Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loại rau ăn lá trồng trên mô hình thủy canh hoàn lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 39 trang )

TRƯỜNG
TRƯỜNGĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌCSƯ
SƯPHẠM
PHẠMHÀ
HÀNỘI
NỘI22
KHOA
KHOASINH
SINH- -KTNN
KTNN
======
======

NGUYỄN
NGUYỄNTHỊ
THỊNGỌC
NGỌCMAI
MAI

ĐÁNH
ĐÁNHGIÁ
GIÁKHẢ
KHẢNĂNG
NĂNGSINH
SINHTRƯỞNG
TRƯỞNG
CỦA
CỦAMỘT
MỘTSỐ


SỐLOẠI
LOẠIRAU
RAUĂN
ĂNLÁ
LÁTRỒNG
TRỒNG
TRÊN
TRÊNMÔ
MÔHÌNH
HÌNHTHỦY
THỦYCANH
CANH
HOÀN
HOÀNLƯU
LƯU

KHÓA
KHÓALUẬN
LUẬNTỐT
TỐTNGHIỆP
NGHIỆPĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌC
Chuyên
Chuyênngành:
ngành:Kỹ
Kỹthuật
thuậtnông
nôngnghiệp
nghiệp



HÀNỘI
NỘI- -2017
2017
i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, Tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các thầy, cô giảng viên và cán bộ công nhân viên tổ Kỹ thuật
Nông nghiệp và Khoa Sinh – KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Tiến Viện – Giảng
viên Khoa Sinh – KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo Tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo
điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Ngọc Mai

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả trong khóa luận này là hoàn

toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bất cứ công trình
nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Ngọc Mai

iii


DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT

FAO

: Tổ chức Nông lương Quốc tế.

NFT (Nutrient Film Fechnique)

: Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng.

AVRDC

: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau
Châu Á.

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới.


VRQ

: Viện Rau Quả.

RAT

: Rau an toàn.

G1

: Giống cải bẹ mào gà HN 248.

G2

: Giống cải canh lá đỏ.

G3

: Giống cải thìa cao sản TN3.

iv


DANH LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thành phần dung dịch Knop

18

Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng của các giống rau trồng

mô hình thủy canh

23

Bảng 3.2 Động thái ra lá của các giống rau trồng mô hình thủy canh

24

Bảng 3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống rau trồng

24

mô hình thủy canh

24

Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống rau trồng
mô hình thủy canh
25
Bảng 3.5. Năng suất tươi của các giống rau trồng mô hình thủy canh

v

26


MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 2
PHẦN 2. NỘI DUNG ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1.

Cơ sở khoa học .......................................................................................... 3

1.1.1.

Lí luận về trồng cây trong dung dịch ................................................ 3

1.1.2.

Giá trị của rau xanh .......................................................................... 4

1.2.

Giới thiệu khái quát về kĩ thuật thủy canh ............................................ 5

1.2.1.

Khái niệm ........................................................................................... 5

1.2.2.

Lịch sử phát triển ............................................................................... 5

1.2.3.

Phân loại hệ thống ............................................................................. 6


1.2.4. Ưu điểm, nhược điểm .............................................................................. 6
1.3. Cây trồng trên giá thể ................................................................................... 7
1.3.1. Định nghĩa ............................................................................................... 7
1.3.2. Ưu điểm .................................................................................................... 8
1.3.3. Một số loại giá thể ................................................................................... 8
1.4.
Tổng quan nghiên cứu và ứng dụng về trồng rau bằng phương pháp
thủy canh ............................................................................................................... 8
1.4.1.

Một số kết quả nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng để trồng cây

bằng kỹ thuật thủy canh .................................................................................... 8
1.4.2.

Một số kết quả về sâu bệnh hại rau trong kỹ thuật thủy canh ...... 11

1.4.3.

Một số phương pháp trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng........ 12

1.4.4.

Nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong sản xuất rau . 15

CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 17
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 17
vi



2.1. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 17
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 18
2.1.3. Dung dịch dinh dưỡng .......................................................................... 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 19
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 19
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 19
2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm ............................................................. 19
2.4.2. Quy trình tiến hành thí nghiệm ........................................................... 19
2.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và phân tích ............................................................... 21
2.4.4. Xử lý số liệu ........................................................................................... 21
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................................... 22
3.1. Xây dựng mô hình thủy canh quy mô gia đình ........................................ 22
3.1.1. Vật liệu ................................................................................................... 22
3.1.2. Thi công ................................................................................................. 22
3.2. Khả năng sinh trưởng của một số loại rau ăn lá được trồng trên mô
hình ...................................................................................................................... 22
3.2.1. Thời gian sinh trưởng của các giống tiến hành thí nghiệm ............... 22
3.2.2. Tình hình sinh trưởng của các giống cây trồng thí nghiệm ............... 23
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 27
1.
2.

