Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu xác định một số thông số hợp lý cơ cấu vung của máy bắn thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------***--------

NGUYỄN ĐOAN HÙNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ HỢP LÝ
CƠ CẤU VUNG CỦA MÁY BẮN THỨC ĂN PHỤC VỤ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------***--------

NGUYỄN ĐOAN HÙNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ HỢP LÝ
CƠ CẤU VUNG CỦA MÁY BẮN THỨC ĂN PHỤC VỤ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chuyên nghành : Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hóa NLN
Mã số : 60.52.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẬU THẾ NHU

Hà Nội, 2012


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và
vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế
quốc dân.
Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh
vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại
và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và
hữu cơ với nhau. Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản
xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công
nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành
thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và
chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang
nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp.
Vì vai trò ngày càng quan trọng của Ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng
hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ
những năm cuối của thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch
hệ thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà
còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc
biệt đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Kể từ năm 2000, nuôi thuỷ sản đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi
quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Nhiều mô

hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các
vùng nuôi tôm lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá lớn được hình thành, sản
phẩm nuôi mặn lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc
dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Một bộ phận dân cư các vùng


2
ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói
nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ hải sản.
Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn
toàn hay một phần vào Ngành Thuỷ sản. Ngành Thuỷ sản được coi là ngành
có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng
nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn
gia tăng hàng năm và năm 2004 đạt gần 2,4 tỷ USD, vượt 20% so với kế
hoạch, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ
năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và dành vị trí thứ 10 trong số nước xuất
khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới.
Phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa có hiệu quả , sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững, trở thành nghành
sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng
trong nước, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân, đảm bảo
an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng
vùng biển, đảo của Tổ quốc là một trong những nhiệm vụ quan trong của
nước ta hiện nay.
Mục tiêu chung chung phát triển nghành thủy sản đến năm 2020 đã được
Chính phủ phê duyệt số 332/QĐ-TTg ngày 03 tháng 03 năm 2011 là đến năm
2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích 1,10 triệu
ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho
khoảng 3,0 triệu lao động, đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt

4,5 triệu tấn, trên diện tích 1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,0 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người. Một trong những
nhiệm vụ chính là: sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị phục
vụ nuôi trồng thủy sản: phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất thức ăn,


3
chế phẩm sinh học, vật tư thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản, gắn kết với
xây dựng các vùng nuôi thủy sản nguyên liệu, đồng thời đảm bảo các sản
phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý.Tính đến nay, rất nhiều cảng cá
quan trọng đã được xây dựng theo chương trình Biển đông hải đảo, cụ thể là:
Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh
Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí (Bình Thuận), Côn
Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ Chu và Phú
Quốc (Kiên Giang). Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng
bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng
biển của tổ quốc.Tuy nhiên hiện nay nghành nuôi thủy sản nói chung và nuôi
cá nói riêng còn theo lối truyền thống cũ, ngư dân còn lao động chân tay
nhiều , việc đưa các thiết bị máy móc, ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản còn
hạn chế, do trước đây chưa được quan tâm đúng mức, mức hỗ trợ vốn còn hạn
hẹp.Việc nuôi các lồng ở biển hiện nay phát triển rất da dạng, nên việc nghiên
cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo máy móc thiết bị phục vụ cho công việc nuôi
trồng thủy sản hết sức cấp thiết, với lý do trên nên Chúng Tôi chọn đề tài “
Nghiêu cứu xác định một số thông số hợp lý cơ cấu vung của máy bắn
thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản”
+ Ý nghĩa khoa học của đề tài: Xây dựng một số thông số tối ưu máy
bắn thức ăn dạng cánh vung phục vụ nuôi trong thủy sản.
+ Ý nghĩa thực tiển của đề tài: Là cơ sở cho việc tính toán kết cấu
máy, lựa chọn được các thông số tối ưu như Tốc độ quay của đĩa vung,
góc nghiêng cánh vung, vị trí cấp liệu từ đó có cơ sở cho việc thiết kế máy
bắn thức ăn.



