Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.52 KB, 14 trang )

Bạo lực học đường
Chỉ là nghe phong thanh mình bị nói xấu, va chạm nhỏ trong lớp, hay chỉ đơn thuần là "nhìn đểu" hoặc nhìn
thấy ghét... cũng có thể dẫn đến việc học sinh xông vào đánh nhau.
Từ lâu nay, bạo lực học đường luôn là một vấn đề nan giải. Dù bị răn đe đuổi học, ghi học bạ nếu đánh nhau,
nhưng dường như nạn hành hung trong học đường vẫn không hề thuyên giảm mà còn có chiều hướng gia
tăng.
Mặc dù hầu hết các trường đều đưa ra các mức kỷ luật rất nặng như đuổi học, ghi học bạ... nếu phát hiện đánh
nhau trong trường, nhưng không vì thế mà bạo lực học đường thuyên giảm. Trong cặp sách của nhiều học sinh
có cả dao, côn, ống nước, gươm, kiếm. Để tránh sự kỷ luật của nhà trường, nhiều học sinh đã đợi đến lúc tan
học, ra ngoài cổng trường rồi mới lao vào ẩu đả.
Thường những vụ xô xát, ẩu đả này không dừng lại ở hai "diễn viên" chính mà kéo theo đó là những hội,
những bang, những "đệ" với đầy đủ hung khí trong tay. Lý do dẫn đến những vụ ẩu đả thường rất nhỏ, nhỏ
đến mức không thể gọi đó là nguyên nhân dẫn đến đánh nhau. Chỉ là nghe phong thanh mình bị nói xấu, va
chạm nhỏ trong lớp, hay chỉ đơn thuần là "nhìn đểu"... cũng có thể dẫn đến đánh nhau.
Mới đây, toà án nhân dân TP HCM đã xử lý một vụ án hai học sinh đâm nhau mà cả hai đều học cùng lớp,
một người thường xuyên bị người kia đánh, đấm, bắt nạt mà không hề vì một lý do nào cả. "Tức nước vỡ bờ",
một ngày không chịu được, cậu bạn hay bị bắt nạt thủ sẵn con dao găm trong cặp, thẳng tay đâm vào bụng
bạn. Khi ra toà, được hỏi lý do vì sao liên tục đánh, bắt nạt bạn, "nạn nhân" nói khẽ: "Chỉ vì nhìn mặt thấy...
ghét nên đánh".
Bạo lực không chỉ xuất hiện trong nam sinh mà hiện nay đã lan đến các học sinh nữ. Dư luận gần đây xôn xao
với một video clip quay cảnh đánh nhau giữa hai nhóm khoảng 5-6 nữ sinh với những màn đánh vào đầu, vào
gáy, túm tóc, đá vào mặt, xé quần áo... ngay trên hè đường vào giờ tan học. Giữa tháng 9, học sinh Trường
THPT Q.T. đã được chứng kiến một màn hỗn chiến giữa một bên là 3 nữ sinh với gạch, đá, ống nước, một bên
là "đại ca" của trường ngay sau giờ tan học.
"Chỉ cần đưa em 40.000-50.000 đồng, sau 30 phút là em sẽ kiếm được "đồ", một học sinh nam tại một trường
THPT ở quận Đống Đa cho biết. "Đồ" là từ lóng để chỉ các loại hung khí như dao, kiếm, ống nước vạt nhọn...
Thứ "đồ" được giới học sinh cá biệt sử dụng để tham gia các vụ đánh lộn nhiều nhất là dao tông, một loại dao
dài khoảng 40-50cm, chuyên dùng để xén giấy bản.
Loại dao này được bày bán tràn lan và mua rất dễ dàng trên nhiều phố của Hà Nội. Đây là loại dao được sản
xuất tại các cơ sở thủ công của một số làng nghề cơ khí quanh địa bàn Hà Nội hoặc được nhập về từ Trung
Quốc. Gần đây, dòng hung khí "chảy" về từ biên giới khá nhiều và đa dạng như kiếm Tàu, kiếm Nhật, búa,


rìu, chùy gai... tuy nhiên, do giá cao và khó mua nên học sinh vẫn chủ yếu dùng các vũ khí thô sơ như kiếm tự
chế, dao tông, ống tuýp nước...
Những học sinh từng tham gia, hoặc là nạn nhân của các vụ ẩu đả cho biết, chỉ cần xích mích nhỏ cũng có thể
dẫn đến những vụ thanh toán nhau. Đến lúc ẩu đả, nếu không chuẩn bị từ trước thì bất cứ vật gì có được trong
tay cũng trở thành "vũ khí", từ gạch, đá, mũ cối, ly, cốc, chai nước ngọt... Hầu hết các vụ ẩu đả chỉ dừng lại
khi có đổ máu hoặc sự can thiệp của công an.


Những vụ ẩu đả diễn ra bên ngoài cổng trường thường ít được báo cáo với hiệu trưởng, mà chỉ lan truyền
trong giới học sinh với nhau. Bản thân các nạn nhân, những người bị bắt nạt, bị hành hung, cũng thường giấu
kín vụ việc ngay cả với cha mẹ, thày cô mình. Sở dĩ nạn bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng cả
về số lượng và mức độ nghiêm trọng, một phần cũng từ sự vô tâm của những người xung quanh.
Vụ nữ sinh ẩu đả được đăng tải trên mạng Internet đã cho thấy rất rõ sự bàng quan thờ ơ, lạnh lùng của những
người đứng xem. Không hề ai có dấu hiệu định can thiệp hay báo cho các cơ quan chức năng, mà chỉ đơn
thuần "đứng xem cho vui".
Phải khẳng định rằng, lứa tuổi 15-16 là tuổi dễ bốc đồng và khó tự chủ. Các em bị ảnh hưởng rất nhiều từ bên
ngoài như phim ảnh, thông tin bạo lực trên Internet, game... nên dần dần bị nhiễm các tư tưởng bạo lực, thích
thể hiện mình qua việc đánh đấm, cho rằng như vậy mới là "anh hùng".
Đáng lo ngại hơn, ở lứa tuổi này, các em thường bị bạn bè kích động, thường nghe bạn hơn nghe lời cha mẹ,
thầy cô nên rất khó quản lý. Chúng tôi đã tiếp nhận khá nhiều cuộc điện thoại kêu cứu của các em học sinh là
nạn nhân của những vụ bạo lực học đường. Có những vụ xâm phạm đến thể xác, nhưng cũng có nhiều vụ bạo
lực về tâm lý như tẩy chay, nói xấu hội đồng... khiến các em hoảng hốt, không còn tâm trạng học tập, thậm chí
bị hoảng loạn.
Theo tôi, để khắc phục được tình trạng này, bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, tăng
cường sự gắn kết giữa thầy cô, cha mẹ với học sinh, các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên của từng lớp
phải phát huy vai trò của mình, phải gần gũi và gắn bó với các em hơn nữa, bởi không có ai nói được các em
dễ bằng chính các em nói với nhau. Sự bốc đồng không có định hướng sẽ rất dễ khiến các em phạm tội ở lứa
tuổi chưa đủ nhận thức.