Kết luận ................................................................................................... 27
Đề nghị ........................................................................................................... 27


TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 28
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 30

vii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, nông nghiệp đô thị bước đầu đã được nhiều thành phố đưa
vào mục tiêu phát triển như một yếu tố quan trọng trong hệ thống cung cấp
thực phẩm cho đô thị để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cao. Tuy
nhiên, ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và
một số khu đô thị lớn khác, hiện nay người tiêu dùng chủ yếu vẫn tiêu thụ rau
không rõ nguồn gốc được vận chuyển từ các vùng sản xuất ngoài thành phố.
Và thực tế, khó kiểm soát được người trồng rau có đảm bảo việc thực
hiện vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Báo chí, các phương tiện truyền thông gần đây đã phản ánh rất nhiều về
ngộ độc thực phẩm, mất an toàn của rau, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật…đặc
biệt là vùng sản xuất rau cung cấp cho đô thị. Theo thống kê của Bộ Y tế cho
biết, vài năm gần đây tổng số người phải nhập viện cấp cứu do nguồn rau, củ
thiếu an toàn lên đến hơn 700 người. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng rau xanh
của con người ngày càng cao, theo FAO (2008) [11] nhu cầu sử dụng rau
xanh hàng năm tăng khoảng 5%.
Chính vì vậy, nhận thức và nhu cầu về rau an toàn của người dân ngày
càng tăng cao. Nhưng các vùng sản xuất lại chưa đáp ứng được nhu cầu này
cũng như xây dựng được lòng tin cho người tiêu dùng về sản phẩm của họ,
mặc dù người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho một sản phẩm rau an
toàn.
Trước tình hình đó, đã có rất nhiều mô hình rau an toàn ra đời như mô
hình trồng rau trong nhà lưới, trồng rau mầm…nhưng do bất kì phương pháp

nào cũng có những ưu điểm hay hạn chế nhất định. Phần lớn hạn chế của các
phương pháp này đều liên quan đến việc quản lí đất, nhiệt độ, độ ẩm cùng
điều kiện khí hậu nhiệt đới thời tiết 4 mùa rõ ràng nên các mô hình này chưa
1


được nhân rộng, phổ biến hay đáp ứng được phần nào nhu cầu của người tiêu
dùng. Từ thực tế đó ta có thể thấy mô hình trồng rau thủy canh có thể giải
quyết được những hạn chế về vấn đề quản lí đất, độ ẩm.
Tuy nhiên, mô hình trồng rau này là khá mới ở nước ta. Chúng chưa
được áp dụng rộng rãi, tốn chi phí đầu tư cũng như yêu cầu kỹ thuật. Bên
cạnh đó, khả năng sinh trưởng của cây trồng trong dung dịch cũng là một thắc
mắc với người sử dụng.
Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu "Đánh giá khả năng
sinh trưởng của một số loại rau ăn lá trồng trên mô hình thủy canh hoàn
lưu".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng, thiết kế hệ thống trồng rau thủy canh quy mô hộ gia đình.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển của cây rau ăn lá trên
mô hình thủy canh hoàn lưu.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thêm tư liệu về khả năng sinh trưởng của một số loại rau ăn
lá được trồng theo mô hình thủy canh hoàn lưu.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của dung dịch Knop đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của một số cây ăn lá.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tận dụng không gian ở hiên nhà, sân thượng hay hành lang... giúp các
gia đình không có vườn đất vẫn có thể tự trồng trọt, cung cấp rau xanh an toàn
cho bữa ăn hàng ngày.

- Tận dụng được một số loại vật liệu có sẵn trong gia đình như thùng
xốp, vỏ chai nhựa, ống nhựa,...
- Áp dụng được cho những nơi không hay thiếu nước sạch như các vùng
ven biển, hải đảo.
2


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Lí luận về trồng cây trong dung dịch
Từ xưa người ta đã thấy được vai trò của nước đối với sinh vật nói chung
và thực vật nói riêng “Không có nước là không có sự sống”. Theo Hoàng Minh
Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Trần Văn Phẩm (2000) [9] thì nước là thành
phần cấu tạo nên keo nguyên sinh, thành phần của vật chất tươi trong cây bao
gồm 80 – 95% nước. Mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể đều cần có sự
tham gia của nước. Nước là môi trường vận chuyển các chất và tham gia các
phản ứng sinh hóa đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến quang hợp. Tuy nhiên
nhu cầu nước của cây nhiều hay ít phụ thuộc giai đoạn sinh trưởng của cây.
Cùng với nước thì các chất khoáng cũng có vai trò quan trọng đối với
hoạt động sống của cây. Các nhà khoa học Sachs và Knop (1938)… đã tiến
hành thí nghiệm và tìm ra 16 nguyên tố cơ bản đối với sự sống của cây trồng
C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn , Zn, Bo, Mo, Cl. Trong 16 nguyên
tố trên, nếu thiếu bất kì một nguyên tố nào thì cây cũng không thể hoàn thành
được chu trình sống và phát triển. 7 nguyên tố : Fe, Cu, Mn , Zn, Bo, Mo, Cl
chỉ cần một lượng nhỏ cho cây nên được gọi là nguyên tố vi lượng còn các
nguyên tố còn lại: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S được gọi là nguyên tố đa
lượng vì cần một lượng cao hơn. C, H, O được cây lấy chủ yếu từ không khí
(CO2) và nước (H2O), cò lại các nguyên tố khác phải lấy từ đất. Do đó, có thể
trồng cây không cần đất, mà chỉ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho nó.

