Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập môn kế toán tài chính (111)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.48 KB, 7 trang )

MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN
Họ và tên

:

Nguyễn Thị Huyền

Lớp

:

GaMBA01.X0409

Ngày

:

12/6/2010

Đề bài: Tình huống về Công ty VIETDOOR
Công ty VIETDOOR là doanh nghiệp sản xuất cửa nhôm kính có khả năng chống tiếng ồn rất
tốt. Công ty có nhà máy sản xuất ở Bình Dương. Phòng nghiên cứu thị trường của công ty sau
một thời gian nghiên cứu có đưa ra đề xuất với giám đốc về phương án mở rộng hoạt động tại
thị trường phía Bắc. Theo nghiên cứu của Phòng này, thị truờng phía Bắc còn có mức cầu rất
cao về sản phẩm này.
Để mở rộng hoạt động kinh doanh công ty phải huy động thêm vốn từ cổ đông. Báo cáo tài
chính của công ty cho thấy năm 2007 công ty có lãi sau thuế là 1,23 tỷ đồng. Năm 2008 công ty
đang có lỗ là 203,5 triệu đồng. Khoản lỗ này của công ty một phần rất lớn là do thị trường bất
động sản năm 2008 đóng băng dẫn đến cầu của thị trường sản phẩm của công ty giảm hẳn. Hơn


nữa, nguyên vật liệu của công ty mua vào để sản xuất tăng giá rất nhanh do Nhà nước tăng thuế
nhập khẩu đối với mặt hàng này. Ngoài ra, công ty còn có một lượng lớn hàng tồn kho do có
một lô hàng khách hàng APPA gặp khó khăn về mặt tài chính nên chưa ký hợp đồng chính
thức. Công ty APPA là khách hàng thường xuyên của công ty VIETDOOR. Giám đốc của
APPA đã gọi điện trực tiếp cho giám đốc của VIETDOOR và hứa là sẽ mua hàng của công ty
ngay khi huy động được vốn. Đơn đặt hàng ban đầu của APPA có giá trị 452 triệu đồng. Công
ty còn có một lượng lớn hàng tồn kho trị giá 276 triệu bán cho công ty Nam Phương đang bị trả
lại nhưng hàng chưa về nhập kho. Hiện nay, công ty VIETDOOR đang áp dụng phương pháp
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Nhập sau xuất trước. Ngoài ra, vào đầu năm 2009 khi
công ty chuẩn bị công bố thông tin cho cổ đông, có một vụ hỏa hoạn ở khu nhà máy ở Bình
Dương.
Yêu cầu:
1. Công ty VIETDOOR sẽ có xu hướng khai tăng hay khai giảm lợi nhuận, tăng hay giảm
nợ phải trả. Tại sao?
2. Công ty có những xử lý cụ thể nào để có thể đạt được số liệu kế toán phù hợp với việc
huy động vốn. Với mỗi xử lý cụ thể về mặt kế toán, hãy nêu rõ những giả định cần thiết.
3. Giả thiết rằng, nhà quản lý đã yêu cầu kế toán tiến hành những xử lý kế toán theo
hướng có lợi cho doanh nghiệp (yêu cầu 1 và yêu cầu 2). Anh/Chị hãy phân tích những
1


chuẩn mực trong hạch toán có liên quan và chỉ ra những vi phạm trong việc chuẩn bị
báo cáo (nếu có).
Bài làm:
Vốn là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Không có vốn thì doanh nghiệp không thể
thực hiện được dự án đầu tư mới hay thậm chí chỉ là mở rộng sản xuất kinh doanh. Con đường
tìm vốn và phát triển nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau. Không riêng gì các
doanh nhân trong nước mà ngay ở nước ngoài, hễ nhắc đến vốn thì nhiều người thường nghĩ
ngay đến ngân hàng. Thực chất, chức năng chính của ngân hàng là "cho vay" chứ không là
"đầu tư". Ngân hàng thực sự chỉ "giữ hộ" tiền và trong khi chờ đợi khách hàng đến rút tiền về,

