Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập môn kế toán tài chính (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.49 KB, 5 trang )

Môn :
Kế Toán Tài Chính

MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Học viên: Trịnh Văn Thảo
Lớp: GaMBA01.X03
ĐỀ BÀI:
Tình huống về Công ty VIETDOOR
Công ty VIETDOOR là doanh nghiệp sản xuất cửa nhôm kính có khả năng chống
tiếng ồn rất tốt. Công ty có nhà máy sản xuất ở Bình Dương. Phòng nghiên cứu thị trường
của công ty sau một thời gian nghiên cứu có đưa ra đề xuất với giám đốc về phương án mở
rộng hoạt động tại thị trường phía Bắc.Theo nghiên cứu của Phòng này, thị truờng phía
Bắc còn có mức cầu rất cao về sản phẩm này.
Để mở rộng hoạt động kinh doanh công ty phải huy động thêm vốn từ cổ đông. Báo
cáo tài chính của công ty cho thấy năm 2007 công ty có lãi sau thuế là 1,23 tỷ đồng. Năm
2008 công ty đang có lỗ là 203,5 triệu đồng. Khoản lỗ này của công ty một phần rất lớn là
do thị trường bất động sản năm 2008 đóng băng dẫn đến cầu của thị trường sản phẩm của
công ty giảm hẳn. Hơn nữa, nguyên vật liệu của công ty mua vào để sản xuất tăng giá rất
nhanh do Nhà nước tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này. Ngoài ra, công ty còn có
một lượng lớn hàng tồn kho do có một lô hàng khách hàng APPA gặp khó khăn về mặt tài
chính nên chưa ký hợp đồng chính thức. Công ty APPA là khách hàng thường xuyên của
công ty VIETDOOR. Giám đốc của APPA đã gọi điện trực tiếp cho giám đốc của
VIETDOOR và hứa là sẽ mua hàng của công ty ngay khi huy động được vốn. Đơn đặt
hàng ban đầu của APPA có giá trị 452 triệu đồng. Công ty còn có một lượng lớn hàng tồn
kho trị giá 276 triệu bán cho công ty Nam Phương đang bị trả lại nhưng hàng chưa về nhập
kho. Hiện nay, công ty VIETDOOR đang áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp Nhập sau xuất trước. Ngoài ra, vào đầu năm 2009 khi công ty chuẩn bị công
bố thông tin cho cổ đông, có một vụ hỏa hoạn ở khu nhà máy ở Bình Dương.
Yêu cầu:
1. Công ty VIETDOOR sẽ có xu hướng khai tăng hay khai giảm lợi nhuận, tăng hay


giảm nợ phải trả. Tại sao?
2. Công ty có những xử lý cụ thể nào để có thể đạt được số liệu kế toán phù hợp với
việc huy động vốn. Với mỗi xử lý cụ thể về mặt kế toán, hãy nêu rõ những giả định
cần thiết.
Trịnh Văn Thảo GaMBA01.X03
1


Môn :
Kế Toán Tài Chính

3. Giả thiết rằng, nhà quản lý đã yêu cầu kế toán tiến hành những xử lý kế toán theo
hướng có lợi cho doanh nghiệp (yêu cầu 1 và yêu cầu 2). Anh/Chị hãy phân tích
những chuẩn mực trong hạch toán có liên quan và chỉ ra những vi phạm trong việc
chuẩn bị báo cáo (nếu có).
BÀI LÀM:
1. Công ty VIETDOOR sẽ có xu hướng khai tăng hay khai giảm lợi nhuận, tăng hay
giảm nợ phải trả. Tại sao?
Với mục tiêu mở rộng thị trường ra phía Bắc, công ty VIETDOOR phải huy động
vốn từ cổ đông. Như vậy, công ty cần phải có một bản báo cáo tài chính năm 2008 có lợi
cho tình hình tài chính của công ty để công bố ra công chúng. Với tình hình thực tế kết quả
kinh doanh năm 2007 lãi sau thuế 1,23 tỷ đồng; năm 2008 lỗ 203,5 triệu đồng, công ty
VIETDOOR sẽ có xu hướng khai tăng lợi nhuận năm 2008 có thể ở mức lãi bằng hoặc lớn
hơn mức lợi nhuận năm 2007. Bởi vì các cổ đông và các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào kết quả
kinh doanh của công ty để đưa ra các quyết định đầu tư. Ngoài ra, các khoản nợ phải trả
của công ty nên có xu hướng khai giảm bằng cách điều chỉnh giảm giá trị các khoản nợ
phải trả. Bởi vì tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của một doanh nghiệp càng nhỏ thì
chứng tỏ năng lực vốn của doanh nghiệp càng lớn, vốn đi vay và vốn chiếm dụng chiếm tỷ
lệ thấp, tài sản của doanh nghiệp hình thành chủ yếu từ vốn tự có của doanh nghiệp. Điều
này sẽ chứng tỏ tiềm lực tài chính vững mạnh của công ty.

