BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc
Lớp: GaMBA01.X02
GaMBA 01.X02
Trang 1/ 8
Nguyen Minh Ngoc
Tình huống về Công ty VIETDOOR
Công ty VIETDOOR là doanh nghiệp sản xuất cửa nhôm kính có khả năng chống tiếng ồn rất tốt.
Công ty có nhà máy sản xuất ở Bình Dương. Phòng nghiên cứu thị trường của công ty sau một
thời gian nghiên cứu có đưa ra đề xuất với giám đốc về phương án mở rộng hoạt động tại thị
trường phía Bắc. Theo nghiên cứu của phòng này, thị trường phía Bắc còn có mức cầu rất cao về
sản phẩm này.
Để mở rộng hoạt động kinh doanh công ty phải huy động thêm vốn từ cổ đông. Báo cáo tài chính
của công ty cho thấy năm 2007 công ty có lãi sau thuế là 1,23 tỷ đồng. Năm 2008 công ty đang có
lỗ là 203,5 triệu đồng. Khoản lỗ này của công ty một phần rất lớn là do thị trường bất động sản
năm 2008 đóng băng dẫn đến cầu của thị trường sản phẩm của công ty giảm hẳn. Hơn nữa,
nguyên vật liệu của công ty mua vào để sản xuất tăng giá rất nhanh do Nhà nước tăng thuế nhập
khẩu đối với mặt hàng này.
Ngoài ra, công ty còn có một lượng lớn hàng tồn kho do có một lô hàng khách hàng APPA gặp
khó khăn về mặt tài chính nên chưa ký hợp đồng chính thức. Công ty APPA là khách hàng thường
xuyên của công ty VIEDOOR. Giám đốc của APPA đã gọi điện trực tiếp cho giám đốc của
VIETDOOR và hứa là sẽ mua hàng của công ty ngay khi huy động được vốn. Đơn đặt hàng ban
đầu của APPA có giá trị 452 triệu đồng
Đơn đặt hàng này chưa được thực hiện, mới chỉ dựa trên lời nói.
Công ty còn có một lượng lớn hàng tồn kho trị giá 276 triệu bán cho công ty Nam Phương đang bị
trả lại nhưng hàng chưa về nhập kho. Hiện nay, công ty VIETDOOR đang áp dụng phương pháp
kế toán hàng tốn kho theo phương pháp Nhập sau xuất trước.
Ngoài ra, vào đầu năm 2009 khi công ty chuẩn bị công bố thông tin cho cổ đông, có một vụ hỏa
hoạn ở khu nhà máy ở Bình Dương.
Yêu cầu:
1. Công ty VIETDOOR sẽ có xu hướng khai tăng hay khai giảm lợi nhuận, tăng hay giảm nợ
phải trả. Tại sao?
GaMBA 01.X02
Trang 2/ 8
Nguyen Minh Ngoc
Các khó khăn mà công ty gặp phải trong năm tài chính 2008:
-
Thị trường BĐS đóng băng, nhu cầu về sản phẩm của công ty giảm -> doanh thu giảm.
Khách hàng thường xuyên APPA của doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt tài chính nên
chưa ký hợp đồng chính thức -> doanh thu giảm một số tạm thời là 452 triệu đồng (đơn
-
đặt hàng đầu).
Giá NVL đầu vào của công ty tăng do thuế NK nguyên liệu tăng -> chi phí sản xuất tăng.
Mặt khác, công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất trước nên
giá vốn của công ty sẽ tăng trong khi thị trường chưa điều chỉnh được giá bán -> giảm lợi
-
nhuận
Công ty Nam Phương trả lại hàng trị giá 276 triệu -> giảm doanh thu, tăng hàng tồn kho
Nhà máy ở Bình Dương của công ty bị cháy làm đình trệ sản xuất, giảm sản lượng và
doanh thu trong ngắn hạn.