Mổ xẻ” hiện tượng học sinh đánh nhau

Ngày 28/7, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo về "Giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học
sinh đánh nhau". Đây là một hội thảo lớn nhất từ trước tới nay về tình trạng học sinh đánh nhau này.
PNJ ƯU ĐÃI ĐẾN 15% CHO BST TRANG SỨC 8/3

Hội nghị do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì. Đến dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và
đại diện các ban ngành.
Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thống kê từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, cả nước đã xảy
ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách
881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 học
sinh. Tính bình quân, cứ 11.111 học sinh thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học có thời hạn vì đánh nhau.
Các vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra nhiều hơn cả là các khu vực đông dân cư, khu vực có tốc độ đô thị hóa
nhanh. Đồng thời hiện tượng này thường thấy ở các học sinh cuối cấp THCS và các lớp của cấp THPT.
Hội thảo đã đưa ra những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh đánh nhau là xuất phát từ chính bản
thân các HS, các em thiếu kỹ năng sống, do hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội, môi trường giáo dục trong
nhà trường…


Học sinh đánh nhau, nỗi đau đầu của các nhà quản lý giáo dục

Tại hội thảo các đại biểu cho rằng, để giảm thiểu hiện tượng này, cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho
các em bằng các hoạt động tập thể sinh động, bổ ích; Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm; Góp ý,
nhắc nhở các bậc phụ huynh có những suy nghĩ lệch lạc trong cách quan tâm, giáo dục con cái trong gia đình.
Bên cạnh đó, thắt chặt quản lý internet và các trò chơi điện tử. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà
trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng, nhân cách và văn hóa cho các em sẽ góp phần quan trọng ngăn
chặn được hiện tượng này…
Phát biểu tại Hội thảo, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, điều kiện kinh tế xã hội trong
những năm gần đây đã có những thay đổi mạnh mẽ đã tác động đến môi trường sinh hoạt và học tập của học
sinh. Hiện tượng học sinh đánh nhau gần đây xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều đã để lại hậu quả nặng nề
về thể chất và tinh thần không chỉ riêng đối với các em mà cho cả gia đình và cộng đồng. Để ngăn chặn tình
trạng này, ngoài sự nỗ lực của ngành Giáo dục, cần có sự tham gia đồng bộ của các Ban, ngành, đoàn thể và

gia đình nhằm tạo ra các hoạt động vui chơi lành mạnh và môi trường trường học tập tích cực thu hút các em
học sinh vì điều này chỉ mỗi Bộ GD-ĐT không làm được. Phó Thủ tướng cũng gợi ý Bộ GD-ĐT và các cơ
quan hữu quan cần tham mưu cho Thủ tướng để ban hành một chỉ thị về vấn đề này.
Phó thủ tướng yêu cầu, việc cần làm ngay là đầu năm học tới, ngành giáo dục cần mở ra sinh hoạt chuyên đề
về: "Nói không với hiện tượng học sinh đánh nhau", trong đó phải thu hút được sự tham gia tích cực của gia
đình, các ban, ngành, đoàn thể. Phía nhà trường phải thống kê được các đối tượng và tìm hiểu nguyên nhân tại
sao dẫn đến hiện tượng học sinh đánh nhau để cùng đưa vào chuyên đề tìm hiểu các biện pháp giảm thiểu.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, đang gấp rút hoàn thành bộ tài liệu giáo dục kỹ năng sống, đồng thời đang tập
huấn cho trên 300 giáo viên nòng cốt dạy kỹ năng sống cho các địa phương trong cả nước. Những sáng kiến,
các mô hình tiên tiến về giáo dục kỹ năng của các địa phương, các trường sẽ được Bộ nghiên cứu, để nhân
rộng trong cả nước.


Con số thống kê đưa ra tại “Hội thảo Giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau” được
Bộ GD&ĐT tổ chức hôm qua tại Hà Nội cho thấy chỉ trong vòng một năm (từ năm 2009 đến nay), các nhà trường xử lý
kỷ luật, khiển trách gần 900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài
nhà trường và cảnh cáo gần 1.600 em. Riêng năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết
người. Tình trạng này có xu hướng diễn biến phức tạp, trong đó, đáng lo ngại là các vụ học sinh nữ đánh nhau hội
đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng, xảy ra ở nhiều địa phương.
Như vậy, qua số liệu trên có thể thấy, cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau, cứ 9 trường thì xảy ra 1 vụ học
sinh đánh nhau.

Theo dân trí
- Tại cuộc họp báo của Bộ GD - ĐT ngày 18/5/2010, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên cho biết
có 800 trường hợp học sinh đánh nhau ở 30 tỉnh, thành.
Ông nói lý do dẫn đến đánh nhau của các em không có gì to tát, có khi chỉ là cái liếc mắt khó chịu.
Nguyên nhân sâu xa là sự không gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
Bộ đã xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị liên ngành với Bộ Công an và các cơ quan hữu quan để đảm bảo an ninh trường học,
ngăn chặn tình trạng đánh nhau mang tính chất bạo lực.
Bộ cũng phối hợp với Cục A202, Bộ Công an để tổ chức kiểm tra liên ngành về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 34/2009.

