Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập tài chính kế toán số (103)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.72 KB, 12 trang )

GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ QTKD QUỐC TẾ
---------------------------

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Đỗ Mạnh Tường - Lớp: M0311

MÔN HỌC: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Hà Nội, tháng 02 năm 2012
1


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

Đề bài:
Bài 1: Một vài số liệu chọn lọc trên bảng cân đối kế toán trong bốn năm gần đầy
của liên doanh sản xuất xe hơi Good Luck được trình bay trong bảng sau (đơn vị
tính: chục triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Tài sản lưu động
2.505
?
3.425
?


Tài sản cố định
?
1.949
2.435
3.120
Tổng tài sản
4.257
?
?
?
Nợ ngắn hạn
1.988
?
?
3.260
Nợ dài hạn
796
894
?
?
Vốn góp
?
585
610
612
Lợi nhuận giữ lại
1.023
1.097
?
1.204

Tổng nợ và vốn cổ đông
?
4.837
?
?
Thu nhập ròng
66
?
138
?
Cổ tức
32
34
36
36
Tài sản lưu động/Nợ ngắn ?
?
1,2
1,06
hạn
a- Hãy tính toán những số liệu còn thiếu trong bốn năm qua trong bảng trên.
b/ Hãy tìm những thay đổi về cơ cấu tổng tài sản và cơ cấu nguồn vốn (tức tổng nợ
và vốn cổ đông) trong thời gian bốn năm qua. Hãy đề xuất những sự kiện hay
những giao dịch mà có thể là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này.
Bài 2: Bảng sau đây trình bày những số liệu chọn lọc ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ
lại trong bốn năm gần đây của liên doanh sản xuất xe hơi Fortune (đơn vị tính: triệu
đồng )
Chỉ tiêu
Năm 3
Năm 4

Năm 5
Năm 6
Thu nhập giữ lại ngày 01-01 26.916
?
?
39.818
Thu nhập ròng
5.949
5.186
?
?
Cổ tức công bố và đã chia
856
?
1.263
1.263
Thu nhập giữ lại ngày 31-12 ?
36.055
39.818
37.484
a/ Hãy tính toán những số liệu còn thiếu trong bốn năm qua trong bảng trên.
b/ Lợi nhuận giữ lại tuy gia tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận giữ lại giảm
xuống từ năm 3 đến năm 5 ; và từ năm 5 đến năm 6, lợi nhuận giữ lại giảm xuống.
Ta có thể giải thích như thế nao cho những thay đổi này.
Bài 3: Sau đây là bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập năm 2010 và 2009 của
Công ty PHUSA, nhưng không may rất nhiều dữ liệu đã bị thiếu sót.
Công ty PHUSA
Bảng cân đối kế toán, ngày 31/12 (Đơn vị : triệu đồng)
CHỈ TIÊU
Tiền

Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Cộng tài sản lưu động

Năm 2010
?
233.2
133.9
?

Năm 2009
12.0
?
118.8
334.1
2


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

Tài sản cố định, nguyên giá
?
400.00
Khấu hao tích luỹ
(246.2)
(?)
Tài sản cố định, ròng
203.8
?
Tổng tài sản

580.4
501.1
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ
HỮU
Khoản phải trả
18.8
?
Vay ngắn hạn
66.2
33.2
Chi phí phải trả
77.7
62
Cộng nợ ngắn hạn
162.7
109.9
Nợ dài hạn
74.4
?
Thuế ưu đãi chậm nộp
?
17.7
Tổng cộng nợ
?
197.8
Vốn góp
55.4
55.4
Lợi nhuận giữ lại
268.3

247.9
Cộng vốn chủ sở hữu
323.7
?
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
580.4
501.1
Công ty PHUSA
Báo cáo thu nhập ( Triệu đồng )
CHỈ TIÊU
Năm 2010
Năm 2009
Doanh thu
?
485.8
Gía vốn hàng bán
286.3
?
Lãi gộp
260.6
238.5
Chi phí kinh doanh
188.5
184.2
Chi phí khấu hao
?
20.1
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
49.4
?

