Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên mông của nhà trần (1258 1288)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.53 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG VÀ AN NINH

LÊ SỸ NGUYÊN HOÀNG

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
NGUYÊN – MÔNG CỦA NHÀ TRẦN
(TỪ 1258 ĐẾN 1288)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Hà Nội - 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG VÀ AN NINH

LÊ SỸ NGUYÊN HOÀNG

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
NGUYÊN – MÔNG CỦA NHÀ TRẦN
(TỪ 1258 ĐẾN 1288)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Đại tá. Ths. HÀ MẠNH HÙNG

Hà Nội – 2017



LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em còn
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo Đại tá. Thạc sĩ Hà
Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Đồng thời, em còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo trong Trung
tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, sự
động viên, khích lệ của gia đình và những bạn bè trong suốt quá trình nghiên
cứu. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý
báu đó.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2017
Tác giả đề tài

Lê Sỹ Nguyên Hoàng


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành là kết quả
nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Nội dung khóa luận này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả đề tài

Lê Sỹ Nguyên Hoàng



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
6. Kết cấu của khóa luận ............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1:NƢỚC ĐẠI VIỆT TRONG THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII) ............. 4
1.1.Về vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao ............................................................... 4
1.1.1.Tổ chức chính quyền, lập pháp .......................................................................... 4
1.1.2. Tổ chức quân đội ............................................................................................... 7
1.1.3.Chính sách đối với các dân tộc thiểu số miền núi và Chiêm Thành .................. 8
1.2. Về kinh tế ............................................................................................................ 9
1.2.1. Nông nghiệp ...................................................................................................... 9
1.2.2. Thủ công nghiệp .............................................................................................. 11
1.2.3. Ngoại thương ................................................................................................... 12
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 14
CHƢƠNG 2: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN - MÔNG
(1258 - 1288) ............................................................................................................. 16
2.1. Chiến tranh và hòa hoãn (1257- 1284) ............................................................... 16
2.1.1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1257- 1258) .................................................. 16
2.1.2. Cuộc đấu tranh ngoại giao bền bỉ (1258-1284) .............................................. 20
2.1.2.1. Giai đoạn thứ nhất (1258- 1279) .................................................................. 21
2.1.2.2. Giai đoạn thứ hai (1279- 1285) .................................................................... 23
2.2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) ................................................................. 25
2.2.1. Sự chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai ................................................ 25
2.2.2. Diễn biến của cuộc kháng chiến lần hai .......................................................... 28

2.3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288)................................................................... 29


2.3.1. Những trận đánh làm lung lay ý chí xâm lược của địch ................................. 29
2.3.2. Trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ........................................................... 31
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 36
CHƢƠNG 3: NHỮNG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG XÂM LƢỢC VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM .................................................................................................................. 38
3.1. Nghệ thuật tạo thế trận “ Cử quốc nghênh địch” (cả nước đánh giặc) ............... 38
3.2. Nghệ thuật phản công đánh bại gọng kìm vu hồi chiến lược của quân
Nguyên - Mông năm 1285. ....................................................................................... 40
3.2.1. Nắm chắc tình hình, quyết định thời cơ phản công chính xác theo tư tưởng
“lấy sức nhàn thắng sức mỏi”. .................................................................................. 40
3.2.2. Kiên quyết chặn đánh từng bước, tiêu hao sinh lực địch, không cho giặc
hợp quân, tiến tới bao vây, cô lập gọng kìm vu hồi chiến lược của giặc. ................. 41
3.2.3. Kết hợp chặt chẽ đánh bại ý chí, tinh thần quân giặc với tiến công quân sự
bẻ gãy gọng kìm vu hồi, góp phần giải phóng đất nước. .......................................... 42
3.3. Nghệ thuật chỉ đạo chiến thuật. .......................................................................... 44
3.4. Những bài học kinh nghiệm vận dụng vào phát triển nghệ thuật quân sự
của quân và dân ta giai đoạn hiện nay ...................................................................... 46
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 50
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phải chống

lại kẻ thù xâm lược lớn hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song, với lòng yêu
nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, cha ông ta đã đánh
thắng tất cả kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc như
chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử...
Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất nước dưới thời
Trần, nhân dân Đại Việt lại phải đương đầu với một cuộc thử thách lớn lao kéo dài
suốt 30 năm. Với tư tưởng bành trướng, làm chủ toàn bộ phương Nam, quân
Nguyên – Mông đã ba lần đánh xuống nước ta (vào các năm 1258, 1285, 1288).
Dưới sự chỉ huy của vị thống soái, nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua
Trần yêu nước cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, “ cả nước đứng dậy” cầm vũ
khí, gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Trong vòng
30 năm (1258 - 1288), dân tộc ta phải liên tiếp ba lần đứng lên chống xâm
lược. Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông- Cổ giày xéo, bộ tổng chỉ
huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa hai “gọng kìm” của giặc, nhưng với tinh thần
“Sát Thát”, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, chủ động đối phó với
với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ
vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng vang vội mãi mãi
đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật
cường của dân tộc. Kháng chiến chống quân Nguyên - Mông không chỉ là cuộc
đọ sức quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ mạnh nhất thế giới lúc đó với một dân
tộc nhỏ bé nhưng kiên quyết đứng lên chống xâm lược để bảo vệ đất nước, mà còn
là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt
và quân xâm lược Nguyên - Mông. Từ những lí do trên nên tôi quyết định chọn
đề tài: Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông của
nhà Trần (Từ 1258 đến 1288).

1


2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần ( 1258 - 1288).Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm vận
dụng vào phát triển nghệ thuật quân sự của quân và dân ta giai đoạn hiện nay.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của nước Đại
Việt trong thời Trần thế kỉ XIII.
- Nghiên cứu nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của Nhà Trần (1258-1288).
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc sử dụng các nghệ thuật quân sự
của Nhà Trần trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông (1258 – 1288) để áp
dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông của
nhà Trần (1258-1288).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghệ thuật quân sự trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông
(1258 - 1288) của nước Đại Việt trong thời nhà Trần.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp logic
Thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện
hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của
các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác
động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của
chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy
ra.
5.2. Phƣơng pháp lịch sử
Nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu
2



nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và
phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu
tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy.
5.3 . Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
Dựa vào các nguồn tư liệu, sách báo, cộng thêm tham khảo có chọn lọc các
tài liệu có liên quan đến nghệ thuật quân sự của nhà Trần nói riêng và nghệ thuật
quân sự nói chung phân tích những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo
lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của
lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu .
Ngoài ra khóa luận còn thực hiện dựa trên việc sưu tầm các nguồn tư liệu,
sách báo, cộng thêm tham khảo có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến nghệ
thuật quân sự của nhà Trần nói riêng và nghệ thuật quân sự nói chung.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, và 3
chương:
Chƣơng 1: Nước Đại Việt trong thời Trần (thế kỉ XIII)
Chƣơng 2: Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông (1258 - 1288)
Chƣơng 3: Những nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
- Mông xâm lược và bài học kinh nghiệm.

