĩa; gia đình liệt sĩ; thương binh; bệnh binh; người hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù đày; bị nhiễm chất độc hóa họ;, người có công giúp đỡ cách

mạng.


7.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:

Trung tâm thực hiện chức năng tổ chức nuôi dưỡng Người có công cô đơn không có
người thân chăm sóc đến cuối đời và tiếp nhận điều dưỡng luân phiên Người có công với
cách mạng của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh bạn theo Pháp lệnh nhà nước.
7.6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng:
Để đền đáp được công ơn lớn lao của các chiến sĩ đã đổ xương máu hy sinh vì Tổ
Quốc thì nhà nước ta đã ra nhiều chính sách ưu đãi với Người có công. Và Trung tâm
điều dưỡng và chăm sóc người có công phần nào đưa những chính sách đó đến cho họ, để
họ có thể hưởng an nhàn tuổi già. Trung tâm là nơi cho những cụ già có thể giao lưu sinh
hoạt với nhau, được chăm sóc, nuôi dưỡng về mọi mặt. Nơi đây được xem như một ngôi
nhà lớn chung nhất để cho những con người trong độ tuổi này được nghỉ ngơi, vui chơi
để đời sống tinh thần của họ thêm phong phú, cuộc sống thêm nhiều điều thú vị hơn.
Trung tâm có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, điều dưỡng và chăm sóc

-

những người có công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
7.7. Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở
Về cơ sở vật chất: Trung tâm có diện tích tương đối rộng rãi, thoáng mát thích hợp cho
các cụ an hưởng tuổi già. Phòng chức năng, phòng của các cụ được trang bị đầy đủ tiện

-

nghi sạch sẽ.
Về ban quản lí và nhân viên tại Trung tâm: Ban giám đốc Trung tâm rất nhiệt tình, tận
tâm đón tiếp đoàn chúng tôi. Đội ngũ nhân viên trẻ khỏe năng động nhiệt tình. Các cụ


-

được nhân viên chăm sóc sức khỏe rất tận tình chu đáo.
Các cụ trong trung tâm rất vui vẻ nhiệt tình chia sẻ với chúng tôi. Các cụ còn tham gia trò

-

chơi, hát giao lưu khuấy động không khí buổi giao lưu.
Hạn chế: mặc dù có khuôn viên rộng nhưng không gian dành cho các cụ khi sinh hoạt
còn hạn chế.

8. Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa:
8.1. Lịch sử hình thành trung tâm:

Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa. Tiền thân của Trung tâm Bảo trợ xã hội
hiện nay là Cơ sở từ thiện nuôi dưỡng người cao tuổi, trẻ em mồ côi do tổ chức Công
giáo thành lập từ trước năm 1975. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc,
Nhà nước đã tiếp thu Cơ sở từ thiện và tiếp tục tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối
tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.


Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị từ năm 1975 cho đến nay, đơn vị đã
nhiều lần được thay đổi tên gọi cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ theo từng giai đoạn
cụ thể như sau:
- Từ năm 1975 đến năm 1992 : Đơn vị có tên gọi Trại xã hội Nha Trang
- Từ năm 1993 đến năm 1997 : Đơn vị được đổi tên gọi thành Cơ sở từ thiện xã hội.
- Từ năm 1998 đến năm 2002: Cơ sở từ thiện xã hội được chỉ đạo tách ra thành 02
đơn vị:

Trung Tâm Từ thiện, nuôi dưỡng người già cô đơn, lang thang - người tàn tật.
Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Ngày 01/01/2003, Trung Tâm Từ thiện, nuôi dưỡng
người già cô đơn, lang thang - người tàn tật và Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi sáp
nhập lại thành Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa theo Quyết định số 126/2002/QĐUB ngày 18/11/2002 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 01/01/2009 hợp nhất Trung Tâm Bảo trợ xã hội và Trung Tâm Tiếp nhận & Quản
lý đối tượng xã hội thành Trung Tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa theo Quyết định số
3021/QĐ- UBND ngày 09 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa.
8.2. Tổ chức cơ sở:

Sơ đồ tổ chức Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa
Cơ cấu tổ chức bộ máy Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa
Lãnh đạo: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc
Các phòng, bộ phận chuyên nghiệp vụ gồm 06 phòng: Phòng Tổ chức – Hành chính – Kế


-

toán, Phòng Nuôi dưỡng Người cao tuổi – Khuyết tật, phòng Nuôi – dạy trẻ em, Phòng Y
tế, Phòng Công tác xã hội, Cơ sở hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×