Với kết quả kinh doanh có lãi và tỷ lệ nợ phải trả thấp, các cổ đông hiện tại cũng như
cổ đông tương lai sẽ có cái nhìn tích cực về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và sẽ xem xét đầu tư vào cổ phiếu của công ty.
2. Công ty có những xử lý cụ thể nào để có thể đạt được số liệu kế toán phù hợp với việc
huy động vốn. Với mỗi xử lý cụ thể về mặt kế toán, hãy nêu rõ những giả định cần thiết.
Để có được một bản báo cáo tài chính có lợi cho việc huy động vốn của công ty, kế
toán sẽ phải thực hiện một số xử lý cụ thể để đưa số liệu lợi nhuận năm 2008 lên mức lãi.
Với giả thiết đề bài đưa ra về 2 lô hàng tồn kho, cách xử lý của kế toán công ty sẽ là ghi
nhận doanh thu bán hàng cho 1 hoặc cả 2 lô hàng (tuỳ theo mục đích của công ty muốn để
mức lợi nhuận năm 2008 ở mức nào), tăng khoản nợ phải thu cho 2 khách hàng công ty
APPA và công ty Nam Phương. Như vậy, bằng việc ghi nhận doanh thu bán hàng tăng
thêm (452 + 276) = 728 triệu đồng, giả định chi phí phát sinh không đáng kể, lợi nhuận đạt
được năm 2008 sẽ là 728 triệu – 203,5 triệu (số lỗ hiện tại) = 524,5 triệu đồng.

Trịnh Văn Thảo GaMBA01.X03
2


Môn :
Kế Toán Tài Chính

3. Giả thiết rằng, nhà quản lý đã yêu cầu kế toán tiến hành những xử lý kế toán theo
hướng có lợi cho doanh nghiệp (yêu cầu 1 và yêu cầu 2). Anh/Chị hãy phân tích những
chuẩn mực trong hạch toán có liên quan và chỉ ra những vi phạm trong việc chuẩn bị
báo cáo (nếu có).
Khi xử lý kế toán như trên, kế toán công ty VIETDOOR cần lưu ý một số vấn đề:
- Liên quan đến chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”, cần lưu ý chuẩn mực số 02 – Hàng
tồn kho của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa theo chuẩn
mực số 02 về Hàng tồn kho của kế toán quốc tế. Tuy nhiên hiện nay, phương pháp nhập sau
xuất trước (LIFO) mà công ty VIETDOOR đang áp dụng không được chấp nhận theo

chuẩn mực 02 hàng tồn kho của kế toán quốc tế. Hai phương pháp được chuẩn mực kế toán
quốc tế khuyến khích sử dụng thường xuyên ở doanh nghiệp là phương pháp nhập trước
xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền.
- Lưu ý việc xác định “giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho”: Giá trị
hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc
chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho
bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được
phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. Như vậy với cả
hai lô hàng trên, kế toán phải xác định đúng giá gốc hàng tồn kho, căn cứ vào tình hình
thực tế là lô hàng của công ty APPA chưa biết khi nào sẽ bán được chính thức do công ty
này đang gặp khó khăn về vốn; còn lô hàng của công ty Nam Phương hiện đó bị trả lại
chưa rõ nguyên nhân, như vậy giá bán thực tế trong tương lai của hai lô hàng này nhiều khả
năng sẽ thấp hơn giá trị hiện tại theo giả thiết của đề bài.
- Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng
chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến
động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc
năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước
tính.
Như vậy, sự kiện nhà máy ở Bình Dương xảy ra hoả hoạn không chỉ gây hoang mang,
lo lắng đối với cổ đông và các nhà đầu tư tương lai của VIETDOOR, mà nó còn ảnh hưởng
tới việc xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của 2 lô hàng tồn kho nói trên.
- Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự
trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ
để đảm bảo cho hợp đồng bán hàng cho công ty APPA phải dựa vào giá trị trong hợp đồng
ký giữa công ty này và VIETDOOR.

Trịnh Văn Thảo GaMBA01.X03
3



Môn :
Kế Toán Tài Chính

- Lưu ý khi ghi nhận chi phí: Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán
được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan
đến chúng được ghi nhận.
Như vậy, nếu ghi nhận giá trị hai lô hàng tồn kho nói trên vào doanh thu vào doanh thu
mà không ghi nhận giá gốc của chúng vào giá vốn hàng bán (tương đương chi phí kinh
doanh trong kỳ) sẽ là vi phạm chuẩn mực kế toán.
- Lưu ý khi trình bày báo cáo tài chính:
Trong báo cáo tài chính, công ty VIETDOOR phải trình bày:
+ Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, phương pháp tính
giá trị hàng tồn kho là phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO).
+ Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân
loại phù hợp.
+ Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
+ Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
+ Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho (sự kiện hoả hoạn ở nhà máy phải được đưa vào báo cáo tài chính
nếu không sẽ vi phạm chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính)
+ Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đó
dựng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.
- Vì công ty VIETDOOR tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất
trước nên báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày
trong bảng cân đối kế toán với:
(a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước
(nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá
trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể
thực hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (nếu

giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền nhỏ hơn giá trị
hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và giá trị thuần có thể
thực hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu
giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị
hàng tồn kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp bình quân gia
quyền);
Trịnh Văn Thảo GaMBA01.X03
4


Môn :
Kế Toán Tài Chính

(b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân đối kế toán (nếu
giá trị hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối kế toán nhỏ hơn giá trị thuần
có thể thực hiện được); hoặc với giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối
kỳ tính theo giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán).
- Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh được
phân loại chi phí theo chức năng.
- Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục
“Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã
bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho
sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung
không được phân bổ.
Tài liệu tham khảo:
1. www.vnexpress.net
2. www.vneconomy.com.vn
3. Giáo trình “Kế toán tài chính”


Trịnh Văn Thảo GaMBA01.X03
5



×