Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

trung tâm võ hồng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.44 KB, 3 trang )

Ví dụ về trung tâm võ hồng sơn nè kh. C ms làm sơ về tt z thôi chứ chứa viết cảm
nghĩ với đánh giá
1. Trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật Võ Hồng Sơn.
1.1 Lịch sử thành lập cơ sở
Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn được thành lập theo Quyết định
số 35/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2014 của UBND huyện Nghĩa Hành tỉnh
Quảng Ngãi. Trung tâm được thành lập nhằm góp phần nhỏ chia sẻ với tỉnh trong
việc nuôi dạy, tạo nghề, chữa bệnh cho trẻ em khuyết tật, để các em có cuộc sống
tốt đẹp hơn, xoá bỏ mặc cảm, hoà nhập với cộng đồng. Trung tâm nuôi dạy trẻ
khuyết tật Võ Hồng Sơn được thành lập cũng là nơi để cho mọi tấm lòng nhân ái
phát tâm làm việc thiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.
Đây là một trung tâm do cộng đồng thành lập. Đầu tiên là cách đây 8 năm do vợ
chồng cô Nguyễn Thị Thu Hằng nguyên là Phó Bí thư Tỉnh Ủy Thành phố Hồ Chí
Minh đã vận động gia đình hiến tặng toàn bộ khu đất để xây dựng trung tâm. Đồng
thời, cô Hằng cũng vận động một số doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
chung tay đóng góp và xây dựng nên trung tâm này. Sau đó là kêu gọi sự quyên
góp của nhân dân quanh khu vực địa bàn.
Nguyên tắc hoạt động:
1. Trung tâm hoạt động phi lợi nhuận, tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
2. Trung tâm hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng các quyền của trẻ em được
pháp luật bảo vệ.
3. Không phân biệt đối xử đối với tất cả trẻ em được Trung tâm nuôi dưỡng
và dạy nghề.
4. Các trẻ em được nuôi dưỡng và dạy nghề tại Trung tâm, luôn được tôn
trọng, bảo vệ thân thể, nhân phẩm và danh dự; được chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ, được vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao
được phát triển năng khiếu và đào tạo nghề nghiệp.
1.2 Tổ chức cơ sở
Gồm có Ban Giám đốc, Ban Cố vấn và các Tổ Chuyên môn
Ban Giám đốc gồm có 3 thành viên:
- Giám đốc: Ông Nguyễn Hoàng Sơn


- Phó giám đốc: Ông Võ Tấn Lai
- Phó giám đốc: Bà Trần Thị Thu Thuỷ.
Ban Cố vấn là những thành viên sáng lập và là nhà tài trợ chính. Nhiệm vụ của
ban cố vấn tham mưu đưa ra các đề xuất kiến nghị với Ban Giám đốc về những


vấn đề liên quan đến hoạt động của Trung tâm, hỗ trợ kịp thời với Ban Giám đốc
trong việc liên hệ, tìm kiếm nguồn vốn cho Trung tâm.
Tổ Chuyên môn bao gồm: Tổ giáo dục, dạy nghề; tổ tổ chức nuôi dưỡng và phục
hồi chức năng; tổ tổ chức hành chính quản trị; tổ kế toán
Theo hướng phát triển của năm nay thì Trung tâm sẽ nuôi dạy từ 100 – 150 - 200
em tùy số lượng các em đến với Trung tâm và khả năng nuôi dạy của Trung tâm.
Hiện nay việc xây dựng chỉ dừng lại ở việc nuôi dạy 75 em trong đó có một nửa
là các em khiếm thính, một nửa còn lại là các em chậm phát triển trí tuệ. Hiện nay
Trung tâm đag hỗ trợ cho các em đi học ở bậc học Tiểu học và Trung học Cơ sở..
Toàn bộ kinh phí để nuôi dạy cho các em là dựa vào cộng đồng, từ đóng góp của
cộng đồng để chi trả lương, lo ăn, lo mặc, chăm sóc y tế, dạy văn hóa cho đến việc
học nghề đều dựa vào sự vận động đóng góp từ cộng đồng chứ không có dựa vào
ngân sách của Nhà Nước cho nên nhìn chung Trung tâm cũng gặp rất nhiều khó
khăn. Thầy cô giáo ở đây cũng rất là nỗ lực nuôi dạy và chăm các cháu nhưng chế
độ hưởng lợi thì chưa được hưởng lợi như các trường học khác. Giáo viên ở đây
thì chỉ được hưởng lương 35% đứng lớp. Các em ở đây được nuôi dạy từ thứ 2 đến
chiều thứ 6 và và thứ 7 được gia đình đón về ở với gia đình. giáo viên của trung
tâm là có 24 người. và trong đợt hè sẽ thông báo tuyển lên 100 em học sinh.
Trẻ sống tại Trung tâm được bố trí vào khu nội trú tuỳ theo độ tuổi, tình trạng
khuyết tật, giới tính, văn hoá, tôn giáo. Các lớp có giáo viên và nhân viên phụ
trách mỗi lớp từ 10 – 15 trẻ. Có các phòng và các lớp như: phòng y tế, lớp khiếm
thính, lớp khó khăn…..
3. Mục tiêu hoạt động của cơ sở
- góp phần nhỏ chia sẻ với tỉnh trong việc nuôi dạy, tạo nghề, chữa bệnh cho trẻ