4
Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1: Nghiên cứu về tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới và
trong nước.
1.1.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới [10]
Theo thống kê của FAO, tỷ lệ tăng sản lượng NTTS trung bình hằng năm
của NTTS tính rừ năm 1970 tới nay là 8,9% , trong khi đó tỷ lệ tăng của thủy
sản khai thác là 1,4% và của sản phẩm thịt gia súc chăn nuôi gia súc là 2,8%.
Sản lượng NTTS thế giới năm 2001 đạt 48,42 triệu tấn, trong đó động vật
thủy sản 37,85 triệu tấn và thực vật thủy sinh đạt 10,56 triệu tấn.
Tổng sản lượng NTTS thế giới năm 2000 đạt 45,71 triệu tấn , nhuyễn thể
10.73 triệu tấn, thực vật thủy sinh 10,13 triệu tấn, giáp xác 1,65 triệu tấn,
động vật lưỡng cư và rùa biển 100,271 tấn.. Các con số trên chứng tỏ đối
tượng NTTS rất phong phú và đa dạng tuy nhiên trong thực tế có tới 21,2%
sản lượng NTTS toàn cầu không được báo cáo là thuộc loài nào
Có khoảng 210 loài thủy sản, kể cả thực vật thủy sinh được nuôi trồng,
trong đó có 131 loài cá, 42 loài nhuyễn thể, 27 loài giáp xác, 8 loài thực vật
thủy sinh, 2 loài động vật lưỡng cư và rùa biển.
Nuôi biển và nước lợ ven biển chiếm 54,9%, nuôi ngọt chiếm 45,1%.
Trong giai đoạn hiện nay nuôi ngọt lại có mức tăng trung bình hằng năm cao
nhất với 9,7%, sau đó là nuôi nước lợ 8,4% và nuôi biển tăng 8,3%. Tính về
sản lượng nuôi nước lợ chỉ chiếm 4,6% nhưng tính về giá trị thì chúng lại
chiếm 15,7% toàn bộ giá trị NTTS.


5
Bảng 1.1: Sản lượng NTTS thế giới theo vùng nước

Nhóm loài

Tổng

Cá, giáp xác,
nhuyễn thể
Thực vật
Thủy sinh

Q:37.851.356
V: 55.686.482
Q; 10.562.279
V: 5.784.324
Q: 48.413.635
V: 61.470.806

Tổng số

Nước ngọt
Q: 21.747.553
V: 26.504.555
Q: 310
V :631
Q: 21.747.863
V: 26.505.186

Nước lợ
Q; 2.334.782
V: 10.655.267
Q: 16.607

V: 22.919
Q: 2.351.389
V: 22.919

Nước mặn
Q: 13.769.021
V: 18.526.660
Q: 10.545.362
V: 5.760.774
Q: 24.314.383
V: 24.287.434

Q: Số lượng (Tấn), V: Giá trị( Ngàn USD)
Theo thống kê của FAO, các nước đang phát triển sản xuất tới 912%
lượng NTTS đặc biệt trong thời gian qua tang mạnh.
- Châu Á: 41,72 triệu tấn chiếm 91,3% sản lượng toàn thế giới
- Châu Âu: 2.03 triệu tấn cgeems 4,4%
- Châu Mỹ latinh và Caribê: 0.87 triệu tấn, chiếm 1,8%
- Bắc Mỹ: 0,55 triệu tấn, chiếm 1,2%
- Châu Phi 0,40 triệu tấn, chiếm 0,9%
- Châu đại dương: 0,14 triệu tấn chiếm 0,3%
Bảng 1.2: 10 nước nuôi trồng thủy sản hàng đầu thế giới
Giá trị
Giá đơn vị
Sản lượng
Tỷ lệ
Nước
( Ngàn
(USD/kg.khối
%