3


CHƢƠNG 1
NƢỚC ĐẠI VIỆT TRONG THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII)

1.1. Về vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao
1.1.1. Tổ chức chính quyền, lập pháp
Họ Trần ra sức củng cố và phát triển nhà nước phong kiến tập quyền. Tầng lớp

quý tộc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo nên cái thế như Trần Thánh Tông
thường nói: “ Thiên hạ là của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông nên cùng anh
em trong họ hưởng phú quý. Tuy bên ngoài là cả thiên hạ phụng sự một người,
nhưng bên trong ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo cùng lo, vui cùng vui.
Các khanh nên lấy câu nói ấy mà truyền cho con cháu để nhớ lâu đừng quên. Thế là
phúc muôn năm của tông miếu xã tắc vậy”[7, tr177] làm điểm tựa vững chắc, đáng
tin cậy để xây dựng chính quyền. Để đảm bảo vững chắc vị trí và khả năng nắm
chính quyền trong tay vua, tránh những vụ tranh ngôi trong nội bộ hoàng tộc và
cũng để cho vua trẻ điều khiển vững vàng hơn, nhà Trần áp dụng chế độ thái thượng
hoàng. Vua cha chỉ làm việc một số năm rồi truyền ngôi cho con, còn bản thân lui
về Tức Mặc (thuộc thành phố Nam Định) giữ tư cách cố vấn. Chế độ này được thực
hiện trong suốt triều đại nhà Trần. Họ Trần xây dựng Tức Mặc như kinh đô thứ hai,
cũng có một số cơ quan văn phòng, giáo dục và kinh tế. Quyền hành của thái
thượng hoàng rất lớn, không chỉ có quyền chỉ định người con kế vị mà khi cần có
thể truất bỏ ngôi vua. Chế độ thái thượng hoàng góp phần hạn chế sự độc đoán của
nhà vua đương quyền, góp phần củng cố chính quyền quý tộc Trần.
Sự liên kết dòng họ nắm chính quyền như một nguyên tắc mà các vua Trần cố
gắng thực hiện. Tất cả những chức vị quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn
thất họ Trần nắm giữ . Các vương hầu họ Trần, ngoài việc nắm giữ những chức vị
trọng yếu ở triều đình, còn được phân phong đi trấn trị các nơi. Vương hầu có
quyền lực lớn ở vùng mình trấn trị. Các vương hầu còn được pfhong thái ấp và có
phủ đệ riêng. Một đặc quyền khác của vương hầu quý tộc là được chiêu mộ quân
đội riêng. Tất cả những điều đó biểu hiện rằng nhà nước phong kiến thời Trần vẫn
còn mang những yếu tố phân tán, nhưng những yếu tố này hoàn toàn bị hạn chế.
4


Giữa quý tộc và nhà vua không có mâu thuẫn sâu sắc, trái lại, thế lực tập đoàn nhà
Trần càng làm tăng cường thêm sức mạnh của vương triều Trần. Nhà nước có thể
huy động quân đội vương hầu lúc cần thiết.

Ngô Sĩ Liên đã từng nhận xét: “ Năm Nguyên Phong (niên hiệu đời Trần Thái
Tông- T.G.), giặc Nguyên sang cướp, vương hầu đều đem gia đồng và hương binh,
thổ hào sung vào đội quân cần vương; việc biến năm Đạo Định, vương hầu lại đem
thôn lại đem dân thôn trang sắm sửa nghi trượng để đón vua mới. Như thế thì chế
độ nhà Trần cũng làm tăng thêm sức mạnh của cái thế “duy thành”“ [8, tr35]. Đúng
như lời Ngô Sĩ Liên, tập đoàn quý tộc tôn thất họ Trần quả là bức tường thành bảo
vệ ngai vàng vua Trần. Ngoài ra để quyền lợi dòng họ thêm vững vàng, lâu bền,
ngoài chế độ kế thừa quyền lợi và quan chức theo họ, nhà Trần còn áp dụng lối kết
hôn đồng tộc (người trong họ không được lấy vợ khác họ) ý đồ của các vua Trần là
muốn khép kín, không muốn tạo dựng một tập đoàn quý tộc khác ngoài dòng họ của
mình.
Tuy tầng lớp nắm địa vị cao nhất trong bộ máy nhà nước là quý tộc Trần.
Nhưng bên dưới là cả một bộ máy quan liêu phức tạp từ trung ương tới địa phương
thu nhận người thuộc các tầng lớp (là thổ hào, sĩ phu…). Các vua đầu nhà Trần đều
ra sức tìm đủ mọi biện pháp để chấn chỉnh bộ máy hành chính địa phương vốn đã
gần như bị tê liệt hoàn toàn vào cuối thời Lý. Ở Trung ương gồm các tể tướng, á
tướng, tri mật viện sự và hành khiển ở môn hạ sảnh có nhiệm vụ chỉ đạo các quan
văn võ do tôn thất họ Trần nắm giữ, bên dưới còn có một tập đoàn quan liêu đông
đảo chia làm hai ban văn- võ. Ở triều đình có Thượng thư sảnh gồm sáu bộ: lại, lễ,
hộ, binh, hình, công quản lí các công việc: tổ chức bộ máy hành chính, ngoại giao,
tín ngưỡng, kinh tế, quân sự, pháp luật và xây dựng cơ bản. Nhà Trần cũng rất chú ý
việc tăng cường các cơ quan thanh tra, giám sát và tòa án. Ngoài các cơ quan trên,
nhà Trần còn đặt các cơ quan phụ trách riêng một số công việc như Quốc sử viện
biên soạn quốc sử (người phụ trách đầu tiên là bảng nhãn Lê Văn Hưu), Quốc tử
viện (còn gọi là Quốc tử giám) giảng dạy các hoàng tử, vương hầu ở Thăng Long và
Tức Mặc, Thái y viện trong coi thuốc men, chữa bệnh trong hoàng cung và tông
5