Tuy nhiên bất kì môt trường nào cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tạo nên nền đỡ tốt cho hệ thống rễ.
3


- Duy trì đủ dinh dưỡng cho rễ hấp thụ.
- Thoát nước tốt và tạo dố thoáng khí hợp lý.
- Bảo vệ rễ tránh nhiệt độ cao.
Cây không trồng trên nền đất sẽ tránh được một số bệnh loài gây hại và
thực vật phát triển cạnh tranh, tuy nhiên để đảm bảo cần cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng cho cây dưới dạng dung dịch.
1.1.2. Giá trị của rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu của cuộc sống. Cây rau được trồng
và sử dụng khi loài người mới xuất hiện.
Tác dụng của rau là cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào
thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số rau gia vị
còn có tác dụng chữa bệnh nhờ có các tinh dầu và kháng sinh thực vật. Ví dụ
như: hành ta, hành tây, tỏi, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt,… Hàm lượng
các sinh tố và chất xơ trong rau lại cao hơn so với trái cây.
Các chất xơ trong rau có cấu trúc mịn màng, hàm lượng cao hơn trong
hoa quả giúp cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có ở trong 3 nhóm thức
ăn cơ bản (nhóm đạm, đường, béo). Nếu chỉ ăn đơn thuần các protein động
vật, thì hiệu suất hấp thụ protein trên đường tiêu hoá chỉ là 70%, còn nếu ăn
thêm rau thì hiệu suất hấp thụ protein sẽ đạt 90%.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết trong các kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Trong các loại rau như: rau ngót, rau đay, rau dền là những loại có giá
trị dinh dưỡng cao, đồng đều về hàm lượng caroten, vitamin C (179 - 64 52mg%), hàm lượng sắt (2,8 - 2,5 - 2,1mg%), giàu các muối khoáng, vi
khoáng, lượng protein cao gấp 3 - 5 lần các loại rau khác (3 - 6g%).
- Rau muống có giá trị dinh dưỡng trung bình (380mcg% retinol;
2,8mg% vitamin C; 1,2mg% sắt), có kém rau ngót, rau đay nhưng được nhiều

người ưa thích, sử dụng thường xuyên, quanh năm với số lượng lớn (gấp vài
chục lần các loại rau khác) nên giá trị của nó không nhỏ.
4


- Các loại rau gia vị như: mùi, tía tô, húng, thìa là,... có hàm lượng
caroten cao và đồng đều hơn so với rau ăn và quả ngọt, cao nhất là tía tô,
húng quế, ớt vàng, đồng thời chúng giàu sắt (1- 3mg%). Rau gia vị lại được
sử dụng tươi sống không bị tổn thất dinh dưỡng qua nấu nướng, nên giá trị sử
dụng các vitamin rất cao. Ngoài ra các rau gia vị còn cung cấp nguồn kháng
sinh thực vật rất có giá trị.
1.2. Giới thiệu khái quát về kĩ thuật thủy canh
1.2.1. Khái niệm
Gericke khi công bố khả năng thương mại của ngành thủy canh và đặt
tên là "hydroponic ". Trong tiếng hy lạp hydro là nước, ponic là làm việc,
lao động. Vậy thủy canh hiểu theo nghĩa đen là làm việc với nước. Ở Việt
Nam, thủy canh còn được gọi là trồng cây trong dung dịch, hay trồng cây
không cần đất.
Thủy canh (hydroponic) là hình thức canh tác cây trồng trong dung dịch,
là biện pháp kĩ thuật trồng cây không dùng đất. Cây trồng được trồng trên hay
trong dung dịch dinh dưỡng (sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước ) tùy
theo biện pháp kĩ thuật mà toàn bộ hay một phần rễ cây được ngâm trong
dung dịch dinh dưỡng.
1.2.2. Lịch sử phát triển
Thủy canh không phải là khái niệm mới. Năm 1699 tại Anh, John Wood
Ward cũng đã trồng cây trong dung dịch nước có bổ sung đất vườn, từ đó kết
luận có một số chất dinh dưỡng được lấy từ đất mà bản thân trog nước không
có được.
Giáo sư Gericke và các cộng sự của ông có nhiều đóng góp không nhỏ
trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng bằng phương pháp thủy canh.

Hệ thống trồng ngập trong nước hiện đang được Nhật Bản sử dụng để
trồng cà chua, dưa chuột, xà lách và một số loại cây trồng khác. Năm 1977,
Nhật Bản có công nghiệp nhà kính rất lớn, đến 27.079 ha, trong đó thủy canh
5


chiếm 0.5%, mặc dù tỷ lệ phần trăm thủy canh không cao nhưng cũng đạt
được 135 ha. Diện tích thủy canh sau đó tăng lên mạnh, theo tính toán của
trung tâm ISOSC, năm 1983-1984 đã tăng lên tới 500 ha.
1.2.3. Phân loại hệ thống
Căn cứ vào đặc điểm sử dụng dung dịch dinh dưỡng có thể chia làm hai
dạng hệ thống thủy canh:
Hệ thống thủy canh tĩnh: Ở hệ thống này, một hay toàn bộ rễ cây được
nhúng liên tục trong dung dịch dinh dưỡng của hệ thống, trong quá trình trồng
cây dung dịch dinh dưỡng không chuyển động. Hệ thống này có ưu điểm là chi
phí thấp do không phải đầu tư thiết bị luân chuyển dung dịch nhưng hạn chế là
thường thiếu oxy trong dung dịch và rễ cây dễ sinh chua gây độc cho cây.
Hệ thống thủy canh hoàn lưu: Là một hình thức thủy canh bằng cách
dùng một thùng chứa dung dịch thủy canh và máy bơm tuần hoàn hai chiều để
bơm dung dịch lên những ống trồng rau thủy canh, dung dịch sẽ được luân
chuyển liên tục khi đầy mỗi ống. Hệ thống này có thể chia làm hai dạng:
+ Thủy canh kín: Là hệ thống thủy canh mà trong đó dung dịch có sự
tuần hoàn trở lại về thùng chứa ban đầu.
+ Thủy canh mở: Là hệ thống thủy canh mà trong đó dung dịch dinh
dưỡng không có sự quay trở lại, dễ gây lãng phí.
1.2.4. Ưu điểm, nhược điểm
* Ưu điểm của trồng cây bằng phương pháp thủy canh
Có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, các loại dinh dưỡng
được cung cấp theo yêu cầu của từng loại rau, có thể loại bỏ các chất gây hại
cho cây và không có các chất tồn dư từ vụ trước.

Tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dung
dịch nên nước không bị thất thoát do ngấm vào đất hoặc bốc hơi.
Giảm chi phí công lao động do không phải làm một số khâu như làm đất,
làm cỏ, vun xới và tưới
6


Dễ thanh trùng vì chỉ cần rửa bằng formaldehyt loãng và nước lã sạch.
Hạn chế sử dụng thuốc bảo thực vật và điều chỉnh được hàm lượng dinh
dưỡng nên tạo ra sản phẩm ray an toàn đối với người sử dụng.
Trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi trường
Nâng cao năng suất và chất lượng rau: Năng suất rau có thể tăng từ
25 – 50%
* Nhược điểm của trồng cây bằng phương pháp thủy canh
Giá thành cao do đầu tư ban đầu lớn. Điều này rất khó mở rộng sản xuất
vì điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên không có điều kiện
đầu tư cho sản xuất. Mặt khác giá thành cao nên tiêu thụ khó khăn.
Yêu cầu kỹ thuật cao: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu người trồng
phải có kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng trọt cao
hơn vì tính đệm hóa trong dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất nên việc sử
dụng quá liều một chất dinh dưỡng nào đó có thể gây hại cho cây, thậm chí dẫn
đến chết. Mặt khác mỗi loại rau yêu cầu một chế độ dinh dưỡng khác nhau nên
việc pha chế dinh dưỡng phù hợp với từng loại thì không đơn giản.
Sự lan truyền bệnh nhanh: Mặc dù đã hạn chế được nhiều sâu bệnh hại
nhưng trong không khí luôn có mầm bệnh, khi xuất hiện thì một thời gian
ngắn chúng có mặt trên toàn bộ hệ thống. Mặt khác ẩm độ cao, nhiệt độ ổn
định trong hệ thống là điều kiện thuật lợi cho sự phát triển của bệnh cây. Cây
trồng trong hệ thống thủy canh thường tiếp xúc với ánh sáng tán xạ nên mô cơ
giới kém phát triển, cây mềm yếu, hàm lượng nước cao nên dễ xuất hiện vết
thương tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập.

Đòi hỏi nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nhất định: Theo Midmore thì độ
mặn trong nước cần được xem xét kỹ khi sử dụng cho trồng rau thủy canh, tốt
nhất là nhỏ hơn 2.500 ppm.
1.3. Cây trồng trên giá thể
1.3.1. Định nghĩa
7


Trồng cây trên giá thể nhân tạo là kĩ thuật trồng cây không dùng đất, cây
được trồng trực tiếp vào giá thế (trấu hun, xơ dừa, cát…) và dinh dưỡng cung
cấp cho cây là dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
1.3.2. Ưu điểm
Việc sử dụng các loại giá thể để trồng cây thay cho đất như: trấu, cát, xơ
dừa… sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn so với phương pháp trồng cây bằng dung
dịch như rẻ tiền, có thể tận dụng do sẵn có ở địa phương, phương tiện trồng
cây đơn giản và ít tốn kém, chủ động khử được các loại vi sinh vật gây hại
trong giá thế, không đòi hỏi thao tác kỹ thuật phức tạp. Đặc biệt, việc dùng
nguồn trấu sẵn có, mặt khác khi hun chín trấu sẽ được khử trùng, có độ xốp
cao nên giữ được ion khoáng rất tốt để trao đổi với hệ rễ của cây.
1.3.3. Một số loại giá thể
- Các giá thể polymer hữu cơ nhân tạo gồm các hạt, bọt xốp: Một vài
chất hữu cơ tổng hợp đã được chế tạo làm đất trồng rau – hoa – quả như các
hạt bọt hữu cơ, polysterene, urea-formaldehyde và polyurethane. Đặc trưng
của các chất này là nhẹ, bền vững, nhiều khe thoáng khí.
- Các loại giá thể hữu cơ tự nhiên như mùn than, xơ dừa, vỏ cây, bã mía,
mùn cưa: Các loại giá thể hữu cơ có ưu điểm là mềm, nhẹ, giữ ẩm tốt, có độ
thoáng khí và giữ phân bón cao. Nhưng có điểm yếu kém là kém bền vững, dễ
bị phân hủy, bị nhiễm nấm, khuẩn gây bệnh, phải thay thế thường xuyên.
1.4. Tổng quan nghiên cứu và ứng dụng về trồng rau bằng phương pháp
thủy canh

1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng để trồng cây
bằng kỹ thuật thủy canh
* Trên thế giới:
Dung dịch dinh dưỡng để trồng cây bằng kỹ thuật thủy canh được nghiên
cứu cùng với sự ra đời của kỹ thuật thủy canh. Dựa vào nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học là cây trồng chỉ có thể sinh trưởng và phát triển bình thường nếu
có đủ 19 nguyên tố thiết yếu (C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Si, Fe, Cu, Mn,
8


