Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Vẻ đẹp nhân vật pê nê lốp số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.86 KB, 4 trang )

Đề bài: Hãy viết một bài văn ngắn nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật
Pê nê lốp trong Uy lít xơ trở về
Bài làm 2
Sử thi ô-đi-xê của nhà thơ mù Hô-me-rơ (Hi Lạp) được sáng tác
dựa theo Truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, một sự
kiện xảy ra trước thời kì Hô-me-rơ sống khoảng ba thế kỉ. Nhân vật
chính là chàng Uy-lít-xơ dũng cảm, tài ba, biểu tượng của sức
mạnh, trí tuệ; ý chí, nghị lực của con người cùng với khát vọng tìm
hiểu, chinh phục thế giới và niềm mơ ước mãnh liệt về một cuộc
sống hoà bình, hạnh phúc.
Phần cuối sử thi kể về cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa Uy-lítxơ và người vợ thuỷ chung Pê-nê-lốp sau hai mươi năm trời xa
cách, vốn là một phụ nữ đẹp tuyệt vời nên Pê-nê-lốp thường xuyên
bị đám đàn ông quý tộc quấy rầy, không thể sống yên. Uy-lít-xơ đã
giết chết chúng cùng với đám gia nhân phản bội.
Nhũ mẫu Ơ-ri-clê đưa ra bằng chứng là vết sẹo do nanh trắng của
một con ợn lòi húc vào chân chàng ngày xưa để lại, Pê-nê-lốp vẫn
chưa tin. Sau khi (xống gác, nàng bước đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ
mà lòng phân vân khôn siết: có nên lại gần để hỏi chuyện người
chồng yêu quý, hay ôm lấy đầu, cầm lấy tay chàng mà hôn? Tận
mắt nhìn thấy chàng ngồi tựa vào một cái cột cao, vất nhìn xuống
đất, chờ đợi phản ứng của nàng, nhưng nàng vẫn ngồi lặng thinh
trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng,
khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp.


Hô-me-rơ quả là có khả năng miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến mức
tinh tế, sâu sắc lạ thường. Có nhiều lí do để nàng Pê-nê-lốp giữ thái
độ thận trọng như thế. Từ ngày chồng tham gia chinh chiến, một
mình nàng phải đối phó với bao nhiêu kẻ độc ác, tham lam, háo sắc.
Chúng có vô vàn mưu ma chước quỷ, song nàng chỉ có trí thông
minh sắc sảo và lòng thuỷ chung son sắt chờ chồng.


Tác giả khéo léo dùng lời trách móc của Tê-lê-mác để gián tiếp thể
hiện sự cảnh giác cao độ của Pê-nê-lốp. Con trai gay gắt chỉ trích
mẹ là tàn nhẫn và độc ác, vì cứ ngồi nhìn cha trân trân mà không
biết đến gần vồn vã hỏi han: Không, không một người đàn bà nào
sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao
gian lao, bây giờ mới trờ về xử sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng
như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá.
Nếu ở vào hoàn cảnh bình thường thì thái độ của Tê-lê-mác là
hỗn xược, đáng giận, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt này, Uy-lít-xơ
thấu hiểu nỗi bức xúc và hờn giận không phải là vô cớ của con trai:
Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại mĩm cười. Chàng âu yếm nói với con
trai những lời có cánh như sau: Tê-lê-mác, con đừng làm rầy mẹ,
mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng
sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy. Hiện giờ cha còn bẩn thiu, quần áo
rách rưởi, nên mẹ con khinh cha, chưa nói: "Đích thị là chàng rồi".
Sau khi tắm rửa, Uy-lit-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp
như một vị thần. Chàng ngồi lên chiếc ghế bành ban nãy đã ngồi rồi
nói với vợ bằng giọng hờn trách nhẹ nhàng, thoáng chút ngậm ngùi,
tủi thân: Khốn khổ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho


nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì
một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như
thế, khi chồng đi biện biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian
truân, nay mới được về xứ sở. Rồi chàng quay sang nói với nhũ
mẫu: Thôi, già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ
một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
Nghe chàng nói vậy, chắc chắn những người xung quanh phải mủi
lòng, nhửng Pê-nê-lốp vẫn chưa tin và tiếp tục thử chàng bằng bí
mật của chiếc giường mà không ai biết ngoài vợ chồng nàng. Phép

thử cuối cùng này quả là màu nhiệm! Nó làm rung động dữ dội cả
trái tim và khối óc của người anh hùng Uy-lít-xơ. Chàng giật mình
nói với vợ: Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã
xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy ? Nếu không có thần linh giúp đỡ
thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này… Đây
là một Chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay
tôi làm lấy chứ chẳng phải ai… Rồi chàng kể cách thức làm giường
cùng các chi tiết độc đáo của nó. Chàng băn khoăn, sốt ruột hỏi cái
giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ hay đã có người chặt gốc cây
Ô-liu mà dời nó đi nơi khác?
Như vậy là Uy-lít-xơ đã chứng minh được mình chính là người
chồng yêu quý mà nàng Pê-nê-lốp đang mỏi mòn đợi chờ, trông
ngóng. Nghe chàng nói vậy, nàng bủn rủn cả chân tay… bèn chạy
ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng
và nói: Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là
người nồi tiếng khôn ngoan. Ôi Thần linh đã dành cho hai ta một số
phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta


được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi
thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin
chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà
không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây,
dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt,
chỉ làm điều tai ác… Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ
rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp…
Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy
lòng thiếp rất đa nghi.
Những lời tâm huyết của ngựời vợ xinh đạp, thuỷ chung khiến Uylít-xơ muốn khóc. Chàng ôm lấy người vợ xiết bao thương yêu,
người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề.

Uy-lít-xơ trở về có lẽ cao trào của cảm xúc nhân vật, cảm xúc tác
giả và cảm xúc người đọc đã gặp nhau ở đây, cộng hưởng và thăng
hoa để trở thành bất diệt! Đó cũng chính là những yếu tố làm nên
chất lãng mạn bay bổng trong nghệ thuật cùng chất nhân văn sâu
sắc tròng nội dung ý nghĩa của đoạn trích này.
Nhà thơ mù Hô-me-rơ của văn học Hi Lạp cổ đại xứng đáng là bậc
thầy của những thiên trường ca – sử thi có sức sống muôn đời trong
tâm hồn nhân loại.



×