Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quản lý và trị liệu trường hợp người khuyết tật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
----------

TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Giảng viên phụ trách : Th.s Lê Thị Hằng
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Khánh

Lớp

: 14CTXH

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2016


Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỖ TRỢ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP NKT
 Mô tả trường hợp:
Nguyễn Văn Th, sinh năm 1993, sống tại khu vực Bắc Quảng Nam. Th bị khuyết tật
chân và tay phải sau lần sốt xuất huyết não cách đây 2 năm, sau lần đau đó Th phải nghỉ
học khi đang là sinh viên năm cuối của một trường trung cấp văn hóa - nghệ thuật ở Tam
Kỳ - Quảng Nam vì Th bị liệt nửa người bên phải, tất cả mọi việc sinh hoạt cá nhân rất
khó khăn với Th và mọi thứ phải phụ thuộc vào người thân.
Qua quá trình cố gắng điều trị tại nhà và ở bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thì hiện tại Th
đã đi lại được nhưng di chuyển chậm, tay phải của Th đã có phản ứng và cảm nhận tác
động bên ngoài vào nhưng vẫn chưa cầm nắm được đồ vật. Bố mẹ Th đều làm nông, họ


ra sức làm việc để kiếm tiền chữa trị cho Th và để dành để sau này họ có mất đi thì Th
cũng có tiền mà lo cho chính mình. Th có 3 anh chị, hai chị lớn đã có gia đình chị 2 thì
nhà ở sát bên, còn chị 3 thì ở xa, anh 4 (26 tuổi) thì mới có công việc ổn định và chuẩn bị
lấy vợ. Nhờ có chị lớn làm bên huyện Đoàn nên Th đều được chị mình cho tiếp cận với
những chính sách liên quan đến NKT và hàng tháng Th đều được hưởng trợ xã hội.
Vì Th di chuyển chậm và đi đứng không vững nên bố mẹ Th không cho đi đâu ra
ngoài ngoài việc đi từ nhà của mình qua nhà chị lớn và ngược lại; trước khi có biến cố thì
Th là người rất năng nổ nhưng hiện tại thì Th trầm và ít nói nhưng lại thích được đi ra
ngoài. Khoảng 5 tháng trước Th có đi học nghề photocoppy nhưng cũng nghỉ sau 1 tuần
học việc vì tay phải Th không cầm được giấy. Hiện tại Th rất muốn học được một nghề
để đi làm kiếm sống và gia đình không quản lý chặt chẽ nữa.
1. Xác định vấn đề ban đầu
• Thông tin về trường hợp:
Nguyễn Văn Th, thanh niên 23 tuổi, bị khuyết tật ở tay và chân phải.
 Thông tin từ gia đình: Năm 21 tuổi Th bị xốt xuất huyết não đẫn đến việc Th bị liệt nữa
người khi lúc đó Th đang là sinh viên năm cuối, chuẩn bị ra trường. Sau khi phẫu thuật và
điều trị thì 2 năm sau Th đã đi lại được nhưng duy chuyển chậm, ta có cảm giác nhưng
chưa cầm nắm được. Th từng đi học nghề nhưng rồi cũng nghĩ vì không đáp ứng yêu cầu
công việc. Hiện tại Th được ba mẹ chăm sóc và không được phép đi ra khỏi nhà nếu
không được bố mẹ cho phép.
 Hoàn cảnh gia đình:
Bà Lưu Thị Q – mẹ Th (59 tuổi): công việc nội trợ và làm nông
SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

Trang


Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật
Ông Nguyễn Văn Ng – bố Th (60 tuổi): làm nông nhưng mới đi làm bảo vệ cách đây 6
tháng.