mà đem đồng tiền ấy mà "cho vay" kiếm lời. Chính vì vậy mà ngân hàng luôn rất bảo thủ và
hết sức cẩn thận trong việc chọn đối tác để cho vay vì sợ mất vốn. Nên thông thường nếu cần
"vốn đầu tư" thì doanh nghiệp nên tìm đến những nguồn vốn ngoài ngân hàng.
Huy động vốn ngoài ngân hàng cũng có nhiều cách khác nhau. Trong những năm gần đây,
trong nước đã bắt đầu nghe nói nhiều về những nguồn vốn được tạm gọi chung là "vốn đầu tư
mạo hiểm" (venture capital). Đây là những quỹ vốn do các nhà đầu tư chuyên nghiệp quản lý,
nhắm đổ tiền vào những dự án mang nhiều tính rủi ro mà ngân hàng không thể cho vay. Hoặc
huy động vốn từ cổ đông bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Khi đó, doanh nghiệp vừa tránh
được áp lực nợ & trả lãi vay ngân hàng mặt khác nếu doanh nghiệp có thua lỗ thì cổ đông cũng
không đòi ngay hay lúc đó trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng êm chuyện.
Đối với tình huống VIETDOOR, công ty xác định rất rõ, để mở rộng hoạt động kinh doanh,
công ty phải huy động thêm nguồn vốn từ các cổ đông. Vậy để thu hút sự quan tâm của các cổ
đông, công ty cần lưu ý tới những vấn đề gì? Báo cáo tài chính của công ty cho thấy năm 2007
công ty có lãi sau thuế là 1,23 tỷ đồng. Năm 2008 công ty đang có lỗ là 203,5 triệu đồng. Liệu
công ty có thể huy động được vốn với báo cáo tài chính minh bạch theo thông tin này?
Như ta đã biết, các cổ đông chỉ thực hiện đầu tư vào một công ty, một doanh nghiệp nào nếu họ
xét thấy lợi ích thu được là lớn nhất & quyền lợi của họ được đảm bảo. Do đó có thể nói tỷ suất
sinh lời trên 1 đồng vốn được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Mà chỉ tiêu này lại liên quan
trực tiếp tới các giá trị báo cáo quá khứ như lợi nhuận, nợ phải trả. Một doanh nghiệp có lợi
nhuận thấp thì lợi tức của cổ đông sẽ không thể cao được & một doanh nghiệp có khỏan nợ
phải trả lớn tức nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khoản nợ tăng, và thực sự rủi ro đối với nhà
đầu tư nếu công ty huy động vốn chỉ để trả nợ ngân hàng hoặc để có vốn lưu động ngắn hạn.

2


Như vậy, để thực hiện được muc tiêu của công ty là huy động vốn và mở rộng kinh doanh
thì VIETDOOR cần phải khai tăng lợi nhuận và giảm nợ phải trả. Khi đó, với bức tranh tài
chính được “make up” thì sẽ hấp dẫn các cổ đông đầu tư vốn hơn.
Đứng về phía nhà đầu tư là các cổ đông, với thực trạng đánh bóng số liệu, thông tin trên báo

cáo tài chính thiếu minh bạch như hiện nay thì nhiều nhà đầu tư cần phải thận trọng gấp bội.
Nếu mua phải cổ phiếu của các công ty phát hành thêm chỉ để trả nợ ngân hàng hoặc đầu tư tài
chính - tức là nằm ngoài mục tiêu chính là đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh - hay phát
hành để có vốn lưu động ngắn hạn, hay các công ty phát hành không công khai, minh bạch…
thì chưa biết chừng số tiền tương đương với con bò nhưng sau một thời gian chỉ thu lại được
cái đuôi bò!
Cần cẩn trọng đối với những công ty phát hành thêm cổ phiếu ngoài mục đích đầu tư của doanh
nghiệp mà còn nhằm thu lợi về tài chính cho các cá nhân, trong đó những người có lợi nhất là
những người nắm giữ cổ phần chi phối, những cổ đông chủ chốt và cổ đông lớn. Bởi những cổ
đông này thường được mua theo giá ưu đãi, theo mệnh giá.
Trở lại với vấn đề của VIETDOOR, để đạt được số liệu về kế tóan phù hợp với mục tiêu
huy độn vốn, công ty cần có những xử lý cụ thể thế nào?
Như đã phân tích ở trên, công ty cần phải khai tăng lợi nhuận và giảm nợ phải trả. Mà Lợi
nhuận = Doanh thu – Chi phí do đó để có lợi nhuận tăng, công ty có thể xử lý tăng doanh thu
hoặc giảm chi phí hoặc xử lý đồng thời cả hai.
Tăng doanh thu:
Theo đề bài, công ty VIETDOOR có một lượng lớn hàng tồn kho do lô hàng của khách hàng
APPA đang gặp khó khăn về tài chính nên chưa ký hợp đồng chính thức. Công ty APPA là
khách hàng thường xuyên công ty VIETDOOR nên giám đốc công ty APPA đã gọi điện trực
tiếp cho giám đốc VIETDOOR và hứa sẽ mua hàng của công ty ngay khi huy động được vốn.
Đơn đặt hàng ban đầu của APPA có trị giá 452 triệu đồng. Như vậy, theo nguyên tắc ghi nhận
doanh thu thì khoản tiền 452 triệu này chưa được ghi nhận là doanh thu bán hàng của
VIETDOOR. Hiện tại, với mục tiêu khai tăng doanh thu nên công ty sẽ kế toán khoản doanh
thu này bằng cách công ty APPA và VIETDOOR sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chính thức về
việc mua lô hàng trên. Theo đó, VIETDOOR có thể tạo điều kiện về thời hạn thanh tóan cho
APPA. Trên cơ sở hợp đồng pháp lý và khoản thu chắc chắn, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu bán
hàng 452 triệu đồng hạch toán vào doanh thu năm 2008. Doanh thu tăng đồng nghĩa với lợi
nhuận của công ty trên báo cáo tài chính được cải thiện.