nhân phủ theo dõi các hoàng tộc. Nhà Trần đã chia lại các đơn vị hành chính. Năm

1242, đổi 24 lộ thời Lý làm 12 lộ, dưới phủ lộ là các châu, huyện, xã. Trên hình
thức, bộ máy hành chính của nhà Trần không khác bao nhiêu so với thời Lý, nhưng
trong thực tế thì có quy cũ và chặt chẽ hơn nhiều.
Về phương thức tuyển chọn quan lại, bên cạnh chế độ nhiệm tử vốn đã thịnh
hành từ trước. Thời Trần, việc tuyển chọn quan lại bằng khoa cử phát triển hơn thời
Lý. Năm 1232, mở khoa thi thái học sinh đầu tiên. Từ đó về sau, trong vòng mười
năm lại mở một khoa. Ngoài ra, để tuyển nhân viên tùy thuộc trong các cơ quan,
nhà Trần còn mở các kì thi lại viên. Những người dự thi phải thảo các giấy tờ hành
chính, gọi là bạ đầu. Cũng có khi thi bằng phép viết, phép tính. Chế độ đẳng cấp
trong hệ thống quan lại nhà Trần cũng thể hiện rất rõ, những quan lại nào thuộc tầng
lớp quý tộc thì được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, nhưng những quan khác thì chỉ
hưởng được một vài chế độ đãi ngộ nhất định mà thôi.
Khác với thời Lý, tất cả quan lại thời Trần đều có lương. Lương bổng của
quan lại gồm hai khoản, đó là tiền bạc và đất đai. Nhà Trần đã ban cấp nhiều đất đai
cho quan liêu và quý tộc, chế độ ban cấp này đã dẫn tới sự mở rộng hình thái điền
trang - thái ấp. Để thăng thưởng và xử phạt quan lại, nhà Trần đã cho áp dụng việc
khảo công xét thành tích quan lại để thăng thưởng cũng được quy định cụ thể: Cứ
15 năm xét duyệt một lần, 10 năm thăng tước một tước một cấp và 15 năm thăng
chức một bậc, chức quan nào khuyết thì người chánh kiêm chức người phó, nếu
chánh phó đều khuyết thì viên chức trên quản lí luôn chờ khi đủ niên hạn sẽ bổ
sung. Nhà sử học Phan Huy Chú đã nhận xét về bộ máy quan liêu thời Trần là “ các
chức quan trong (ở trung ương), quan ngoài (ở địa phương) lớn nhỏ đều có hệ
thống”[8,tr37]. Phương thức nhiệm tử, khoa cử và thủ sĩ đã góp phần quy định bản
chất thành phần của chính quyền nhà Trần, một chính quyền mà chủ yếu và chủ
chốt là quý tộc họ Trần và sĩ phu Nho học tham gia.
Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế (20 quyển) quy
định về tổ chức chính quyền. Sau đó, qua vài lần sửa chữa và bổ sung, nhà Trần lại
ban hành bộ Quốc triều hình luật. Cơ quan luật pháp thời Trần cũng được tăng
6



cường và hoàn thiện hơn. Ở triều đình có thẩm hình viện chuyên xét xử ngục tụng.
Cuối thế kỉ XIII, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật và lập viên đăng
văn kiểm pháp (gọi tắt là viện kiểm pháp) lấy các đại thần phụ trách. Việc tuyển
chọn quan chức phụ trách hình án lấy tiêu chuẩn thanh liêm, thẳng thắng. Pháp luật
thời Trần bảo vệ chính quyền chuyên chế phong kiến, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của
quý tộc, bảo vệ trật tự đẳng cấp phong kiến, phân biệt rõ rệt quý tộc quan liêu với
nhân dân, phân biệt dân tự do với tầng lớp cuối cùng của xã hội là nô tỳ. Pháp luật
thời Trần còn phản ánh sự phát triển của tư hữu ruộng đất và bảo vệ quyền lợi vay
lãi.
1.1.2. Tổ chức quân đội
Ngoài việc tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ để củng cố chính quyền phong
kiến tập trung, nhà Trần ngay từ đầu, đã ra sức xây dựng một đội quân hùng mạnh.
Quân chủ lực gồm cấm quân và quân các lộ. Cấm quân cũng tức là quân cấm vệ, là
lực lượng vũ trang thường trực, có nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Đế, bảo vệ kinh thành
và triều đình trung ương. Cấm quân luôn luôn được tuyển chọn chặt chẽ và kĩ càng.
Với thời chiến, tổng số cấm quân có lúc lên đến 10 vạn. Quân các lộ là lực lượng vũ
trang địa phương, có nhiệm vụ bảo vệ chính quyền và trật tự xã hội ở các địa
phương. Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.
Năm 1239, Trần Thái Tông đã hạ chiếu tuyển trai tráng sung vào quân đội, chia làm
ba bậc thượng, trung và hạ. Năm 1241, lại tuyển những người có sức mạnh, am hiểu
võ nghệ sung làm thượng đô túc vệ. Nhưng đến năm 1246 thì quân đội nhà Trần
mới tổ chức thật chu đáo, thời điểm quan trọng đánh dấu một bước tiến trong công
cuộc xây dựng quân đội, đặc biệt là cấm quân. Mùa xuân năm đó, tuyển những
người khỏe mạnh sung vào quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Mỗi quân hiệu túc
vệ được tuyển chọn trong dân đinh một số lộ nhất định. Còn một số khác sung vào
cấm quân trong cấm vệ. Hạng thứ ba gọi là đoàn đội trạo nhi, tức là đội chèo
thuyền, thủy thủ của thuyền trận. Ngoài quân túc vệ ở kinh đô và quân các lộ do nhà
nước tổ chức, quý tộc tôn thất họ Trần còn được phép thành lập những quân đội
riêng với lực lượng là gia nô, nô tỳ.


