Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập tình huống kế toán tài chính (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.01 KB, 5 trang )

GaMBA.M0110

Kế toán tài chính

BÀI TẬP CÁ NHÂN
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Họ và tên: Trần Thế Anh
Lớp:
GaMBA.M0110

ĐỀ BÀI
Tình huống về Công ty MAXDOOR:
Công ty MAXDOOR là doanh nghiệp sản xuất cửa nhôm kính có khả năng
chống tiếng ồn rất tốt. Công ty có nhà máy sản xuất ở Bình Dương. Phòng nghiên cứu
thị trường của công ty sau một thời gian ng 1hiên cứu có đưa ra đề xuất với giám đốc
về phương án mở rộng hoạt động tại thị trường phía Bắc. Theo nghiên cứu của Phòng
này, thị truờng phía Bắc còn có mức cầu rất cao về sản phẩm này.
Để mở rộng hoạt động kinh doanh công ty phải huy động thêm vốn từ cổ đông.
Báo cáo tài chính của công ty cho thấy năm 2007 công ty có lãi sau thuế là 1,23 tỷ
đồng. Năm 2008 công ty đang có lỗ là 203,5 triệu đồng. Khoản lỗ này của công ty một
phần rất lớn là do thị trường bất động sản năm 2008 đóng băng dẫn đến cầu của thị
trường sản phẩm của công ty giảm hẳn. Hơn nữa, nguyên vật liệu của công ty mua vào
để sản xuất tăng giá rất nhanh do Nhà nước tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này.
Ngoài ra, công ty còn có một lượng lớn hàng tồn kho do có một lô hàng khách hàng
APPA gặp khó khăn về mặt tài chính nên chưa ký hợp đồng chính thức. Công ty APPA
là khách hàng thường xuyên của công ty MAXDOOR. Giám đốc của APPA đã gọi
điện trực tiếp cho giám đốc của MAXDOOR và hứa là sẽ mua hàng của công ty ngay
khi huy động được vốn. Đơn đặt hàng ban đầu của APPA có giá trị 452 triệu đồng.
Công ty còn có một lượng lớn hàng tồn kho trị giá 276 triệu bán cho công ty Nam
Phương đang bị trả lại nhưng hàng chưa về nhập kho. Hiện nay, công ty MAXDOOR
đang áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Nhập sau xuất


trước. Ngoài ra, vào đầu năm 2009 khi công ty chuẩn bị công bố thông tin cho cổ
đông, có một vụ hỏa hoạn ở khu nhà máy ở Bình Dương.
Yêu cầu:
1

1


GaMBA.M0110

Kế toán tài chính

1. Công ty MAXDOOR sẽ có xu hướng khai tăng hay khai giảm lợi nhuận, tăng
hay giảm nợ phải trả. Tại sao?
2. Công ty có những xử lý cụ thể nào để có thể đạt được số liệu kế toán phù hợp
với việc huy động vốn. Với mỗi xử lý cụ thể về mặt kế toán, hãy nêu rõ những
giả định cần thiết.
3. Giả thiết rằng, nhà quản lý đã yêu cầu kế toán tiến hành những xử lý kế toán
theo hướng có lợi cho doanh nghiệp (yêu cầu 1 và yêu cầu 2). Anh/Chị hãy
phân tích những chuẩn mực trong hạch toán có liên quan và chỉ ra những vi
phạm trong việc chuẩn bị báo cáo (nếu có)
Bài làm:
1. Công ty Maxdoor sẽ có xu hướng:
- Khai tăng lợi nhuận.
- Nguyên nhân:
Công ty có xu hướng khai tăng lợi nhuận là do công ty muốn tạo niềm tin cho
các cổ đông và các nhà đầu tư. Các nhà quản lý của công ty muốn mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm tại miền bắc; bởi theo nghiên cứu thị trường khu vực này có cầu rất
cao. Tuy nhiên; trong năm 2008 công ty chịu thua lỗ (203.5 triệu đồng); trong đó có
nhiều nguyên nhân khách quan, như khách hàng thường xuyên của công ty gặp vấn đề

về tài chính, …
Để dự án mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được chấp nhận
thì công ty cần cho thấy tính khả thi và lợi nhuận từ dự án. Bởi vậy xu hướng của công
ty sẽ là khai tăng lợi nhuận.
- Nợ phải trả không thay đổi.
- Nguyên nhân :
Khoản mục Nợ phải trả phụ thuộc vào các khoản vay,…nó không bị ảnh hưởng
bởi lợi nhuận và những thông tin đưa ra.
2. Để có thể huy động vốn từ phía cổ đông công ty phải tạo cho cổ đông
niềm tin vào hiệu quả của dự án đầu tư, kết quả kinh doanh khả quan của công
ty.

