Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập môn kế toán tài chính (181)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.81 KB, 4 trang )

Kế toán tài chính
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
LỚP GaMBA.X0410

Người nhận: Giảng viên môn Kế toán Tài chính
Người gửi: Phan Thị Ngọc Yến.
ĐỀ BÀI
Tình huống về Công ty MAXDOOR
Công ty MAXDOOR là doanh nghiệp sản xuất cửa nhôm kính có khả năng chống tiếng
ồn rất tốt. Công ty có nhà máy sản xuất ở Bình Dương. Phòng nghiên cứu thị trường của công ty
sau một thời gian nghiên cứu có đưa ra đề xuất với giám đốc về phương án mở rộng hoạt động
tại thị trường phía Bắc.Theo nghiên cứu của Phòng này, thị truờng phía Bắc còn có mức cầu rất
cao về sản phẩm này.
Để mở rộng hoạt động kinh doanh công ty phải huy động thêm vốn từ cổ đông. Báo cáo
tài chính của công ty cho thấy năm 2007 công ty có lãi sau thuế là 1,23 tỷ đồng. Năm 2008 công
ty đang có lỗ là 203,5 triệu đồng. Khoản lỗ này của công ty một phần rất lớn là do thị trường bất
động sản năm 2008 đóng băng dẫn đến cầu của thị trường sản phẩm của công ty giảm hẳn. Hơn
nữa, nguyên vật liệu của công ty mua vào để sản xuất tăng giá rất nhanh do Nhà nước tăng thuế
nhập khẩu đối với mặt hàng này. Ngoài ra, công ty còn có một lượng lớn hàng tồn kho do có một
lô hàng khách hàng APPA gặp khó khăn về mặt tài chính nên chưa ký hợp đồng chính thức.
Công ty APPA là khách hàng thường xuyên của công ty MAXDOOR. Giám đốc của
APPA đã gọi điện trực tiếp cho giám đốc của MAXDOOR và hứa là sẽ mua hàng của công ty
ngay khi huy động được vốn. Đơn đặt hàng ban đầu của APPA có giá trị 452 triệu đồng. Công ty
còn có một lượng lớn hàng tồn kho trị giá 276 triệu bán cho công ty Nam Phương đang bị trả lại
nhưng hàng chưa về nhập kho. Hiện nay, công ty MAXDOOR đang áp dụng phương pháp kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp Nhập sau xuất trước.
Ngoài ra, vào đầu năm 2009 khi công ty chuẩn bị công bố thông tin cho cổ đông, có một
vụ hỏa hoạn ở khu nhà máy ở Bình Dương.
Yêu cầu:


1. Công ty MAXDOOR sẽ có xu hướng khai tăng hay khai giảm lợi nhuận, tăng hay giảm
nợ phải trả. Tại sao?
2. Công ty có những xử lý cụ thể nào để có thể đạt được số liệu kế toán phù hợp với việc
huy động vốn. Với mỗi xử lý cụ thể về mặt kế toán, hãy nêu rõ những giả định cần thiết.
3. Giả thiết rằng, nhà quản lý đã yêu cầu kế toán tiến hành những xử lý kế toán theo hướng
có lợi cho doanh nghiệp (yêu cầu 1 và yêu cầu 2). Anh/Chị hãy phân tích những chuẩn
mực trong hạch toán có liên quan và chỉ ra những vi phạm trong việc chuẩn bị báo cáo
(nếu có).


Kế toán tài chính
BÀI LÀM

TRẢ LỜI CÂU 1
Để huy động vốn từ cổ đông, Công ty cần có một báo cáo tài chính thể hiện kinh doanh
có hiệu quả cho các cổ đông. Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của
Công ty là lợi nhuận, phần Công ty thu được sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất. Lợi nhuận
được tính bằng (Doanh thu + thu nhập khác)- (Chi phí sản xuất + Chi phí khác).
Năm 2008, Công ty đang lỗ 203,5 triệu đồng, thể hiện việc kinh doanh không có hiệu quả
do khách quan tình hình thị trường khủng hoảng, Công ty không bán được hàng. Do vậy, để huy
động vốn từ cổ đông, Công ty có xu hướng sẽ tăng lợi nhuận để các nhà đầu tư tin tưởng, đầu tư
vốn vào Công ty.
Mặt khác, Công ty cũng có xu hướng giảm nợ phải trả khi công bố báo cáo tài chính của
Công ty. Nợ phải trả là chỉ tiêu phản ánh trách nhiệm hiện tại của Công ty phát sinh từ các sự
kiện trong quá khứ và việc thanh toán nợ sẽ làm giảm các nguồn lực chứa đựng lợi ích kinh tế
của Công ty. Do vậy, giảm nợ phải trả hay giảm trách nhiệm hiện tại của Công ty cũng là phương
pháp để Công ty thực hiện trên các báo cáo tài chính nhằm tạo sự yên tâm, tin tưởng để thu hút
nguồn vốn từ các nhà đầu tư.
Trong tình huống này, Công ty Maxdoor sẽ có xu hướng khai tăng lợi nhuận, để có thể
thuyết phục được cổ đông trước hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, nhằm huy động vốn