7


Quân đội này thường gọi là quân đội vương hầu gia đồng. Những lúc có chiến
tranh, các vương hầu, quý tộc đều được quyền mộ quân, góp sức cùng nhà nước
đánh giặc, nhân dân cũng được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà. Trong
cuộc kháng chiến vệ quốc chống quân xâm lược Mông Cổ, nhà Trần đã có một lực
lượng quân đội đông đảo là vì “ Bách tính đều là lính nên mới phá được giặc to và
làm mạnh được thế nước”[8,tr41] Phan Huy Chú viết. Theo An Nam chí lược “ việc
lấy quân không có số nhất định, chỉ chọn dân đinh nào khỏe mạnh thì lấy. Cứ năm
người một ngũ, mười ngũ làm một đô, lại chọn hai người nhanh giỏi dạy tập vũ
nghệ. Khi nào có việc điều động thì gọi ra, khi không có việc thì trở về nhà làm
ruộng”[8,tr41].
Như vậy, nhà Trần cũng áp dụng chính sách “ngụ binh ư nông”( gửi binh ở
nhà nông- nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về
quê sản xuất) như thời Lý. Quân đội thời Trần được luyện tập thường xuyên. Trong
những năm chuẩn bị kháng chiến, thường có những cuộc diễn tập lớn, Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn đã nói: “ Quân lính cần tinh nhuệ, không cần
nhiều”[8,tr41]. Các tướng lĩnh tôn thất đều được học tập quân sự ở Giảng Võ
Đường, binh pháp rất được coi trọng, quân đội Đại Việt được huấn luyện theo bộ
Binh thư yếu lược do Trần Hưng Đạo nhà thiên tài quân sự biên soạn. Ngoài Hưng
Đạo Vương, trong hàng ngũ tướng tá nhà Trần, có nhiều nhà chỉ huy quân sự ưu tú.
Bấy giờ, vũ khí trang bị cho quân đội cũng được cải tiến thêm một bước, ngoài
gươm, giáo và cung tên, súng ống cũng đã được sử dụng. Quân đội nhà Trần gồm
bốn binh chủng, đó là bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh.
Mỗi binh chủng có một ưu thế riêng nhưng lợi hại nhất vẫn là thủy binh và
tượng binh. Tất cả các binh chủng đều có cống hiến rất xuất sắc trong trận quyết
chiến chiến lược Bạch Đằng năm 1288.
1.1.3. Chính sách đối với các dân tộc thiểu số miền núi và Chiêm Thành

Tiếp tục thực hiện chính sách của thời Lý đối với các dân tộc thiểu số miền
núi, nhà Trần cũng thực hiện chính sách “vừa nhu, vừa cương”, một mặt gả công
chúa cho các tù trưởng để kết thân, mặt khác sẵn sang mang quân đi đàn áp nếu các
8


tù trưởng có ý định chống lại triều đình. Nhờ chính sách này, trong 3 lần kháng
chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên đã có sự tham gia tích cực của nhân dân
cũng như một số tù trưởng của các dân tộc ít người ở miền núi, đó là đội dân binh
của phụ đạo Hà Đặc ở Phú Thọ, quân của hào trưởng Nguyễn Thế Lộc ở Lạng Sơn.
Đối với Chiêm Thành ở phía Nam, nhà Trần lên thay nhà Lý năm 1226, nhà
nước phong kiến Trần được củng cố. Quân Chiêm Thành không dám quấy nhiễu
vùng biên giới Đại Việt. Năm 1306, vua Trần gả công chuá Huyền Trân cho vua
Chiêm Thành là Chế Mân, vua Chiêm dâng đất hai châu Ô và Lý làm sính lễ. Mùa
xuân năm 1307, vua Trần tiếp quản vùng đất mới và đổi tên hai châu đó thành
Thuận châu và Hóa châu. Năm 1312, vua Trần Anh Tông lại tự đem quân đi đánh
Chiêm Thành, bắt được Chế Chí mang về. Năm 1318, Minh Tông sai quân đi đánh
Chiêm Thành, người Chăm thất bại, vua Chiêm là Chế Năng, phải chạy sang Giava
cầu viện. Năm 1326, Huệ Túc Vương Đại Niên mang quân đi đánh Chiêm Thành
nhưng thất bại. Tiếp theo những năm sau, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIV nhà Trần có
nhiều lần cử quân đi đánh Chiêm Thành nhưng thất bại rút về (1352). Từ đó người
Chiêm Thành phát triển lực lượng thường tiến đánh Hóa châu, sự suy yếu của nhà
Trần nữa sau thế kỉ XIV là thời cơ để quân Chiêm Thành chiếm lại những vùng đất
đã mất. Năm 1361 và 1366 quân Chiêm Thành đánh vào đất Quảng Bình. Thời kì
này Chiêm Thành hưng thịnh lên. Trong năm 1371, 1376 và 1378 quân Chiêm
Thành 3 lần đem quân đánh vào kinh đô Thăng Long, cướp phá rồi rút về. Năm
1389, quân Chiêm Thành lại đánh Thanh Hóa, quân nhà Trần do Hồ Qúy Ly chỉ
huy bị bại trận. Nhưng sau đó từ những năm cuối thế kỉ XIV Chiêm Thành bắt đầu
suy vong. Những lần tấn công cướp phá của người Chăm đã làm sức sản xuất bị phá
hoại, nhân dân thêm đói khổ. Cũng từ trong cuộc chiến tranh với người Chăm, Hồ

Qúy Ly đã nắm được quyền lực về quân sự, tạo những ưu thế đầu tiên để dần dần
nắm chính quyền.

1.2.

Về kinh tế

1.2.1. Nông nghiệp
Để khôi phục lại sức sản xuất bị đình đốn cuối thời Lý, nhà Trần đã chú trọng

9


tổ chức khai khẩn đất hoang, mở rộng sản xuất nông nghiệp. Ở mỗi lộ, có hai viên
đồn điền chánh sứ và phó sứ đôn đốc việc khai khẩn đồn điền của quân dân. Năm
1266, vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi chiêu mộ những người dân nghèo
đói phiêu tán làm nô tỳ, khi khẩn ruộng hoang, lập thành các điền trang. Bọn quí tộc
lại sai nô tỳ đến những vùng ven biển, đắp đê ngăn nước mặn, qua hai ba năm, đất
khai phá trở thành đồng ruộng, đó là những tư trang của quí tộc. Nô tỳ được phép
lấy vợ lấy chồng, cư trú và canh tác ở đấy.
Thời Trần sơ, nhà nước rất chú ý việc đắp đê phòng lụt. Năm 1248, Thái Tông
ra lệnh các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến bãi biển gọi là “ đỉnh nhĩ “ (quai vạc), đặc
chức Hà đê chánh sứ và phó sứ để trong coi việc đắp đê. Nhà nước qui định rõ:
hàng năm vào tháng giêng hoặc khi mùa màng rỗi rãi, tất cả nhân dân không phân
biệt sang hèn, già trẻ, đều phải đi sửa đắp đê, học sinh quốc tử giám cũng không
được miễn “từ đó thủy tai không còn nữa và đời sống nhân dân được sung sướng
”[8,tr29]. Nhà Trần đã đào thêm một số kênh và sông, có tác dụng về mặt giao
thông cũng như thủy lợi. Năm 1231, vua Trần sai Nội Minh Tự Nguyễn Bang Cốc
đem phủ quân đào kênh Trầm và kênh Hào từ phủ Thanh Hóa ( thuộc huyện Tĩnh
Gia) đến địa giới phía nam Diễn Châu. Sông Tô Lịch được khơi sâu thêm nhiều lần,

