TÓM TẮT
Đề tài luận văn: “Thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong quá trình giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam”.
Nội dung đề tài luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia
thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp kinh doanh, thương mại và thời
hiệu khởi kiện, thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Ở chương này người viết tập trung giới thiệu một cách khái quát về tranh chấp kinh
doanh, thương mại và thời hiệu khởi kiện, thời hạn trong quá trình giải quyết tranh
chấp kinh, doanh thương mại.
- Chương 2: Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong
quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án. Ở chương này
người viết tập trung trình bày những quy định của pháp luật liên quan đến thời hiệu
khởi kiện, thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại
Tòa án.
- Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi
kiện và thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa
án. Ở chương này trên cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật, khi áp dụng vào
thực tiễn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở đó người viết sẽ đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện, thời hạn
trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án.
-iii-
ABSTRACT
The thesis’s topic: “The statute of limitations and the duration of the process of
settling business and trade disputes in the Court in accordance with the Vietnam law”.
Apart from its introduction and conclusion, the thesis is made into 3 following
chapters:
- Chapter 1: General information about business and trade disputes and the
statute of limitations, the duration of the process of settling business and trade
disputes. In this chapter, the author focuses on introducing an overview of business
and trade disputes and the statute of limitations, and the duration of the process of
settling business and trade disputes.
- Chapter 2: Provisions of the law on the statute of limitations and the duration
of the process of settling business and trade disputes in the Court. In this chapter, the
author focuses on presenting the provisions of the law relating to the statute of
limitations, and the duration of the process of settling business and trade disputes in
the Court.
- Chapter 3: Practical implementation of the provisions of the law on the
statute of limitations and the duration of the process of settling business and trade
disputes in the Court. In this chapter, on the basis of applying the provisions of the
law, the practical application will encounter many difficulties and obstacles. On that
basis, the author will make recommendations for improving the legal provisions with
respect to the statute of limitations and the duration of the process of settling business,
and trade disputes in the Court.
-iv-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5
6.1. Ý nghĩa khoa học .........................................................................................5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................5
7. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................6
8. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài ..........................................................6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG
MẠI, THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VÀ THỜI HẠN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ..................................7
1.1. Khái quát về tranh chấp kinh doanh, thương mại ............................................7
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp kinh doanh, thương mại ...................................8
1.1.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại .............11
1.1.3. Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại................14
1.2. Khái quát về thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong quá trình giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại................................................................................18
-v-
1.2.1. Khái niệm về thời hiệu khởi kiện ...........................................................18
1.2.2. Đặc điểm thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại .......................................................................................................19
1.3. Khái quát về thời hạn quá trình trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại ...........................................................................................................20
1.3.1. Khái niệm thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại ........................................................................................................20
1.3.2. Đặc điểm của thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại ........................................................................................................21
1.3.3. Phân loại thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại ........................................................................................................22
1.3.3.1. Thời hạn thụ lý ................................................................................22
1.3.3.2. Thời hạn hòa giải.............................................................................22
1.3.3.3. Thời hạn chuẩn bị xét xử .................................................................23
1.3.3.4. Thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm.......................................................24
1.3.3.5. Thời hạn hoãn phiên tòa ..................................................................24
1.3.3.6. Thời hạn tạm ngừng phiên toà ........................................................24
1.3.3.7. Thời hạn có liên quan đến việc tạm đình chỉ giải quyết tranh chấp25
1.4. Sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong
quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ năm 1945 đến nay ..........25
1.5. Sự cần thiết phải quy định thời hiệu khởi kiện, thời hạn trong quá trình giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ............................................................28
1.5.1. Thời hiệu khởi kiện ................................................................................28
1.5.2. Thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ...29
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VÀ
THỜI HẠN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN .............................................................30
2.1. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại tại Tòa án .......................................................................30
-vi-
2.1.1. Thời hiệu khởi kiện ................................................................................30
2.1.2. Cách tính thời hiệu khởi kiện .................................................................32
2.1.3. Một số ngoại lệ về thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại ............................................................................................32
2.1.3.1. Những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện ...................32
2.1.3.2. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện .................................33
2.1.3.3. Những trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện ..........................34
