Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập kế toán quản trị (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.59 KB, 7 trang )

GaMBA01.M02

Kế toán quản trị

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Học viên

: Nguyễn Anh Điệp

Lớp

: GaMBA01.M02

Hà Nội, tháng 04 năm 2009
1

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Kế toán quản trị

TÓM TẮT ĐỀ BÀI
-

Tên doanh nghiệp: Công ty Hợp Phát.

-



Địa chỉ: Thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

-

Thời gian thành lập: 5 năm.

-

Ngành nghề kinh doanh: Buôn bán thiết bị âm thanh điện tử.

-

Công ty dự kiến ký kết với đối tác Hàn Quốc hợp đồng tiêu thụ máy nghe nhạc MP3
(là loại máy nghe nhạc kỹ thuật số đời mới, hiếm có, được giới trẻ trong nước rất ưa
chuộng). Sau khi điều tra thị trường, quản lý Công ty dự tính chi phí và doanh thu của
năm đầu tiên như sau:
STT

Nội dung

Đ.V.T

Năm đầu tiên

1

Sản lượng tiêu thụ

sản phẩm (SP)


9.500

2

Giá bán

đồng/SP

400.000

3

Chi phí biến đổi (4+5)

đồng/SP

225.000

4

- Giá vốn

đồng/SP

195.000

5

- Chi phí biến đổi khác


đồng/SP

30.000

6

Chi phí cố định (7+8+9)

đồng/năm

1.260.000.000

7

- Chi phí thuê địa điểm

đồng/năm

460.000.000

8

- Chi phí quản lý

đồng/năm

650.000.000

9


- Chi phí cố định khác

đồng/năm

150.000.000

Yêu cầu:
1. Sử dụng phân tích hoà vốn để quyết định có nên chấp nhận hợp đồng hay không;
xác định khoảng an toàn?
2. Dự kiến, nếu quảng cáo thì doanh số sẽ tăng, có 2 khả năng:
a. Chi phí quảng cáo mức 140.000.000 đồng sẽ tăng khối lượng bán 10.585
chiếc/năm

2

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Kế toán quản trị

b. Chi phí quảng cáo mức 300.000.000 đồng sẽ tăng khối lượng bán 11.500
chiếc/năm.
So sánh 2 phương án trên và so với phương án ban đầu.

BÀI GIẢI
1.


Sử dụng phân tích hoà vốn để quyết định có nên chấp nhận hợp
đồng hay không? Xác định khoảng an toàn?
Ta có:
+ Giá bán: 400.000 đồng/SP.
+ Sản lượng tiêu thụ: 9.500 SP
+ Chi phí biến đổi: 225.000 đồng/SP
+ Lãi góp đơn vị = Giá bán - Chi phí biến đổi đơn vị
= 400.000 – 225.000
= 175.000 đồng/SP
+ Khối lượng hoà vốn

= Chi phí cố định/Lãi góp đơn vị
= 1.260.000.000/175.000
= 7.200 SP

+ Doanh thu hoà vốn

= Khối lượng hoà vốn x Giá bán
= 7.200 x 400.000
= 2.880.000.000 đồng.

+ Khoảng an toàn (theo giá trị tuyệt đối) = Doanh thu bán hàng – Doanh thu hoà vốn
= 3.800.000.000 – 2.880.000.000
= 920.000.000 đồng.
Hoặc:
+ Khoảng an toàn (theo %)

= (DT bán hàng – DT hoà vốn)/DT bán hàng

3


Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Kế toán quản trị

= 24,2%
* Kết luận: Công ty Hợp Phát nên chấp nhận hợp đồng, bởi vì: Doanh thu bán hàng
lớn hơn Doanh thu hoà vốn (có khoảng an toàn là 920.000.000 đồng hoặc 24,2% ).
2.
a)

Tiến hành quảng cáo tăng doanh số bán:
Phương án 1:
+ Chi phí quảng cáo là 140.000.000 đồng.
+ Sản lượng tiêu thụ: 10.585 SP/năm.
Chi phí quảng cáo đã làm tăng chi phí cố định. Do đó:
+ Chi phí cố định

= 1.260.000.000 + 140.000.000
= 1.400.000.000 đồng/năm

Giá bán và chi phí biến đổi đơn vị không thay đổi nên:
+ Lãi góp = 175.000 đồng/SP.
+ Doanh thu bán hàng = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ
= 400.000 x 10.585
= 4.234.000.000 đồng.
+ Khối lượng hoà vốn = Chi phí cố định/Lãi góp đơn vị

= 1.400.000.000/175.000
= 8.000 SP
+ Doanh thu hoà vốn = Khối lượng hoà vốn x Giá bán
= 8.000 x 400.000
= 3.200.000.000 đồng.
+ Khoảng an toàn (theo giá trị tuyệt đối)

= DT bán hàng – DT hoà vốn
= 4.234.000.000 – 3.200.000.000
= 1.034.000.000 đồng.