lần đầu tiên năm 1256. Do điều kiện thiên nhiên cũng như sức lao động của nhân
dân và chính sách bảo vệ sản xuất nông nghiệp, châu thổ các sông Hồng, sông
Mã… đã trở thành vùng sản xuất nhiều lúa. Bên cạnh việc trồng lúa, khoai, sắn
nhân dân còn trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, trồng cây ăn quả, rau đậu… Một tác
giả nhà Nguyên là Uông Đại Uyên, tác giả Đảo di chí lược viết “ Nước Đại Việt…
đất rộng người đông, khí hậu thường nóng, ruộng đất phần lớn phì nhiêu”[8,tr29].
Năm 1293, sứ nhà Nguyên là Trần Phu sang ta, làm bài thơ “An Nam tức sự” có
câu:
“Lúa mỗi năm chín 4 lần
tuy vào giữa mùa đông mà mạ vẫn mườn mượt”[8,tr29]
Hình ảnh nông thôn Việt Nam ở thế kỉ XIV cũng phần nào phản ánh trong
bài thơ của Trần Quang Triều:
10


“ Mưa chan ruộng lúa mây liền đội
Dâu đến mùa tằm đọt mới ương…”[6,tr118]
Hoặc một nhà thơ thời Trần là Bùi Tông Quán đã thễ hiện sự vui mừng qua
mấy câu thơ sau:
“ Đứng mãi nào hay ngày đã tận
Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh…”[6,tr118]
Làng Việt Nam ở thời Trần qua bài thơ của Trần Phu gợi lên “ những vườn
dâu nho nhỏ, những buồng chuối lớn cong xuống trông như những lưỡi gươm
“[6,tr118] với những bãi dâu trải dài, mỗi nhà có 5, 3 mẫu, giậu tre bao bọc xung
quanh.., Đấy là tình hình sau chiến tranh nhưng ít nhiều cũng cho chúng ta hình
dung đươc vẻ phong thịnh của nông nghiệp trong những ngày hòa bình trước cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Cổ. Từ buổi đầu thời Trần, bên cạnh
ruộng đất làng xã và ruộng đất phong cấp của quí tộc thuộc sở hữu nhà nước, bộ
phận ruộng đất tư hữu đã phát triển mạnh mẽ. Năm 1237 Trần Thái Tông đã xuống
chiếu định thể lệ làm chúc thư, văn khế ruộng đất và vay mượn tiền. Năm 1254,

Thái Tông cho phép bán quan điền, tức ruộng công, cho dân mua làm ruộng tư, cứ
mỗi diện giá năm quan tiền.
Chế độ thuế khóa được qui định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất. Thuế rộng
tư thời Trần mỗi mẫu ba thăng thóc. Nông dân cày ruộng công mỗi mẫu phải nộp
một trăm thăng. Năm 1242, Trần Thái Tông quy định thuế nhân đinh nộp bằng
tiền và đánh lũy tiến theo ruộng đất, người nào có ruộng từ một đến hai mẫu phải
nộp một quan tiền, có từ ba đến bốn mẫu nộp hai quan tiền, có từ năm mẫu trở lên
phải nộp ba quan tiền, ai không có ruộng đất thì được miễn. Thuế ruộng bãi dâu và
ruộng muối điều được nộp bằng tiền. Ngoài ra nhà Trần còn đánh thuế nhiều loại
thổ sản bằng tiền.

1.2.2. Thủ công nghiệp
Bên cạnh sự phát triển của nông nghiệp công thương nghiệp cũng được khôi
phục và phát triển sau một thời kỳ đình đốn vì nội chiến cuối thời Lý. Những công
nghiệp phụ thuộc công trình kiến trúc như làm gạch ngói, làm đá, sơn then… tiếp
11


tục phát triển. Việc khai thác khoáng sản kim loại như vàng, bạc, sắt, đồng, chì
thiếc đã có từ dưới thời Lý. Nghề khắc bản in có từ thờ Lý nay được tiến hành tiếp
tục. Nghề đúc đồng phát triển nhanh chóng. Nghề dệt thời Trần đã đạt đến một trình
độ kĩ thuật khá cao theo sứ giả Trần Phu “ người trong nước đều mặc áo lục thâm,
áo hoa, quần mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là, đàn bà cũng mặt áo thâm nhưng màu
trắng ở trong rộng hơn để viền vào cổ áo…”. [6,tr118]
Ngay trong cung điện vua cũng có xưởng dệt lụa, những người thợ thủ công
lúc bấy giờ đã dệt dược the, đoạn, gấm màu, lụa năm màu, lĩnh năm màu… đồ gốm
thời Trần cũng như thời Lý đều có men rất đẹp. Đồ mĩ nghệ, nhất là các sản phẩm
xa xỉ bằng vàng bạc ngọc ngà, đã được chế tạo rất tinh xảo. Nghề xây dựng đền đài,
cung điện, chùa chiền đặc biệt phát triển, vào nữa sau thế kỉ thứ XIV, hành khiển Lê
Quát viết: “ Chỗ nào có người là có chùa, đổ rồi lại dựng, nát rồi lại sửa, chuông

trống lâu dài, so với nhà dân chiếm phân nửa”[6,tr119]. Ngoài ra còn trong cung
còn các xưởng chế tạo vũ khí, triều đình còn tập trung thợ giỏi trong nước để tạo ra
một số công trình lớn. Hoàng cung giống như một hộ gia đình lớn có ruộng đất
riêng lại có quan xưởng riêng.
Thủ công nghiệp ở nông thôn tuy gắn liền với nông nghiệp nhưng bấy giờ
cũng đã xuất hiện các làng chuyên môn sản xuất một thứ sản phẩm thủ công nghiệp
nhất định. Giữa các vùng có sự trao đổi rộng rãi với nhau. Kinh tế hàng hóa đã phát
triển từ thời Lý, nay vẫn tiếp tục phát triển.