2.2. Quy định của pháp luật về thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại ................................................................................................36
2.2.1. Các loại thời hạn .....................................................................................36
2.2.1.1. Thời hạn thụ lý ................................................................................36
2.2.1.2. Thời hạn hòa giải.............................................................................41
2.2.1.3. Thời hạn chuẩn bị xét xử .................................................................44
2.2.1.4. Thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm.......................................................49
2.2.1.5. Thời hạn hoãn phiên tòa ..................................................................50
2.2.1.6. Thời hạn có liên quan đến việc tạm đình chỉ giải quyết tranh chấp51
2.2.1.7. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa ........................................................54
2.2.2. Những trường hợp được phép gia hạn thời hạn trong quá trình giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại ..................................................................54
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VÀ THỜI HẠN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN .......58
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án và một số kiến nghị ..............................59
3.1.1. Sự không thống nhất trong việc quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi
kiện giữa Tòa án vẫn còn tồn tại.......................................................................59
3.1.2. Việc vận dụng không đúng quy định về thời gian không tính vào thời hiệu
khởi kiện do gặp trở ngại khách quan dẫn tới quyền quyền lợi của chủ thể không
được xem xét ....................................................................................................63
-vii-
3.1.3. Vướng mắc trong các quy định về xác định thời hiệu khởi kiện vụ án..64
3.1.4. Kiến nghị về thi hành các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện
yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ....................................68
3.1.4.1. Mở rộng thẩm quyền giải thích quy phạm pháp luật của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ..............................................................68
3.1.4.2. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng công tác xét xử trong Tòa
án nhân dân...................................................................................................68
3.1.4.3. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về các quy định
liên quan đến trình tự, thủ tục khởi kiện, thụ lý các vụ án kinh doanh, thương
mại nói chung và các vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh, thương
mại nói riêng.................................................................................................69
3.1.4.4. Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội, của Nhân dân đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán; tăng cường công
tác kiểm sát bản án, quyết định, kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục kịp
thời vi phạm..................................................................................................69
3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hạn trong quá trình giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án và một số kiến nghị ..............................70
3.2.1. Về thời hạn thông báo thụ lý quy định tại khoản 1 Điều 196 BLTTDS
năm 2015 ..........................................................................................................70
3.2.2. Việc áp dụng quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử tranh chấp kinh doanh,
thương mại ........................................................................................................70
3.2.3. Sửa đổi thời hạn hòa giải khi giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại .......................................................................................................74
3.2.4. Hướng dẫn về thời hạn tạm ngừng phiên tòa .........................................76
3.2.5. Kiến nghị về thi hành các quy định của pháp luật về thời hạn trong quá
trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ........................................76
3.2.5.1. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng công tác xét xử trong Tòa
án nhân dân...................................................................................................76
-viii-
3.2.5.2. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về các quy định
liên quan đến trình tự, thủ tục khởi kiện, thụ lý các vụ án kinh doanh, thương
mại nói chung và các vấn đề thời hạn trong quá trình giải quyết vụ án kinh
doanh, thương mại nói riêng ........................................................................77
3.2.5.3. Tăng cường kiểm tra hoạt động xét xử của Thẩm phán .................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
-ix-
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
BLDS:
Bộ luật dân sự
-x-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động kinh doanh mục đích lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, khi ký
kết hợp đồng là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, trên thực tế không
phải lúc nào các chủ thể kinh doanh cũng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của
mình, nên thường xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp cần phải được giải quyết kịp thời [29].
Bên cạnh đó, những năm qua ngành Tòa án còn gặp nhiều khó khăn nhất là
đội ngũ cán bộ còn thiếu, cơ sở vật chất và phương tiện chưa đảm bảo trong khi số
lượng án phải giải quyết ngày một gia tăng nhưng ngành Tòa án đã hoàn thành tốt
các chỉ tiêu công tác đã đề ra, đồng thời tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ cải
cách tư pháp như nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa….Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển của xã hội thì các tranh chấp đang gia tăng không ngừng, trong đó có
tranh chấp kinh doanh, thương mại. Mặt khác, nhiều quy định của pháp luật tố tụng
dân sự còn mang tính chung chung, thậm chí ra rời với thực tiễn, chính điều đó đã
làm ảnh hưởng đến quyền lợi chủ thể, gây mất lòng tin của Nhân dân. Đứng trước
tình hình đó, vấn đề cấp bách đặt ra là phải hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp
luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng sao cho thống nhất, đồng bộ và
khả thi trong thực tế đó là các quy định về thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong quá
trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại [31]. Việc xác định thời hiệu khởi
kiện, thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là vấn đề
có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định các quan hệ kinh doanh, thương mại và bảo
vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể [62], là căn cứ để Tòa án giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, mà việc xác
định thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại còn có ý nghĩa trong việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng và những người liên quan trong việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ [27].