Lợi nhuận từ hoạt động khác
?
3.7
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
51.7
?
Chi phí lãi vay
?
8.0
Lợi nhuận trước thuế
44
29.9
Thuế thu nhập doanh nghiệp
18.1
?
Lợi nhuận ròng
?
18.0
Chi trả cổ tức
5.5
?
Lợi nhuận giữ lại
?
13.4
a/ Điền bổ sung các số liệu thiếu sót cho các báo cáo tài chính của Công ty
PHUSA.
b/ Nêu nhận xét của Anh, Chị về thay đổi trong khoản mục tài sản cố định, khấu
hao tích luỹ trên bảng cân đối kế toán và chi phí khấu hao trên báo cáo thu nhập
của năm 2010? Hãy nêu các tính toán cụ thể để minh hoạ cho nhận xét của Anh
chị ?

c/ Anh Chị biết rằng doanh thu trên báo cáo thu nhập được dựa trên cơ sở kế toán
theo thực tế phát sinh (accrual), nó không phải là số tiền mặt thực thu.
Vậy số tiền mặt thu được từ việc bán hàng trong năm 2010 của Công ty PHUSA
thực sự là bao nhiêu? Hãy diễn giải các tính toán của Anh Chị.

3


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

d/ Tương tự câu c, Anh Chị hãy tính toán số tiền mặt thực chi cho việc mua hàng
của Công ty PHUSA trong năm 2010
e/ Lập báo cáo LCTT theo phương pháp trực tiếp
g/ Lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp
Bài Làm:
I-

Lý thuyết tổng quan về môn học tài chính kế toán:

1/ Khái niệm về chi phí: theo chuẩn mực Quốc tế: là sự giảm đi của lợi ích
kinh tế trong một kỳ kế toán, dưới hình thức dòng ra hoặc sự suy giảm của tài
sản hoặc sự phát sinh của nợ phải trả, kết quả là làm giảm vốn chủ sở hữu, khác
với trường hợp làm giảm vốn chủ sở hữu do phân phối chủ sở hữu.
-

Khái niệm “chi phí” bao gồm cả chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh
bình thường và cả các khoản lỗ (mất đi).

- Chi phí: theo chuẩn mực kế toán Việt nam là tổng giá trị các khoản làm giảm
lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản

khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu,
không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
- Chi phí được ghi nhận khi:
- Sự giảm sút của lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với sự giảm sút của tài sản
hoặc sự tăng lên của nợ đã diễn ra và có thể đo lường được một cách đáng tin cậy.
- Chi phí được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở gắn
chi phí phát sinh và quá trình tạo doanh thu của những khoản mục cụ thể.
- Nguyên tắc phù hợp và ghi nhận chi phí:
- Trong xác định thu nhập của một kỳ kế toán, tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra
doanh thu cần được ghi nhận trong cùng kỳ kế toán mà doanh thu được ghi nhận.
2/ Tài sản cố định:
- Tài sản hữu hình – mang hình thái vật chất:
- Nhà xưởng – bị khấu hao;
- Đất đai – không bị khấu hao (không có trong kế toán Việt nam).
- Tài sản cố định vô hình – không có hình thái vật chất cụ thể: Thường bị khấu hao
theo thời gian sử dụng ước tính.
- Tài nguyên thiên nhiên: khấu hao.

4


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

3/ Chi phí cho tài sản cố định hữu hình được ghi nhận là một tài sản (trên
bảng cân đối kế toán) khi và chỉ khi:
- Tương đối chắc chắn rằng lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với tài sản sẽ
được mang lại cho doanh nghiệp.
- Giá trị của tài sản này có thể đo lường được một cách tương đối tin cậy.
4/Tại thời điểm ghi nhận: ghi nhận theo giá phí.
- Chi phí bao gồm các khoản chi hợp lý và cần thiết để có tài sản tại địa điểm và

tình trạng sẵn sàng cho sử dụng.
- giá trả cho người bán, bao gồm cả các loại thuế, lệ phí (không bao gồm các loại
thuế được khấu trừ).
- Chi phí phát sinh trực tiếp để vận chuyển và lắp đặt tài sản tới địa điểm và đảm
bảo sẵn sàng sử dụng theo quy định.
- chi phí ước tính cho việc loại bỏ tài sản sau này.
- Chi phí của tài sản được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản trao đổi tại
ngày ghi nhận.
5/ Khấu hao lũy kế phản ánh phần giá trị của tài sản đã được phân bổ vào chi phí
kinh doanh.
6/ Giá trị sổ sách của tài sản được xác định bằng nguyên giá trừ đi khấu hao lũy
kế.
7/Mục tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Giúp chủ nợ, chủ đầu tư và các đối
tượng khác trong đánh giá:
- Khả năng của công ty trong việc thanh toán nợ và trả cổ tức;
- Nhu cầu của công ty đối với tài trợ từ bên ngoài;
- Nguồn thu và chi tiền;
- Lý do về sự khác biệt giữa chỉ tiêu lợi nhuận ròng và luồng tiền ròng từ hoạt động
kinh doanh.
- Nguyên nhân của sự thay đổi của tiền (và tương đương tiền) cuối kỳ so với đầu
kỳ.
8/ Các loại luồng tiền: Dựa trên 3 loại hoạt động của doanh nghiệp có các loại
dòng tiền sau: Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động đầu tư,
luồng tiền từ hoạt động tài chính.
5