2


GaMBA.M0110

Kế toán tài chính

Hiện tại kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty đang lỗ là một thông tin
không tốt cho cổ đông. Bản thân các nhà đầu tư luôn mong muốn thu được lợi nhuận
kinh tế , lợi nhuận kinh tế cao từ các khoản đầu tư của mình. Công ty đang thua lỗ và
chưa có dấu hiệu khởi sắc như thế sẽ rất khó để thuyết phục các nhà đầu tư; do đó
nhiều khả năng việc huy động vốn của công ty sẽ không đạt kết quả như mong muốn
của các nhà quản lý.
Để các tình huống xử lý của mình đưa ra là hợp lý, việc lập và xử lý báo cáo phải gắn
với các điều kiện sau:
+ Giả định báo cáo tài chính năm 2008 của công ty chưa nộp cho các cơ quan
thuế, chưa công bố ra bên ngoài.
Báo cáo tài chính của công ty được lập trên giả định là doanh nghiệp đang hoạt

động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần, hỏa hoạn xảy ra
tại nhà máy của công ty ảnh huởng không lớn đến hoạt động của công ty.
+ Giả định việc tăng thuế nhập khẩu của nhà nước làm tăng giá nguyên vật liệu
đầu vào dẫn đến giá thành sản xuất sản phẩm tăng lên tuy nhiên công ty vẫn bán hàng
có lãi (giá bán > giá thành sản xuất + chi phí bán hàng).
+ Giả định công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
+ Giả định rằng nhà quản trị yêu cầu kế toán đưa ra những xử lý kế toán theo
hướng có lợi cho doanh nghiệp thì tôi sẽ đưa ra những xử lý cụ thể sau:
- Không ghi nhận giá trị hàng bán bị trả lại của lô hàng mà công ty Nam
Phương trả lại. Khi đó lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên một lượng:
Lợi nhuận tăng lên 1 = 276 triệu – giá vốn hàng bán – thuế VAT được khấu trừ
(nếu có).
- Ghi nhận phần doanh thu bán hàng cho công ty APPA làm tăng lợi nhuận của
công ty lên một lượng:
Lợi nhuận tăng lên 2 = 452 triệu – giá vốn hàng bán – thuế VAT được khấu trừ
(nếu có).
Khi xử lý tình huống này công ty phải lập những chứng từ để hợp lý hóa việc
ghi nhận doanh thu: thỏa thuận với khách hàng APPA xuất hóa đơn, phiếu xuất kho,

3


GaMBA.M0110

Kế toán tài chính

đơn đặt hàng, ký hợp đồng (nếu có thể), để 2 bên có thể ký biên bản bàn giao, Biên
bản gửi hàng (hàng vẫn để ở kho của công ty).
Như vậy sau khi tiến hành những xử lý nêu trên lợi nhuận năm 2008 của công

ty sẽ tăng lên một lương = lợi nhuận 1 + lợi nhuận 2.
Tuy nhiên để kết quả kinh doanh của công ty có lãi thì phần lợi nhuận tăng
thêm này phải lớn hơn số lỗ hiện tại của công ty là 203,5 triệu đồng.
+ Giả định trị giá hàng bán cho công ty APPA và Nam Phương chưa bao gồm
thuế VAT. Để doanh nghiệp có lãi thì tỷ suất lợi nhuận/doanh thu >27,95% ( = 203,5/
(452 + 276))
Bên cạnh đó để thông tin xấu không ảnh hưởng đến tâm lý cổ đông, công ty
không nên công bố thông tin nhà máy ở Bình Dương bị hỏa hoạn. Bởi lẽ nhà máy xảy
ra hỏa hoạn dù ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của nhà máy, mặt khác sẽ
có những thiệt hại về vật chất (hạch tóan vào chi phí).
3. Giả thiết rằng, nhà quản lý đã yêu cầu kế toán tiến hành những xử lý kế toán
theo hướng có lợi cho doanh nghiệp (yêu cầu 1 và yêu cầu 2). Anh/Chị hãy phân
tích những chuẩn mực trong hạch toán có liên quan và chỉ ra những vi phạm trong
việc chuẩn bị báo cáo (nếu có)
1. Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
Nội dung chuẩn mực:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Nội dung vi phạm chuẩn mực:
Việc mới có đơn đặt hàng, chưa có hợp đồng mua chính thức, mới có lời hứa sẽ
mua mà Công ty đã thực hiện việc ghi tăng doanh thu bán hàng, trong khi chưa có một
bằng chứng chắc chắn rằng hàng đã được chuyển giao cho bên mua.

4



GaMBA.M0110

Kế toán tài chính

2. Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung
Đoạn 07 của chuẩn mực: Nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng
thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và
phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó
trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Nhưng công ty thực hiện việc thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho đã
không thực hiện giải trình để cổ đông hiểu rõ nhằm che dấu thông tin có ảnh hưởng
trong thuyết minh báo cáo tài chính.
3. Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho
Trong công tác hạch toán kế toán Công ty có liên quan đến chuẩn mực này.
Nhưng bản thân tôi cho rằng Công ty không vi phạm chuẩn mực này
4. Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Nội dung chuẩn mực:
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các trường hợp doanh
nghiệp phải điều chỉnh báo cáo tài chính, các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh
báo cáo tài chính khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
giải trình về ngày phát hành báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày kết
thúc kỳ kế toán năm.
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Là những sự kiện có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian
từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính.
Không phản ảnh trung thực các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
trong việc xảy ra hoả hoạn ở khu nhà máy. Hàng hoá bị trả lại sẽ nhập kho.


5



×