Thông tư này hướng dẫn việc phối hợp thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự trường học tại một số khu vực: Cần Thơ, Đà Nẵng và khu
vực miền núi phía Bắc.
Ông Ngũ Duy Anh cũng cho biết đến khoảng cuối tháng 5 sẽ có số liệu cụ thể về việc kiểm tra đồ chơi trẻ em.
GIÁO DỤC - DU HỌC
Cập nhật: 19/05/2010 - 07:00 - Nguồn:

VietNamNet.vn

Học sinh lờ quy định

Sở GD-ĐT Hà Nội cùng các trường từ cấp tiểu học, THCS và THPT vừa tiến hành khảo sát thực trạng học
sinh chơi game online, có 1.121 trường học với tổng số 370.387 HS tham gia trả lời phiếu phỏng vấn theo
mẫu.
Kết quả cho thấy, hầu hết các em trả lời từng đến đại lý Internet để chơi game online trong khoảng từ 1 tới
hơn 10 lần/tuần.
Gần nửa số HS trả lời chơi vào ngày thường, trong giờ hành chính. Các game được các em chơi nhiều như:
Games play, Kiếm thế, Đột kích, Thời trang, Gunny, Audition... lựa chọn các quán ở gần nhà và cách xa
trường học. Tiền chơi chủ yếu từ bố mẹ, tiền tiết kiệm ăn sáng, đóng học phí... Mặc dù chơi nhiều, nhưng
phần lớn HS lại "mù tịt" các quy định về quản lý game online.


Kết quả khảo sát học sinh
chơi game online tại Hà
Nội

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó trưởng phòng công tác Học sinh - Sinh viên (Sở
GD-ĐT Hà Nội): "Hầu hết HS sử dụng Internet, nhiều em đã sử dụng cách
đây vài năm. Các em truy cập khá thường xuyên và thời lượng cũng tương
đối cao. Mục đích truy cập khác nhau, như truy cập phục vụ cho việc học tập,
bổ sung nâng cao hiểu biết... nhưng cũng phát sinh những tiêu cực, mà tiêu

biểu đã xảy ra một số vụ đánh nhau, nguyên nhân chính là do sử dụng
Internet dẫn đến mâu thuẫn. Game online còn tác động nhiều tới HS do chơi
quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và bắt chước những hành vi không
tốt, không lành mạnh...".
Các trường thống kê có tới 3.874 đại lý Internet gần trường học trong khoảng
200 - 1.000m, trong đó 566 quán vẫn "sống sót" sau lệnh đóng cửa trong
phạm vi cách cổng trường học dưới 200m. Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc
Tuấn, con số này chưa chuẩn xác bởi có nhiều trường gần nhau và cùng thống
kê một quán. Hay năm học 2009-2010, các trường thống kê có tới 5.800 HS
nghiện game online (1.364 HS nữ). Con số này không phản ánh thực chất, có
thể hơn hay kém, bởi bản thân các trường cũng hiểu sai về tiêu chí đánh giá.
Chẳng hạn, nếu nghiện phải chơi nhiều giờ, bỏ ăn, bỏ học...

- Số lần đến đại lý
Internet chơi game online
trong tuần: 1-3 lần:
215.568 HS; 4-6 lần: 90.326
HS; 7-9 lần: 51.769 HS;
Nhiều hơn 10 lần: 12.724 HS.
- Chơi vào ngày nghỉ:
225.167 HS; Ngày thường:
145.220 HS.
-Ngày thường chơi vào
thời gian nào: 8-11 giờ:
15.613 HS; 12-13 giờ:
92.425 HS; 14-17 giờ:
27.877 HS; 18-21 giờ:
55.052 HS; 22-24 giờ:
29.423 HS.
- Thời gian trung bình cho

một lần chơi: 1 giờ:
188.726 HS; 2-3 giờ:
157.745 HS; 4-5 giờ: 18.237
HS; 6-7 giờ: 3.875 HS; 8-9
giờ: 1.120 HS; 10 giờ: 625
HS.
- Chơi được bao lâu: 1
năm: 129.985 HS; 2-3 năm:
122.143 HS; 3-4 năm:
94.844 HS; Trên 5 năm:
23.415 HS.
- Sau khi chơi game
online: Thoải mái, vui vẻ:
194.604 HS; Mệt mỏi, lo
lắng: 37.013 HS; Lo sợ bố
mẹ mắng: 40.117 HS; Không
có cảm xúc gì: 98.653 HS.
(Theo Báo cáo đánh giá tình
hình quản lý Internet và
khảo sát thực trạng học sinh
chơi game online của Sở
GD&ĐT Hà Nội)

Tình trạng học sinh Hà Nội chơi game online chưa có chiều hướng giảm.

Theo ông Dương Văn Bá - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh-sinh viên (Bộ GD-ĐT): "Hà Nội, TP HCM là
hai địa phương khảo sát có số lượng HS chơi game online chiếm tỷ lệ rất cao. Nó cũng cho thấy, việc quản lý
hiện nay còn nhiều khó khăn, phức tạp. Hiện chưa có quy định danh mục game được chơi hay cấm chơi. Một
số tỉnh, thành quy định giờ hoạt động của quán game từ 6h - 23h, cách cổng trường 200m... nhưng rõ ràng vẫn
chưa hiệu quả".