Mo, Zn, B, Cl, Na, Ni), nhiều dung dịch dinh dưỡng để trồng cây trong dung
dịch ra đời. Dung dịch dinh dưỡng đầu tiên được sử dụng để nuôi cây là dung
dịch của nhà sinh lý thực vật Knop (từ giữa thế kỷ 19). Dung dịch Knop có
thành phần rất đơn giản gồm 6 loại muối vô cơ trong đó chứa các nguyên tố
đa lượng, không có nguyên tố vi lượng vì vậy cây trồng trong dung dịch này
sinh trưởng không tốt .
Sau dung dịch Knop hàng loạt dung dịch dinh dưỡng để nuôi cấy thực
vật bậc cao ra đời như dung dịch Hoagland – Armon (gồm 4 hợp chất muối
vô cơ), dung dịch Armon, Olsen, Sinsadze (gồm nhiều loại muốn vô cơ) và
một số dung dịch được sử dụng gần dây như dung dịch của FAO, của Đài
loan…
Sự quan trọng của dung dịch dinh dưỡng đối với cây trồng đã được
Liebig và Karl Sgrengel, Wiegman và Polsof chỉ ra vào năm 1942 sau đó
được Sarchs khẳng định lại trong nghiên cứu kỹ thuật thủy canh. Theo
Midmore, việc nghiên cứu hoàn thiện dung dịch dinh dưỡng cho một loại cây
trồng trong từng mùa vụ là cần thiết vì các loại cây khác nhau có nhu cầu về
dinh dưỡng và nước khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dung dịch
dinh dưỡng riêng cho từng loại cây trồng như: dung dịch để trồng lúa của
Axan, dung dịch để trồng của cải đường của Belouxov, dung dịch để trồng cà
chua của Kitxon, dung dịch để trồng chè của Khaan, dung dịch để trồng táo

của Mori…
Larsen đã pha chế dung dịch bằng cách cải tiến từ dung dịch của Dtainer
có thành phần dinh dưỡng thấp hơn nhiều nhưng phù hợp cho cà chua trồng
trong nhà kính, nó là cơ sở của nhiều loại dung dịch sau này. Sudradfat và
Herenati (1992) đã nghiên cứu hỗn hợp nước sản xuất từ lên men yếm khí và
rác như một dung dịch dinh dưỡng để trồng cây bằng kỹ thuật thủy canh và
cho thấy dưa chuột Nhật Bản trồng bằng nước này pha loãng 2 lần có chiều

9


cao cây thấp hơn, chiều dài quả và khối lượng quả tương đương với dung dịch
dinh dưỡng thủy canh (Sudradjat R., Herawati E.,1992).
Carbonell và cs., (1994), nhận xét: Có asen trong dung dịch dinh dưỡng
làm tăng sự hấp thu Fe và giảm hấp thu B, Cu, Mn, Zn Trong dung dịch thủy
canh pH ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu dinh dưỡng nên ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của cây trồng. Mỗi loại cây khác nhau thích hợp với độ pH nhất định,
trung bình cây sinh trưởng, phát triển tốt trong phạm vi từ 6 – 7,5. Nếu pH
quá thấp (<4,5) hoặc quá cao (>9) có thể gây hại trực tiếp đến rễ cây. pH cao
gây kết tủa Fe2+, Mn2+, PO43-, Ca2+, Mg2+.
Sử dụng các dạng đạm và tỷ lệ khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều đến
sinh trưởng, phát triển của cây trồng thủy canh. Theo Sandoval và cs., (1994),
năng suất chất khô và hạt lúa mỳ giảm khi sử dụng đạm amon thay thế đạm
nitrat. Elia và cs., (1997) kết luận: Dung dịch trồng cà tím cần tỷ lệ
NH4+/NO3- là 3/7 là tốt nhất. Gimener và cs., (1997) cho rằng hiệu quả của
đạm amon đối với dưa bở và dưa hấu tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ NH4+/NO3- từ
0 – 1/3.
* Ở Việt Nam:
Ở Việt Nam khi kỹ thuật thủy canh bắt đầu được nghiên cứu thì dung
dịch dinh dưỡng được nhập chủ yếu từ Đài Loan. Để chủ động về dung dịch

dinh dưỡng một số tác giả đã nghiên cứu dung dịch dinh dưỡng phục vụ cho
việc trồng cây bằng phương pháp thủy canh như : Công ty phân bón Sông
Gianh đã pha chế dung dịch thủy canh Thăng Long để trồng các loại rau ăn lá
và ăn quả. Nguyễn Thị Dần (1998) [2], đã khảo nghiệm dung dịch này và kết
luận dung dịch Thăng Long không thua kém gì so với dung dịch của Đài Loan
về năng suất và chất lượng rau, đặc biệt ớt ngọt trong trong dung dịch này có
năng suất tăng 72,8% so với dung dịch Đài Loan. Giá thành thấp hơn 46,5%
do giá dinh dưỡng chỉ bằng 1/3 giá dung dịch nhập từ Đài Loan.
Nghiên cứu thử nghiệm 8 loại dung dịch, trong đó 4 loại dung dịch nhập
khẩu là dung dịch Loan, dung dịch FAO, dung dịch Knop, dung dịch I Mai và
10