(Tấn)
USD)
lượng sống)
Trung Quốc

32.444.211

71

28.117.045

0,87

Ấn Độ

2.095.072

5.0

2.165.767

1,03

Nhật Bản

1.291.705

3.1

2.165.767


1,03

Philip Pin

1.044.311

2,5

729.789

0,7

Inđônêxia

993.737

2,4

2.268.270

2,28

Thái Lan

706.999

1,7

2.431.202


3,44

Hàn Quốc

687.866

1,7

697.669

1,00

Băng Laddet

657.121

1,6

1.159.239

1,7

Việt Nam

525.555

1,3

1.096.003


2,08

Na Uy

487.920

1,1

1.356.999

2,78


6
1.2.2.Tình hình nuôi trồng thủy sản trong nước.
Thuỷ sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Đối với nước ta, thuỷ sản hiện đang cung cấp
một nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần
không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhà.
Với tiềm năng to lớn, để phát triển thuỷ sản, cùng với việc chủ động tiếp
cận thị trường, thực hiện công cuộc ”đổi mới” trong quản lý và sản xuất kinh
doanh thuỷ sản, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, giá trị
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt qua ngưỡng 2 tỷ đô la vào cuối năm
2002, ngày càng trở thành một ngành quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động, cải tạo bộ mặt nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên, những kết quả
đạt được của ngành hàng thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.
Đặc biệt trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, thương mại thuỷ sản
đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt và là một trong những ngành hàng

luôn phải đối mặt với những rào cản thương mại, kể cả các rào cản trá hình.
Để thuỷ sản ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập, nhất là khi Việt Nam
gia nhập WTO, đòi hỏi phải có những biện pháp, bước đi thích hợp.
Tiềm năng và thực trạng phát triển thủy sản Việt Nam.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á có diện tích đất
liền là 330.991 km2, có bờ biển dài, còn phần lãnh hải và vùng đặc quyền
kinh tế khoảng 1 triệu km2. Do trải qua nhiều vĩ độ Việt Nam cắt qua nhiều
đơn vị địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn, thổ nhưỡng - sinh vật, làm tiền
đề cho tính đa dạng sinh thái hiếm có. Việt Nam là nước có “tính biển” lớn
nhất trong các nước ven biển Đông Nam Á, vùng biển rộng gấp 3 lần diện
tích đất liền, biển và đất liền đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau với
các loài vật thủy sinh đa dạng, phong phú (môi trường nước mặn xa bờ, môi
trường nước mặn gần bờ).


7
Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch,
hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn
về mặt nước với khoảng 1.700.000 ha trong đó có 811.700 ha mặt nước ngọt,
635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven biển và 125.700 ha eo vịnh có khả năng
phát triển, chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 - 400.000 ha, eo,
vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được quy
hoạch.
Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển
khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu
tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn
cá nổi đại dương. Hàng năm cho khả năng khai thác tối đa 1.670 triệu tấn;
cùng với cá biển, nguồn lợi tôm biển có trữ lượng 58 ngàn tấn, cho khả năng
khai thác tối đa 29 ngàn tấn; với mực các loại, số tương ứng là 123 ngàn tấn

và 50 ngàn tấn. Đặc điểm cơ bản của nghề cá biển Việt Nam là nghề cá đa
loài, phân tán, phù hợp với nghề cá truyền thống.
Bên cạnh cá, vùng biển Việt Nam còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên
1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có
giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài
động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc
(cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hàng năm có thể khai thác từ 45 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Ngoài
ra, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể
khai thác vây cá, bóng cỏ, ngọc trai, v.v...
Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở
đầm phá, tuyến đảo của 714 xã, phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và
hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đó tạo ra lực lượng lao động nuôi
trồng thuỷ sản đáng kể chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá.