Đâu là giải pháp hữu hiệu?
Không ngạc nhiên trước tình trạng HS chơi game online như hiện nay, GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng
Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho rằng: "Chơi game là một vấn nạn của học đường. Tác hại của việc


lạm dụng game chúng ta đã biết. Bây giờ phải kiểm soát, cấm các game bạo lực, ngăn chặn phim ảnh đồi trụy,
web "đen"... Cấm HS chơi game là rất khó, bởi nhu cầu chơi của các em là rất lớn, trong khi hàng quán ở
nhiều nơi, biến hóa, ngụy trang che mắt lực lượng chức năng... Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần nghiên
cứu để hạn chế, kết hợp giữa các ngành cùng với gia đình và nhà trường để quản lý các em".
Theo kết quả khảo sát, ông Phạm Ngọc Tuấn đưa ra kiến nghị: "Cần tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho
HS trong sử dụng Internet. Tạo sân chơi lành mạnh, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi HS như tổ chức các cuộc thi
về tin học để các em giao lưu học tập, tranh tài, cống hiến cho xã hội. Phải có sự quản lý chặt chẽ tại các điểm
dịch vụ truy cập Internet, thực hiện thường xuyên kiểm tra, giám sát về giờ giấc và nội dung. Kiểm tra độ an
toàn, chất lượng của các điểm và cấp chứng nhận cho những cơ sở đạt yêu cầu".
Ông Dương Văn Bá cho biết thêm: "Bộ GD-ĐT đang bổ sung, hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động
phòng, chống tác hại của game online có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên
giai đoạn 2011-2015. Dự thảo lồng ghép nội dung phòng, chống tác hại của game online vào môn giáo dục
công dân và pháp luật. Đưa vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường... Tăng cường rà soát, đề nghị các
cơ quan chức năng xử lý các đại lý Internet vi phạm gần nhà trường".
Trước đó, Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội đã đề nghị UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo Sở GD-ĐT
cấm HS không được chơi game tại các đại lý Internet trong giờ hành chính. Tuy nhiên, tình trạng HS chơi
game online vẫn không có chiều hướng giảm và các đại lý Internet vẫn tìm mọi cách "xé rào" để tồn tại...
Theo Gia đình & Xã hội
Hơn 70% học sinh tiểu học chơi game online
Theo một cuộc khảo sát do Bộ GD-ĐT thực hiện, tỉ lệ chơi game online trong ngày thường của học sinh tiểu học tại Hà Nội là 76%,
TPHCM 70%; bậc THPT tại Hà Nội là 76,6% và TPHCM là 88%.
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến (game online) có nội dung bạo lực và không
lành mạnh diễn ra ngày 18/12 ở TPHCM.
Ông Dương Văn Bá, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên Bộ GD-ĐT, cho biết trong tháng 12/2010, Bộ sẽ bổ sung, hoàn
thiện dự thảo Chương trình Hành động phòng, chống tác hại của game online có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học

sinh - sinh viên giai đoạn 2011-2015.
Dự thảo sẽ lồng ghép nội dung phòng chống tác hại của game online vào môn giáo dục công dân và pháp luật; đưa vào các hoạt
động ngoại khóa của nhà trường; rà soát, đề nghị các cơ quan chức năng của địa phương xử lý các đại lý internet gần nhà trường vi
phạm quy định về kinh doanh...

Theo Người Lao Động
Theo Bộ GD-ĐT, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc HS đánh
nhau. Các trường đã khiển trách 881 HS, cảnh cáo 1.558 HS, buộc thôi học có thời hạn 735 HS. Thiếu tướng
Phạm Thanh Đàm, Cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH, Bộ Công an thông tin cho biết: Từ
năm 2003 đến nay, trung bình mỗi năm xảy ra 10.000 vụ phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên;
tỷ lệ HS - SV và thanh thiếu niên phạm tội và vi phạm pháp luật chiếm ¼ tổng số vụ phạm pháp hình sự trên
toàn quốc. Kết quả thống kê người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên toàn quốc trong năm 2008 và
2009: năm 2008 xảy ra 10.533 vụ, xử lý 16.380 đối tượng (trong đó có 1.219 vụ = 1.940 đối tượng cố ý gây
thương tích); năm 2009 xảy ra 9.522 vụ, xử lý 14.446 đối tượng (trong đó có 1.043 vụ = 2.029 đối tượng cố ý
gây thương tích).
/>

Hơn 50% sinh viên không… hứng thú học tập
Mai Minh
Dân Trí

08:32' AM - Thứ sáu, 26/

Một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó, có không ít con số
rất “giật mình”.
Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh, mỗi sinh viên (SV) lớn lên trong môi trường văn hoá, xã
hội khác nhau, hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú
cũng khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học, một số SV
học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh

cãi.
Cũng từ đó, ông Khanh đã dùng các con số của mình để trả
lời các câu hỏi: Phong cách học tập của SV có môi liên hệ
như thế nào đến thành tích học tập? Những phong cách học
tập nào giúp SV dễ dàng gặt hái sự thành công học đường?
Có sự khác nhau đáng kể về phong cách học tập giữa SV học
các ngành học khác nhau?...
64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp với đặc
điểm nhận thức của cá nhân
Có 55,9% SV thường suy ngẫm để tìm ra các phương pháp
học phù hợp và hiệu quả khi học các loại tài liệu khác nhau
tuỳ theo mục đích và hoàn cảnh cụ thể.
Có 68,2% SV thường suy nghĩ về cách học, cách thức tự
quản lí việc học của mình sao cho hiệu quả.

Mẫu điều tra SV được chọn
theo phương pháp phân tầng
theo cụm bán ngẫu nhiên gồm
448 SV của 4 khoa: Toán, Lí,
(182 SV Đại học khoa học tự
nhiên), Văn và Sử (266 SV Đại
học khoa học xã hội và nhân
văn).
Cấu trúc của mẫu phân theo
giới tính gồm 155 SV nam
(chiếm 34,6%) và 293 SV nữ
(chiếm 65,4%).
Cấu trúc của mẫu phân theo
năm học: năm thứ hai 247 SV
(55,1%); năm thứ ba 171 SV

(38,2%); năm thứ tư 30 SV
(6,7%).