để thực hiện Phương án mở rộng tại thị trường phía Bắc theo đề xuất của Phòng nghiên cứu thị
trường của Công ty.
Bởi vì nợ phải trả không thay đổi, do chưa có các khoản mua bán phát sinh. Công ty Nam
Phương trả lại hàng nhưng hàng chưa về nhập kho, Công ty APPA chưa ký hợp đồng chính thức,
tuy đã có đơn đặt hàng và Giám đốc của APPA có cam kết sẽ mua hàng ngay khi huy động được
vốn ( thời điểm mua hàng chưa xác định) nên Công ty cần khai tăng lợi nhuận.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 (IAS 18), doanh thu được ghi nhận trong báo cáo
tài chính khi có thể chắc chắn là lợi ích kinh tế trong tương lai sẽ chuyển vào doanh nghiệp và
lợi ích kinh tế đó có thể đo lường một cách tin cậy. Theo nguyên tắc “ dồn tích”, doanh nghiệp
cần ghi nhận doanh thu tại thời điểm hàng hóa được bán ra hoặc dịch vụ đã được hoàn thành. Hai
tiêu chuẩn chính để ghi nhận doanh thu là: phải được thực hiện và khối lượng phải đo lường
được. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2008 của MAXDOOR (đầu năm 2009), lượng
hàng giá trị 452 triệu đồng mà APPA hứa mua vẫn nằm trong kho của MAXDOOR, chưa được
giao cho APPA và vẫn thuộc sở hữu của MAXDOOR. Đối chiếu với chuẩn mực thì phần doanh
thu này chưa đủ điều kiện để ghi nhận trong báo cáo tài chính năm 2008.
Về Giá trị hàng bị Nam Phương trả lại giá trị 276 triệu đồng. Về nguyên tắc, MAXDOOR
phải ghi giảm doanh thu trong năm 2008 phần hàng bị trả lại này. Với mục tiêu khai tăng doanh
thu trong kỳ, MAXDOOR cần đàm phán với Phương Nam để lập biên bản trả hàng vào năm
2009. Khoản giảm doanh thu này sẽ được ghi nhận vào năm 2009. Tuy nhiên, phương án này
chưa khả thi vì ảnh hưởng đến lợi ích cũng như báo cáo tài chính của Phương Nam.
Mặt khác, doanh thu trong kỳ được xác định như sau:
Doanh thu = Tổng doanh số bán hàng - Chiết khấu - Giảm giá hàng bán – Hàng bán bị trả lại
Hàng bị Phương Nam trả lại là hàng hóa đã giao trong năm 2008. Nếu không ghi nhận
giảm doanh thu trong năm là vi phạm chuẩn mực kế toán. Hơn nữa, việc chuyển phần hàng bị trả
lại sang ghi giảm doanh thu năm 2009 sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm 2009 (nếu
năm 2009 doanh thu bị sút giảm nhiều, lại ghi giảm doanh thu phần này sẽ ảnh hưởng xấu đến
báo cáo tài chính).