3



Cũng theo thông tin từ đề bài thì VIETDOOR còn có một lượng hàng lớn tồn kho trị giá 276
triệu đồng bán cho công ty Nam Phương đang bị trả lại nhưng hàng chưa về nhập kho. Do đó,
nếu công ty ghi nhận khoản hàng bán bị trả lại này thì doanh thu bán hàng giảm. Như vậy, vẫn
với mục tiêu cần phải khai tăng doanh thu, kế toán sẽ không ghi nhận khoản hàng bán bị trả
lại này trong năm 2008 bằng cách đẩy lùi ngày lập biên bản hàng bán bị trả lại sau ngày
31/12/2008 hoặc an toàn nhất là sau ngày công bố báo cáo tài chính. Khi đó lô hàng bị trả lại trị
giá 276 triệu đồng sẽ không làm giảm doanh thu hiện có. Việc làm này còn có một ý nghĩa hết
sức lớn đối với VIETDOOR là do không ghi nhận hàng bán bị trả lại nên khoản phải trả khách
hàng của công ty không tăng, theo đó công ty không phải vướng vào gánh nặng nợ thêm 276
triệu đồng này.
Giảm chi phí
Hiện tại, VIETDOOR đang áp dụng Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo Phương pháp
nhập sau xuất trước (LIFO), tức giá vốn hàng bán là giá hàng mua gần nhất & giá hàng tồn kho
cuối kỳ là giá của hàng tồn đầu kỳ và hàng mua sớm nhất. Như vậy, giá hàng xuất kho gần sát
với giá thị trường còn giá hàng tồn kho thì không phản ánh giá thự tế của thị trường. Phương
pháp kế toán hàng tồn kho này ảnh hưởng rất lớn đến báo cáo tài chính khi hàng tồn kho có
biến động lớn về giá. Cụ thể là khi VIETDOOR xuất kho nguyên liệu để sản xuất hàng hóa thì
sẽ xuất kho theo giá nguyên liệu mới nhập gần nhất, mà nguyên liệu công ty mua vào để sản
xuất lại tăng giá rất nhanh do nhà nước tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này nên chi phí
sản xuất của VIETDOOR cũng tăng lên. Điều này dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm
kéo theo đó là giảm khả năng huy động vốn.
Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí, VIETDOOR nên thay đổi Phương pháp kế toán hàng tồn
kho theo Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). Khi đó nguyên liệu xuất kho sẽ tính
với giá nguyên liệu tồn từ đầu kỳ hoặc nguyên liệu nhập sớm nhất, chi phí sản xuất giảm và lợi
nhuận tăng đáp ứng được mục tiêu của công ty (đối với phương pháp FIFO chỉ có giá hàng tồn
kho phản ánh gần sát với giá thị trường).
Ngoài ra, vào đầu năm 2009 khi công ty chuẩn bị công bố thông tin cho cổ dông, có một vụ hỏa
hạn xảy ra ở khu nhà máy ở Bình Dương. Điều này sẽ rất bất lợi đối với công ty trong thời gian

huy động vốn, vì người đầu tư (cổ đông) cảm thấy nhiều rủi ro đối với đồng vốn mình bỏ ra
còn về phía VIETDOOR chắc chắn sẽ phải trích lập một khoản dự phòng cho những vấn đề
tương tự. Do đó, biện pháp ở đây là VIETDOOR có thể chỉ công bố vụ cháy xảy ra trong phạm
vi hẹp, công ty hoàn toàn kiểm soát được vụ cháy nên chưa có thiệt hại về người & tài sản hoặc
thiệt hại không đáng kể, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4


