Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÌNH HUỐNG CHUYÊN VIÊN xử lý kỉ LUẬT cán bộ, CÔNG CHỨC TRONG TRƯỜNG hợp VI PHẠM tệ nạn xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.28 KB, 17 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Cán bộ, công chức luôn luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong bất kỳ
giai đoạn nào của công cuộc xây dựng đất nước. Sự đúng đắn của đường lối, chính
sách và việc tổ chức lãnh đạo thực hiện thành công đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước phụ thuộc cơ bản vào chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Thực tiễn cách mạng nước ta cho
thấy, trong các thời kỳ cách mạng, nhất là trong các thời điểm có tính chất chuyển
giai đoạn, cán bộ, công chức là một trong những yếu tốt có ý nghĩa quyết định.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua công tác tuyển dụng, đào
tạo và quản lý cán bộ, công chức ngày càng được quan tâm, chú trọng. Chất lượng
đôi ngũ cán bộ, công chức nhìn chung được nâng lên cả về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. lý luận chính trị cung như năng lực thực hiện nhiệm vụ. Đại đa số cán bộ,
công chức đã giữ vững được bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức lối sống, trung
thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ
phần cán bộ, công chức thiếu ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành phát luật cung
như nội quy, quy chế của cơ quan, do đó việc áp dụng các hình thức kỷ luật là một
biện pháp cơ bản để đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, góp phần
đẩy mạng cải cách hành chính Nhà nước.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo không chỉ có nhiều thuận lợi và cơ hội, mà còn phải đương đầu
với không ít khó khăn, thách thức và nguy cơ, tác động rất phức tạp đến đội ngũ cán
bộ, công chức. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát
triển, các mối qua hệ đối ngoại chuyển động mạnh mẽ trong tiến trình chủ động hội
nhập ngày càng sâu, rộng hơn trên nhiều lĩnh vực. Trong quá trình thực hiện nhất
quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và đẩy nhanh việc
hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ
1



động hội nhập kinh tế quốc tế, những mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động
không nhỏ đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức. Trong khi đời sống còn khó
khăn, nếu bản thân cán bộ, công chức không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không
ổn định về tư tưởng, lại không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì rất dễ vi phạm kỷ
luật, dẫn đến tha hóa, biến chất, bại hoại các giá trị đạo đức.
Chế độ kỷ luật đối với cán bộ, công chức là chế độ trách nhiệm pháp lý khi
cán bộ, công chức thực hiện hành vi, vi phạm công cụ hay vi phạm các nội dung
quan trọng mang tính tất yếu của quy chế cán bộ, công chức. Cải cách nền hành
chính là cải cách bộ máy hành chính, cải cách thể chế hành chính, đổi mới tổ chức
và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức nên tất yếu cung phải chú trọng đến chế
độ kỷ luật cán bộ, công chức.
Với những kiến thức đã được học và qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, trong
phạm vi tiểu luận cuối khóa tôi lựa chọn tình huống “Xử lý kỷ luật cán bộ, công
chức trong cơ quan Nhà nước vi phạm tệ nạn xã hội”. Bài tiểu luật trên cơ sở phân
tích tình huống, nguyên nhân và xác định hướng giải quyết; quy trình tổ chức xử lý kỷ
luật cán bộ, công chức; rút ra bài học kinh nghiệm và những kiến nghị.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bài tiểu luận chắc chẵn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý của các Thầy, các Cô giáo
để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn và giúp tôi bổ sung thêm kiến thức vào trong
thực tế công tác của mình.

