Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

LỜI nói đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.97 KB, 2 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức và chuẩn bị cho định hướng
nghề nghiệp mà còn là một môi trường sống, một giai đoạn đời quan trọng, nơi hun đúc
nhưng phẩm chất trong tương lai cho các học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Ở đó
các em sẽ gặp gỡ những con người mà dựa vào đó các em sẽ định hướng noi theo hoặc
ngược lại tìm kiếm một mô hình khác cho nhân thân của mình sau này. Vì thế việc
hướng dẫn giúp các em tránh khỏi những tiêu cực xấu trong môi trường giáo dục là rất
quan trọng. Một trong những tiêu cực xấu được đề cập đến là “Tình hình tội phạm do
học sinh thực hiện” không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành nỗi
ám ảnh lớn đối các em, cả nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Trong hầu hết các trường
học thuộc các tỉnh thành trong cả nước đều xuất hiện tội phạm do học sinh thực hiện.
Tuy mức độ khác nhau nhưng từ thành thị đến nông thôn, cả đồng bằng lẫn miền núi thì
các vụ liên quan đến tội phạm do học sinh thực hiện đều gia tăng. Nhiều người đã ví vấn
nạn tội phạm do học sinh thực hiện như những cơn sóng ngầm, bởi thỉnh thoảng đâu đó
trong môi trường sư phạm lại dấy lên các vụ học sinh gây hấn, hành hung lẫn nhau. Thế
nhưng, những xô xác tưởng chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian gần đây đã trở
thành hiện tượng nguy hiểm, việc hàng nghìn vụ học sinh đánh nhau mỗi năm và tính
chất vụ việc ngày càng nặng tính côn đồ, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức
khỏe thậm chí cả tính mạng của học sinh.
Có thể nói rằng tình hình tội phạm do học sinh thực hiện đang trở thành một vấn
nạn nhức nhối của xã hội, những vụ vi phạm (đánh nhau, trộm cắp…) gần đây có phải
do hành động bộc phát nong nỗi của lứa tuổi học trò? Hay vì hậu quả của sự vô cảm từ
gia đình, nhà trường và xã hội?. Chính vì thế nghiên cứu đề tài “Tình hình tội phạm do
học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa” mang tính cấp thiết hiện nay.
2.Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, người viết tập trung nghiên cứu thực trạng của tình
hình tội phạm do học sinh thực hiện trong thời gian gần đây ở một số tỉnh thành trong cả
nước như Đà nẵng, Thành phố Hà Nội…đối tượng nghiên cứu là những em học sinh có
độ tuổi từ 11 đến 19 tuổi (cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông).
Thông qua đó người viết phân tích, mỗ xẻ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng


trên. Đồng thời có các giải pháp phòng ngừa cụ thể nhằm mục đích hạn chế làm giảm tỷ
lệ tội phạm do học sinh thực hiện. Bên cạnh những nguyên nhân và các giải pháp người


viết còn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về tội phạm do học sinh thực hiện trên cơ sở
thực tiễn và lý luận nhằm phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm do học sinh thực
hiện ở nước ta ngày một hiệu quả hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu là nền tảng cơ bản để xây
dựng đề tài. Để tìm hiểu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, nội dung nghiên
cứu của luận văn cũng dựa trên các phương pháp như: phương pháp phân tích, phương
pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, phương pháp so
sánh.
4. Kết cấu của đề tài.
Luận văn gồm: Lời mở đầu; ba chương; kết luận.
-Chương 1: Tìm hiểu chung và thực trạng về tình hình tội phạm do học sinh thực
hiện.
-Chương 2 : Nguyên nhân của tình hình tội phạm do học sinh thực hiện.
-Chương 3 : Giải pháp cho tình hình tội phạm do học sinh thực và một số đề xuất
kiến nghị.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×