8
Chưa kể 1 bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá, nhưng không đủ
phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản và
lực lượng lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủy sản. Đội
ngũ lao động nghề cá nước ta cần cù và tự lực trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, bên cạnh
những thuận lợi do nguồn lợi tự nhiên mang lại, sản xuất thủy sản cũng là
ngành chịu nhiều rủi ro do thời tiết và thiên tai gây nên.
Về thực trạng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam: Hơn 20 năm qua, kể từ
khi Nhà nước cho ngành thủy sản thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang
trải” đến thực hiện cơ chế thị trường nhiều thành phần kinh tế, nhất là những
năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu bản thân bộ, ngành. Ngành Thuỷ sản
đã tự khẳng định bằng các chỉ số liên tục phát triển, với tốc độ khá cao trong 2
thập kỷ qua.

Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh trong
điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường nói,
nuôi trồng thuỷ sản là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước. Vì vậy,
nuôi trồng thuỷ sản đề cập đến cả các hoạt động trong môi trường nước mặn,
nước ngọt và nước lợ.
Kể từ hơn 2 thập kỷ qua, Việt Nam cũng từng bước tham gia vào phong
trào phát triển NTTS của thế giới và đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Năm 2003, sản lượng NTTS đạt 1.110.138 tấn và còn nhiều khả năng tăng
hơn nữa trong các năm tới.
Tuy nhiên, đứng về góc độ quản lý, ngành NTTS thế giới nói chung và
của Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nếu những người
NTTS không có được những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả và đồng nhất
thì không thể phát triển NTTS bền vững được. Ngoài các vấn đề về kỹ thuật


9
nuôi và sản xuất giống để có thể nâng cao năng suất và chất lượng thuỷ sản
nuôi, đa dạng hoá đối tượng nuôi, loại hình nuôi, phát triển công nghệ sinh
học trong NTTS, sản xuất thức ăn phù hợp, các biện pháp phòng trị bệnh,
phương pháp bảo quản sau thu hoạch, v.v... vốn là các vấn đề mà nghề nuôi
truyền thống yêu cầu còn rất nhiều vấn đề mà bất cứ một nhà quản lý, nghiên
cứu về NTTS nào cũng phải nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của
chúng. Ðó là sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của các
hoạt động nuôi; Tình trạng nhiễm hoá chất và kháng sinh trong thuỷ sản nuôi
làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu thụ; Tình trạng lan truyền mầm
bệnh ở các vùng nuôi do hoạt động di giống, nhập giống TS trên toàn cầu và
tình trạng cấp thoát nước bừa bãi; Sự phát triển vùng nuôi thiếu quy hoạch và
đầu tư lâu dài đã trở thành một nguy cơ trước mắt đối với nhiều nước phát
triển NTTS quá nhanh; Và trên hết là sự cạnh tranh khốc liệt trên thương
trường đòi hỏi các nước sản xuất phải liên tục tăng chất lượng và hạ giá thành

sản phẩm trong khi vẫn giữ được sự phát triển bền vững, đồng thời lại phải
hết sức nhanh nhạy trong công tác xúc tiến thương mại để chiếm lĩnh thị
trường.
Nuôi trồng thuỷ sản được xác định là nguồn chính cung cấp nguyên liệu
cho xuất khẩu, cho an ninh thực phẩm, xoá đói giảm nghèo và là ngành có
nhiều tiềm năng để phát triển nhanh trong thời gian tới. Ngay từ những năm
đầu của thập kỷ 90, nuôi trồng thuỷ sản đã bắt đầu khởi sắc, tuy nhiên, phải
đến 4 năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản mới thực sự có bước phát triển mới cả
về diện tích nuôi lẫn phương thức và đối tượng nuôi. Năng suất và sản lượng
liên tục tăng lên, giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động nông
thôn và ven biển, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển
nông thôn, giảm sức ép gia tăng cường lực khai thác hải sản.