2


PHẦN NỘI DUNG
I. MỒ TẢ TÌNH HUỐNG
Cơ quan A là đơn vị hành chính trực thuộc UBND huyện B. Vào tháng 04
năm 2013, cơ quan A có dư luận nói về đồng chí Trần Văn K là chuyên viên đang
công tác tại bộ phận C thuộc cơ quan A. Trần Văn K đã tốt nghiệp Trường Đại
học luật năm 2007, vào công tác tại bộ phận C năm 2010, là một cán bộ, công

chức trẻ, ham học hỏi, nhiệt tình, năng động tham gia các hoạt động đoàn thể đầy
đủ. Trần Văn K là con của đồng chí nguyên là cán bộ đã nhiều năm công tác và
đóng góp xây dựng cho ngành quản lí đất đai
Từ các dư luận trên, cơ quan A đã tổ chức họp cơ quan với sự có mặt của
Trần Văn K. Trong cuộc họp tại cơ quan có nêu vần đề: Theo dự luận cho rằng
đồng chí Trần Văn K có biểu hiện nghiện hút ma túy. Lúc này đồng chí Trần
Văn K có ý kiện bảo vệ quyền lợi và danh dự của mình, Trần Văn K nói: “Thưa
các đồng chí hôm nay trong cuộc họp này tối được các đồng chí nói là có dư
luận cho rằng tôi sử dụng ma túy. Là một cán bộ, công chức tôi luôn xác định
không vi phạm các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy. Qua cuộc họp hôm nay,
tôi cũng xin khẳng định rằng những dư luật trền là không đúng và đang làm ảnh
hưởng đề uy tín và danh sự của bản thân tôi. Tôi rất mong các đồng chí xem xét
lại và sớm tìm ra sự thật để minh oan cho tôi”. Sau khi nghe trình bày của cá
nhân K, cơ quan đã dừng cuộc họp để tiếp tục xem xét kỹ trường hợp của K và
độ chính xác của dư luận.
Tuy nhiên, một thời gian sau có dư luận Trần Văn K nghiện hút vẫn tiếp tục
tiếp diễn qua nhiều lần, phòng đã tổ chức họp và cử cán bộ, công chức tham gia giúp
đỡ, khuyên ngăn nhằm giúp đồng chí K nhận ra thiếu sót để kịp thời sửa chữa.
Nhưng đồng chí K vẫn một mực phủ nhận việc minh mắc vào tệ nạn xã hôi nghiện
hút ma túy. Là cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, Phòng nhận thấy đây là
một vấn đề rất bức xúc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh người cán
bộ, công chức của cơ quan A. Lãnh đạo cơ quan A đã họp, đưa ra giải pháp đề nghị
3


gia đình, cơ quan công an và tổ dân phố và Trạm y tế nơi đồng chí K cư trú phối hợp
để kiểm tra, xác minh.
Qua một thời gian theo dõi, được giúp đỡ nhiệt tình của Gia đình, công an, tổ
dân phố, trạm y tế nơi đồng chí K cư trú đã phát hiện và bắt quả tang Trần Văn K
đang sử dụng ma túy tại nhà một người bạn cùng nghiện. Trước chứng cứ không thể

chối cãi được, Trần Văn K đã phải ký và biên bản và thú nhận mình có sử dụng ma
túy. Trước tình hình cán bộ, công chức mắc tệ nạn ma túy, bộ phận C nơi Trần Văn
K đang công tác đề nghị cơ quan A và các cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo
quy định.
Qua tình tiết sự việc trên. Lãnh đạo cơ quan A căn cứ vào Luật cán bộ, công
chức, các quy định về xử lý kỷ luật và nội quy, quy chế của cơ quan buộc phải xét
ký luật đối với Trần Văn K và cho đồng chí viết đơn xin đi cai nghiện. Trong thời
giam nghỉ tự túc để cai nghiện, Trần Văn K không được hưởng các chế độ Nhà nước
theo quy định đối với cán bộ, công chức ma phải tự túc mọi chi phí từ đi lại, ăn ở,
điều trị cai nghiện.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Vấn đề xử lý kỷ luật đối với Trần Văn K phải đảm bảo tính khách quan, công
bằng, nghiêm minh. Đồng thời việc xử lý kỷ luật đó phải đảm bảo trong thời hiệu
được quy định trong Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính Phủ
quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Việc xem xét và áp dụng hình thức kỷ luật đối với Trần Văn K phải là một
trong các hình thức kỷ luật đối với công chức đã được quy định trong Luật Cán bộ,
công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 đang có hiệu lực hiện hành và các văn
bản hướng dẫn thực hiện.
Việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo đúng quy trình đã được quy định, không thực
hiện hời hợt, không đúng quy trình, làm giảm hiệu lực của cơ quan quản lý hành
chính Nhà nước đó là Quyết định kỷ luật đối với Trần Văn K, là cơ sở pháp lý cao
nhất tránh nguyên nhân gây ra khiếu kiện sau này.
4