Doanh nghiệp lần đầu đầu tư ra phía Bắc nên có thể vướng các rào cản sau:
o Về khoảng cách: do trụ sở chính và nhà máy ở phía Nam nên nếu đầu tư ra phía
Bắc sẽ phát sinh chi phí xây nhà máy mới, mở văn phòng, chi phí vận chuyển.
o Về đối thủ cạnh tranh: công ty có thể vấp phải các đối thủ tại tt phía Bắc có thời
gian hoạt động lâu hơn, hiểu tt hơn
Mục đích của Báo cáo là có thuyết phục các cổ đông về việc mở rộng hoạt động sản xuất tại
thị trường phía Bắc, thu hút vốn góp của cổ đông. Báo cáo tài chính phải thể hiện được tình
hình tài chính tốt, khả năng thu được lợi ích đối với phần vốn bỏ ra của các nhà đầu tư, do đó
xu hướng lập BCTC của công ty là:
-
Khai tăng lợi nhuận, tăng doanh thu
Khai giảm khoản phải trả, giảm chi phí
Dấu các thông tin bất thường có thể ảnh hưởng đến số liệu trong báo cáo tài chính (doanh
thu, chi phí, hoạt động thường xuyên của công ty)
2. Công ty có những xử lý cụ thể nào để có thể đạt được số liệu kế toán phù hợp với việc huy
động vốn. Với mỗi xử lý cụ thể về mặt kế toán, hãy nêu rõ những giả định cần thiết.
Hướng ghi nhận của kế toán công ty nhằm đạt được mục tiêu trên:
-
Giả thiết 1: là công ty cho rằng hàng năm công ty APPA vẫn mua hàng của công ty với
một số lượng hàng ổn định. Và trong năm 2008, việc chưa thực hiện hợp đồng nào vơi
APPA này chưa được công bố. Để ghi tăng doanh thu công ty có thể ghi nhận khoản doanh
thu đối với APPA theo đơn đặt hàng ban đầu của Công ty này dù chưa ký được hợp đồng
chính thức và chưa thực hiện bán hàng thực tế:
Nợ 131 - APPA 452 triệu
GaMBA 01.X02
Trang 3/ 8
Nguyen Minh Ngoc
Có 511
-
452 triệu
Giả thiết 2: là tại thởi điểm công bố BCTC hàng trả lại của công ty Nam Phương vẫn chưa
về kho. Công ty có thể điều chỉnh lợi nhuận bằng cách chưa ghi nhận việc trả lại hàng của
công ty Nam Phương khiến cho khoản phải thu, và doanh thu của công ty vẫn còn 276
triệu của hợp đồng với Nam Phương do đó so với thực tế doanh thu tăng, phải thu khách
-
hàng cũng tăng
Giả thiết 3: Hai khách hàng đã hủy hợp đồng (APPA và Nam Phương) với con số tạm tính
là 452tr + 276tr=728tr, công ty có một số lượng lớn hàng tồn kho không tiêu thụ được,
công ty không đề cập đến các vấn đề này với mục đích không phải thực hiện trích lập dự
-
phòng giảm giá hàng tồn kho do hàng hoá không có khả năng tiêu thụ, kém phẩm chất.
Giả thiết 4: Công ty thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho theo các phương pháp
tính giá khác có lợi hơn cho Công ty. Do giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng nên phương
pháp nhập sau xuất trước khiến giá thành sản xuất sản phẩm và giá vốn hàng bán ra là lớn
-
nhất.
Giả thiết 5: Là vụ cháy nhà máy ở Bình Dương chưa được công bố rộng rãi nên các cổ
đông chưa được nghe thông tin này. Để đạt được mục tiêu thu hút góp vốn, công ty có thể
sẽ không công bố thông tin này trong hội nghị cổ đông và không công bố trong các khoản
mục có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
3. Giả thiết rằng, nhà quản lý đã yêu cầu kế toán tiến hành những xử lý kế toán theo hướng
có lợi cho doanh nghiệp (yêu cầu 1 và yêu cầu 2). Anh/Chị hãy phân tích những chuẩn
mực trong hạch toán có liên quan và chỉ ra những vi phạm trong việc chuẩn bị báo cáo
(nếu có).
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 về Trình bày báo cáo tài chính quy định về Mục đích
và yêu cầu trong lập Báo cáo tài chính như sau
Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài
chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích
cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này
báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a/ Tài sản;
b/ Nợ phải trả;
GaMBA 01.X02
Trang 4/ 8
Nguyen Minh Ngoc
c/ Vốn chủ sở hữu;
d/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;
đ/ Các luồng tiền.
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp
người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ
chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và
kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp
lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán,
chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.
Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập
và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là
lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân
thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn
mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính.
Căn cứ Nếu công ty thực hiện điều chỉnh như trên để có BCTC công bố với cổ đông thì vi phạm
những chuẩn mực sau:
-
Đối với giả thiết 1: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thoả mãn 5 điều kiện ghi nhận doanh
thu theo VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Theo đó Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng với Công ty APPA là không phù hợp.
Đồng thời Công ty không áp dụng chuẩn mực kế toán số 01 không thoả mãn nguyên tắc kế toán
cơ bản trong hạch toán kế toán - Nguyên tắc thận trọng “Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi
nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được
ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí”
GaMBA 01.X02
Trang 5/ 8
Nguyen Minh Ngoc
Trong trường hợp này, việc kí hợp đồng và thực hiện hợp đồng với APPA mới chỉ đơn thuần
dựa trên lời cam kết bằng miệng (không bằng văn bản) với giám đốc công ty đối tác do đó tiềm
ẩn nhiều rủi ro nếu đối tác khó khăn không kí hợp đồng nữa.
Với giả định số 2: Theo chuẩn mực 01 - Chuẩn mực chung. Công ty không đảm bảo các
yêu cầu cơ bản với kế toán về:
tính trung thực: “Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng,
bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh”
Tính đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán
phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
Tính kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp
thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
Đối với giả định 3: theo quy định tại chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho (giá thị thuần có
-
thể thực hiện)
- Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán
bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng
tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản
không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
- Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng
tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể
thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ
sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
Căn cứ theo quy định trên thì cuối kỳ kế toán năm, công ty phải tính giá trị thuần có thể
được thực hiện của hàng tồn kho để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc không
trích lập dự phòng đối với 2 hợp đồng lớn trên có thể ảnh hưởng đến tổng chi phí của công
ty.
-
Đối với giả định 4:
o Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho (giá thị thuần có thể thực hiện và phương pháp
tính giá)
o Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung: về tính nhất quán khi hạch toán kế toán:
“Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp
dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính
GaMBA 01.X02
Trang 6/ 8
Nguyen Minh Ngoc
sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của
sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.”
Căn cứ theo quy định trên thì việc không thực hiện tính nhất quán trong 1 kỳ kế toán làm cho
chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho bị giảm đi nhiều do thay đổi phương pháp tính giá
-
hàng tồn kho và doanh thu bán hàng trong kỳ.
Đối với giả định 5: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23 –Các sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế toán năm quy định:
“Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh
Nếu các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là trọng
yếu, việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người
sử dụng khi dựa trên các thông tin của báo cáo tài chính. Vì vậy doanh nghiệp phải trình
bày đối với các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh về:
(a) Nội dung và số liệu của sự kiện;
(b) ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không thể ước tính được các ảnh hưởng
này.
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh cần phải trình
bày trên báo cáo tài chính, như:
(a) Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh
doanh" hoặc việc thanh lý công ty con của tập đoàn;
(b) Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán các
khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào một hợp đồng ràng
buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ;
(c) Mua sắm hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn;
(d) Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt;
(e) Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu;
(f) Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường;
(g) Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái.
(h) Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện hành hoặc thuế
hoãn lại;
(i) Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ tiềm tàng;
GaMBA 01.X02
Trang 7/ 8
Nguyen Minh Ngoc
(j) Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn./.”
Căn cứ theo quy định trên thì sự kiện nhà máy ở Bình Dương bị cháy là sự kiện không cần
điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng mang tính chất trọng yếu, việc
không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế tài chính của người
sử dụng báo cáo tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp phải trình bày các sự kiện trên về:
Nội dung và số liệu của sự kiện
Ước tính ảnh hưởng về tài chính hoặc lý do không thể ước tính được các ảnh
hưởng này
Công ty không cần phải điều chỉnh các sự kiện trên vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2008
mà chỉ trình bày trên bản thuyết minh báo cáo tài chính về các sự kiện nêu trên để người đọc báo cáo
tài chính được biết. Ngoai ra nếu công ty là công ty đại chúng thì công ty cũng phải có nghĩa vụ công
bố thông tin cho các cổ đông biết đối với sự kiện trên.
----------------------THE END--------------------------
GaMBA 01.X02
Trang 8/ 8
Nguyen Minh Ngoc