4

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Kế toán quản trị

Hoặc:
+ Khoảng an toàn (theo %)

= (DT bán hàng – DT hoà vốn)/DT bán hàng
= 24,4%

b)

Phương án 2:
+ Chi phí quảng cáo là 300.000.000 đồng.

+ Sản lượng tiêu thụ: 11.500 SP/năm.
Chi phí quảng cáo đã làm tăng chi phí cố định. Do đó:
+ Chi phí cố định

= 1.260.000.000 + 300.000.000
= 1.560.000.000 đồng/năm

Giá bán và chi phí biến đổi đơn vị giữ nguyên nên:
+ Lãi góp = 175.000 đồng/SP.
+ Doanh thu bán hàng = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ
= 400.000 x 11.500
= 4.600.000.000 đồng.
+ Khối lượng hoà vốn = Chi phí cố định/Lãi góp đơn vị
= 1.560.000.000/175.000
= 8.914 SP
+ Doanh thu hoà vốn = Khối lượng hoà vốn x Giá bán
= 8.914 x 400.000
= 3.565.600.000 đồng.
+ Khoảng an toàn (theo giá trị tuyệt đối)

= DT bán hàng – DT hoà vốn
= 4.600.000.000 – 3.565.600.000
= 1.034.400.000 đồng.

Hoặc:

5

Học viên: Nguyễn Anh Điệp



GaMBA01.M02
+ Khoảng an toàn (theo %)

Kế toán quản trị

= (DT bán hàng – DT hoà vốn)/DT bán hàng
= 22,5%

So sánh các phương án:
Chỉ tiêu

PA ban đầu

Sản lượng tiêu thụ (SP)

Phương án 1

Phương án 2

9.500

10.585

11.500

400.000

400.000


400.000

Doanh thu bán hàng(đ)

3.800.000.000

4.234.000.000

4.600.000.000

Tổng chi phí biến đổi(đ)

2.137.500.000

2.381.625.000

2.587.500.000

Tổng chi phí cố định(đ)

1.260.000.000

1.400.000.000

1.560.000.000

Tổng lãi góp

1.662.500.000


1.852.375.000

2.012.500.000

7.200

8.000

8.914

2.880.000.000

3.200.000.000

3.565.600.000

920.000.000

1.034.000.000

1.034.400.000

24,2

24,4

22,5

Lợi nhuận ròng(đ)


402.500.000

452.375.000

452.500.000

Đòn bẩy hoạt động

4,13

4,09

4,44

10,59

10,68

9,83

Giá bán (đ/SP)

Khối lượng hoà vốn(SP)
Doanh thu hoà vốn(đ)
Khoảng an toàn (trị giá)
Khoảng an toàn (%)

Tỉ lệ lợi nhuận/DT (%)

* Nhận xét:

Phương án 1:
+ Khoảng an toàn là 24,4% cao hơn so với Phương án ban đầu (24,2%) và
Phương án 2 (22,5%).
+ Đòn bẩy hoạt động của Phương án 1 là 4,09 lần thấp hơn Phương án ban đầu
(4,13) và Phương án 2 (4,44).

6

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Kế toán quản trị

Do vậy, đầu tư theo Phương án 1 mức độ rủi ro ít hơn.
+ Tỉ lệ lợi nhuận/Doanh thu là 10,68% cao hơn Phương án 1 (10,59%) và Phương
án 2 (9,83%).
Xét trên quan điểm an toàn, hiệu quả thì nên chọn Phương án 1 (Vốn đầu tư
thấp hơn, Tỉ suất lợi nhuận và Khoảng an toàn cao hơn).
Phương án 2:
+ Mặc dù chi phí đầu tư cho quảng cáo tăng cao làm cho cơ cấu chi phí cố định và
đòn bẩy hoạt động tăng lên lớn hơn Phương án 1 nhưng lợi nhuận ròng tăng
không đáng kể (so với Phương án 1).
+ Do sản phẩm MP3 là mặt hàng mới bán chạy nên khả năng phát triển doanh số
sẽ tốt. Đòn bẩy hoạt động của Phương án 2 này cao hơn (trong điều kiện doanh số
tăng) thì lợi nhuận sẽ tăng cao hơn.
Nếu đứng trên quan điểm phát triển gia tăng thị phần thì có thể chọn Phương án 2.
--------------------------------------


7

Học viên: Nguyễn Anh Điệp



×