Trong điều kiện cụ thể của cơ quan A, vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
ngoài việc phải đảm bảo đúng quy định của Pháp luật hiện hành, còn phải xem xét
đến quá trình đóng góp của cá nhân Trần Văn K đối với cơ quan, tránh gây dư luận

không tốt trong nội bộ, dẫn đến hậu quả xấu sau khi ra Quyết đinh xử lý kỷ luật cán
bộ, công chức.
Việc xử lý kỷ luật đối với Trần Văn K còn là tấm gương để các cán bộ, công
chức khác noi theo đồng thời còn để người lao động trong cơ quan làm gương mà
rèn luyện minh, phấn đầu tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, rèn luyện về lối sống,
nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật nói chung và trong Phòng nói riêng.
2. Phân tích tình huống, nguyên nhân và hậu quả
a. Phân tích tình huống
Vấn đề đặt ra là xem xét quá trình vị phạm kỷ luật của cán bộ, công chức,
trách nhiệm của một người công chức Nhà nước với cơ quan và các bước đã tiến
hành xử lý trong thời gian ma cán bộ, công chức vi phạm khuyết điểm dẫn tới bị
kỷ luật.
Xét quá trình công tác của Trần Văn K vốn là một người có phẩm chất đạo
đức tốt, làm việc có tình thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, được anh em, đồng nghiệp quý mến. Trong công tác Trần Văn K có ý chí phấn
đấu, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trần Văn K đã đạt
được nhiều thành tích trong công tác, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi
đua cơ sở, được tặng Bằng khen, giấy khen trong các hoạt động phong trào, đoàn
thể, được cơ quan đánh giá là một công chức trẻ có nhiều triển vọng phát triển.
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do bản thân Trần Văn K đã không ý thức được hậu quả của việc mình đang
làm là vi phạm pháp luật, lảm ảnh hưởng đến uy tín của ngành cũng như hình ảnh
người cán bộ, công chức.
- Do cá nhân không có tinh thần tự chủ, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ
chức kỷ luật, tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức kém.
5


- Chưa chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm, ý thức tổ

chức kỷ luật, tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức kém.
- Chưa chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ,
những việc cán bộ, công chức không được làm như quy định trong Luật Cán bộ,
công chức (nghĩa vụ của cán bộ, công chức từ Điều 8 đến Điều 10).
* Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường xã hội là nguyên nhân cơ bản làm Trần Văn K mắc nghiện vì lúc
đó K có nhiều bạn là đối tượng nghiện hút ma túy, do không làm chủ được bản thân,
do đua đòi và không lường trước được hậu quả nên Trần Văn K đã thử và nghiện ma
túy.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, công
chức nói chung chưa được chú trong thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao. Việc
quản lý, giám sát, theo dõi nắm bắt tình hình diến biến tư tưởng đối với cán bộ, công
chức chưa được sát sao, chặt chẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc, vi phạm kỷ luật
của công chức chưa được kịp thời ngăn chặn.
- Công tác xử lý các tệ nạn xã hội của các cơ quan chức năng có nơi, có lúc
chưa kiên quyết, triệt để, chưa có tình răn đe cao, do đó, một số đối tượng vẫn ngang
nhiên thực hiện và bất chấp dư luận xã hội lên án.
- Công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình của công an khu vực đôi khi còn buông
lỏng, thiếu sâu sát, chưa kịp thời vhur động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể vận
động, tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hôi.
c. Hậu quả
Hậu quả của những người nghiện chất ma túy có thể gây ra là không thể
lường trước, dễ làm nảy sinh các tiêu cực xã hội khác như trộm căn, giết người cướp
của do thiếu tiền, gia đình tan vỡ,… làm ảnh hưởng đế tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
Ngoài ra còn không đảm bảo điều kiện công tác, không chấp hành kỷ luật, kỷ
cương cơ quan, tác phong luộm nhộm, cứ xử không đúng mực,… Nếu không xử lý
kịp thời và kiên quyết dễ làm cho các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền,
6