1.2.3. Ngoại thương
Nhờ thủ công và nông nghiệp phát triển, việc buôn bán trong nước khá phát
đạt, thương nhân đến nước ta nhiều nhất là người Trung Quốc. Trong số lái buôn
nước ngoài đến nước ta còn có những lái buôn người Hồi Hột. Để tiện việc đi lại,
nhà Trần cho khơi đào nhiều sông kênh, như đào sông Trầm và sông Hào nối liền
vùng Thanh Hóa với Nghệ An (năm 1231). Năm 1256, sông Tô Lịch được khơi vét,
năm 1357 lại đào thêm sông ở Nghệ An, Thanh Hóa… Nhờ đó, thuyền bè đi sông đi
biển đều thuận lợi. Năm 1293 Trần Phu chép rằng “ thuyền thì nhẹ và dài, ván
(thuyền) giống như cánh uyên ương, hai bên mạn (thuyền) thì cao hẳn. (Mỗi chiếc)
12


có đến ba mươi người chèo, nhiều thì có tới hàng trăm người, thuyền đi như bay
vậy”[7, tr209]. Ở thế kỉ thứ XIII, việc buôn bán ở kinh thành Thăng Long khá nhộn
nhịp. Nhà vua coi việc đi du ngoạn ban đêm là một điều thú vị. Sử chép: Trần Anh
Tông thường đi dạo phố ban đêm bằng kiệu với vài chục người, đến tận gà gáy sáng
mới về. Nhà vua còn đặt ra luật thưởng cho những người đỗ đầu các khoa thi hội
được đi dạo chơi kinh thành trong 3 ngày[6,tr119].
Năm 1226, Trần Thái Tông đã định quy chế về tiền tệ. Tiền lưu hành trong
nhân dân tức là tiền Tỉnh mạch, thì mỗi tiền có sáu chín đồng, tiền nộp cho nhà
nước, tức là tiền Thượng cung, thì mỗi tiền có bảy chục đồng. An Nam Chí lược

chép rằng Thời Trần có dùng tiền thời Đường và thời Tống. Giao thông phát triển
thúc đẩy việc buôn bán trong nước phát đạt, thị trường trong nước mở rộng. Do nhu
cầu trao đổi mua bán các đơn vị đo lường dần dần được thống nhất. Ngoài các chợ
lớn ở kinh thành nông thôn có nhiều chợ “ chợ ở thôn xóm hai tháng họp một lần,
trăm thứ hàng hóa tụ tập lại ở đấy cứ năm dặm thì dựng nên một ngôi nhà, bốn mặt
đều đặt chõng, để làm nơi họp chợ”[6,tr119].
Vân Đồn vẫn là một địa điểm hải thương quan trọng đối với thương thuyền
của các nước đến Đại Việt. Ở Vân Đồn có một dòng nước chảy giữa hai dãy núi.
Người ta đã dựng nên các rào chắn bằng gỗ, tạo thành một cảng biển để thuyền bè
ra vào. Thuyền buôn cập bến Vân Đồn có thuyền Trung Quốc, thuyền Giava,
thuyền Xiêm và một số thuyền ở các nước khác vùng Nam Dương hay Ấn Độ
Dương… Ngoài Vân Đồn ra, thuyền buôn nước ngoài còn cập bến ở nhiều cửa biển
khác, Lạch Trường cũng là một hải cảng buôn bán, theo An Nam tích sự : “ Thuyền
bè các nước ngoài đến họp ở đây, mở chợ ngay trên thuyền thật là thịch
vượng”[8,tr33].
Như vậy chúng ta thấy rằng sau khi họ Trần nắm chính quyền kết thúc cuộc
nộii chiến cuối thời Lý, nền kinh tế của Đại Việt lại tiếp tục hưng thịnh lên cả nông
nghiệp lẫn công thương nghiệp.

13


Tiểu kết chƣơng 1
Nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu
khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi.
Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều
do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.
Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Về
chính sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn
thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ

sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng
vị Hoàng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi
Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại nhà Lý
trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi
trưởng thành. Các mặt kinh tế, xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn
và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục
diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng của Phật giáo - Nho giáo - Đạo
giáo. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi
tiếng, người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử nổi tiếng và truyền đến đời nay. Bên cạnh đó, những danh thần Đoàn Nhữ
Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu
Văn An, Trần Quang Triều,...là những cái tên nổi danh về tri thức, thơ văn, góp
phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần hưng thịnh văn hóa.
Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức
đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh. Lực
lượng quân đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng
binh....chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc
đều có quân đội tinh nhuệ.
Tất cả những việc đó đều xuất phát từ quyền lợi của giai cấp phong kiến nhằm
bảo vệ quyền lực thống trị của mình. Nhưng trong hoàn cảnh bấy giờ, khi mà nhân

14


dân vừa trải qua cuộc nội chiến cuối Lý, khi mà đế quốc Mông-cổ đang mở rộng
cuộc chinh phục xuống phương Nam, yêu cầu của giai cấp phong kiến, đứng đầu là
quý tộc họ Trần, đã phù hợp với yêu cầu của nhân dân ở chỗ xây dựng một quốc gia
giàu mạnh và kiên quyết bải vệ nền độc lập dân tộc. Chính sự phù hợp đó đã khiến
cho vương triều Trần có thể đoàn kết được toàn dân thành một đội ngũ vững chắc,
xông lên tiêu diệt giặc Mông cổ là kẻ thù không đội trời chung. Trong đội ngũ đó,

có những người dân phiêu tán vừa trở về quê hương làm ăn sau những năm loạn lạc,
có những bần dân và nô tì đang sống với gia đình của họ trong vùng khai hoang ở
bờ biển, có những nông dân vừa được mua thêm những mảnh ruộng nhỏ từ năm
Nguyên phong thứ tư… Tất cả những người đó đã tiến lên dưới ngọn cờ của giai
cấp phong kiến. Giai cấp phong kiến đã dẫn họ ra chiến trường để bảo vệ điền trang
thái ấp, những đất thang mộc của quý tộc, nhưng đồng thời cũng bảo vệ phần mộ,
gia hương, xóm làng mình, bảo vệ Tổ quốc.