-1-
Những trường hợp các bên tham gia giao dịch với nhau trong kinh doanh,
thương mại, khi phát sinh tranh chấp các bên sẽ khởi kiện ra Tòa nếu như trước đó
không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết
tranh chấp đó khi một bên có yêu cầu Tòa án xác định thời hiệu khởi kiện thì Tòa án
sẽ xem xét xác định thời hiệu khởi kiện đó còn hay đã hết [17], việc xác định thời
hiệu khởi kiện rất phức tạp, bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, xem
xét sửa đổi một cách tổng thể cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn [26]. Đó chính là
lý do để tác giả lựa chọn đề tài "Thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong quá trình giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, mục tiêu lợi nhuận được đặt lên
hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, thu hút rất nhiều các chủ thể tham
gia và cũng chính trong mối quan hệ kinh tế này luôn tiềm ẩn các nguy cơ phát sinh
tranh chấp nhằm tranh giành lợi ích giữa các bên, điều đó làm tranh chấp phát sinh
trong hoạt động này ngày càng nhiều và phức tạp. Có nhiều phương thức để giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại như thương lượng, hòa giải, giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài hoặc bằng Tòa án. Ở nước ta hiện nay Tòa án là cơ quan giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại phổ biến nhất. Do đó, việc nghiên cứu và hoàn
thiện quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại bằng con đường Tòa án cũng được rất nhiều chuyên gia quan tâm và
nghiên cứu, trước tác giả đã có những công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này
ở nhiều góc độ khác nhau như: Nguyễn Minh Đức (2011),“Cơ chế và kiến nghị hoàn
thiện giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Tòa kinh tế” đăng trên trang thông
tin điện tử của Bộ tư pháp ngày 02/8/2011; Đinh Thị Trang (2013), “Pháp luật về
giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục tố tụng Tòa án ở Việt
Nam”, Luận văn thạc sĩ của Trường Đại học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Trí Tuyển
(2014), “Thời hạn tố tụng dân sự”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học quốc gia Hà
Nội; Trần Việt Đức (2014) “Thời khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt
-2-
Nam hiện hành”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học quốc gia Hà Nội; Đỗ Văn Hữu
và Đỗ Văn Đại (2006), “Hậu quả của việc hết thời hiệu khởi kiện trong lĩnh vực hợp
đồng”, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp - Hiến kế lập pháp, số 3/2006; Lê Mạnh Hùng
(2011),“Luật về thời hiệu của một số nước và một số kiến nghị đối với quy định về
thời hiệu khởi kiện theo Bộ luật tố tụng Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 6)
tháng 7/2011. Tuy nhiên, do mục đích và phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên
cứu trước đây dừng lại mức độ nêu ra những vướng mắc khi xác định, chưa phân tích
một cách toàn diện về vấn đề lý luận và thực tiễn về thời hiệu khởi kiện, thời hạn
trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án theo pháp
luật Việt Nam, việc áp dụng luật trên thực còn gặp nhiều lúng túng, chưa có định
hướng cụ thể. Vì vậy, rất cần thiết có nhiều hơn nữa các nghiên cứu chuyên sâu về
nội dung này, đặc biệt là nghiên cứu mang tính áp dụng thực tế. Do đó, đề tài của
luận văn lựa chọn nghiên cứu các vấn đề cơ bản còn tồn tại kém hiệu quả về thời hiệu
khởi kiện và thời hạn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án.
Đồng thời, rút ra những sáng kiến, đóng góp định hướng sửa đổi hoàn thiện các quy
định của pháp luật trong lĩnh vực này, góp phần nâng cao hiệu quả xác định thời hiệu
khởi kiện và thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
tại Tòa án thực tế là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu mới trong giai
đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các quy định về thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong quá
trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, tác giả tìm hiểu thực tiễn áp dụng
các quy định về thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong quá trình giải quyết những vụ
án kinh doanh, thương mại cụ thể để tìm ra những vướng mắc, bất cập trong việc áp
dụng quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hạn trong giải quyết tại Tòa án theo pháp
luật Việt Nam.