4 loại dung dịch cải tiến từ 4 loại dung dịch trên của Nguyễn Khắc Thái Sơn
(1996) [5]. Kết quả cho thấy 7 loại dung dịch tự pha chế và cải tiến đều cho
năng suất cải xanh thấp hơn dung dịch của Đài Loan, trong đó dung dịch FAO
cho năng suất thấp nhất, chỉ bằng 76,8% dung dịch của Đài Loan. Còn đối với
cà chua thì 4 dung dịch tác giả tự pha chế và cải tiến đều cho sinh trưởng và
năng suất cao hơn dung dịch của Đài Loan, đặc biệt là dung dịch Knop cải
tiến bằng cách bổ dung thêm vi lượng và sắt của Đài Loan đã cho năng suất
cà chua đạt 5,69 kg/m2, tăng 82,37% so với dung dịch nhập từ Đài Loan.
Nguyễn Quang Thạch và cs.,(1998) đã tự pha chế 2 dung dịch dinh
dưỡng (NC1 và NC2) để trồng thử một số loại rau ăn lá đã cho kết quả: Cả 2
dung dịch NC1 và NC2 đều cho năng suất rau đạt từ 70 – 90% so với trồng
bằng dung dịch nhập từ AVRDC, chất lượng tương đương nhưng giá chỉ bằng
1/3 nên giá thành rau chỉ bằng 22 – 27% so với dung dịch nhập từ AVRDC.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung dịch dinh dưỡng đến sinh
trưởng của xà lách vụ đông Vũ Quang Sáng và Nguyễn Quang Thạch (1999)
đã kết luận: Có thể tự pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng một số loại rau
mà không cần phải điều chỉnh pH và bổ sung dinh dưỡng. Trồng cây trong

dung dịch tự pha có năng suất và chất lượng tương đương, giá thành thấp hơn
57 – 60% so với trồng cây trong dung dịch nhập từ AVRDC.
Năm 2000, Vũ Quang Sáng đã nghiên cứu cải tiến dung dịch FAO và
Knop bằng cách bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng để trồng 2 giống cà
chua VR2 và XH2. Kết quả cho thấy, hoàn toàn chủ động pha chế được dung
dịch, không cần điều chỉnh pH, chỉ cần bổ sung dung dịch khi cây ra hoa, cà
chua sinh trưởng, phát triển, năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ hơn so
với dung dịch nhập từ AVRDC.
1.4.2. Một số kết quả về sâu bệnh hại rau trong kỹ thuật thủy canh
Trong môi trường dung dịch dinh dưỡng, khi một cây xuất hiện bệnh thì
lan truyền rất nhanh, nhất là ở hệ thống thủy canh động. Nghiên cứu về bệnh
trong kỹ thuật thủy canh Stanghellini và Rasmussen (1994) đã kết luận : Bệnh
11


ở rễ là một trong những hạn chế đến sinh trưởng và năng suất đối với bất cứ
loại cây trồng nào. Stanghellini và cs., (1990) phát hiện ra một số bệnh hại rễ
rau diếp trồng trên hệ thống thủy canh. Nấm Phytophthora cryptogea là bệnh
chỉ hại trên rễ mà không xuất hiện khi trồng trên đất. Năm 1994 người ta phát
hiện thêm 4 loại bệnh do virus, 2 loại bệnh do vi khuẩn và 20 loại bệnh do
nấm phá rễ các loại rau trồng thủy canh, trong đó trực tiếp hoặc gián tiếp do
nấm Pythium, Phytophthora, Plasmopara và Olpidium gây ra (Stanghellini
M.E. và Rasmussen S.L.,1994). Bệnh cháy nõn bắp cải cũng thường xuất hiện
khi trồng trên hệ thống thủy canh, bệnh xuất hiện không phụ thuộc vào nồng
độ K+ và pH trong dung dịch (Bres và Weston., 1992), khi bổ sung Ca2+ nồng
độ 100 – 200 mg/lít thì bệnh này giảm.
Việc ngăn ngừa và cách ly sâu bệnh là 2 phương pháp quan trọng nhất để
kiểm soát bệnh. Kiểm tra hàng ngày là biện pháp bắt buộc đối với thủy canh
thương mại. Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong hệ thống thủy canh có
thể áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Biện pháp cơ học và biện pháp canh tác: Vệ sinh hệ thống thủy canh là
biện pháp phòng bệnh có hiệu quả. Khi xuất hiện bệnh cần xử lý dung dịch
dinh dưỡng bằng nhiều biện pháp như lọc dung dịch, dùng sóng siêu âm,
chiếu tia cực tím,… điều chỉnh nhiệt độ môi trường ra ngoài khoảng nhiệt độ
tối thích của các bệnh.
- Biện pháp sinh học: Có thể sử dụng cây kháng bệnh hoặc sử dụng các vi
sinh vật đối kháng để chống bệnh. Hiện nay mới tìm được vi khuẩn Steptomyces
griseoviridy có khả năng ngăn chặn bệnh do nấm Fusarium gây ra.
- Biện pháp hóa học: Khử trùng giá thể trước khi sử dụng, bổ sung các
loại thuốc diệt nấm, các chất có hoạt tính bề mặt… vào dung dịch dinh dưỡng
như cho kali silicat hoặc chitosan vào dung dịch có tác dụng kiểm soát một số
loại bệnh. Phun hóa chất khi bệnh mới xuất hiện.
1.4.3. Một số phương pháp trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng
12