10
Đối tượng nuôi được mở rộng, trong đó đã chú ý nuôi các đối tượng có
giá trị xuất khẩu: tôm sú, tôm hùm, tôm càng xanh, cá tra, ba sa, cá song...
Tuy nhiên, đối tượng chính để xuất khẩu vẫn tập trung vào tôm sú, cá tra, ba
sa. Các đối tượng khác chỉ nuôi ở mức sản lượng thấp cho tiêu dùng trong
nước, giá thành sản xuất cao.
Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2010 đạt 972.500 ha, tăng
3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá 312.000 ha, tăng
8%; diện tích nuôi tôm 623.500 ha, tăng 3%.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 6 tháng đầu năm ước đạt 1,207 triệu tấn,
tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 964.600 tấn, tăng 5,5%;
tôm 143.500 tấn (trong đó tôm chân trắng ước 26.700 tấn), tăng 6,1%.
Thời tiết nhìn chung ảnh hưởng rất tiêu cực đối với nuôi trồng thuỷ sản do
hạn hán, thiếu nguồn nước ngọt và nắng nóng. Người nuôi tôm ở nhiều địa
phương vẫn ra sức khắc phục khó khăn để nâng cao cả diện tích và sản lượng
do giá tôm sú và tôm chân trắng nguyên liệu đều cao, tăng tới 20-30.000đ/kg

so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Vụ Nuôi trồng thuỷ sản, Tổng
cục Thuỷ sản, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh chiếm khoảng 3,54%
tổng diện tích đã thả nuôi, là tỷ lệ không cao so với các năm trước. Ðặc biệt,
các cơ sở sử dụng tôm giống sạch bệnh có nguồn gốc bảo đảm và quản lý
đúng chỉ dẫn kỹ thuật đều đạt năng suất và lợi nhuận cao.
Sản lượng cá tra đã thu hoạch ước đạt 757.000 tấn, năng suất nuôi bình
quân 1 vụ trong toàn vùng vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 106 tấn/ha,
tăng 16 tấn/ha so với cùng kỳ năm trước.Một số tỉnh đạt sản lượng thủy sản
nuôi lớn là Tiền Giang (59.236 tấn, trong đó có 17.000 tấn cá tra), Vĩnh Long
(77.500 tấn - 69.930 tấn cá tra), An Giang (163.104 tấn - 103.342 tấn cá tra),
Ðồng Tháp (172.250 tấn - 148.000 tấn cá tra), Cần Thơ (72.672,75 - 65.210
tấn cá tra).


11

1.2. Tổng quan về các loại máy cấp thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản
[9]
Cấp thức ăn cho cá và tôm được thực hiện bằng tay trong hầu hết các
trang trại và có lợi thế khi làm như vậy. Một trong lợi thế là cho phép các nhà
điều hành kiểm tra lượng thức ăn và thường xuyên đánh giá lượng ăn uống
đúng cách. Nó cũng cho phép để kiểm tra các thông số khác của ao, bể, lồng
cùng một lúc., tuy nhiên, một số hỗ trợ cơ khí cho ăn bàn tay và nhiều loại ăn
tự động trên thị trường. Ăn tự động đặc biệt phù hợp với hệ thống thâm canh
và thức ăn của bể cá con vườn ươm, cần phải thường xuyên, liều lượng nhỏ
thức ăn.. Ăn tự động có chế độ ăn khô. Chế độ ăn ẩm là khó khăn để phân
chia tự động bởi vì kết cấu của nó.
+ Thiết bị cho ăn thức ăn khô:
Thức ăn không nhất thiết phải được thực hiện quanh ao. Nó có thể được
đẩy vòng trong một chiếc xe cút kít, hoặc nếu ao lớn thức ăn có thể được kéo