Nhà Th có 4 anh, chị, em. Th là con út trong gia đình, 2 chị lớn đã có gia đình chị thứ
2 thì ở sát bên nhà ông bà Q - Ng. Ngời anh trai của Th thì mới có công việc ổn định ở
tuổi 26 và chuẩn bị sang năm lấy vợ. Gia đình nhà Th kinh tế không khó khăn nhiều và
nằm ở mức trung bình, nhờ có chị lớn làm bên huyện Đoàn nên các chính sách cho NKT
đều được chị lớn tìm hiểu làm đơn xin trợ cấp xã hội cho Th ngoài ra các phương pháp
chữa trị, trị liệu phục hồi cho Th. Hiện tại qua 2 năm bị tai nạn thì về mặt sức khỏe của
Th ngoài vần đề của tay và chân thì mọi thứ đều rất tốt nhưng ít nói, ít giao tiếp hơn mà
chỉ chú tâm vào điện thoại. Gia đình cũng như Th rất muốn Th học được một nghề ổn
định để làm việc kiếm sống.
 Điểm mạnh của Th:
- Có thể tự phục vụ các việc cá nhân cho bản thân như: vệ sinh cá nhân, tự xúc ăn bằng tay

-

trái, di chuyển lại được trong nhà, tự mặc đồ.
Nhận thức như người bình thường, rất hiểu biết về công nghệ thông tin.
Tự mình có thể tập các bài tập cơ về trị liệu phục hồi khi được bác sĩ giao về nhà tập.
Có sự nỗ lực, kiên trì trong quá trình điều trị phục hồi.
Khó khăn của Th:
Không thể làm được một số việc như: Không tự phục vụ đồ ăn cho mình mà cần phải có
người nấu, bày ra sẵn; giặt quần áo nhưng không thể đem phơi, không tự xếp được quần

-

áo.
Tay phải không thể cầm nắm đồ vật, bàn chân phải chưa có cảm giác.
Di chuyển chậm và không thể phản ứng nhanh cơ thể khi có sự tách động vào người.
Không có môi trường được giao tiếp khi hàng ngày Th chỉ loanh quanh trong nhà và qua




-

nhà chị lớn.
Chưa học được học được nghề phù hợp.
Vấn đề:
Sức khỏe vẫn chưa được cải thiện (tay và chân phải vẫn chưa phục hồi lại bình thường).
Cần môi trường giao tiếp, trò chuyện để phát triển bản thân.
Chưa học được nghề phù hợp.
Không có người chăm sóc sau khi cha mẹ mất đi.
Nhu cầu, mong muốn:
Bố mẹ Th mong muốn con mình tay phải có cầm nắm được đồ và đi lại bình thường, Th

học được một nghề nào đó để nuôi sống bản thân Th.
- Th thì muốn đi học nghề để nuôi sống bản thân và không bị bó buộc buộc bởi gia đình.
 Từ nhu cầu mong muốn của Th cũng như bố mẹ của Th cũng những vấn đề Th đang gặp
phải. Lựa chọn những vấn đề cần phải quyết cần thiết cho Th:
- Tiếp tục điều trị hồi phục tay và chân phải.
- Th đi học được nghề phù hợp.
SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

Trang


Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật
- Th có môi trường giao tiếp tốt hơn.
2. Thiết lập các mục tiêu
• Mục tiêu dài hạn:
- Điều trị, trị liệu tay và chân phải trở lại bình thường.
- Th đi học nghề.

• Mục tiêu ngắn hạn:
- Liên hệ bệnh viện huyện để được tư vấn, hỗ trợ và tập các bài tập cơ để kích thích các
-

dây thần kinh.
Điều trị tại bệnh viện.
Điều trị châm cứu tại nhà.
Liên hệ trung tâm dạy nghề cho NKT tỉnh Quảng Nam để được tư vấn chọn nghề phù

hợp.
- Xin học nghề sau khi tư vấn lựa chọn nghề phù hợp.
3. Xây dựng kế hoạch trợ giúp
Kế hoạch hỗ trợ điều trị và giới thiệu học nghề cho Nguyễn Văn Th
Tuổi 23
Địa chỉ: Duy Xuyên – Quảng Nam
Người soạn: Nguyễn Văn Khánh
Thời gian thực hiện kế hoạch: 1 năm (tháng 1-12 năm 2017)
Mục Tiêu
1. Tiếp xúc gặp gỡ
Th, tạo mối
quan hệ cho quá
trình hỗ trợ; trò
chuyện tìm hiểu
cụ thể hơn các
vấn đề của Th.
Kiểm
chứng
nguồn thông tin
thu thập từ
trước.