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

9/ Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Có 2 phương pháp là phương

pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
- 2 phương pháp này khác nhau ở cách xác định luồng tiền ròng từ hoạt động kinh
doanh
- Mục luồng tiền đầu tư và tài chính của 2 phương pháp này là giống nhau.
- Phương pháp trực tiếp, luồng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh được xác định
thông qua so sánh luồng tiền vào và luồng tiền ra.
- Phương pháp gián tiếp, luồng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh được xác định
trên cơ sở điều chỉnh lãi ròng (trên cơ sở dồn tích) từ hoạt động kinh doanh để xác
định lãi ròng trên cơ sở tiền.
10/ Nguyên tắc thực hiện và việc ghi nhận doanh thu:
- Doanh nghiệp cần ghi nhận doanh thu tại thời điểm hàng hóa được bán ra hoặc
dịch vụ đã hoàn thành, doanh thu được ghi nhận khi nó đã thực hiện bất kể đã nhận
được tiền hay chưa.
- Hai tiêu chuẩn chính để được ghi nhận vào doanh thu là phải được thực hiện và
khối lượng phải đo lường được.
- Doanh thu phải được xác định trên cơ sở giá hợp lý của các khoản nhận được
hoặc phải thu.
11/ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Liệt kê các nguồn thu nhập được tạo
ra và chi phí phát sinh trong một kỳ. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm các mục:
doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
- Các hình thức báo cáo của kết quả hoạt động kinh doanh: gồm có báo cáo tóm tắt,
báo cáo một bước, báo cáo nhiều bước.
12/ Hàng tồn kho: Là những tài sản có đặc điểm sau:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
13/Các khoản phải thu: Các khoản phải thu bao gồm phải thu của khách hàng
(phải thu thương mại), thương phiếu phải thu, phải thu khác.
- Phải thu là giá trị hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng nợ công ty.

6


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

- Phải thu được ghi nhận trên cơ sở giá trị có thể thu được từ khách hàng.
- Phải thu của khách hàng tiềm ẩn nguy cơ bị mất.
- Khoản không thu được phản ánh chi phí đối với doanh nghiệp.
14/Nợ phải trả: Là trách nhiệm hiện tại của một tổ chức, phát sinh từ các sự kiện
trong quá khứ, việc thanh toán nợ sẽ làm giảm các nguồn lực chứa đựng lợi ích
kinh tế của doanh nghiệp.
II-

Bài tập:
Bài 1:

a-Hãy tính toán những số liệu còn thiếu trong bốn năm qua trong bảng trên.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Tổng tài sản
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn góp
Lợi nhuận giữ lại
Tổng nợ và vốn cổ đông
Thu nhập ròng
Cổ tức
Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn


Năm 6
2.505
1.752
4.257
1.988
796
450
1.023
4.257
66
32
1,26

Năm 7
2.888
1.949
4.837
2.261
894
585
1.097
4.837
108
34
1,28

Năm 8
3.425
2.435

5.860
2.854
1.197
610
1.199
5.860
138
36
1,2

Năm 9
3.455
3.120
6.576
3.260
1.500
612
1.204
6.576
41
36
1,06

b- Hãy tìm những thay đổi về cơ cấu tổng tài sản và cơ cấu nguồn vốn (tức tổng nợ
và vốn cổ đông) trong thời gian bốn năm qua. Hãy đề xuất những sự kiện hay
những giao dịch mà có thể là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này.
- Tổng tài sản của đơn vị qua 4 năm tăng mạnh từ 4.257 triệu đồng năm đầu
tiên đến 6.576 triệu đồng năm thứ 4.
- Tài sản lưu động và tài sản cố định tăng đều đặn qua 4 năm.
- Tổng nợ và vốn cổ đông cũng tăng mạnh qua 4 năm.