Đề tài về thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam là một đề tài có nội dung rất
rộng. Tuy nhiên, do giới hạn luận văn và do điều kiện, khả năng nghiên cứu còn hạn chế
-3-
của tác giả nên đề tài chỉ tập trung một số vấn đề cơ bản về thời hiệu khởi kiện, thời hạn
trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án ở cấp sơ thẩm
và thực tiễn áp dụng các quy định tại Tòa án trong những năm gần đây.
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề lý luận cơ bản quy định về
thời hiệu khởi kiện, thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại hiện hành và các văn bản pháp lý có liên quan cùng với thực tiễn hoạt động xét
xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án.
Làm rõ khái niệm, đặc điểm, cơ sở của việc quy định thời hiệu khởi kiện, thời
hạn giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện và
thời hạn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và để tìm ra những
vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hạn
trong giải quyết tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam. Từ đó, kiến nghị những giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và áp dụng thống nhất những quy định của pháp luật
về thời hiệu khởi kiện và thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng thực
tiễn để kiểm chứng lý luận. Quá trình nghiên cứu của luận văn, tác giả còn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống như phương pháp thống
kê, phân tích, tổng hợp, so sánh…để thực hiện đề tài. Để chứng minh cho các luận
điểm của mình, tác giả sử dụng số liệu thống kê của ngành Kiểm sát, báo cáo tổng
kết ngành Tòa án và lựa chọn một số vụ án đã được Tòa án cấp huyện xét xử làm ví
dụ minh họa.
-4-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn bản chung
[1]. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
[2]. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
[3]. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011.
[4]. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015.
[5]. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015.
[6]. Bộ luật hàng hải năm 2005.
[7]. Luật thương mại năm 2005.
[8]. Luật phá sản 2014.
[9]. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
[10]. Luật doanh nghiệp năm 2005.
[11]. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1994.
[12]. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994.
[13]. Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất
“Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung
theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.
[14]. Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và
chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.
[15]. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ
hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng
dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật tố tụng dân sự.
-81-
B. Các công trình, tác phẩm của tác giả cụ thể
[16]. Lê Xuân Cường (2012), Một số vấn đề pháp lý về quyền của các bên trong quá
trình giải quyết tranh chấp thương mại, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại
học Cần Thơ, tr. 3.
[17]. Nguyễn Văn Cường (2010), “Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ
luật tố tụng dân sự - kiến nghị, những giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, (2), tr. 1-6.
[18]. Nguyễn Ngọc Diệp (2010), Khởi kiện và thụ lý kinh doanh, thương mại tại Tòa
án lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Cần Thơ.
[19]. Đỗ Văn Đại (2007), “Sự kiện bất khả kháng”, Tạp chí khoa học pháp lý, (5),
tr. 12-21.
[20]. Trần Việt Đức (2014), Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 9.
[21]. Phạm Thị Hằng (2013), “Một số vấn đề trong giải quyết án kinh doanh, thương
mại”, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ I, (7(13), tr. 21-24.
[22]. Nguyễn Hữu Hưng (2015), “Vướng mắc trong việc thụ lý tranh chấp kinh
doanh, thương mại tại Tòa án”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8), tr. 45.
[23]. Nguyễn Thị Hương (2015), “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của
dự thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (22), tr. 3-6.
[24]. Bùi Thị Huyền (2007), “Hoãn và tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm”, Tạp chí luật
học, (6), tr. 33-40.
[25]. Liễu Thị Hạnh (2009), Thụ lý vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận văn thạc sĩ luật học, Nxb bách khoa Thành phố Hà Nội.
[26]. Huỳnh Minh Khánh (2012), “Bàn về thụ lý tranh chấp hết thời hiệu khởi kiện”,
Dân chủ và pháp luật, (4), tr. 49-51.
[27]. Hoàng Quảng Lực (2012), “Bàn về thời hiệu khởi kiện”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, (14), tr. 9-11.
[28]. Đoàn Đức Lương (1998), Thụ lý và chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
-82-
[29]. Đinh Thị Trang (2013), Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại theo thủ tục tố tụng Tòa án ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học
quốc gia Hà Nội, tr. 1-2.
[30]. Bùi Anh Tuấn (năm 2014), Chế định hòa giải pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 15-16.
[31]. Nguyễn Trí Tuyển (2014), Thời hạn tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
C. Báo cáo, giáo trình, sách
[32]. Giáo trình Luật kinh tế (2010), Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại, Nxb giáo dục Việt Nam, tr.148.
[33]. Hội luật gia Việt Nam (2014), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Hồng Đức,
tr. 262-263.