15


CHƢƠNG 2:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN - MÔNG (1258 - 1288)
2.1. Chiến tranh và hòa hoãn (1257- 1284)
2.1.1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1257- 1258)
Năm 1253 Hốt Tất Liệt (khu- bi- lai) và Ngột- Lương- Hợp- Thai (U- ry- angkha- đai) vượt sông Kim- Sa, đánh chiếm thủ đô Đại Lý, đặt ách đô hộ lên toàn bộ
vùng Vân Nam. Vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí đã nhanh chóng đầu hàng một cách
nhục nhã. Để lấy lòng kể thù, Đoàn Hưng Trí còn cam tâm làm kẻ dẫn đường cho
tướng Ngột- Lương- Hợp- Thai đem quân đi đánh nước ta. Trong đợt tấn công xâm
lược mới, cánh quân này được lệnh đánh thẳng xuống Đại Việt rồi đánh lên Nam
Tống, đạo quân này không lớn chỉ khoảng hơn 2 vạn kị binh Mông Cổ và hơn 2 vạn
hàng binh của tên vua đầu hàng Đoàn Hưng Trí sáp nhập làm “quân tiên phong” .
Trước khi xâm nhập biên giới nước ta, Ngột- Lương- Hợp- Thai đã sai sứ giả
đến kinh thành Thăng Long, vừa hù dọa, vừa dụ dỗ triều đình nhà Trần, nhưng Trần
Thái Tông chẳng những không hoang mang lo sợ mà còn ra lệnh bắt sứ giả giặc
tống giam vào ngục, đồng thời, đặt nhân dân cả nước trong tình trạng sẵn sàng
chiến đấu. Trần Quốc Tuấn được lệnh chỉ huy quân đội lên phòng giữ biên giới.
Chờ mãi không thấy sứ giả trở về, Đoàn Hưng Trí thì bị bệnh mà chết, NgộtLương- Hợp- Thai quyết định tự mình đem quân sang nước ta. Y sai Triệt Triệt Đô
(Trếch Trếch Đu) và một viên tướng khác chia quân làm hai đạo tiến theo tả ngạn
và hữu ngạn sông Thao. Hai đạo quân nhỏ này chỉ là quân đi trước thăm dò, dẫn

đường, theo sau là đạo quân khác do con trai của Ngột- Lương- Hợp- Thai là Athuật (Aju) chỉ huy, cuối cùng là đạo quân do Ngột- Lương- Hợp- Thai tiến sau.
Tháng 1-1258, hai đạo quân Mông Cổ đi trước cùng đến hội quân ở Bạch Hạc, sau
đó chúng theo đường bộ, hướng về Thăng Long đến Bình Lệ Nguyên nơi có sông
Cà Lồ chắn ngang, vua Trần Thái Tông đã lập phòng tuyến chặn giặc. Ngày 17-11258, một trận ác chiến đã diễn ra tại Bình Lệ Nguyên, Ngột- Lương- HợpThai chia quân làm 3 mũi, quyết bao vây và tiêu diệt toàn bộ lực tượng Đại Việt,
quyết bắt sống Trần Thái Tông.

16


Đúng lúc cam go ấy, Lê Tần- viên dũng tướng kiêm mưu sĩ tài ba biết rằng
quân ta chưa thể đương nổi ngay với quân Mông Cổ đã kịp thời đóng góp một ý
kiến kiệt xuất là khuyên vua Trần hãy tạm rút lui. Ông nói “ Nếu bây giờ bệ hạ làm
như vậy, thì chỉ như người dốc hết túi tiền cho một canh bạc mà thôi. Tôi tưởng hãy
nên tạm lánh đi, không nên coi thường quân Mông Cổ”[9,tr157]. Ý kiến đó được
Trần Thái Tông chấp thuận. Giặc đang hí hửng tưởng rằng sẽ bóp chết quân chủ lực
của ta tại Bình Lệ Nguyên thì bất ngờ không thấy quân ta ở đâu nữa. Ngột- LươngHợp- Thai căm phẫn đến tột độ, đỗ mọi tội lỗi lên viên tướng tiên phong là Triệt
Triệt Đô và đòi nghiêm trị viên tướng ấy. Triệt Triệt Đô hoảng sợ, uống thuốc độc
tự tử.
Hôm sau (18-1-1258) vua Trần cho phá cầu Phù Lỗ và bố trí quân lập thế trận
bên hữu ngạn sông ngăn địch. Quân của Ngột- Lương- Hợp- Thai kéo đến bờ bên
kia, muốn sang sông nhưng không có thuyền và không biết rõ nông sâu thế nào.
Bọn lính Mông Cổ đi dọc theo bờ sông, bắn tên xuống nước hễ thấy chỗ nào tên
không nổi lên thì biết đấy là chỗ nông. Kị binh của địch theo những chỗ đó lội qua
sông. Khi đàn ngựa Mông Cổ đã nhảy lên bờ, kị binh địch chia thành các cánh tấn
công vào trận địa ta. Tuyến phòng ngự mới của ta bị vỡ, quân ta rút lui về hướng
Thăng Long. Quân Mông Cổ vẫn đuổi theo quân ta cho đến Đông Bộ Đầu (tức bến
Đông) trên sông Hồng, phía đông thành Thăng Long.
Trước thế giặc mạnh đang tấn công ồ ạt, Trần Thái Tông tiếp tục thực hiện ý
kiến xuất sắc của Lê Tần, chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng,
chờ cơ hội phản công. Kế hoạch di chuyển toàn bộ kho tàng và toàn bộ hoàng gia ra

khỏi Thăng Long được gấp rút thực hiện. Tổng chỉ huy xuất sắc của cuộc di chuyển
này là bà Trần Thị Dung đã đứng ra quán xuyến lánh nạn cho các cung tần mỹ nữ
cùng vợ con các tướng ở vùng sông Hoàng Giang. Tất nhiên, trước diễn biến phức
tạp của tình hình, không phải ai cũng có đủ bình tĩnh và sáng suốt để nhận ra sự
đúng đắn của kế hoạch Lê Tần. Sự hoang mang của Thái Uý Trần Nhật Hiệu là một
ví dụ, khi được Trần Thái Tông hỏi kế sách đánh giặc, đã hoảng sợ đến nổi chỉ ngồi
trên thuyền lấy tay chấm nước viết hai chữ “nhập Tống!”(chạy vào đất Tống) lên
17