2. Gặp gỡ với
bố mẹ, anh chị
em Th để tìm
hiểu
mong
muốn nhu cầu
của họ đối với
Th. Thu thập
thêm thông tin
và Th.

Nội Dung
Can Thiệp
- Vấn đàm riêng với
Th với nội dung thu
thập một số thông
tin về sức khỏe, tinh
thần,… cũng như
kiểm chứng các
thông tin khi tiếp
nhận trường hợp.
tìm hiểu nhu cầu
mong muốn của Th.
- Vãng gia tìm hiểu
gia đình Th, hoàn
cảnh, điều kiện kinh
tế, mong muốn của
họ đối với Th. Thu
thập thông tin về sự
hỗ trợ của gia đình

với Th, các chính
sách Th đã được
hưởng, các liệu pháp
trị liệu mà Th được
áp dụng chữa trị.

SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

Người
Nguồn
Thời gian
Thực
Lực
Hiện
2 tuần mỗi NVXH, NVXH
tuần/2 buổi
Th
(2-15/1/2017)
Đan xen với
mục tiêu 2

Đánh
Giá

2 tuần mỗi NVXH, NVXH
tuần/2 buổi
GĐ Th
(16-28/1/2017)
Đan xen với
mục tiêu 1


Trang


Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật
3. Gặp gỡ trò
chuyện bạn bè,
hàng xóm của
Th để xem mối
quan hệ của Th
với xã hội.
4. Đánh giá mối
quan hệ giữa bố
mẹ anh chị Th
với Th và với
mọi người xung
quanh.
5. Hỗ trợ tâm lý,
định hướng giải
quyết vấn đề của
Th.

6. Th trở lại điều
trị bệnh.

- Cùng Th đi dạo và
đến những nhà hàng
xóm, bà con.
- Cùng Th liên lạc
gặp gỡ trò chuyện

bạn bè của Th.
- Quan sát cách sống
của Th, gia đình Th
cũng như đối xử của
mọi người xung
quanh đối với Th.
- Tổng hợp những
thông tin thu thập để
đánh giá.
- Gặp gỡ trò chuyện
cùng với Th xác
định vấn đề mà Th
mong muốn giải
quyết, tư vấn, tham
vấn định hướng các
cách giải quyết vấn
đề.
- Cùng với gia đình
và Th lựa chọn
những vẫn đề cần
giải quyết và cùng
nhau thiết lập các
mục tiêu trong quá
trình hỗ trợ.
- Giới thiệu Th đến
khoa Đông Y bệnh
viện huyện để tái
khám lại bệnh vì Th
đã có BHYT. Và
được tư vấn điều trị

bệnh từ các bác sĩ.
- Cùng với Th và gia
đình Th đến BV
khám bệnh và cùng
nghe hướng dẫn của
BS để điều trị bệnh.
- Hàng tuần lấy
thuốc ở bệnh viện và
châm cứu trị liệu
thêm tại nhà theo sự
giới thiệu, hướng
dẫn và chỉ định tại

SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

3 buổi
NVXH, NVXH,
(28/1-5/2/2017) Th
Th

Quan sát:
2/1-5/2-2017
Đánh giá:
1 buổi
(11/2/2017)

NVXH

NVXH


3 tuần, mỗi NVXH, NVXH
tuần 1 buổi
Th, Gia
(12-30/2/2016) đình
của Th

Khám bệnh và
lấy thuốc kết
hợp châm cứu:
khoảng 1 năm
(tùy thuộc vào
chỉ định của
BS) Bắt đầu từ
tháng 3/2017
Tập các bài tập
cơ: Sau một
tháng
uống
thuốc và châm
cứu. (từ tháng
4/2017 trở đi)

NVXH
Th, Gia
đình,
BV

NVXH
Th, Gia
đình,

BV, BS
châm
cứu.

Trang


Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật

7. Đánh giá quá
trình điều trị
bệnh của Th.