- Vốn góp của các cổ đông tăng nhẹ qua các năm từ 450 triệu đồng đến 612
triệu đồng.
- Lợi nhuận giữ lại của đơn vị có xu hướng tăng theo mức độ đầu tư của đơn
vị, từ 1.023 triệu đồng năm thứ nhất đến 1.204 triệu đồng năm thứ 4. Tuy
nhiên thu nhập ròng của đơn vị có xu hướng giảm vào năm thứ 4, từ 138
triệu đồng năm thứ 3 xuống còn 41 triệu đồng năm thứ 4.
- Nợ ngắn hạn tăng mạnh từ 1.988 triệu đồng năm thứ nhất đến 3.260 triệu
đồng năm thứ 4.
7


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

-

Nợ dài hạn tăng mạnh từ 796 triệu đồng năm thứ nhất đến 1.500 triệu đồng
đến năm thứ 4.

• Những sự kiện mà có thể là nguyên nhân dẫn đến thay đổi này.
• Năm thứ 2, đơn vị mua sắm thêm tài sản cố định gần 197 triệu đồng, tương
ứng với với phần nguồn là nguồn vốn góp của các cổ đông tăng 135 triệu
đồng và nợ dài hạn tăng 98 triệu đồng.
• Năm thứ 2 đơn vị vay nợ ngắn hạn tăng 273 triệu đồng để tài trợ cho tài sản
lưu động ngắn hạn, tài sản lưu động ngắn hạn cũng tăng tương ứng là 383
triệu đồng.
• Năm thứ 3 là năm đơn vị thực sự đầu tư mạnh việc mua sắm tài sản cố định,
tăng từ 1.949 triệu đồng đến 2.435 triệu đồng, tăng 486 triệu đồng. Để có
nguồn đầu tư này, đơn vị vay nợ dài hạn tăng 303 triệu đồng và 25 triệu đồng
từ vốn góp tăng thêm của các cổ đông, phần còn lại dùng vay nợ ngắn hạn là
158 triệu đồng.

• Năm thứ 3 đơn vị tiếp tục vay nợ ngắn hạn tăng 593 triệu đồng để đầu tư cho
tài sản lưu động ngắn hạn tăng thêm 435 triệu đồng, phần còn lại đầu tư cho
tài sản cố định.
• Năm thứ 4, tài sản cố định của đơn vị tăng mạnh thêm 687 triệu đồng và đạt
tổng giá trị là 3.120 triệu đồng. Chứng tỏ đơn vị tiếp tục mua sắm tài sản cố
định mới. Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là đơn vị sử dụng lệch nguồn
vốn, đơn vị chỉ vay được nợ dài hạn là 266 triệu đồng, số còn lại đơn vị vay
nợ ngắn hạn tăng 406 triệu đồng để đầu tư cho tài sản cố định.
• Tài sản lưu động năm thứ 4 cũng tăng nhẹ 30 triệu đồng. Đơn vị có xu
hướng không tăng trưởng vào tài sản lưu động nữa.
• Kết luận: Đơn vị đang đẩy mạnh việc đầu tư mới tài sản cố định và mở rộng
quy mô sản xuất và kinh doanh. Do vậy đơn vị vay vốn nhiều và đầu tư lớn
vào tài sản cố định và tài sản lưu động để tăng lợi nhuận cho đơn vị.
Bài 2: Bảng sau đây trình bày những số liệu chọn lọc ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ
lại trong bốn năm gần đây của liên doanh sản xuất xe hơi Fortune (đơn vị tính: triệu
đồng ).
a/ Hãy tính toán những số liệu còn thiếu trong bốn năm qua trong bảng trên.
Chỉ tiêu
Năm 3
Thu nhập giữ lại ngày 01-01
26.916
Thu nhập ròng
5.949
Cổ tức công bố và đã chia
856
Thu nhập giữ lại ngày 31-12
32.009

Năm 4
32.009

5.186
1.140
36.055

Năm 5
36.055
5.026
1.263
39.818

Năm 6
39.818
-1.071
1.263
37.484

b/ Lợi nhuận giữ lại tuy gia tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận giữ lại giảm
xuống từ năm 3 đến năm 5; và từ năm 5 đến năm 6, lợi nhuận giữ lại giảm xuống.
Ta có thể giải thích như thế nào cho những thay đổi này.

8


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

-

Lợi nhuận giữ lại từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 vẫn tăng trưởng, tuy nhiên có
xu hướng tăng chậm do thu nhập ròng hàng năm của đơn vị có xu hướng
giảm mạnh từ 5.949 năm thứ 3 đến 5.026 năm thứ 5.