mạng thuyền. Vị tướng này đã hốt hoảng bỏ chạy một mình, cũng không còn biết
cánh quân Tinh Cương do chính mình chỉ huy lúc ấy ở đâu. Song, điều đáng nói là
những người yếu bóng vía như Trần Nhật Hiệu không nhiều.
Nhưng tuyệt đại đa số quý tộc họ Trần lúc này đều xứng đáng là người đại
diện cho khí phách hiên ngang của cả dân tộc trước đại họa bị xâm lăng. Lê Tần,
tức Lê Phụ Trần, vẫn kín đáo ra vào dưới trướng bàn việc cơ mật. Thái sư Trần Thủ
Độ, người tướng già mưu lược, người đã xây dựng tổ chức vương triều Trần, lúc
này càng tỏ rõ vai trò của mình. Khi Trần Thái Tông hỏi ý kiến, Thái Sư Trần Thủ
Độ đã trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”[8,tr81]. Lời nói mà
sách sử còn lưu truyền mãi mãi đó đã củng cố thêm tinh thần của vua Trần và quần
thần. Lời nói kiên quyết đó, lòng tin tưởng sắt đá đó đồng thời cũng thể hiện ý chí
của toàn dân. Giặc hùng hổ tràn vào Thăng Long, nhưng nơi đó hoàn toàn trống
rỗng. Nơi đó chỉ còn lại những tên sứ giả bị giam trong ngục tối và khi “ NgộtLương- Hợp- Thai kéo quân vào đô thành thấy ba người sứ sai sang trước đang bị
giam trong ngục, người nào cũng bị thanh tre bó chặt vào mình, sát hằn đến da,
khi cởi trói ra thì một người đã chết. Bọn giặc điên cuồng tàn phá kinh thành và
giết hại những người còn ở lại”[7,tr220].
Vào Thăng Long không tiêu diệt được quân chủ lực của ta, lại đóng binh ở nơi
vườn không nhà trống, quân giặc gặp khó khăn về mặt lương thực. Chúng đánh ra
vùng xung quanh kinh thành nhằm cướp bóc lương thực nhưng bị nhân dân các
hương ấp chống trả quyết liệt. Tiêu biểu là cuộc chiến đấu bảo vệ làng xóm của

nhân dân Cổ Sở, nhân dân Cổ Sở đã tự tổ chức lực lượng vũ trang đào hào bao
quanh làng, dựng lũy chiến đấu. Khi giặc kéo đến làng, kị binh không thể vượt hào,
lại bị cung nỏ bắn ra. Chúng phải rút lui, thất bại.
Thắng lợi của nhân dân Cổ Sở là thắng lợi của nhân dân địa phương đang mở
rộng ra xung quanh kinh đô Thăng Long. Lực lượng quân xâm lược Mông Cổ đã
thất bại đầu tiên trước những cuộc chiến đấu từ xóm làng, hương ấp. Chỉ sau mấy
ngày vào Thăng Long quân Mông Cổ đã hoàn toàn mất nhuệ khí chiến đấu. Đã
không có lương ăn lại bị các làng xóm xung quanh chống lại, Ngột- Lương- Hợp18


Thai và bọn tướng lĩnh đều bị hoảng sợ đến cực điểm.
Nắm vững thời cơ nhà Trần quyết định phản công giải phóng kinh thành
Thăng Long. Ngày 29-01-1258 Trần Thái Tông cùng nhiều tướng lĩnh binh thuyền
từ sông Thiên Mạc ra sông Hồng tiến tới Thăng Long. Quân ta đổ bộ lên Đông Bộ
Đầu tập kích doanh trại giặc. Địch bị đánh bật khỏi kinh thành. Ngột- Lương- HợpThai cho quân rút theo đường cũ theo hữu ngạn sông Hồng trở về Vân Nam. Đang
lúc chỉ mong thoát thân thì quân Mông Cổ lại bị nhân dân miền núi dưới sự chỉ huy
của trại chủ Hà Bồng đổ ra đón đánh, quân Mông Cổ bị thiệt hại nặng nề.
Bây giờ khác với thái độ nghênh ngang, hung hãn khi tiến sang, bọn xâm lược
Mông Cổ tan tác kiếm đường trốn cho nhanh. Chúng không còn dám nghĩ đến
chuyện cướp bóc, đốt phá như khi mới tiến vào Đại Việt, nhân dân ta bấy giờ gọi
mỉa mai chúng là “giặc Phật”. Ngột- Lương- Hợp- Thai đem tàn quân chạy khỏi
biên giới, về Vân Nam, đóng ở thành Côn Minh (Áp- Xích). Đội viễn chinh của
quân Mông Cổ sang Đại Việt đến đây hoàn toàn thất bại.
Chiến công mùa đông năm Nguyên Phong thứ bảy (1258) là do quân đội ta
anh dũng, nhân dân ta miền xuôi miền ngược đồng lòng. Chiến công rực rỡ này
cũng do ý chí kiên quyết của giai cấp phong kiến mà lúc này quyền lợi còn gắn liền
với vận mệnh của nhân dân cả nước. Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của vương triều
Trần, chẳng những phá tan mưu đồ chiếm đóng Đại Việt của Mông Cổ mà còn bẻ
gãy gọng kìm của chúng tấn công vào mặt Nam của Nam Tống. Sau khi đuổi kẻ thù
ra khỏi kinh thành, quân Trần tiến về Thăng Long. Ngày 5/2/1258 ( tức mồng

một tháng giêng năm Giáp Ngọ) trong buổi triều đầu tiên của một năm mới, Trần
Thái Tông đã phong thưởng cho các tướng có công. Lê Phụ Trần (tức Lê Tần), viên
dũng tướng ở trận Bình Lệ Nguyên được phong chức ngự sử đại phu, tước Bảo Văn
Hầu. Nhà vua đã nói với ông: “ Trẫm không có khanh há có ngày nay!”[8,tr87].
Người anh hùng dân tộc miền núi ở trại Quy Hóa là Hà Bổng cũng được phong tước
Hầu. Trần Khánh Dư được khen thưởng vì đã có công thừa cơ tập kích giặc. Cuộc
kháng chiến chông Mông- Nguyên lần thứ nhất đã để lại những ấn tượng sâu sắc
trong nhiều thế hệ sau. Mãi đến cuối thế kỉ XIII vua Trần Nhân Tông còn viết:
19


×