Có 50,9% SV cho rằng mình tự học hiệu quả nhờ biết kết hợp các phương pháp học khác nhau
phù hợp với nhiệm vụ học tập cụ thể.
Nhưng chỉ có 29,2% SV cho rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố gắng thực hiện đúng
thời gian biểu; và cũng chỉ có 36% SV được khảo sát cho rằng mình đã tìm được những
phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân và tất nhiên 64% sinh viên còn
lại là mơ hồ về phương pháp học.
Hơn 36% SV thích “ngậm hột thị” trong thảo luận
Cũng trong nghiên cứu của mình, PGS Nguyễn Công Khanh đã chỉ ra rằng: 40% SV được khảo
sát học theo kiểu khám phá: đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, tìm kiếm thông tin, bằng chứng để
chứng minh hay bác bỏ giả thuyết. Đây chính là nhóm SV đã tìm được cho mình các chiến lược
học tích cực, phù hợp và hiệu quả.
“Tiếc rằng nhóm SV này chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn. Còn một bộ phận khá đông SV chưa
tìm được cho mình các chiến lược học tích cực, hiệu quả” - ông Khanh nhận xét.


Về tinh thần tích cực và năng động của sinh viên, ông Khanh cũng cảm thấy rất đáng tiếc khi
có tới 36,1% biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của
mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; Có 22,9% SV chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe
hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc (chưa kể 42,7% SV cũng có quan điểm gần gần như vậy);
Những con số "đáng sợ"
khác:
- Hơn 50% SV được khảo sát
không thật tự tin vào các năng
lực/ khả năng học của mình.
- Hơn 40% cho rằng mình
không có năng lực tự học;
- Gần 70% SV cho rằng mình

không có năng lực tự nghiên
cứu;
- Gần 55% SV được hỏi cho
rằng mình không thực sự hứng
thú học tập.

41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và ít
có thời gian tìm đọc những tài liệu tham khảo; 31,4% số SV
được khảo sát cho rằng các chiến lược học của mình hướng
vào việc nắm kiến thức hơn là phát triển các năng lực tư duy.
SV mong muốn gì ở giảng viên?
Làm nên sự thụ động của sinh viên, lỗi chính là ở giảng viên.
Bởi theo PGS Khanh, đa số SV được khảo sát mong muốn
giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích
cực hoá người học trong các giờ học.
Có 88,8% SV muốn các bài giảng của giảng viên gồm cả
những tri thức mới không có trong giáo trình;

73,3% SV thích được giảng viên giao làm những bài tiểu
luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán;
82,4% SV thích giảng viên hỏi, khuyến khích SV đặt câu hỏi, hướng dẫn SV đào sâu suy nghĩ
để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học;
85,6% SV muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn phương pháp học,
tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo này;
79,2% SV mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học (có hướng dẫn và giải đáp thắc mắc)
hơn so với hiện nay.
Tuy nhiên, khi đưa ra con số chỉ có 34,7% SV thích hỏi và đưa ra những quan điểm của cá
nhân, ông Khanh có dự báo rằng những đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướng tích
cực hoá người học có thể sẽ gặp những khó khăn đáng kể do nếp nghĩ và các thói quen học thụ
động đã định hình ở một bộ phận lớn SV hiện nay.


Trừng phạt học trò
TS. Nguyễn Quang A
Lao Động cuối tuần

Dư luận lại xôn xao và phẫn nộ vì những vụ trừng phạt, làm nhục học sinh. Một cháu bé lớp 5
ở Châu Thành (Đồng Tháp) do bị nghi lấy cắp 47.800 đồng nên bị nhiều tầng nhiều lớp "hỏi
cung" đã hoảng loạn, trở nên ngây ngô, và phải đưa vào bệnh viện tâm thần điều trị.
Một cháu khác lớp 7 (cũng ở Đồng Tháp) uống thuốc sâu tự tử sau khi bị cô giáo làm nhục vì bị
nghi liên can đến việc mất cắp 100.000 đồng. Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải đến

04:45' PM - Thứ
bảy, 19/05/2007


tận nơi xem xét tình hình và tìm cách xử lý. Hai trường hợp này gây chấn động tâm lý nặng nề
và có hậu quả nghiêm trọng hơn những việc "cho roi cho vọt" và các hình phạt thân thể khác
trước đây đã làm xôn xao dư luận.
Chúng ta còn nhớ chuyện ở Gò Vấp (TPHCM), giáo viên thể dục đã bắt học sinh "hít đất" cả
trăm lần do "hư"; chuyện một cô giáo ở Hà Tĩnh trừng phạt học sinh bằng cách bắt các em liếm
ghế; chuyện một cô giáo ở Tân Kỳ (Nghệ An) đánh học sinh 200 roi "theo hình thức kỷ luật mà
lớp đã đề ra (2 lần vi phạm nội quy của lớp là 50 roi, cứ thế nhân lên)"; chuyện một học sinh
lớp 8 ở Bình Thuận bị thầy giáo đánh đến mức tay bị phù nề; chuyện phạt học sinh lớp ba đi
bằng đầu gối 100 vòng ở Hải Phòng; chuyện cô giáo bắt 3 học sinh tụt quần ra đánh ở Vị Thanh
(Cần Thơ); chuyện học sinh bị phơi nắng rồi bắt tự vả vào mặt nhau ở TPHCM; nạn bạo hành,
nhục mạ, đánh, đấm học sinh chỉ vì những lỗi nho nhỏ, thậm chí đánh trọng thương; đến chuyện
xén tóc, cắt quần học sinh,... Đấy là những sự vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền.
Chúng ta đã có Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, chúng ta đã ký các công ước quốc
tế về nhân quyền, về bảo vệ các quyền của trẻ em.Tại sao vẫn xảy ra những chuyện đau lòng
như vậy? Có thể có rất nhiều nguyên nhân, từ kỹ năng ứng xử kém như bà Thứ trưởng nhận xét,

