Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Soạn bài tam đại con gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.07 KB, 3 trang )

Soạn bài: Tam đại con gà (Truyện cười)
Câu 1:
Trong truyện Tam đại con gà, "ông thầy"
liên tiếp bị đưa vào hai tình huống:
+ Thầy đồ đi dạy học trò nhưng "thấy mặt
chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học
trò lại hơi gấp, thầy cuống, nói liều...".
+ Khi bị người nhà phát hiện dạy sai, thầy
ra sức bao biện để chối tội và giấu dốt.
Trong lần thứ nhất, để "giải quyết tình
huống", "ông thầy" đã nhắm mắt chọn cách
nói liều. Hài ước hơn khi ngay sau đó, "ông
thầy" còn viện đến thổ công để "chứng
giám" một cách hú họa cho sự dốt nát của
mình.
Trong tình huống thứ hai, "ông thầy" đã
giải quyết để bào chữa cho mình bằng một
cái "lí sự cùn".


Ta thấy, từ đầu đến cuối thầy ra sức giấu
dốt. Thầy cố gắng che đậy bản thân "dốt"
của mình, mặc dù trong suy nghĩ thầy cũng
tự ý thức được mình dốt ("Mình đã dốt, thổ
công nhà nó cũng dốt nữa"). Đây chính là
mâu thuẫn cơ bản nhất, là yếu tố chính để
gây cười (dốt > < dấu dốt). Nhưng càng ra
sức che đậy sự dốt nát, sự dốt nát lại càng
bị phơi bày.
Câu 2:
Qua hình ảnh thầy đồ trong truyện Tam


đại con gà, truyện phê phán một tật xấu
trong nội bộ nhân dân, phê phán những
người dốt mà không chịu học hỏi, dốt mà cứ
cố tình che đậy sự dốt nát của mình. Tuy
nhiên cái cười trong truyện ngắn này chủ
yếu vẫn mang tính chất giải trí - cười sự
ngây ngô và liều lĩnh của thầy đồ, chứ chưa
tới mức cười nhằm đả kích và triệt tiêu đối
tượng.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×