Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại toà án nhân dân tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.75 KB, 68 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điều 126 Hiến pháp năm 1992 của Nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng
định:
"Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của
nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản,
tự do, danh dự và nhân phẩm của cơng dân". Điều này chứng tỏ rằng vai trị
của Tịa án và Viện kiểm sát rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án
nhằm đem lại hịa bình, an ninh trật tự, bảo vệ được chế độ, bảo vệ được tính
mạng và tài sản của nhân dân.
Hơn nữa, Tồ án là một thiết chế của Nhà nước; hoạt động của Toà án là
một hoạt động rất đặc biệt và mang tính kỹ năng nghề nghiệp cao; vì lẽ đó,
hoạt động xét xử của Tồ án phải đảm bảo cơng minh, nhanh chóng, chính
xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết án kéo dài, dễ gây
phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự.
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh
doanh, thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặt khác khi nước ta đã
gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhiều quan hệ kinh tế cũng
mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của
các quan hệ này, các tranh chấp kinh tế ngày càng mn hình mn vẻ và với
số lượng lớn. Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọn cho mình hình thức
giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo
vệ có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử
dụng cơ chế thương lượng, hoà giải.
Do vậy, việc nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh tế,
thương mại tại Toà án được nhiều người quan tâm. Đồng thời việc giải quyết
1



tranh chấp này cịn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, đảm
bảo mơi trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia.
Nghệ An một Tỉnh có số doanh nghiệp và cơng ty tương đối nhiều, trong
những năm gần đây các tranh chấp kinh tế, thương mại đang có xu hướng gia
tăng dưới nhiều hình thức khác nhau. Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế,
thương mại trong những năm qua tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An cho thấy bên
cạnh những thành tựu đạt được trong việc giải quyết chấp kinh tế, thương mại
thì cịn có những tồn tại, vướng mắc cần phải khắc phục… Xuất phát từ vị trí,
vai trị và ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
tại Toà án, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế,
thương mại tại tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An, với sự giúp đỡ của thầy cô
giáo bộ môn tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương
mại tại Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An. Thực trạng và giải pháp” làm ti
khúa lun tt nghip
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
n kinh t, thng mi l loi án phức tạp và tương đối mới trong những
năm gần đây, trước dây nó chỉ quy định trong các hợp đồng kinh tế, pháp lệnh
về thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế (1994), hay là tranh chấp thương
mại trong luật thương mại (1997). Từ khi BLTTDS năm 2004 ra đời nó đã qui
định cụ thể giải quyết án kinh tế, thương mại tại tòa án.
Việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tịa án nó có ý nghĩa
quan trọng đối với việc đánh giá chất lượng vụ án. Vì vậy, nghiên cứu đề tài
này cũng đã có nhiều độc giả nghiên cứu tại Tịa án địa phương mình, và dưới
nhiều góc độ khác nhau, được thể hiện trong các giáo trình như: Lt tè tơng
d©n sù Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội ; Giỏo trỡnh lut thương mại, tập 2 - Đại học luật Hà nội”. Các sách bình
luận, các tạp chí, các sách báo pháp lý. Có thể kể đến một số công trình của các
tác giả tiêu biểu sau đây: Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố
2



