Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài tập môn kế toán tài chính (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.02 KB, 8 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Hà Nội ngày 17/4/2010
Họ và tên: Nguyễn Tú Anh.
Lớp: GaMBA. X03
1. Công ty Maxdoor sẽ có xu hướng khai tăng hay khai giảm lợi nhuận,
tăng hay giảm nợ phải trả? Tại sao?
Trong hoạt động kinh doanh, thì kế toán và hạch toán kế toán của
doanh nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng phục vụ quá trình sản xuất
kinh doanh. Vậy kế toán là gì? hiện có nhiều khái niệm khác nhau về kế
toán, tuy nhiên hiểu một cách tổng quát thì Kế toán là nghệ thuật thu nhận,
xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản
trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các
quyết định và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp. Để
nắm bắt các hoạt động kinh doanh hàng ngày, doanh nghiệp cần phải ghi
chép theo dõi và trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế
toán. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và
tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán. Quá
trình kế toán bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin đến những

1


đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra
các quyết định kinh doanh.
Đối với trường hợp Công ty Maxdoor, công ty đang có kế hoạch mở
rộng hoạt động kinh doanh và để làm được việc đó, công ty dự kiến phải huy
động thêm vốn từ cổ đông. Tuy nhiên báo cáo tài chính cho thấy kết quả tài
chính của công ty là không tốt: kinh doanh thua lỗ, hàng hoá tồn kho chưa
tiêu thụ được, gặp hoả hoạn xảy ra…trong khi công ty cần công bố thông tin
để gọi vốn từ cổ đông. Trong trường hợp này để thực hiện chiến lược


hoạt động, dưới góc độ kế toán, công ty sẽ có xu hướng khai tăng lợi
nhuận và giảm các khoản nợ phải trả; cụ thể:
Đối với các khoản phải trả (phải trả Công ty Nam Phương) Công ty sẽ
có xu hướng vẫn chưa hạch toán giảm doanh thu trong kỳ trong kỳ này vì
nếu kế toán ghi nhận thì có thể làm tăng nghĩa vụ của doanh nghiệp và giảm
khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mực kế toán, cách ghi nhận doanh thu là ghi theo tình hình thực
tế phát sinh, khi dịch vụ hàng hoá đã cung cấp cho khách hàng và lập hoá
đơn không quan tâm khách việc khách hàng đã trả tiền hay chưa. Đồng thời
công ty có thể đề nghị công ty APPA làm hợp đồng mua hàng trả chậm 452
triệu đồng và hạch toán trong kết quả năm 2008 (giám đốc Công ty APPA đã
đồng ý mua khi có tiền) và như vậy doanh thu sẽ tăng, lợi nhuận tăng, nhưng
khoản phải thu cũng tăng. Tuy nhiên kế toán phải tính phần thuế VAT của
phần doanh thu đã ghi nhận tương ứng. Phần doanh thu này có thể được
chấp nhận theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 – IAS 18:
Doanh thu và thu nhập khác.
2. Công ty có những xử lý cụ thể nào để có thể đạt được số liệu kế
toán phù hợp với việc huy động vốn.

2


Công ty Maxdoor có thể thay đổi phương pháp kế toán hàng tồn kho
theo phương pháp nhập sau xuất trước sang nhập trước xuất trước để
tăng lợi nhuận. Theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) thì hàng
được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng còn lại cuối
kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Như vậy giá trị
hàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu
kỳ hoặc gần cuối kỳ - giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng
nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Với phương pháp này, công ty có thể tính ngay trị giá vốn hàng xuất kho
từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi
chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho
sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn
kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Tuy nhiên phương pháp này
cũng có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những
khoản chi phí hiện tại, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị nguyên vật
liệu, vật tư, hàng hoá đã có từ trước. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại các
mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc
hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Với Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) thì hàng được mua sau
hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là
những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá
trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng,
giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc
gần đầu kỳ. Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ
tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp
này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán tuy