đến "tu dưỡng" kém, cho đến coi thường pháp luật. Ơ đây chỉ nêu hai khía cạnh.
Thứ nhất, nhận thức của xã hội ta còn bị ảnh hưởng rất nhiều của những lề thói từ ngàn xưa.
Câu "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" của các cụ không phải hoàn toàn không có
cái lý của nó trong bối cảnh một gia đình, song cách hành xử như vậy, dù là yêu thương, ngay
cả trong gia đình cũng không thể chấp nhận được nữa.
Cách cư xử của nhà nước gia trưởng một thời vẫn còn in đậm nét trong nếp suy nghĩ, trong tầng
sâu của vô thức xã hội. Vua quan coi dân là con, và ứng xử như các ông bố gia trưởng và độc
đoán: tự nhận việc chăm lo cho dân như cho con cái; lo từ miếng cơm manh áo khiến cho người
dân hay ỷ lại; và tất nhiên có quyền trừng phạt con cái khi chúng hư, cũng có khi con ngoan
nhưng bố nóng tính.
Thậm chí ngày nay cách ứng xử như vậy của cán bộ nhà nước và các cơ quan nhà nước vẫn
còn. Ngay cả các giáo viên trẻ, vừa mới được đào tạo đủ thứ hiện đại, kể cả tâm lý trẻ em và
phương pháp giảng dạy, cũng hàng ngày hàng giờ vẫn tắm mình cái trong đại dương truyền
thống (xấu) mênh mông đó. Trong nhà trường cần có kỷ luật, song dùng bạo lực để duy trì kỷ
luật là không thể chấp nhận được.
Rất đáng tiếc nhiều giáo viên tuy phản đối bạo hành, nhục mạ học sinh nhưng vẫn nghĩ cần phải
có hình phạt để duy trì kỷ luật, kỷ cương. Những khía cạnh nhận thức, tâm lý xã hội này chỉ có
thể được khắc phục từ từ trong thời gian dài qua nâng cao nhận thức của các quan, của dân, qua
đào tạo, huấn luyện, qua nỗ lực của tất cả các lực lượng trong xã hội, qua các quy định hướng
dẫn rất cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ hai, việc đánh, nhục mạ, trừng phạt học sinh như vậy bị luật cấm, nói cách khác, những
việc làm ấy là phạm pháp, các thầy cô đó đã vi phạm pháp luật. Có ai trong số họ bị truy tố vì
những hành vi phạm tội đó? Nghe nói họ có bị kiểm điểm, thậm chí một vài người bị cách chức
như trường hợp "hỏi cung" vừa xảy ra.


Nhưng có lẽ do bệnh "thành tích" mà các trường, các địa phương chỉ muốn "tự xử lý", "đóng
cửa bảo nhau" trừ những trường hợp quá thể mà báo chí đã lên tiếng thì có "kiểm điểm", chuyển
công tác hay cách chức. Những kẻ phạm pháp rành rành như vậy phải bị truy tố trước pháp luật
và phải được xử một cách rất nghiêm minh. Nếu không thì dù có "giáo huấn" họ, tổ chức cho họ

học và "noi gương" cũng không có kết quả mấy.
Theo tôi, vì rất nhiều lý do - trong đó có chủ nghĩa gia trưởng trong cách hành xử của cán bộ và
cơ quan nhà nước - chúng ta đã làm xói mòn niềm tin của người dân vào hiệu lực của pháp luật,
do luật không bám sát thực tế cuộc sống, khó thực thi, do xử sai và do các cơ quan khác nhau,
nhất là những người tự coi mình có quyền, còn can thiệp quá nhiều vào hoạt động của các cơ
quan bảo vệ pháp luật. Xử và phạt nghiêm minh các giáo viên nhục mạ, đánh đập học sinh là
việc rất cần làm.
Nguồn: Lao Động cuối tuần

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, hành vi đánh nhau ở học sinh, nhất là học sinh nữ gần đây có chiều hướng gia tăng.
Thống kê mới nhất của ngành giáo dục, từ đầu năm học 2009-2010 đến tháng 7-2010, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng
1.598 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp
THCS và học sinh THPT. Đây là lứa tuổi mà cơ thể có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ
bồng bột, thích tự mình giải quyết mâu thuẫn, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
Chuyện HS đánh nhau không phải là vấn đề của "thời hiện đại" vì thời nào cũng có nhưng điều bất bình thường là giờ
đây hiện tượng đánh "hội đồng", nữ sinh làm nhục bạn ngày càng nhiều hơn; học sinh khác đứng xem không những
không can ngăn mà còn quay clip phát tán trên mạng và coi đó là "chiến tích"; cấu kết với đối tượng thanh, thiếu niên
đã bỏ học ngoài xã hội để tổ chức thành các nhóm đánh nhau có hung khí ở ngoài trường học.
Đã có nhiều ý kiến tại nhiều hội thảo, diễn đàn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng bạo lực học đường như
đạo đức xã hội có những biểu hiện lệch lạc, tác động xấu của mặt trái cơ chế thị trường, của trò chơi điện tử mang tính
bạo lực, học sinh ít được trang bị kỹ năng sống, gia đình thiếu quan tâm chăm sóc. Tuy nhiên, còn có một nguyên nhân
hay một "thiếu sót" như lời Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội- TS Nguyễn Tùng Lâm, là chưa bắt những học sinh
gây nên" bạo lực học đường" phải chịu trách nhiệm về hành vi của chúng.

Nhẹ trách nhiệm con trẻ, nặng trách nhiệm người lớn
Trên thực tế, học sinh ít phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của chúng. Ví như, đua xe trái phép, công an chỉ giữ
xe, bố mẹ mang tiền đến chuộc còn bản thân người đua xe đâu có chịu trách nhiệm gì. Tụ tập bạn bè, đi hành hung
gây thương tích cho người khác, chỉ gửi giấy báo về trường, về nhà để giáo dục. Học sinh đánh nhau lại càng là
chuyện "quá nhỏ" đối với lực lượng cảnh sát, điều tra xong gửi về nhà trường, gia đình giải quyết tiếp. Cách xử lý này
chưa đủ để buộc học sinh có hành vi sai trái phải tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình và khiến chúng không biết

sợ.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, nhà trường không từ chối kiên trì giáo dục học sinh nhưng trước khi để nhà trường làm
chức năng giáo dục, học sinh phải được xã hội, pháp luật buộc chịu trách nhiệm cá nhân. Chỉ có như thế, các hình