trong một xe tải hoặc máy kéo.Sau đó có thể được dùng xẻng xúc hoặc ném
vào ao nuôi.Thức ăn có thể được phân phối hiệu quả hơn theo cách này với sự
giúp đỡ cơ khí. Gần như tất cả các thiết bị loại này phụ thuộc vào một thiết bị
thổi được hỗ trợ bởi các xe tải hoặc động cơ máy kéo. Thức ăn chăn nuôi
được phát hành vào quạt tuabin của các nhà điều hành kiểm soát thời gian (và
do đó lượng thức ăn) và sự chỉ đạo, trong đó nó được đẩy ra. Điều này sau đó
vẫn là một hình thức, mặc dù máy móc hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng cho ăn.
trong loại thiết bị này có thể chứa 3-4 tấn thức ăn chăn nuôi tại một thời điểm
và máy thổi sẽ phân phối thức ăn chăn nuôi trên một diện tích lên đến 6 x 3 m
từng lần hoặc cho đến một khoảng cách 20 m từ bờ ao.
+ Loại Khí nén
Vận tốc bay của hạt theo nguyên lý này được tạo ra nhờ động năng của
dòng khí có vận tốc cao. Về nguyên tắc thiết bị này không khác nhiều so với
nguyên lý vận chuyển khí động của hạt rời. Tuy nhiên về chế độ làm việc, hạt


12
cần có một vận tốc rất lớn (tới 15 m/s), vận tốc khí cần thiết sẽ lớn hơn nhiều
so với việc vận chuyển hạt thông thường.
Ưu điểm của nguyên lý khí động:
- Hạt ít bị vỡ;
- Dễ dàng điều chỉnh hướng bay của hạt;
- Dễ cấp liệu do có thể tạo được áp suất âm trước cửa nạp liệu
Nhược điểm:
- Tiêu hao công suất lớn;
- Thiết bị đắt tiền hơn so với máy làm việc theo phương án 1.
Trên hình 1.8 và bảng 1 là hình ảnh và đặc tính kỹ thuật của máy bắn thức
ăn của hãng TechnoSEA

Hình 1.1 Máy bắn thức ăn Akva UNICUM 330-L của hãng TechnoSEA



13
Bảng 1.3 . Đặc tính kỹ thuật của máy bắn thức ăn Akva UNICUM 330-L
Đặc tính kỹ thuật

MINI –330 L

Thể tích thùng chứa

330 litri-218 kg

Khối lượng

100 kg

Kích thước

1480 x 950 x 630 mm

Tầm vung

15 m

Động cơ

Stihl gasoline 2,5 kW / 3,

+ Loại cơ khí
Các hoạt động của các loại thức ăn, cũng được điều khiển bởi bộ tính giờ,

phụ thuộc vào điện nam châm hoặc động cơ điện. Các nguyên tắc của hoạt
động được mô tả bằng công thức sau của sơ đồ:
- Loại 1
Thức ăn được kiểm soát bởi một nam châm điện. Các khoang 'B' điều
chỉnh lượng thức ăn do chuyển động của 'A'.

Hình 1.2. Sơ đồ cấp thức ăn loại sử dụng nam châm điện


14
+ Loại 2
Đây là máng thức ăn bao gồm hai phần. Sự chuyển động của hạt bên
trong được điều khiển bởi một nam châm điện, khi các lỗ trùng, thức ăn rơi
xuống

Hình 1.3. Sơ đồ cấp thức ăn dạng máng.

+ Loại 3
Thức ăn được cấp từ phễu và nhờ trục xoắn đưa ra ngoài

Hình 1.4. Sơ đồ cấp thức ăn dạng trục xoắn.


15
+ Loại 4
Thức ăn từ phễu rơi xuống băng tải và rơi ra ngoài, năng suất phụ thuộc
vào tốc độ quay của băng tải và lượng cấp vào từ phễu

Hình 1.5. Sơ đồ cấp thức ăn dạng băng tải
+ Loại 5

Loại này kết hợp giữa cơ và khí thổi, sau khi thức ăn rơi ra từ trục xoắn
thì nhờ quạt thổi ra ngoài

Hình 1.6. Sơ đồ cấp thức ăn dạng kết hợp
+ Loại 6
Trong loại 7, một loạt các gai trên một trục quay lật đổ một hàng các hộp
thức ăn chăn nuôi lần lượt. Tần số phụ thuộc vào tốc độ quay trục chính.