8. Tổng kết ban
đầu quá trình
điều trị của Th.

9. Liên hệ giới
thiệu Th đến
trung tâm dạy
nghề cho NKT
tỉnh Quảng Nam
để được tư vấn
học nghề phù
hợp.

nhà của BS.
- Tập các bài tập
phản ứng kích thích
với dụng cụ hỗ trợ

trị liệu tại BV.
- Quan sát quá trình
điều trị bệnh của Th,
sự nỗ lực cũng như
hỗ trợ đưa đón Th đi
khám ở BV.
- Gặp BS BV để hỏi
thăm về tình hình
điều trị của Th.
Đánh giá định kỳ 1
tháng 1 lần vào cuối
tháng.
Đánh giá tổng kết
ban đầu quá trình
điều trị bệnh của Th
3 tháng 1 lần.
- Vãng gia cùng với
gia đình Th tổng kết
đánh ban đầu về quá
trình điều trị bệnh
của Th. Nếu tích cực
thì tiếp tục cho Th
điều trị tiếp và giải
quyết các vấn đề
tiếp theo.
- Tiếp thu ý kiến,
nguyện vọng của gia
đình Th về việc điều
trị.
- Liên hệ gặp Ban

Giám đốc TT dạy
nghề cho NKT QN
để hẹn gặp trao đổi
và tư vấn nghề cho
Th.
- Đưa Th đến TT để
được tư vấn nghề
phụ hợp với khả
năng và tình hình
hiện tại.
- Giới thiệu các cơ
sở nghề để Th lựa
chon và hướng dẫn

SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

Quan sát: (1/3- NVXH, NVXH,
1/6/2017)
BS
BS
Đánh giá quát
trình điều trị:
1/6/2017

1
buổi, NVXH NVXH
(3/6/2017)
Th, Gia
đình Th


Liên hệ và gặp NVXH
TT nghề: 1 Th, Gia
buổi
đình Th
(10/6/2017)
Giới thiệu các
cơ sở nghề: 1
buổi
(14/7/2017)
Đi học nghề:
(từ
tháng
8/2017 trở đi)

NVXH
Th, TT
dạy
nghề

Trang


Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật
Th xin vào học.
10. Đánh giá quá - Quan sát quá trình
trình học nghề học nghề của Th.
của Th.
- Liên lạc trao đổi,
hỏi thăm về tình
hình học nghề của

Th qua chủ cơ sở
dạy nghề.
Vãng gia cùng gia
đình đánh giá ban
đầu về tình hình học
nghề của Th.
11. Chuyển
giao - Gặp gỡ gia đình Th
việc hỗ trợ trong tổng kết quá trình 1
việc điều trị năm hỗ trợ Th.
bệnh, học nghề - Đánh giá những
cho gia đình. kết quả đạt được và
Kết thúc quá những mặt còn hạn
trình hỗ trợ.
chế trong quá trình
hõ trợ Th.
- Chuyển giao việc
hỗ trợ điều trị bệnh
của Th cho gia đình
hỗ trợ đưa đón, tiếp
tục cho Th điều trị
bệnh ở BV và luyện
tập ở nhà.
- Chuyển giao cho
cơ sở dạy nghề giám
sát quá trình học
nghề của Th, giới
thiệu cơ sở nhận vào
làm việc khi Th kết
thúc việc học nghề.

- Kết thúc quá trình
hỗ trợ.

Quan
sát:
Tháng 8- tháng
12/2017
Đánh
quá:
10/12/2017

NVXH,
Chủ cơ
sở dạy
nghề,
Th, gia
đình Th

NVXH,
Chủ cơ
sở dạy
nghề

1 buổi
25/12/2017

NVXH,
Chủ cơ
sở dạy
nghề,

Th, gia
đình Th

NVXH,
Chủ cơ
sở dạy
nghề,
gia đình
Th

• Ghi chú đánh giá:
- Đánh giá định kỳ 1 tháng/ 1 lần
- Mức độ đánh giá: Đạt (+); Có hỗ trợ (-); Không đạt (0)
4. Thực hiện kế hoạch

SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

Trang


Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật
Th tiến hành thực hiện những hoạt động trong kế hoạch đã đề ra dưới sự giám sát, theo
dõi định hướng hoạt động cho Th của NVXH. Trong quá trình thực hiện kế hoạch có thể
tùy chỉnh các mục tiêu, nội dung hoạt động cho phù hợp với thực tại. Thường xuyên đánh
giá, lượng giá mục mục tiêu đề ra, định kỳ 1 tháng/1 lần. Luôn lắng nghe và tiếp thu
những ý kiến, phản hồi từ Th, gia đình Th cũng như các nguồn lực hỗ trợ. Quá trình thực
-

hiện như sau:
Trong 2 tháng đầu tiên hỗ trợ NVXH đến nhà Th để gặp Th cũng như đình Th, thiết lập


