Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập môn kế toán tài chính (266)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.16 KB, 4 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn Kế toán tài chính
Học viên: Bùi Quang Hải
Mã sinh viên: ID 114525
Lớp: Gr MBA.X0710
Email:
Câu 1:
Trình bày cơ sở hình thành, nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực kế toán Việt Nam số
14 (Chuẩn mực kế toán doanh thu và thu nhập khác).
Nội dung: chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán
doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp
kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên
mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc
sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng
bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được
xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa các khoản thu được trong tương lai về giá trị thực tế
tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi xuất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận
doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
- Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ khác tương tự về
bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
- Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá và dịch vụ khác không tương tự
thì việc tao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác
định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch vụ nhận vềm sau khi điều chỉnh các khoản tiền
hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng
hoá hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch
vụ đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản


phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
2. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá
hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
3. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
4. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
5. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó
được xác định một các đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều
kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập
Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả
mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
1. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
2. Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
3. Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán;
4. Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung
cấp dịch vụ đó.
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh
nghiệp được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
1. Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
2. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.


* Chuẩn mực số 14 của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa
theo chuẩn mực số về doanh thu của kế toán quốc tế, vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
kế toán khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tạo hàng lang pháp lý chung cho công tác kế toán
doanh thu, thu nhập.
Câu 2:
Trình bày cơ sở hình thành, nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2
(Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho).
Nội dung của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế

toán hàng tồn kho gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng
tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn
kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất và kinh doanh bình thường
- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được dùng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Theo khái niệm như trên thì hàng tồn kho trong doanh nghiệp gồm:
- Hàng hoá để mua bán: Hàng hoá tồn kho, hàng hoá đang đi đường, hàng gửi bán, hàng gửi
đi gia công chế biến
- Thành phẩm: Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ
tục nhập kho
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho: đã mua đang đi trên đường hoặc gửi đi gia
công chế biến
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Giá trị của hàng tồn kho được quy định theo chuẩn mực số 2 là giá trị thấp hơn giữa giá
gốc và giá trị thuần có thể thực hiện.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí chế biến, chi phí thu mua và các chi phí liên quan
trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho tại vị trí và trạng thái như hiện tại.
- Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung cố định (chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng …) và chi phí sản xuất chung biến đổi (chi
phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp) trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu,
vật liệu thành phẩm.
- Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm giá mua, các khoản thuế không được hoàn lại, chi phí
vận chuyển, bốc xếp và bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực
tiếp đến việc thu mua hàng tồn kho trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do
hàng không đúng phẩm chất quy cách.

- Chi phí liên quan trực tiếp khác là những chi phí ngoài chi phí thu mua và chi phí chế biến
ví dụ như chi phí thiết kế cho một đơn đặt hàng cụ thể.
Chuẩn mực số 2 cũng quy định những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao
gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, khai thác phát sinh
trên mức bình thường;
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho
quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản;
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh: Áp dụng đối với doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc
mặt hàng ổn định và nhận diện được.


- Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị
trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua
hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một
lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua
trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được
mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua
sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được
mua hoặc sản xuất trước đó. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng
tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt
hàng tồn kho.
* Chuẩn mực số 2 – Hàng tồn kho của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây

dựng chủ yếu dựa theo chuẩn mực số 2 về hàng tồn kho của kế toán quốc tế, vì vậy sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác kế toán khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tạo cơ sở pháp lý chung
cho công tác kế toán hàng tồn kho.
Câu 3: Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp)
CÔNG TY TORINO

Mẫu số B 03-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Thep phương pháp gián tiếp)
Năm 2007
CHỈ TIÊU
1
I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao tài sản cố định
- Các khoản dự phòng
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư
- Chi phí lãi vay
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi
vốn lưu động
- Tăng, giảm các khoản phải thu
- Tăng, giảm hàng tồn kho
- Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải
trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)
- Tăng, giảm chi phí trả trước

- Tiền lãi vay phải trả
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

Mã số Thuyết minh
2
3

Đơn vị tính: USD
Năm nay Năm trước
4
5

01

149.930

02
03
04
05
06

35.500
( 5.000)
2.940

08


183.370

09
10

( 33.800)
( 19.250)

11

80.690

12
13
14
15
16

( 2.940)
(27.270)


Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản
dài hạn khác
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài
sản dài hạn khác
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị
khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn
vị khác
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
7. Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chi
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của
chủ sở hữu
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20 +30 + 40)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50 + 60 + 61)

20

180.800

21

( 141.000)


22

15.000

23
24
25
26
27
30

( 108.500)

31

50.000

17.500

32
33
34
35
36
40
50
60

( 58.000)
(8.000)

64.300
33.400

61
70

97.700

Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

33.400



×