16

Hình 1.7. Sơ đồ cấp thức ăn dạng gai lật.
+ Cầu cho ăn
Có nhiều loại khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là như nhau, loại này
thường không thích hợp cho cá nhỏ .
Thức ăn được cấp từ phễu khi cá tác động vào cần của cầu cho ăn.


17

Hình 1.8. Cấp thức ăn bằng cầu.
+ Thiết bị cho ăn thức ăn ướt
Cung cấp thức ăn có độ ẩm cao là khó khăn hơn nhiều hơn so với thức ăn
khô. Tuy nhiên, các nguyên tắc liên quan trong một số ăn khô có thể được
điều chỉnh phù hợp để sử dụng với nguồn cấp dữ liệu ẩm. Các ví dụ được đưa
ra trong phần trên có thể được sửa đổi cho mục đích này nhưng bình thường
sẽ cần phải được tái thiết kế để thức ăn không dính lại với nhau.
Tại Nhật Bản, nơi mà cá nhỏ 'thùng rác' thường được sử dụng để nuôi lớn
nuôi trồng thủy sản lồng, nuôi được thực hiện theo cách sau. Thức ăn là
thuyền bên cạnh lồng. Cùng với thuyền nuôi chính nó là một sà lan đầy đủ

của cá 'thùng rác'. Một ống hút được đưa vào sà lan và, bằng cách sử dụng
một máy bơm trên tàu nuôi, thức ăn bị hút vào nó. Từ đó thức ăn được chuyển
đến trung tâm của cái lồng bằng cách sử dụng nước bơm qua một đường ống .


18

Hình 1.9 .Ống cấp thức ăn cho lồng nuôi.

Hình 1.10. Máy bơm thức ăn cho lồng nuôi

Hình 1.11. Sơ đồ cấp thức ăn dạng thủy động


19

Hình 1.12. Sơ đồ cấp thức ăn dạng sàng rơi

Hình 1.13. Sơ đồ cấp thức ăn dạng giỏ treo
Khác với nguyên lý vận chuyển bằng khí khí động, ở đây thay cho môi
chất vận chuyển là không khí thì nguyên lý này sử dụng chất lỏng (nước).
Ngoài các ưu nhược điểm của nguyên lý khí động nguyên lý dùng môi
chất là nước còn khó khăn hơn trong vấn đề cấp liệu do việc tạo ra áp suất âm
trước miệng nạp liệu. Vì thế thông thường với nguyên lý này cần có một bộ
phận nạp liệu đặc biệt.(hình 2)


20

Hình 1.14. máy cấp thức ăn dạng thủy động.

Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn nguyên lý bằng cánh vung để
nghiên cứu thăm dò.
1.3. Tổng quan về các máy dạng cách vung.
Nguyên lý vung nhờ các cánh vung làm việc theo nguyên lý tương tự như
các máy vung phân trong nông nghiệp. Bộ phận chính của máy bao gồm đĩa
vung có cánh vung, dùng để gia tốc hạt đến một vận tốc cần thiết để có thể
bay xa đạt khoảng cách yêu cầu. Để hạt có thể bay chụm theo một hướng nhất
định cần có thêm vỏ gom, tương tự như vỏ quạt.
Lực quán tính kết hợp lực ly tâm khi vật liệu dạng hạt chuyển động quay
nhờ các cánh vung và bị ném hắt ra ngoài theo phương tiếp tuyến.
Theo dạng này vật liệu được hắt ra ngoài tốc độ và tầm xa phụ thuộc
nhiều yếu tố, đó là tốc độ quay của đĩa vung, đường kính đĩa vung, vị trí cấp
liệu đầu vào, góc nghiêng cánh vung.