em khuyết tật, để các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, xoá bỏ mặc cảm, hoà nhập với
cộng đồng
- để nuôi dạy miễ phí hoàn toàn cho các em khuyết tật trong địa bàn tỉnh
1.4. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ
Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn của nhân viên,
Trung tâm chỉ tiếp nhận trẻ khiếm thị, khiếm thính, tuổi từ 12 – 17, có hoàn cảnh
khó khăn, ưu tiên các huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi. Hiện tại ở trung tâm
đang có 75 em trong đó có một nữa là trẻ khiếm thính và một nữa là trẻ châm phát
triển.
1.5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp
a. Về học tập văn hoá: Trung tâm sẽ phối hợp với các trường chuyên biệt và phòng
Giáo dục Đào tạo Huyện Nghĩa Hành tổ chức các lớp học văn hoá cho các em. Trẻ
được phân loại theo độ tuổi và tình trạng bệnh tật để xếp vào các lớp học văn hoá.
Trường hợp học khá giỏi các em được tiếp tục học cao hơn Trung tâm sẽ có kế
hoạch tài trợ cho các em tiếp tục học và thành đạt, sau đó giới thiệu việc làm cho
các em.
b. Về giáo dục hướng nghiệp dạy nghề:


Bên cạnh việc học văn hoá các em còn được tư vấn hướng dẫn chọn nghề nghiệp
phù hợp. Cơ sở sẽ tổ chức dạy nghề cho các em tuỳ theo khả năng và sức khoẻ của
các em mà sẽ được phân thành các lớp: vi tính, thực phẩm, nước giải khát, may,
thêu, đan,phần mềm, cơ khí, thủ công… kết thúc khoá học các em có thể thành
thục được nghề, sau khi ra trường các em sẽ tham gia sản xuất hỗ trợ cho gia đình
và có thể tự lực bù đắp một phần trong cuộc sống của các em.
Các em ngoài đi học văn hóa buổi sáng thì buổi chiều các em còn học nghề: May
công nghiệp, photoshop, trồng rau an toàn….. Trong thời gian ba tháng Trung tâm
hầu như không mua rau mà được ăn rau sạch do các em trồng.
Ngoài học văn hóa với học nghề thì các em còn được phát triển năng khiếu ca hát,
múa, học võ…..

c. Về nuôi dưỡng:
Trẻ sống trong Trung tâm được nuôi dưỡng theo hình thức tập trung, Trung tâm có
trách nhiệm nuôi dưỡng tạo điều kiện ăn ở cho các em như trong một gia đình,
thương yêu chăm sóc các em sống với nhau như anh chị em trong một mái ấm tình
thương, giúp các em giải toả được mặc cảm không có gia đình.
d. Sản xuất thực hành và vận động gây quỹ:
Trung tâm sẽ hình thành khu sản xuất thực hành là nơi vừa thực hành nghề nghiệp
vừa tạo ra sản phẩm. Những sản phẩm các em làm ra sẽ được trả công, Trung tâm
sẽ vận động các Công ty, Doanh nghiệp ủng hộ và tiêu thụ sản phẩm của các em
làm ra. Nguồn thu nhập từ sản phẩm ấy sẽ được bù đắp cho quá trình tái sản xuất,
nhằm nâng cao đời sống cho các em. Cùng với nguồn tài trợ chính từ gia đình cụ
Phạm Thị Lào,Trung tâm tổ chức các hoạt động từ thiện vận động đóng góp của cá
nhân và các tổ chức xã hộị, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính
sách dành cho người khuyết tật để tạo điều kiện ổn định và phát triển lâu dài.
Ngoài các phần cơ bản đã nêu trên tuỳ theo khả năng và điều kiện phát triển tự
nhiên, Trung tâm cố gắng nâng cao đời sống tinh thần cho các em thông qua các
hoạt động như: thể dục thể thao, văn nghệ, khu vui chơi giao lưu…
1.6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng
1.7. Cảm nhận về cơ sở



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×