3


nhiên trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thế không sát với giá thực tế
của hàng thay thế.
Sử dụng các phương pháp khác nhau trong kế toán sẽ dẫn đến các kết
quả khác nhau trên các báo cáo tài chính. Phương pháp FIFO cho kết quả
số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các
phương pháp tính giá hàng tồn kho khác vì giá của các lần mua sau cũng
được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn trị giá vốn của hàng xuất
là giá cũ từ trước. Khi giá cả tăng lên phương pháp FIFO thường dẫn đến lợi

nhuận cao nhất (vì giá vốn hàng hoá là giá cũ nhập trước), nhưng khi giá cả
giảm xuống thì phương pháp FIFO cho lợi nhuận thấp nhất (vì giá tồn kho là
giá trị hàng mới nhập hoạc mới sản xuất). Phương pháp FIFO là một phương
pháp tính giá theo hướng bảng cân đối kế toán, vì nó đưa ra sự dự đoán
chính xác nhất giá trị hiện tại của hàng tồn kho trong những kỳ giá cả thay
đổi. Đồng thời với phương pháp FIFO thì khi giá tăng lên sẽ cho kết quả
thuế cao hơn (vì giá vốn thấp) nhưng khi giá cả giảm sút thì FIFO giúp cho
doanh nghiệp giảm đi gánh nặng về thuế. Song một ưu điểm lớn của FIFO là
phương pháp này không phải là đối tượng cho những quy định và những yêu
cầu của các điều khoản ràng buộc thuế như phương pháp LIFO phải gánh
chịu. Với phương pháp LIFO thì số hàng tồn kho cuối kỳ gồm giá gốc của
những mặt hàng mua từ cũ. Khi giá cả tăng lên thì số liệu trên bảng cân đối
kế toán thấp hơn so với giá phí hiện tại và phương pháp này thường cho kết
quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng (vì giá vốn là giá nhập
kho thời điểm gần nhất) nhưng sẽ có lợi nhuận cao nhất khi giá cả giảm (vì
giá vốn là thấp nhất).
Phương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới báo cáo tài chính
do phương pháp này thường phản ánh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí
hiện hành, phương pháp này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu
4


nhập doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO
trong việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phương pháp này cũng
phải được sử dụng trong các báo cáo tài chính cho các cổ đông.
- Công ty còn có một lượng hàng lớn tồn kho trị giá 276 triệu đồng bán
cho công ty Nam Phương đang bị trả lại nhưng hàng chưa về nhập kho.Theo
chuẩn mực kế toán với số hàng hoá bán cho công ty Nam phương đang bị trả
lại và hàng chưa về nhập kho thì bắt buộc phải ghi nhận hàng hoá bị trả lại.
Kế toán có thể hạch toán khoản doanh thu bị trả lại vào năm 2009 cùng với

thời điểm nhận được hàng và như vậy sẽ làm cho lợi nhuận trong năm 2008
tăng và số lỗ sẽ giảm.
- Vào đầu năm 2009 khi công ty chuẩn bị công bố thông tin cho các cổ
đông thì có một vụ hoả hoạn tại khu nhà máy ở Bình Dương. Đó chỉ là cháy
do chập điện tại một phòng tập thể dục cho chị em, do vậy thiệt hại về kinh
tế là không lớn và nó sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến việc huy động vốn
góp của cổ đông. Đây là sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán nên theo
chuẩn mực kế toán quốc tế số 10 – IAS10: Các sự kiện phát sinh sau ngày
lập bảng cân đối kế toán, công ty phải ước tính thiệt hại về tài sản do vụ hoả
hoạn xảy ra và công bố trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008.
Với những khắc phục ở trên, khi công ty chọn thời điểm công bố thông tin
cho cổ đông vào đầu năm 2009 sẽ giúp công ty có một bản báo cáo tài chính
thuyết phục, huy động tối đa vốn góp từ các cổ đông.
Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có
thể thực hiện những phương pháp quản trị tài chính khác nhau tương ứng với
từng mục tiêu kinh doanh. Kế toán tài chính có thể có những xử lý cụ thể để
cung cấp thông tin tài chính đáp ứng mục tiêu quản trị đề ra. Tuy nhiên khi
thực hiện các xử lý kế toán, doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định của
các chuẩn mực kế toán quốc tế chung được thừa nhận và làm công tác kế
5