chống phá chính quyền, làm giảm uy tín của người cán bộ, công chức trong nhân
dân, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, chia rẽ khối đại đoàn kết.
III. XÂY DỰNG, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Cán phương án giải quyết tình huống
Việc xử lý kỷ luật đối với cá nhân Trần Văn K là cần thiết, do mắc nghiện ma
vi phạm quy chế cơ quan, vi phậm phát luật. Đối với cán bộ, công chức mắc vào tệ
nạn xã hội thi cần phải nghiêm trị để không gây dư luận xấu trong cơ quan, là bài
học cho mọi người về ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật, kỷ cương của Nhà
nước, nêu cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ tương trợ nhau trong công tác.
Giải pháp cho trường hợp của Trần Văn K phải đúng nguyên tắc, đúng quy
định nhưng phải mềm dẻo và linh hoạt. Đảm bảo được các yêu cầu công tác và cách
giải quyết đối với Trần Văn K phải hợp tình, hợp lý, được mọi người đồng tình ủng
hộ và đều chấp hành kỷ luật, tránh tình trạng như đã xảy ra đối với Trần Văn K.
Từ những tình tiết theo tình huống trên, với cá nhân tôi, tôi xin đề xuất giải
quyết theo 2 phương án.
a. Phương án 1
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tại Khoản 3, Điều 11 của Nghị định số
34/2011/NĐ-CP là hạ bậc lượng và cho nghỉ 6 tháng đi cai nghiện tự túc, có sự hỗ
trợ một phần của Công đoàn. Nếu không cai nghiện được thi mới tiếp tục xem xét
hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với Trần Văn K.
* Ưu điểm: Phương án này cũng thể hiện được sự quan tâm của lãnh đạo và
Công đoàn, đồng thời động viên được tình thần công tác của cán bộ, công chức
khác trong cơ quan.
* Nhược điểm: Xử lý còn nhẹ so với quy định.
b. Phương án 2
Thành lập Hội đồng Kỷ luật và ra quyết định buộc thôi việc đối với Trần
Văn K.
* Ưu điểm: Thực hiện đúng theo quy định trong Luật Cán bộ, công chức
năm 2008 và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP (Khoản 3, Điều 14, Nghị định

7


34/2011/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với trường
hợp cán bộ, công chức nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm
quyền). Là bài học cho các cán bộ, công chức khách giữ gìn đúng kỷ luật, kỷ
cương hành chính. Tính nghiêm minh của hình thức kỷ luật làm cho Trần Văn K
thấy được sai phạm của mình đối với những quy định của người cán bộ, công
chức, loại bỏ được những người không còn đủ tư cách làm việc trong cơ quan
Nhà nước, đồng thời có tính răn đe, phòng ngừa chung đối với toàn bộ đội ngũ
cán bộ, công chức.
* Nhược điểm: chưa thực sự mềm dẻo trong công tác quản lý.
2. Các phương án và các căn cứ xét kỷ luật
a. Chọn phương án
Qua 2 phương án đã nêu ở trên cho thấy: Phương án 2 đúng, không sai nhưng
chưa thực sự mềm dẻo trong quản lý. Phương án 1 là thích hợp vì đây là phương án có
nhiều điểm tích cực, vẫn nghiệm khắc xử lý sai phạm, có tính chất răn đe nhưng lại mang
tính giáo dục, thể hiện sự khoan hồng, tạo có hội tốt cho công chức vi phạm khuyết điểm
có cơ hội sử chữa lỗi lầm, phát huy được tính tích cực trong đội ngũ cán bộ, công chức.
Bản thân cá nhân mặc dù mắc khuyết điểm đã có hình thức kỷ luật nhưng có nhân thân
tốt, có nhiều cống hiến cho ngành và đã có sự ăn năn, hối hận, nhận ra sai phạm và có ý
thức tu dưỡng rèn luyện vươn lên để sửa chữa lỗi lầm.
Mục đích của kỷ luật là giáo dục ý thức, đạo đức con người, do đó tôi chọn
phương án thứ 1, là phương án có tình, có lý. Việc khen thưởng, kỷ luật được tiến
hành hàng năm và trong từng thời kỳ có nề nếp là một động lực quan trọng đối với
toản thể cán bộ, công chức. Đây cũng thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan,
của các tổ chức đoàn thể đối với tập thể đơn vị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trước công việc được giao, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị
của cấp trên giao cho cơ quan, đơn vị.
Kỷ luật công chức là mang ý nghĩa của quản lý hành chính, kỷ luật công chức