Lợi nhuận giữ lại năm thứ 5 đến năm thứ 6 giảm từ 39.818 triệu đồng xuống
còn 37.484 triệu đồng là do đơn vị bị lỗ trong năm thứ 6, và thu nhập ròng
của đơn vị bị lỗ -1.071 triệu đồng. Điều này cho thấy một xu hướng là hoạt
động của đơn vị ngày càng có xu hướng không hiệu quả. Có thể chi phí của
đơn vị quá lớn hoặc doanh thu của đơn vị bị giảm sút mạnh, dẫn tới dòng
tiền ra của doanh nghiệp lớn hơn dòng tiền lưu chuyển vào doanh nghiệp, do
đó doanh nghiệp bị lỗ, hoạt động không hiệu quả.

Bài 3:
a/ Điền bổ sung các số liệu thiếu sót cho các báo cáo tài chính của Công ty
PHUSA.
Công ty PHUSA
Bảng cân đối kế toán, ngày 31/12
CHỈ TIÊU
Tiền
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Cộng tài sản lưu động
Tài sản cố định, nguyên giá
Khấu hao tích luỹ
Tài sản cố định, ròng
Tổng tài sản
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ
HỮU
Khoản phải trả
Vay ngắn hạn
Chi phí phải trả
Cộng nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Thuế ưu đãi chậm nộp

Tổng cộng nợ
Vốn góp
Lợi nhuận giữ lại
Cộng vốn chủ sở hữu
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Công ty PHUSA
Báo cáo thu nhập
CHỈ TIÊU
Doanh thu

Đơn vị: triệu đồng
Năm 2010
9.5
233.2
133.9
376.6
450
(246.2)
203.8
580.4

Năm 2009
12.0
203.3
118.8
334.1
400
(233)
167
501.1


18.8
66.2
77.7
162.7
74.4
(143.1)
256.7
55.4
268.3
323.7
580.4

14.7
33.2
62
109.9
70.2
17.7
197.8
55.4
247.9
303.3
501.1

Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2010
Năm 2009
546.9
485.8

9


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

Gía vốn hàng bán
Lãi gộp
Chi phí kinh doanh
Chi phí khấu hao
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Chi phí lãi vay
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng
Chi trả cổ tức
Lợi nhuận giữ lại

286.3
260.6
188.5
22.7
49.4
2.3
51.7
7.7
44
18.1
25.9

5.5
20.4

247.3
238.5
184.2
20.1
34.2
3.7
37.9
8.0
29.9
11.9
18.0
4.6
13.4

b/ Nêu nhận xét của Anh, Chị về thay đổi trong khoản mục tài sản cố định, khấu
hao tích luỹ trên bảng cân đối kế toán và chi phí khấu hao trên báo cáo thu nhập
của năm 2010? Hãy nêu các tính toán cụ thể để minh hoạ cho nhận xét của Anh
chị?
- Thay đổi của tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định năm 2009 là 400
triệu đồng, sang năm 2010 là 450 triệu đồng, tăng thêm 50 triệu đồng. Đây là
do đơn vị mua sắm mới tài sản hoặc vốn hóa các chi phí đầu tư trước đây, do
vậy nguyên giá của tài sản cố định tăng lên trong năm 2010 để đáp ứng hoạt
động kinh doanh của đơn vị.
- Giá trị tài sản ròng tăng từ 167 triệu đồng năm 2009 đến 203.8 triệu đồng
năm 2010, tăng 36,8 triệu đồng, cũng chứng minh cho hoạt động đầu tư
thêm tài sản của đơn vị hoặc vốn hóa của đơn vị.
- Khấu hao tích lũy trên bảng cân đối: Khấu hao tích lũy năm 2009 là 233

triệu đồng năm 2009, tăng lên đến 246.2 triệu đồng năm 2010, tăng 13,2
triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng song song với việc đầu tư mới tài sản,
đơn vị khấu hao nhanh các tài sản cũ và mới, làm cho giá trị khấu hao tăng
nhanh, lấy lại được nguồn vốn khấu hao để đầu tư mới cho việc mua sắm tài
sản của đơn vị.
- Chi phí khấu hao trên báo cáo thu nhập: Năm 2009 đơn vị đưa khấu hao vào
chi phí là 20.1 triệu đồng và năm 2010, chi phí khấu hao tăng là 22.7 triệu
đồng. Nếu so sách với số liệu khấu hao tăng thêm trong năm 2010 là 13,2
triệu đồng, thì có thể đơn vị đã thanh lý một số tài sản cố định cũ, do vậy nên
thực tế chi phí khấu hao giảm khi hạch toán.
c/ Anh Chị biết rằng doanh thu trên báo cáo thu nhập được dựa trên cơ sở kế toán
theo thực tế phát sinh (accrual), nó không phải là số tiền mặt thực thu.
Vậy số tiền mặt thu được từ việc bán hàng trong năm 2010 của Công ty PHUSA
thực sự là bao nhiêu? Hãy diễn giải các tính toán của Anh Chị.
-