Công ty sẽ ước tính thiệt hại sao cho có lợi nhất cho công ty để chi phí phát sinh này không làm
ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm 2008.
Như vậy, với biện pháp kế toán nêu trên thì từ chỗ công ty đang lỗ 203,5 triệu đồng, báo cáo tài
chính của công ty chắc chắn sẽ “sáng sủa” hơn rất nhiều và mục tiêu thu hut vốn đầu tư của cổ
đông có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, với các xử lý kế tóan có lợi cho doanh nghiệp như trên, VIETDOOR đã vi
phạm gì trong việc thực hiện theo chuẩn mực kế toán?
1. Đối với việc khai tăng doanh thu bằng cách ghi nhận doanh thu bán hàng cho Công ty
APPA có trị giá 452 triệu đồng
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác quy định
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Như vậy, rõ ràng việc làm của VIETDOOR ở đây là vi phạm chuẩn mực, vì:
Thứ nhất: APPA và VIETDOOR mới chỉ ký hợp đồng thôi, chưa chuyển giao về hàng hóa nên
VIETDOOR chưa thể coi là đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
hàng hóa cho người mua được. Mặt khác, APPA mới chỉ hứa là sẽ chắc chắn mua khi huy động

được vốn, còn việc có huy động được vốn hay không thì APPA cũng không xác định được. Do
đó, trong trường hợp APPA không huy động được vốn thì chắc chắn đơn hàng này không được
thực hiện. Do đó việc ghi nhận doanh thu bán hàng cho APPA là vi phạm chuẩn mực kế toán số
14.
2.

Đối với việc VIETDOOR không ghi nhận khoản hàng bán bị trả lại của công ty Nam
Phương

Cũng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 quy định:
“Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên
mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được
hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm
giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại”

5


Như vậy, theo chuẩn mực này VIETDOOR cần phải thực hiện bút tóan ghi giảm doanh thu do
hàng bán bị trả lại. Ở đây, với mục tiêu khai tăng doanh thu nên VIETDOOR đã lờ đi khoản
giảm trừ doanh thu và cũng đồng thời là khoản tăng phải trả người bán này nhằm cải thiện kết
quả kinh doanh trong báo cáo tài chính.
Mặt khác, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ
kế toán năm cũng cho thấy, kể cả việc hàng bán bị trả lại này xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế
toán nhưng trước ngày báo cáo tài chính thì nó cũng cần được ghi nhận. Hơn nữa, đây là sự
kiện có ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo tài chính cần điều chỉnh nên việc không ghi nhận
khoản hàng bán bị trả lại này đã dẫn đến VIETDOOR vi phạm chuẩn mực kế toán Việt Nam số
23
3. Đối với việc thay đổi Phương pháp kế toán hàng tồn kho từ LIFO sang FIFO
Theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho:

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào đòi hỏi phải nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Nếu
có sự thay đổi phải giải trình và thuyết minh, nêu rõ những tác động của sự thay đổi tới các báo
cáo tài chính của doanh nghiệp. Ở đây, ta không bàn tới VIETDOOR co vi phạm chuẩn mực kế
toán này không nhưng một điều chắc chắn là VIETDOOR phải đưa ra phần giải trình thuyết
phục đối với nhà đầu tư về lý do thay đổi Phương pháp kế tóan hàng tồn kho này để vẫn đảm
bảo mục tiêu huy động vốn.
4.

Đối với việc không công bố thông tin hoặc công bố thông tin không trung thực về vụ hỏa
hoạn ở nhà máy Bình Dương năm 2009

Một lần nữa VIETDOOR lại vi phạm vào chuẩn mực kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Ở đây, mặc dù vụ hỏa hoạn được coi là sự kiện có tác động tiêu
cực đến báo cáo tài chính và cần được điều chỉnh nhưng với mục đích che dấu thông tin phần
thuyết minh của báo cáo tài chính không trung thực, không phản ánh đúng thực trạng của vụ
việc
Như vậy, thông qua môn học Kế toán tài chính và tình huống VIETDOOR (chỉ là một tình
huống nhỏ) nhưng cũng cho ta thấy cái nhìn khá toàn diện về sự đa dạng, phức tạp trong công
tác kế toán
-

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, cần phải có các quyết định nhạy bén, chính xác
trong công cuộc điều hành doanh nghiệp của mình phát triển bền vững

-

Đối với nhà đầu tư, cần thận trọng đối với việc tiếp nhận thông tin từ các báo cáo tài
chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để không dẫn đến những quyết định đầu tư
sai lầm


Gần đây, việc vi phạm các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán không phải là ít, và việc vi phạm
ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn. Vì vậy để xây dựng một môi trường kinh doanh ngày
6


càng minh bạch và cạnh tranh lành mạnh, các công ty cần chú trọng đến công tác kiểm soát nội
bộ. Xây dựng bộ máy kiểm soát nội bộ hiệu quả là cơ sở cho sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp và tạo tâm lý yên tâm hơn đối với các nhà đầu tư.
Tài liệu tham khảo:
-

Sách kế toán tài chính: chương trình GaMBA – Đại học Griggs Hoa kỳ

-

Chuẩn mực kế toán 02, 14, 23

-

/>
7



×