gắn liền với các hình thức kỷ luật mang tình giáo dục, hướng con người đi đến cán
chân, thiện, mỹ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính.
8


b. Căn cứ áp dụng để xử lý kỷ luật công chức
Căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức, các quy định từ Điều 78 đến Điều 83.
Cụ thể đối với công chức, khi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải
chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng
chức, cách chức, buộc thôi việc. Đây là những hình thức kỷ luật nhằm đảm bảo đúng
nguyên tắc, chính xác theo các điều, khoản đã quy định trong Luật, áp dụng hình
thức kỷ luật phù hợp với các vi phạm mà cá nhân mắc phải căn cứ Nghị định
34/2011/NĐ-CP nêu trên.
c. Một số quy định và thời gian xử lý kỷ luật công chức có liên quan
* Thẩm quyền xử lý kỷ luật: Theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử
lý kỷ luật đối với công chức, cụ thể đối với trường hợp Trần Văn K không phải là
công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc
người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và
quyết định hình thức kỷ luật.
* Thành phần Hội đồng Kỷ luật: Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý có hành vi vi pham pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ
quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức.
+ Ủy viên Hồi đồng là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của cơ quan quản
lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ Ủy viên Hồi đồng là đại diện của đơn vị công tác có công chức bị xem xét
xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị công tác lựa chọn
và cử ra;
+ Ủy viên Hồi đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;

+ Ủy viên kiêm thư ký Hồi đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về
công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức bị xem xét xử lý
kỷ luật.
9


Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật
thừa nhận; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; chị, em dâu; anh, em rể hoặc người có liên
quan đến hành vi vi phạm pháp luật của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia
thành viên Hội đồng kỷ luật.
* Trình tự tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật:
- Bước 1: Chuẩn bị họp:
+ Chậm nhất 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng Kỷ luật, giấy
triệu tập họp phải được gửi tới công chức có hành vi vi phạm pháp luật. Công chức
có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp công
chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì lần thứ
3 sau khi đã gửi triệu tập, nếu công chức đó vẫn vắng mặt thi Hội đồng Kỷ luật vẫn
họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
+ Hội đồng Kỷ luật có thể mời thêm đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội nơi công chức có hành vi, vi phạm pháp luật đang công tác dự họp.
Người được mời dự họp có quyên phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật
nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật.
+ Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng Kỷ luật gồm có bản tự kiểm điểm, trích
ngang sơ yếu lý lịch củ công chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp
kiểm điểm của cơ quan sử dụng công chức và các tài liệu khác có liên quan.
- Bước 2: Nội dung chương trình họp:
+ Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
+ Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của công chức
có hành vi, vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan.
+ Công chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm, nếu công

chức có hành vi, vi phạm pháp luật vắng mặt thì thư ký Hội đồng đọc thay.
+ Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
+ Các thành viên Hội đồng và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến.