[34]. Kỷ năng tra cứu các Điều và văn bản áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam
(2014), Nxb Hồng Đức.
[35]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2012, Trà Vinh.
[36]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, Trà Vinh.
[37]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2014, Trà Vinh.
[38]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2015, Trà Vinh.
[39]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, Trà Vinh.
[40]. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ
luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
[41]. Trường đào tạo các chức danh tư pháp (2001), Giáo trình kỹ năng giải quyết
các vụ án kinh tế, Nxb Công an nhân dân, tr. 8-10.
[42]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật tố tụng dân sự
Việt Nam, Nxb Hồng Đức.
-83-
[43]. Từ điển tiếng việt (1999-2000), Nxb văn hóa thông tin.
[44]. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh (2015), Thống kê công tác kiểm sát giải
quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, lao động (hai cấp),
Trà Vinh.
D. Các trang web
[45]. Trần Hồng Phong (2014), “Quy định về thời hiệu và thời hiệu khởi kiện”,
Truy cập ngày: 02/5/2016.
[46]. “Phương
thức
giải
quyết
tranh
chấp
kinh
doanh,
thương
mại”,
Truy cập ngày: 12/5/2016.
[47]. “Một
số
quy
định
về
thời
hiệu
khởi
kiện
vụ
án
dân
sự”,
Truy cập ngày: 16/5/2016.
[48]. “Cơ chế và kiến nghị hoàn thiện giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng
Tòa
Kinh
tế”,
/>
doi.aspx?ItemID=1442, Truy cập ngày: 11/6/2016.
[49]. “Quy
định
về
thời
hạn
hoãn
phiên
tòa
sơ
thẩm”,
Truy cập ngày:
12/6/2016.
[50]. “Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện và thực tiễn xét xử kỳ 1”,
Truy cập ngày: 21/6/2016.
[51]. ,“Tìm hiểu kỹ năng thụ lý vụ án tranh chấp trong kinh doanh, thương mại” ,
/>_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=1021
Truy cập ngày: 23/6/2016.
-84-
[52]. “Quy định về thụ lý đơn khởi kiện dân sự”, Truy cập ngày: 25/6/2016.
[53]. “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm”, Truy cập ngày: 02/8/2016.
[54]. “Thời
hiệu
khởi
kiện
vụ
án
kinh
doanh,
thương
mại”,
Truy cập ngày: 12/7/2016.
[55]. “Tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và các hình thức giải quyết tranh
chấp
trong
kinh
doanh
thương
mại”,
/>9A7ACC42D3043EDC6AAF7D6?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_life,
Truy cập ngày: 18/7/2016.
[56]. “Cơ chế và kiến nghị hoàn thiện giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng
Tòa
Kinh
tế”,
/>
doi.aspx?ItemID=1442, Truy cập ngày: 22/7/2016.
[57]. “Quy định về thụ lý đơn khởi kiện dân sự”, Truy cập ngày: 02/8/2016.
[58]. “Quy
định
về
thời
hạn
hoãn
phiên
tòa
sơ
thẩm
dân
sự”,
Truy cập ngày:
27/7/2016.
[59]. Thái Chí Bình (2013), “Tranh chấp kinh doanh, thương mại và việc xác định
thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp kinh doanh, thương mại”,
, Truy cập ngày: 02/8/2016.
[60]. Hoàng Minh Chiến (2015), “Tranh chấp trong kinh doanh và thẩm quyền giải
quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh theo pháp luật Việt Nam”,
, Truy cập ngày: 12/8/2016.
[61]. Đặng Xuân Đào (2014), “Kỹ năng giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại và
lao động”, , Truy cập ngày: 12/8/2016.
-85-
[62]. Phạm Thị Hồng Đào (2016), “Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp
kinh
doanh,
thương
mại
tại
Tòa
án
và
kiến
nghị”,
/>Truy cập ngày: 22/8/2016.
[63]. Trần Mạnh Hùng (2012) “Thẩm quyền ra quyết định khi có quyết định đưa vụ
án ra xét xử”, , Truy cập ngày: 24/8/2016.
[64]. Lê Thị Hồng Lan (2016), “Trao đổi về vướng mắc trong việc xác định tranh
chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh, thương mại”, />Truy cập ngày: 26/8/2016.
[65]. Phan Khắc Nghiêm (2012), “Kỹ năng đặc thù trong thụ lý án kinh doanh, thương
mại”, Truy cập ngày: 28/8/2016.
-86-