Số tiền mặt thu được của đơn vị trong năm 2010 là bằng: Doanh thu năm
2010 + các khoản phải thu năm 2009 – Các khoản phải thu trong năm 2010
= 546.9 + 203.3 – 233.2 = 517 triệu đồng.
10


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

-

Giải thích: Đơn vị nghi nhận doanh thu năm 2010 là 546.9 triệu đồng và đơn
vị cho khách hàng nợ lại là 233.2 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng so với 2009.
Số còn lại đơn vị thu bằng tiền mặt. Lượng tiền mặt này lại được đơn vị sử
dụng để mua nhập hàng vào và chi phí cho các hoạt động của đơn vị, chỉ để

tồn quỹ thời điểm cuối năm trên tài khoản là 9.5 triệu đồng.
d/ Tương tự câu c, Anh Chị hãy tính toán số tiền mặt thực chi cho việc mua hàng
của Công ty PHUSA trong năm 2010.
-

Số tiền mặt thực chi cho việc mua hàng năm 2010 = Giá vốn hàng bán năm
2010 + Tồn kho cuối năm 2010 – Tồn kho năm 2009 = 286.3 + 133.9 –
118.8 = 301.4 triệu đồng.
Giải thích: Trong năm 2010, đơn vị xuất hàng tồn kho và nhập thêm hàng
mới về bán và chi trả bằng tiền mặt với số hàng mới nhập về. Do vậy Giá
vốn hàng bán của đơn vị được hình thành một phần từ hàng tồn kho và tiền
mặt chi ra để mua hàng về bán. Do vậy nếu bỏ khoản hàng tồn kho đi, thì sẽ
xác định được số tiền mặt đơn vị đã bỏ ra để mua hàng trong năm.

e/ Lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp:
Đơn vị: Triệu đồng
Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh
doanh
Điều chỉnh để hòa nhập với thu nhập mới
với tiền thuần từ hoạt động SXKD
Chi phí khấu hao
Lãi lỗ từ nhượng bán máy móc
Tăng tài khoản phải thu
Tăng hàng tồn kho
Tăng phải trả người bán
Tiền mới từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền bán máy móc
Mua máy móc thiết bị
Luồng tiền mới từ hoạt động

Luồng tiền từ hoạt động tài chính
Chi trả lãi bằng tiền
Tiền tăng thuần
Tiền tồn đầu kỳ
Tiền tồn cuối kỳ

25.9

22.7
0
(29.9)

2.3
15.1

4.1
40.2
0
(36.8)
(36.8)
(5.5)
(2.1)
12
10

g/ Lập báo cáo LCTT theo phương pháp trực tiếp:
Đơn vị: triệu đồng
Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Tiền nhận được từ khách hàng
Tiền thực hiện chi trả


517
11


GaMBA.M0311 – Đỗ Mạnh Tường - Môn học Kế toán tài chính

Cho hoạt động sản xuất
Thuế thu nhập
Lượng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền bán máy móc
Mua máy móc
Tiền từ hoạt động đầu tư
Luồng tiền từ hoạt động tài chính
Chi trả tiền lãi cổ tức
Tiền tăng thuần
Tiền tồn đầu kỳ
Tiền tồn cuối kỳ

478.9
18.1
43.3
2.3
(36.8)
(34.5)
(5.5)
(1.9)
12

10

III/ KẾT LUẬN
Qua bài tập tình huống trên các học viên đã hiểu rõ hơn về các quy định về vốn hóa
và chi phí, các lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, giúp cho các họ viên hiểu rõ các quy định của Nhà nước và quy định
của tài chính kế toán, xác định chính xác và lập báo cáo tài chính chuẩn mực theo
quy định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu kế toán tài chính của Nguyễn Tấn Bình chủ biên – Nhà xuất bản TP Hồ
chí Minh năm 2011.
- Bài giảng môn kế toán tài chính của chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh
Quốc tế trường đại học Griggs.
-
-

12



×