10


+ Công chức có hành vi, vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu công chức
có hành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiện hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ
luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp kiểm điểm.
+ Các thành viên Hội đồng và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến.
+ Công chức có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu công chức có
hành vi, vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hôi đồng kỷ
luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp theo quy định.
+ Hội đồng Kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.
+ Chủ tịch Hội đồng công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản
cuộc họp. Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng ký vào biên bản
cuộc họp.
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội
đồng Kỷ Luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản
họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
- Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến
nghị của Hội đồng kỷ luật thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật.
* Thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật:
- Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét
kỷ luật.
- Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có
hành vi, vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra
quyết định xử lý kỷ luật. Trường hợp vụ việc có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết

định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật.
IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
Với nhưng kết quả lựa chọn như trên, cần phải xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện. Đây là giai đoạn rất quan trọng, không chỉ có lý luận mà còn đòi hỏi có cả
kinh nghiệm thực tiễn cao. Phương án được lựa chọn dù có tối ưu đến đâu những
vẫn phải phụ thuộc vào kế hoạch thực hiện. Chính vì thế, kế hoạch tổ chức thực hiện
11


là biện pháp, phương pháp cụ thể đưa hoạt động đi vào thực tiễn. Cơ quan A cần
thực hiện các công việc sau:
1. Yêu cầu ông Trần Văn K viết bản kiểm điểm.
2. Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp quản lý ông Trần Văn K họp kiểm
điểm về đề nghị hình thức kỷ luật đối với Trần Văn K, trình lãnh đạo cơ quan A xem
xét, quyết định.
3. Họp Hội đồng Kỷ luật để đưa ra các hình thức kỷ luật đối với Trần Văn K.
Ý kiến của Hội đồng được biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay. Hội
đồng cũng thông báo với đương sự biết rõ vi phạm những điều trong Luật Cán bộ,
công chức và nội quy, quy chế của cơ quan.
4. Những lý do được Hội đồng giảm nhẹ trước khi đưa ra quyết định kỷ luật
để tạo cơ hội sửa chữa khuyết điểm làn cuối cùng.
5. Hội đồng kỷ luật tập hợp bản kiểm điểm cá nhân, biên bản và tài liệu có
liên quan trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định kỷ luật công chức theo đúng
hình thức ma Hội đồng Kỷ luật đề nghị.
6. Hình thức kỷ luật đề nghị là hạ bậc lương, ghi lý lịch của công chức.
7. Quyết định được gửi đến cá nhân và các phòng, ban liên quan để thi hành.
8. Các đoàn thể có các biện pháp, hình thức sử lý khuyết điểm Trần Văn K cụ
thể và đúng quy định.
V. KIẾN NGHỊ
Vụ việc vi phạm nêu trên khi giải quyết không được trái với nguyên tắc, trái

với pháp luật, quyết định đúng sẽ có tác dụng ngăn chặn những sai phạm khác có thể
xảy ra, là bài học, làm gương cho cán bộ, công chức khác. Mặc khác, tạo cơ hội cho
người vi phạm kỷ luật nhìn nhận thấu đáo khuyết điểm của mình để có hướng phấn
đấu, sửa chữa lỗi lầm để trở thành công chức tốt trong bộ máy quản lý nhà nước.
Với những nhận xét, phân tích, đánh giá tình huống trên đấy tôi xin được đưa
ra một số kiến nghị như sau:
*Thứ nhất: Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
12


- Cần thường xuyên quan tâm, chăm lo tới công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cho công chức, viên
chức nhằm hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ công tác được giao trong thực thi
công vụ;
- Phải duy trì và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cơ quan;
tăng cường kiểm tra, giám sát công chức, viên chức dưới quyền trong qúa trình thực
thi công vụ; kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch của công chức, viên chức,
không để sai phạm lớn xảy ra;
- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể ( Công đoàn, Đoàn thanh niên,…)
trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức;
thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống của cán bộ, công chức trong cơ quan.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý cán bộ, công chức, làm tốt công
tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cãn bộ, thường xuyên nắm bắt thông tin, xây
dựng kế hoạch kiểm tra nhằm phát hiện những sai lệch của cán bộ, công chức để kịp
thời uốn nắn, điều chỉnh. Thiết lập trật tự kỳ cương, coi đây là yếu tố cực kỳ quan
trọng nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả
quản lý nhà nước.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi có cán bộ,
công chức vi phạm pháp luật, vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật và mắc các tệ nạn xã hội.
- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật, tạo sự dân chủ,

công bằng, là động lực để động viên mỗi cán bộ, công chức hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
* Thứ hai: Đối với các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương:
- Chính quyền địa phương các cấp, các ngành cần có biện pháp hữu hiệu hơn
nữa nhằm đẩy lùi các tệ nạn đang xâm nhập vào xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy
hiện nay đang là mối hiểm họa, đe dọa đến tình mạng con người, làm bại hoại đạo
đức để tạo môi trường lành mạnh, trong sạch.