Kế toán tài chính


TRẢ LỜI CÂU 2.
Để đạt được báo cáo tài chính như vậy, Công ty có thể xử lý như sau:
Giám đốc của APPA đã gọi điện trực tiếp cho giám đốc của MAXDOOR và hứa là sẽ
mua hàng của công ty ngay khi huy động được vốn. Đơn đặt hàng ban đầu của APPA có giá trị
452 triệu đồng. Đây là một nghiệp vụ chưa chắc chắn, chưa thể ghi nhận tăng doanh thu. Tuy
nhiên trong trường hợp này Công ty cũng có thể dựa vào cam kết của APPA nhằm ghi nhận
doanh thu, và do vậy tăng lợi nhuận của Công ty vào kỳ hiện tại. Cụ thể :
1. Ghi nhận doanh thu 452 triệu đồng.
2. Ghi nhận chi phí phù hợp
3. Ghi có thu nhập (doanh thu- chi phí).
4. Xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty APPA, xuất hàng và ghi nợ phải thu APPA
452 triệu đồng.
Công ty còn có một lượng lớn hàng tồn kho trị giá 276 triệu bán cho công ty Nam
Phương đang bị trả lại nhưng hàng chưa về nhập kho. Đây là trường hợp phải ghi nhận giảm
doanh thu vì Công ty Nam Phương đã trả lại hàng. Tuy nhiên, ghi nhận giảm doanh thu trường
hợp này sẽ đồng thời giảm lợi nhuận của Công ty. Do vậy, Công ty sẽ tìm cách chưa ghi nhận
giảm doanh thu trường hợp này.
Với trường hợp này, Công ty chỉ ghi nhận giảm doanh thu khi hàng trả lại nhập kho.
Hiện nay, công ty MAXDOOR đang áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp Nhập sau xuất trước. Phương pháp nhập sau, xuất trước nghĩa là nguyên vật liệu,
hàng hóa nhập kho sau thực hiện xuất kho trước. Trong trường hợp nguyên vật liệu của công ty
mua vào để sản xuất tăng giá rất nhanh (theo đề bài) thì phương pháp ghi nhận hàng tồn kho như
vậy sẽ làm giảm lợi nhuận vì giá trị nguyên vật liệu thực tế lúc mua để sản xuất chính hàng hóa
được bán sẽ thấp hơn giá trị nguyên vật liệu chi sổ để hạch toán chi phí hàng hóa đó. Do vậy,
Công ty có xu hướng đổi phương pháp ghi sổ kế toán đối với hàng tồn kho là nhập trước xuất
trước (FIFO). Với phương pháp này chi phí sản xuất thấp hơn so với chi phí sản xuất theo
phương pháp nhập sau xuất trước, trong khi đó doanh thu không thay đổi và do vậy tăng lợi
nhuận của Công ty.
Với trường hợp này, Công ty phải thuyết minh bổ sung báo cáo tài chính : Thay đổi

phương pháp tính hàng tồn kho nhập sau xuất trước thành nhập trước xuất trước.
Về vụ hỏa hoạn xảy ra sau ngày quyết toán năm tài chính 2008, vì vậy những chi phí
thiệt hại phát sinh có thể hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2009.

TRẢ LỜI CÂU 3
Trường hợp ghi nhận doanh thu trước và chưa ghi nhận giảm doanh thu, Công ty đã vi
phạm chuẩn mực kế toán chung, chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh thu và thu nhập khác như
chưa chuyển giao quyền quản lý, sở hữu hàng hóa, chưa có bằng chứng chắc chắn về lợi ích kinh
tế, không ghi chép báo cáo kịp thời (trường hợp ghi nhận giảm doanh thu). Cụ thể các chuẩn
mực qui định như sau Chuẩn mực số 14- Doanh thu và thu nhập khác :
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
2. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;


Kế toán tài chính
3. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
4. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
5. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Chuẩn mực 01 – Chuẩn mực chung :
1. Nguyên tắc thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế…
2. Yêu cầu trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện
trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3. Yêu cầu kịp thời : Các thông tin và số liệ kế toán phải được ghi chép và báo cáo
kịp thời, đúng hay trước thời hạn qui định, không được chậm trễ.
Trường hợp Công ty thay đổi phương pháp tính hàng tồn kho từ nhập sau xuất trước

thành nhập trước xuất trước Công ty đã vi phạm chuẩn mực 01 chuẩn mực chung, chuẩn mực 29
thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán và các sai sót như : Nguyên tắc nhất quán, yêu
cầu có thể so sánh…Cụ thể các chuẩn mực qui định như sau :
Chuẩn mực 01 – Chuẩn mực chung :
Nguyên tắc nhất quán : Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn
phải áp dụng thống nhất ít nhất trong một ký kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và
phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sựu thay đổi đó trong
phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Chuân mực 29 - Thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán và các sai sót
1. Tính nhất quán của chính sách kế toán: Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng
chính sách kế toán nhất quán đối với các giao dịch, sự kiện tương tự, trừ khi có
chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc cho phép phân loại các giao dịch, sự kiện
tương tự thành các nhóm nhỏ và áp dụng chính sách kế toán khác nhau cho các
nhóm này. Trường hợp này, một chính sách kế toán phù hợp sẽ được lựa chọn và
áp dụng nhất quán đối với mỗi nhóm.
2. Thay đổi chính sách kế toán: Doanh nghiệp chỉ được thay đổi chính sách kế toán
khi :
(a) Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và
chế độ kế toán; hoặc
(b) Sự thay đổi sẽ dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin tin cậy và thích
hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính,
kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Người sử dụng báo cáp tài chính cần phải so sánh được báo cáo tài chính của doanh
nghiệp qua nhiều kỳ để xác định xu hướng biến động tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Do đó, chính sách kế toán cần được áp dụng nhất
quán giữa các kỳ, trừ khi có sự thay đổi chính sách kế toán theo quy định.




×