thức giáo dục của nhà trường mới có tác dụng. Ông lý giải, theo quy luật phát triển nhân cách của học sinh, ở cấp
THCS và THPT, các em đã phát triển về tư duy, biết suy luận, cá tính cũng như xu hướng tự khẳng định ngày càng bộc
lộ rõ hơn. Do đó, với đối tượng này, quá trình giáo dục thành công chính là làm sao để các em tự giáo dục, tự nhận
thức và rút ra bài học cho bản thân.
Tại một hội thảo bàn về vấn đề học sinh đánh nhau được tổ chức mới đây, Thiếu tướng Phạm Thanh Đàm, Cục trưởng
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) đã đưa ra một số giải pháp để góp phần phòng ngừa,
ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh phổ thông đánh nhau mang tính bạo lực. Cụ thể là, đối với những trường
hợp đánh nhau của học sinh phổ thông, tùy theo mức độ mà có biện pháp xử lý phù hợp, thậm chí sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự, dù phạm tội lúc dưới 16 nhưng đã đủ 14 tuổi. Với những trường hợp chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự thì có thể xử lý hành chính theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính như đưa vào trường giáo dưỡng.
Tuy nhiên, phần lớn các vụ học sinh đánh nhau đều ở mức chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự hay đưa vào trường
giáo dưỡng. Bởi thế, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, phải có những biện pháp bổ sung như giam giữ có thời hạn để giáo
dục hay phạt cải tạo lao động công ích… để làm sao cho những học sinh này thấy rằng các em phải chịu trách nhiệm
và trả giá về hành vi của mình. Đây cũng là bài học để giáo dục các học sinh khác.
Bên cạnh những hình thức xử lý mang tính pháp luật trên, giải pháp căn cơ hơn để phòng ngừa tình trạng học sinh
đánh nhau chính là trả lại cho các nhà trường và giáo viên quyền giáo dục đầy đủ đối với học sinh. Như một cô giáo đã
phát biểu trên diễn đàn, hiện nay, giáo viên đã bị thu mất cái roi. Dư luận đã tạo một áp lực lớn cho những người làm
công tác giáo dục, khiến thầy cô "ngại" nghiêm khắc với trò, nhà trường cũng né tránh kỷ luật học sinh, thường chỉ gợi
ý cho cha mẹ học sinh chuyển trường hoặc hạ hạnh kiểm. Quá trình giáo dục, đặc biệt là giáo dục nhân cách cho một
đứa trẻ rất cần tình thương yêu nhưng cũng không thể thiếu "đòn roi".
Theo báo cáo của các sở GD-ĐT địa phương, trong năm học vừa
qua, các trường đã kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo
1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (từ 3 ngày, 1 tuần, 1 năm
học) 735 học sinh vì đánh nhau. Nhưng đây có lẽ chỉ là những vụ
điển hình mà các nhà trường không thể không kỷ luật.

Việt Báo (Theo HNM

/>Tại hội thảo quốc gia phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ LĐTB&XH tổ chức
vào tháng 9, đại diện Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ đầu năm học 2009-2010 đến
nay, toàn quốc xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau, trong đó 881 học sinh bị kỷ luật khiển trách, 1.558 em bị
cảnh cáo và 735 em bị buộc thôi học có thời hạn. Riêng năm 2009-2010, có 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn
đến chết người. Theo VnExpess

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau
Theo phapluattp.vn – 10 tháng trước


Qua kết quả khảo sát, đúng như lo ngại của nhiều người, chuyện nữ sinh đánh nhau ngay trong khuôn viên
trường học không phải là chuyện hiếm. Với câu hỏi “Bạn có thường nhìn thấy các nữ sinh đánh nhau trong
khuôn viên trường?”, 64% học sinh cho biết đã từng nhìn thấy.
Bên cạnh, nhận xét về hiện tượng học sinh đánh nhau, đâm chém nhau trong thời gian gần đây, 56% giáo viên
cho rằng tình trạng bạo lực đang gia tăng, học sinh đang có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh.
67% học sinh đã chọn giải pháp tích cực khi nhìn thấy bạn bè đánh nhau: can ngăn bạn, gọi người lớn can
thiệp... Bên cạnh cũng có 2,6% học sinh trả lời sẽ cổ vũ khi nhìn thấy bạn đánh nhau. Để lý giải việc không
can ngăn khi nhìn thấy bạn bị đánh, hơn một nửa (54%) các em giải thích sợ bị trả thù. Lý do khác có số
lượng học sinh trả lời nhiều thứ hai là: “chuyện riêng của ai, người đó tự giải quyết”. Kết quả này cho thấy
vấn đề đáng lo ngại khác là lối sống Makeno (mặc kệ nó) đang hình thành một cách đáng sợ trong lứa tuổi
học trò.

Học sinh trường Trần Khai Nguyên tìm hiểu bản thăm dò về “Bạo lực học đường”. Ảnh: HTD
Bày tỏ thái độ của mình trước sự việc không có học sinh nào can ngăn khi chứng kiến bạn bị đánh, thái độ của
các nam sinh và nữ sinh có phần khác nhau. Đáp án “Các bạn nam đứng xem không can ngăn không đáng mặt
nam nhi” chiếm câu trả lời của các nữ sinh nhiều nhất (25%) thì chỉ có 17% nam sinh chọn đáp án này. Tuy
nhiên, với câu trả lời cảm thấy việc không can ngăn bạn đánh nhau là “bình thường, chuyện ai người đó lo”
thì số đông chọn đáp án này là nữ sinh (14%, trong khi số nam sinh chọn câu trả lời này là 3%). Đáp án được