13


- Thực hiện rà soát, mở các đợt cao điểm đấu tranh, trấn áp, phòng chống tội
phạm và các tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư.
- Xử lý nghiêm các tụ điểm và đối tượng vi phạm pháp luật trong công tác
phòng chống tệ nạn xã hội.
- Phối, kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biên giáo dục pháp luật
trong nhân dân.
* Thứ ba: Đối với công chức, viên chức:
1. Phải thường xuyên học tập, rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức, tinh
thần, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ;
2. Phải nêu cao tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu chấp
hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
VI. KẾT LUẬN
Việc thi hành kỷ luật đối với công chức, viên chức là việc làm rất hệ trọng, là
hình phạt không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà còn ảnh hưởng tới tương lai lâu dài
của họ. Nếu kỷ luật không đúng người, đúng tội hoặc áp dụng hình phạt quá nặng so
với sai lầm, khuyết điểm của họ, không những không mang lại kết quả tích cực mà
còn có thể làm nảy sinh những hành vi tiêu cực khác, làm giảm uy tín của người
điều hành công sở.
Mặt khác, kỷ luật không phải là mục đích trong điều hành công sở, mà chỉ là

phương tiện để duy trì kỷ cương, kỷ luật hành chính và giáo dục công chức, viên
chức trong thực thi công vụ. Do vậy, khi xử lý kỷ luật công chức, viên chức, người
điều hành công sở cần phải có ý thức bảo vệ tương lai cho họ, tạo cho họ cơ hội để
họ sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm mà họ đã mắc phải; phải đánh giá, phân
tích rõ bản chất của sự việc, hoàn cảnh gây ra lỗi lầm và những đặc điểm riêng của
người đã mắc sai lầm, khuyết điểm để quyết định hình thức xử lý kỷ luật đối với họ
một cách hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật, có như vậy thì việc kỷ luật mới mang lại
hiệu quả như mong muốn.

14


Từ tình huống nêu trên đã đặt ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ và bài học trong
công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức. Việc thực hiện nhiệm vụ
cơ quan, đơn vị, tổ chức có tốt hay không, không chỉ phụ thuộc vào năng lực mà
phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống của cán bộ, công chức cũng có vai trò thiết
yếu. Việc giải quyết kịp thời vụ việc nêu trên đã góp phần nâng cao hiệu lực của
hoạt đọng quản lý Nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức và
công dân, tạo niệm tin cho cán bộ, công chức tin tưởng và chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết một lòng, phấn đấu
đưa nước ta thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
đã đề ra.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước chương trình chuyên viên, tôi đã được trang bị thêm những kiến thức mang
tính lý luận trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, đồng thời cũng là cơ hội để tôi học hỏi
thêm nhiều kinh nghiêm thực tế của các thầy, cô giáo truyền thụ.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận tình huống cụ thể, trên cơ sở các phân tích,
đánh giá, vận dụng những kiến thức đã được các thầy, cô giáo có tâm huyết,
nhiệt tình, tận tâm chỉ dậy để có được một bài tập tình huống và phương pháp
xử lý tình huống, kiến nghị và giải quyết một số vấn đề trong một phạm vi nhất

định. Qua đây, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo
để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn, có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản
lý hành chính Nhà nước./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

15


1. Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008.
2. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy
định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
3. Luật Thi đua, khen thưởng 26/ tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005.
4. Nội quy, quy chế của cơ quan.
5. Hồ sơ vụ việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

MỤC LỤC
16


17



×