Hệ thống trồng cây trong nước sâu (hệ thống Gericke): Là phương pháp
trồng cây không dùng đất đầu tiên được thực hiện năm 1930. Hệ thống này
gồm một hệ thống máng chứa dung dịch, trên mặt máng căng một lớp lưới
bên trên rải một lớp cát mỏng. Rễ cây nhúng hoàn toàn hay 1 phần vào dung
dịch ở trạng thái tĩnh hay tuần hoàn liên tục. Người ta điều khiển khoảng cách
giữa lớp lưới và bề mặt dung dịch để tăng dần khoảng lưu không ở vùng rễ
ngay dưới gốc cây cho phù hợp với loại cây và tuổi của cây.
Trồng cây thủy canh nổi: Là dạng trồng cây trong nước, cây được đỡ bằng
vật liệu chất dẻo. Cây trồng nổi trên bè thả trên dung dịch hồi lưu được sục khí
tạo thành 1 dòng bè di chuyển trên máng (dùng trồng rau ăn lá, cây ăn quả, hoa
có thân thấp). Năng suất có thể không tăng so với trồng ngoài đất nhưng năng
suất tăng theo đơn vị diện tích bằng cách điều chỉnh mật độ trồng.
Trồng cây trong nước sâu có tuần hoàn: Dung dịch dinh dưỡng được
bơm từ bể chứa qua máy hòa khí rồi vào trong luống trồng, từ đây chảy qua

mặt dưới luống qua ống tràn và chảy vào bể chứa. Luống được lắp đặt bằng
chất dẻo có đục lỗ ở đáy.
- Hệ thống M: Dung dịch dinh dưỡng được dẫn ra bằng 1 bơm tuần
hoàn, chảy qua máy hóa khí rồi đưa trở lại luống qua các lỗ nhỏ nằm ở đáy
luống.
- Hệ thống Eingedi (1980): Rễ cây hoàn toàn chìm trong dung dịch dinh
dưỡng sâu được lưu chuyển không khí liên tục. Độ sâu của dung dịch được
khống chế theo yêu cầu của từng loại cây. Cách tiếp dung dịch theo kiểu phu
dưới áp suất tạo thành sương mù trên dung dịch đang chảy nên độ thông khí
của hệ thống này rất tốt.
- Hệ thống Komizomo: Là dạng cổ điển với 2 thành bê tông và lót
polythen. Dung dịch dinh dưỡng cũng được tiếp từ mày bơm vào bể chứa qua
máy hòa khí rồi chảy vào luống trồng, sau đó chảy vào bể chứa qua ống tràn.

13


Trồng cây bằng kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT): dùng 1 dòng
dung dịch rất nông có 2 tác dụng. Thứ nhất là cây non ở trong chậu ươm có
thể đứng trong máng và nhanh chóng mọc vào trong dung dịch; Thứ hai là tỷ
lệ cao giữa diện tích bề mặt với khối lượng dung dịch nên thông khí tốt.
- Đặc điểm cơ bản của hệ thống NFT: Một bể chứa dung dịch dinh
dưỡng, một máy bơm tiếp dung dịch, những máng song song trong đó trồng
cây, một ống hứng (hồi lưu) để các máng thải dung dịch vào đó và dẫn dung
dịch vào bể chứa, bộ phận theo dõi và kiểm tra nồng độ dinh dưỡng, pH và
mức nước của dung dịch.
- Ưu điểm: Điều chỉnh lượng N phù hợp để hàm lượng NO3- trong cây
không cao.
- Nhược điểm: Hệ thống trồng cây trong dung dịch tuần hoàn rất phức
tạp, khó triển khai ở các nước kém phát triển vì mức độ đầu tư cho hệ thống

bơm tuần hoàn, điều chỉnh pH. Mặt khác bệnh lây lan nhanh. Khó khăn nữa là
dung dịch dinh dưỡng luôn phải điều chỉnh pH, sục khí để cung cấp oxy cho
rễ và cho dung dịch chảy liên tục.
Trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn (AVRDC – Trung tâm
NC&PT Rau châu Á).
- Dụng cụ: Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng có kích thước xác định.
Rọ nhựa có nhiều lỗ xung quanh để đựng giá thể (giá thể sử dụng lại nhiều
lần). Nắp hộp xốp có đục lỗ để đặt rọ nhựa.
- Yêu cầu: Nhiệt độ dung dịch 280C. Sử dụng hộp xốp polystyrene. Mức
nước sâu từ 15 – 20 cm. Không cần sục khí. Nước phải có chất lượng cao.
Mật độ trồng cao hơn 15-20%.
- Đặc điểm: Dung dịch dinh dưỡng phù hợp cho hầu hết các loại cây
trồng, pH của dung dịch ổn định. Có khoảng cách thích hợp giữa mặt nước và
gốc cây nên 1 phần rễ nằm trên không khí, 1 phần nằm trong dung dịch. Hộp

14


xốp có tác dụng cách nhiệt làm nhiệt độ dung dịch tương đối ổn định, tránh
ánh sang cho bộ rễ. Hộp gọn, nhẹ dễ di chuyển, có thể làm bất kể chỗ nào.
1.4.4. Nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong sản xuất rau
Sau khi hệ thống thủy canh trong nước sâu của Gericke được đề xuất
năm 1930 hàng loạt các cơ sở trồng rau bằng phương pháp thủy canh ra đời
và không ngừng phát triển. Năm 1940, diện tích trồng rau bằng phương pháp
thủy canh khoảng 10 ha, năm 1970 là 300 ha, năm 1980 lên đến 6000 ha và
năm 2001 là 20.000 – 25.000 ha.
Năm 1989, ở Ashby Massachuchet (Mỹ) có cơ sở Hydrohavert sản xuất
rau quanh năm với diện tích 3.400m2, trong đó có 69% diện tích trồng rau
diếp, 13% trồng cải xoong. Năm 1994, ở Mỹ có khảng 220 ha rau trồng trong
nhà kính trong đó có 75% trồng không dùng đất và trong dung dịch. Các loại