toán phải hiểu những quy định của chuẩn mực kế toán này để vận dụng
trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp.
3. Giả thiết rằng, nhà quản lý đã yêu cầu kế toán tiến hành những
xử lý kế toán theo hướng có lợi cho doanh nghiệp (yêu cầu 1 và yêu cầu
2). Anh chị hãy phân tích những chuẩn mực trong hạch toán có liên
quan và chỉ ra những vi phạm trong việc chuẩn bị báo cáo (nếu có).
Nếu nhà quản lý đã yêu cầu kế toán tiến hành những xử lý kế toán theo
hướng có lợi cho doanh nghiệp như trên đề cập thì doanh nghiệp đã vi phạm

chuẩn mực kế toán sau:
Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho
Nội dung của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng
tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị
thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ
sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Hàng tồn kho là những tài sản:
• Được giữ để bán trong kỳ sản xuất và kinh doanh bình thường
• Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang
• Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được dùng để tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
Theo khái niệm như trên thì hàng tồn kho trong doanh nghiệp gồm:
• Hàng hoá mua để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi đường,
hàng gửi bán, hàng gửi đi gia công chế biến
• Thành phẩm: Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
• Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn
thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho.
• Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, đã mua đang đi trên
đường hoặc gửi đi gia công chế biến
• Chi phi dịch vụ dở dang
Giá trị của hàng tồn kho được quy định theo chuẩn mực số 02 là giá thấp
hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện.

6


Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí chế biến, chi phí thu mua và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho tại vị trí và
trạng thái như hiện tại.

• Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan
trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định ( chi
phí khấu hao máy móc nhà xưởng…) và chi phí sản xuất chung biến
đổi ( chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp)
trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
• Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm giá mua, các khoản thuế không
được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bôc xếp và bảo quản trong quá
trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu
mua hàng tồn kho trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng mua do hàng không đúng phẩm chất quy cách.
• Chi phí liên quan trực tiếp khác là những chi phí khác ngoài chi phí
thu mua và chi phí chế biến ví dụ như chi phí thiết kế cho một đơn đặt
hàng cụ thể.
Chuẩn mực 02 cũng quy định những chi phí không được tính vào giá gốc
hàng tồn kho bao gồm:
• Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản
xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
• Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng
tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản;
• Chi phí bán hàng;
• Chi phí quản lý doanh nghiệp;
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp
sau:
• Phương pháp tính theo giá đích danh: Áp dụng đối với doanh nghiệp
có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
• Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự
đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong
kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi

nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
• Phương pháp nhập trước, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là
hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước,

7




và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản
xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Phương pháp nhập sau, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng
tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng
tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước
đó. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch
giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực
hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho.

Hiện nay, phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) không được chấp nhận
theo chuẩn mực 02 hàng tồn kho của kế toán quốc tế.
Hai phương pháp được chuẩn mực kế toán quốc tế khuyến khích sử dụng
thường xuyên ở doanh nghiệp là phương pháp nhập trước xuất trước và
phương pháp bình quân gia quyền.
Như vậy, Công ty Maxdoor cần xem xét và cân nhắc giữa những vi phạm
có thể mắc phải và hậu quả của nó với những lợi ích mà doanh nghiệp có thể
thu được từ việc thực hiện những hành vi nêu trên để ra quyết định. Tuy
nhiên, hậu quả về mặt pháp lý sẽ là vô cùng lớn và một doanh nghiệp kinh

doanh nghiêm túc sẽ không bao giờ lựa chọn hành vi vi phạm pháp luật để
thực hiện việc kinh doanh.

8



×