21

Hình 1.15. Sơ đồ kết cấu máy bắn thức ăn theo nguyên lý cánh vung
Cánh vung lắp trên đĩa vung có thể có nhiều dạng: thẳng, cung tròn,
đường loga… Cách lắp cánh được chí thành 3 dạng: Lắp nghiêng về sau; lắp
hướng kính và lắp nghiêng về phí trước.
Loại cánh nghiêng về sau cho vận tốc bắn ra lớn hơn tuy nhiên, hạt dễ bị
vỡ nát do giữa cánh vung và vỏ quạt tạo thành vùng ép và miết hạt.
Loại cánh nghiêng hướng kính có làm giảm được hiện tượng chèn ép hạt
nhưng làm tăng vận tốc đập vuông góc của hạt lên vỏ quạt làm tăng khả năng
vỡ hạt.
Quá trình chuyển động của hạt trên cánh được mô tả bằng phương trình động lực
học sau:

r  [ 2 (l cos  r)  2r  r 2 ] f   2l sin 

Trong đó: r là bán kính cánh tung;
 - vận tốc góc của đĩa vung;
l - khoảng cách từ tâm đĩa tới tâm cánh vung (hình4)
 - góc quay của hạt theo cánh quay


22

Fl
t

N

Fcr
Ff



Hình1.24. Sơ đồ động lực học của hạt trên cánh vung
Khảo sát chuyển động của hạt với các thông số kết cấu (đường kính
ngoài, đường kính trong, tốc độ quay của cánh vung, góc nghiêng vào và ra
của cánh)
Máy phải đảm bảo:
- Vận tốc va đập ban đầu của hạt với cánh: 2,94 m/s
- Vận tốc bắn của hạt: 15,6 m/s
- Vận tốc va đập của hạt với vỏ quạt : 14,5 m/s
- Vận tốc va đập của hạt với vỏ quạt theo phương hướng kính: 7,25 m/s
- Tầm bắn xa tính toán: 15 m (chưa tính đến lực cản không khí)
Kết luận chương 1.
Trên thế giới nói chung cũng như ở việt nam vấn đề cơ giới hóa phục vụ

nuôi trồng thủy sản là rất cấp thiết, đã có nhiều nhà khoa học nhiều đề tài
nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng qua tìm hiểu thực tế thì máy cấp thức ăn
phục vụ nuôi trồng thủy sản bằng nguyên lý cánh vung thì chưa có ở Việt
Nam, nguyên lý máy có hiệu quả rất đặc biệt cho nuôi lồng quy mô lớn.


23

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Đưa ra được một số thông số tốt ưu cho việc thiết kế bộ phận vung hạt
máy bắn thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản
2.2 – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.2.1: Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: bộ phận vung hạt của máy bắn thức
ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
2.2.2- Phạm vi nghiên cứu:
Đưa ra được các thông số tối ưu để máy đạt được:
+ Năng suất bắn:
Máy bắn thức ăn cho cá phải có năng suất cần thiết để có thể cho cá ăn
trong thời gian khoảng 20-25 phút. Theo quy trình công nghệ lượng thức ăn
lớn nhất trong một lần cho ăn là 200 kg/lần vậy năng suất máy cần đạt là:
Q=200 kg/0,3 h = 600 kg/h= 0,167 kg/s.
+ Tầm bắn xa của máy:
Theo yêu cầu công nghệ với lồng cá có đường kính15 - 20 m (Thiết kế
cho nhiều loại lồng) cùng với khoảng cách tàu tới mép lồng khoảng 2 m.
Tầm bắn xa của máy phải đạt từ 15 m
2.3. Nội dung nghiên cứu:
2.3.1 . Nghiên cứu lý thuyết:

+Lựa chọn kết cấu và nguyên lý hoạt động của bộ phận vung hạt.


×