rau trồng chủ yếu là cà chua, dưa chuột, ớt, rau diếp.
Năm 1991, Bắc Âu có 4.000 ha rau trồng trong dung dịch. Hà Lan là
nước dẫn đầu về sản xuất rau bằng công nghệ thủy canh với 13.000 ha, chiếm
50% giá trị sản xuất rau quả với các loại rau quả như ớt, cà chua, dưa chuột.
Canada đã phát triển và mở rộng diện tích tích trồng rau thủy canh từ
100 ha (năm 1987) đến 2.000 ha (năm 2001) với công nghệ Rockwool,
Perlite và NFT cho sản xuất cà chua, dưa chuột và ớt. Hơn 50% sản lượng cà
chua và ớt, 25% dưa chuột được sản xuất bằng công nghệ thủy canh và xuất
khẩu sang Mỹ.
Tại Anh người ra xây dựng hệ thống trồng cây trên màng mỏng dinh
dưỡng (NFT) chuyên sản xuất cà chua với diện tích 8,1 ha .
Ở Nhật Bản kỹ thuật trồng cây trong dung dịch được sử dụng chủ yếu để
trồng rau. Năng suất cà chua đạt từ 130 – 140 tấn/ha/năm, dưa leo đạt 250
tấn/ha/năm. Ngoài hệ thống thủy canh để trồng cà chua, dưa leo, dâu tây họ
còn trồng nhiều loại rau ăn lá và cau cao cấp trên màng mỏng dinh dưỡng.

15


Tại Đài Loan kỹ thuật trồng cây trong dung dịch được sử dụng rộng rãi
để tròng các loại rau, chủ yếu là sử dụng hệ thống trồng cây không tuần hoàn
của AVRDC.
Ở Việt Nam, kỹ thuật trồng rau bằng phương pháp thủy canh mới được
đưa vào nghiên cứu và ứng dụng từ năm 1993 chủ yếu thực hiện ở các trường
đại học, các Viện nghiên cứu. Từ năm 1995 phương pháp thủy canh tĩnh của
AVRDC được du nhập vào Việt Nam để sản xuất rau an toàn, nhiều nghiên
cứu đã được triển khai và khẳng định trồng rau thủy canh cho năng suất, chất
lượng cao hơn.

16



CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Họ Cải (danh pháp khoa học: Brassicaceae), còn gọi là họ Thập
tự (Cruciferae), là một họ thực vật có hoa. Các loại cây trồng trong họ này
gần như đều có chứa chữ cải trong tên gọi. Rau cải vốn ưa khí hậu mát, lạnh
song cũng có những giống chịu nóng khá tốt, nhóm cải ăn lá gồm có cải bẹ,
cải xanh, cải trắng.
* Cải thìa
Cải thìa hay Cải bẹ trắng, còn có tên là Bạch giới tử (danh pháp khoa
học: Brassica rapa chinensis) là một loài cải thuộc họ cải cùng họ với cải
thảo, cải bẹ xanh. Cải thìa là loại rau rất gần gũi với các món ăn của người
Việt Nam.
Cải thìa mọc cao khoảng 23 cm, cuống dày, có nhiều gân và chứa
nhiều nước, hoa nhỏ màu vàng mọc trên các cuống cao. Cải thìa có vị ngọt,
tính mát, không độc, hạt vị cay, tính ấm. Trong thành phần cấu tạo chất thì cải
thìa ít năng lượng (20 cal/30 gr), giàu acid folic, kali, potassium, calcium,
vitamin C, vitamin A, và đặc biệt là chứa nhiều glucosinolat.
* Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh hay cải xanh, cải canh, cải cay, giới tử (danh pháp hai phần:
Brassica juncea) là một loài thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae).
Cải bẹ xanh có thân to, nhỏ khác nhau, lá có màu xanh đậm hoặc xanh
nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất
là nấu canh, hay để muối dưa (dưa cải). Thời gian thu hoạch cho cải bẹ xanh
trong khoảng từ 40 – 45 ngày.
17



Cụ thể, chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên ba giống :
- Giống 1: Cải bẹ mào gà HN 248 (G1) sản xuất tại Công ty cổ phần
giống cây trồng Trung ương .
- Giống 2: Cải canh lá đỏ (G2) sản xuất tại công ty trách nhiệm hữu hạn
giống cây trồng Lucky.
- Giống 3: Cải thìa cao sản TN3 (G3) sản xuất tại Tri Nong Seeds.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Các nguyên liệu để xây dựng mô hình thủy canh hoàn lưu: ống nhựa,
máy bơm, thùng xốp, giọ nhựa…
Giá thể:
- Giá thể 1: Xơ dừa.
- Giá thể 2: Trấu hun.
2.1.3. Dung dịch dinh dưỡng
Dung dịch Knop.
Bảng 2.1. Thành phần dung dịch Knop
Knop, g/l nước cất

Hóa chất
Ca(NO3)2

1,00g

KH2PO4

0,25g

MgSO4.7H2O

0,25g


KCl

0,125g

FeCl3

0,0125g

Chú ý: Khi pha dung dịch Knốp, phải pha riêng từng hợp chất với nồng
độ gấp nhiều lần tùy thuộc vào lượng dung dịch cần sử dụng. Đó chính là dung
dịch mẹ. Khi pha thành dung dịch Knốp để dùng ta lấy một phần của dung dịch
mẹ và pha loãng bằng nước cất một số lần tương ứng. Chẳng hạn nồng độ của
dung dịch mẹ vừa nêu là gấp 100 lần, bây giờ ta muốn có 1 lít dung dịch sử
dụng thì lấy 10ml dung dịch mẹ và cho thêm 990 ml nước cất. Chú ý khi pha
18


×