nhiều nam sinh chọn (33%) là: “cần phải can ngăn, dù có nguy hiểm cho bản thân”.
Các thầy cô giáo cũng trả lời có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực trong trường học. Trong nhiều
nguyên nhân từ gia đình, nguyên nhân được nhiều thầy cô chọn nhất là “do cha mẹ bận rộn, không quan tâm
dạy dỗ con” (45%).
Nguyên nhân từ nhà trường và xã hội dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng được nhiều thầy cô chọn lần lượt là:
“các môn học giáo dục công dân, đạo đức chưa hiệu quả và chưa phù hợp” (31%), thiếu hoạt động tư vấn giúp
học sinh tháo gỡ vướng mắc tâm lý là 17%.
Nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường từ môi trường xã hội có 67% giáo viên cho rằng do “ảnh hưởng của
văn hoá phẩm xấu, có 5% cho rằng do pháp luật chưa nghiêm, 10% cho rằng do khuynh hướng giải quyết mâu
thuẫn bằng sức mạnh đang phổ biến”.
82% giáo viên đã chọn giải pháp ôn hoà như tháo gỡ vướng mắc về tâm lý cho học sinh hoặc tổ chức cho các
em đối thoại với nhau để giải quyết tình trạng bạo lực. Chỉ 18% đề nghị áp dụng các biện pháp mạnh như giao
cho công an xử lý, kỷ luật, đuổi học... Về lâu dài, các thầy cô cũng nêu ý muốn nên đổi mới chương trình dạy
học các môn giáo dục công dân, đạo đức, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh hơn là kết hợp với công an hay
xây dựng “mật báo viên” trong lớp học để phòng ngừa bạo lực.
Thứ Bảy, 5/3/2011, 08:37 Sáng

NHÓM PHÓNG VIÊN


/>
Để ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau
3:59 PM, 28/07/2010
(Chinhphu.vn) – Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hành vi học sinh đánh nhau thời gian gần
đây có chiều hướng gia tăng với gần 1.600 vụ trong và ngoài trường học từ đầu năm học 2009-2010.
Ảnh: Chinhphu.vn
Ngày 28/7, Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức
Hội thảo “Giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau”. Phó thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự.
Gia tăng các hành vi học sinh đánh nhau

Từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài
trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh
và buộc thôi học có thời hạn 735 học sinh, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Các vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra ở nhiều khu vực đông dân cư, khu vực đô thị hoá. Đối tượng tham gia
đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tuy nhiên, điều nguy hại là các em không chỉ đánh nhau mà còn quay camera đưa lên mạng internet nhằm
gây thêm tổn thương về tâm lý, tinh thần cho các bạn, gây bức xúc đối với xã hội.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng những học sinh đánh nhau nếu không được uốn nắn, giáo dục kịp thời sẽ
hình thành tính hung hăng, không tôn trọng người khác, bốc đồng, thích bạo lực và gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống.
Còn những em chứng kiến việc đó cũng rơi vào tình trạng tâm lý không tốt, dẫn tới thờ ơ, lãnh đạm trước nỗi
đau của người khác.
Nguyên nhân từ thiếu kỹ năng sống cơ bản
Theo Bộ GDĐT, nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đánh nhau là do ở lứa tuổi này các hành động chủ yếu
xuất phát từ sự tự phát và không có định hướng.
Ngoài ra các em chưa được trang bị một cách hệ thống các kỹ năng sống cơ bản, như kỹ năng tự nhận thức,
kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… điều đó dẫn
đến mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra thường sử dụng vũ lực để đạt được ý đồ riêng.
Một nguyên nhân khác khá quan trọng dẫn đến tình trạng này bắt nguồn từ sự giáo dục trong gia đình, như bố
mẹ có kiến thức hạn chế, nhất là về văn hoá xã hội, kinh tế, pháp luật, dẫn tới không đủ hiểu biết để định
hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con cái.


Bên cạnh đó, việc bố mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, bạn bè của con, để bạn xấu rủ rê lôi kéo bỏ học, dẫn
đến vi phạm pháp luật, hoặc nơi ở chật hẹp, thiếu chỗ vui chơi giải trí văn hoá, thể thao…
Ngoài ra cũng không thể không nói đến sự thiếu quan tâm của các ngành, các cấp đối với công tác quản lý,
giáo dục thanh thiếu niên. Chưa có sự chỉ đạo quyết liệt huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị ở
địa phương vào cuộc trong việc xây dựng môi trường xã hội ngày càng trong sạch, kiến quyết tấn công tội
phạm, ngăn chặn hành vi bạo lực và cùng phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học
sinh.


Cần tạo nhiều sân chơi tích cực, lành mạnh - Ảnh minh họa
Thí điểm mỗi nhà trường có giáo viên tư vấn tâm lý cho học sinh
Đánh giá về thực trạng học sinh đánh nhau hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng
môi trường xã hội trong 20 năm qua có nhiều thay đổi, quỹ thời gian phụ huynh dành cho học sinh, bảo ban
dạy dỗ con em mình phần nào đã giảm đi vì sức ép của kinh tế thị trường.
Thêm vào đó, học sinh ở thành phố ít có cơ hội tiếp xúc với cuộc sống thực tế ở nông thôn và mất khá nhiều
thời gian với những trò chơi trực tuyến (trong đó có không ít liên quan tới bạo lực).
Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ GDĐT, Bộ VHTTDL, TW Đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ huy động sức mạnh
tổng hợp của toàn xã hội nhằm tạo ra nhiều môi trường vui chơi chủ động – tích cực và lành mạnh.
Bộ GDĐT cần xây dựng những chương trình tập huấn về kỹ năng sống đối với giáo viên nòng cốt trong các
trường học cả nước. Tiến tới thí điểm mỗi nhà trường có giáo viên tư vấn tâm lý cho học sinh. Ngay từ đầu
năm học 2010-2011, các nhà trường cần tổ chức sinh hoạt chuyên đề đầu năm học “Nói không với học sinh
đánh nhau”.
Phó Thủ tướng cũng nêu ra yêu cầu về cơ chế gắn bó hơn nữa giữa nhà trường và công an địa bàn (phường,
xã, quận, huyện) để kiểm soát và phòng ngừa việc học sinh đánh nhau ngay trước cửa trường học. Trên cơ sở
đó, Phó Thủ tướng giao Bộ GDĐT sớm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị nhằm kiểm
soát tình trạng học sinh đánh nhau.
/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×