-

mối quan hệ với Th và gia đình, đánh giá xác định các vấn đề mà Th cần được trợ giúp.
Cuối tháng thứ 2, tư vấn hỗ trợ tâm lý cho Th cùng với gia đình. Định hướng và cùng

-

nhau đưa ra kế hoạch hỗ trợ Th.
Đầu tháng 3 bắt đầu thực hiện kế hoạch trợ giúp về điều trị bệnh và luyện tập trị liệu các
bài tập kích thích các cơ thần kinh cho Th dưới sự đưa đón và động viên từ gia đình cho
Th. Thực hiện kế hoạch trong vòng 3 tháng, mỗi tháng đánh giá 1 lần dưới sự đánh giá
qua việc NVXH quan sát sự tiến bộ ở Th và các thông tin đánh giá của bác sĩ điều trị.
Qua 3 tháng đánh giá ban đầu việc điều trị bệnh của Th có tiếp tục quá trình điều trị hay

-

không?
Nếu quá trình điều trị hiện tại có chuyển biến tích cực thì tiếp tục hỗ trợ Th điều trị tiếp
và bên cạnh điều trị tiếp sẽ tư vấn, hướng dẫn xin học nghề. Nếu quá trình điều trị không

-

đạt kết quả, tìm kiếm phương pháp điều trị khác phù hợp hơn cho Th.
Đặt quá trình điều trị tốt, nên tiếp tục hỗ trợ cho Th điều trị và luyện tập ở bệnh viện; bên
cạnh việc điều trị cho Th giới thiệu Th đến trung tâm dạy nghề cho NKT Quảng Nam để
được tư vấn nghề phù hợp. Trong tháng 7 NVXH liên lạc và giới thiệu một công ty Tin
học gần nhà Th (cách 100m) để học nghề (công nghệ phần mền) nghề này rất phù với với

-


tình hình hiện tại của Th và Th cũng rất thích mảng điện tử.
Đến tháng 12, NVXH tổng kết kế hoạch cũng như quá trình hỗ trợ cho Th về việc điều trị
bệnh và giới thiệu học nghề phù hợp cho Th. Chuyển giao quá trình hộ trợ cho gia đình
và công ty dạy nghề hỗ trợ giám sát quá trình điều trị bệnh và giám sát quá trình học nghề
của Th. Sau khi tổng kết chuyển giao thì nhân viên kết thúc quá trình hỗ trợ thân Th trong

một năm qua.
5. Lượng giá - kết thúc
Quá trình lượng giá trong một năm hỗ trợ Th có đánh giá định kỳ mỗi tháng/1 lần, có 2
lần lượng giá sáu tháng, đánh giá 2 mục tiêu dài hạn là: Th đi điều trị bệnh trở lại và tư
vấn giới thiệu cho Th học nghề phù hợp. Tổng kết quá trình hỗ trợ sau một năm đã cỡ
bản giải quyết các vấn đề của Th (2/3 vấn đề) đạt 11 mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

Trang


Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật
Kết thúc quá trình là sự chuyển giao sự hỗ trợ Th về lại cho chính gia đình trong việc
hỗ trợ điều trị bệnh Th và sự giám sát cũng như giới thiệu cơ sở làm việc sau khi kết thúc
quá trình học nghề ở công ty Tin học nhận dạy nghề. Qua một năm thì Th đã có những
tiến bộ trong việc điều trị và học được nghề phù hợp như bản thân mong muốn. Kết thúc
quá trình trợ giúp là việc tự để Th có thể tiếp tục điều trị và phát triển bản thân Th.

SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

Trang



Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật
PHỤ LỤC

Nguyễn Văn Th điều trị bệnh ở bệnh viện

SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

Trang


Tiểu luận kết thúc học phần: Công tác xã hội với người khuyết tật
Điểm kết luận của bài thi
Bằng số

Bằng chữ

Chữ kí xác nhận của CB chấm thi
CB chấm 1

SVTH: Nguyễn Văn Khánh – Lớp 14CTXH

CB chấm 2

Chữ kí xác nhận của
CB nhận bài thi

Trang




×