tụng dân sự và thực tiễn áp dụng của Ts. Lê Thu Hà (2006); ngoi ra cũn cú
ti Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta. Thực trạng và giải pháp” Bùi
Lê Tuấn – Trường Đại học Ngoại Thương…
Tuy nhiên các giáo trình hay các bài viết mới chỉ đi nghiên cứu chung
chung chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích cụ thể vấn đề. Việc Giải quyết
tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án Nghệ An chưa có một đề tài nào,
bài viết nào nói cụ thể, sâu sắc mà nó chỉ được tổng kết trong các báo cáo
hàng năm của ngành tòa án Nghệ An, tổng kết của tòa kinh tế Tòa án nhân
dân tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên đó mới chỉ ở các dạng báo cáo, thống kê chưa đi
sâu cụ thể qua các năm. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Giải quyết tranh chấp
kinh tế, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Thực trạng và giải
pháp” là cơng trình nghiên cứu đầu tiên làm rõ cả về lý luận và thực tiễn và
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế thương
mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích của Luận văn
Luận văn nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc giải quyết các tranh
chấp kinh tế thương mại bằng con đường tịa án, trên cơ sở phân tích, đánh
giá thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án nhân dân
tỉnh Nghệ An từ năm (994 đến nay) nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc
giải quyết các vụ án kinh tê, thương mại tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của Luận văn
- Làm sáng tỏ cơ sỏ lý luận của việc giải quyết tranh chấp kinh tế thương
mại bằng con đường Tịa án.
- Tìm hiểu thực trạng, thu thập các tài liệu trong việc giải quyết tranh
chấp kinh tế, thương mại tại Tịa án nhân dân Tỉnh Nghệ An.
- Từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải
quyết các vụ án kinh tế, thương mại tạ tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.

3


4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở khoa học
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các báo cáo, tổng hợp các tài liệu của
Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An từ năm 1994 đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp như: phương
pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, khái qt hóa…
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi không gian
Luận văn nghiên cứu về thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế, thương
mại bằng con đường tòa án mà cụ thể là tại Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An,
theo sự điều chỉnh của BLTTDS năm 2004.
5.2. Phạm vi thời gian
Luận văn phân tích, đánh giá khái quát thực trạng giải quyết các tranh
chấp về kinh tế, thương mại tại tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An từ năm 1994
đến nay
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc giải quyết tranh
chấp kinh tế, thương mại bằng con đường tịa án.
Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho các cơ quan thực thi
pháp luật, các sinh viên chuyên ngành luật Chính trị - luật.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
được chia làm 2 chương, 6 tiết.

4



NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH TẾ THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN
1.1. Khái niệm về tranh chấp kinh tế, thương mại và việc giải quyết
tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án
Các vụ án phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại đa dạng và
phức tạp. Quyền lựa chọn phương thức giải quyết của các đương sự trong vụ
tranh chấp cũng rộng hơn, có thể thoả thuận với nhau lựa chọn con đường Toà
án hoặc Trọng tài.
1.1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế, thương mại
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, một trong những cơng việc đầu
tiên mà Tồ án cần làm là xem xét tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền của
mình hay khơng, và việc xác định thế nào là tranh chấp kinh tế có ảnh hưởng
lớn đến thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp này. Trên
thực tế, “tranh chấp kinh tế” có nhiều cách hiểu, nhưng trong khoa học pháp
lý, khái niệm “tranh chấp kinh tế” có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác
nhau như: từ góc độ pháp luật nội dung, từ góc độ pháp luật hình thức.
Trong khoa học pháp lý Việt Nam, thuật ngữ “Tranh chấp kinh tế” được
sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh thuật ngữ này cịn có các thuật
ngữ khác như “Tranh chấp thương mại”, “Tranh chấp hợp đồng kinh tế”. Có
quan điểm cho rằng, tranh chấp kinh tế trong kinh doanh phần nào có sự khác
biệt với tranh chấp kinh tế nói chung. Bởi lẽ, khái niệm “kinh tế” cũng như
“Quan hệ kinh tế” thông thường được hiểu rộng hơn khái niệm “Kinh
doanh”, “Quan hệ kinh doanh”. Kinh doanh chỉ là hoạt động vì mục tiêu lợi
nhuận và mang tính nghề nghiệp như sản xuất, bn bán, dịch vụ v.v… Trong
khi đó, kinh tế có sự bao hàm cả yếu tố quản lý và yếu tố chính trị khác.
5



Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cũng có những nét
đặc thù so với giải quyết tranh chấp kinh tế.
Khác với quan điểm trên, một số quan điểm lại đồng nghĩa “Tranh chấp
kinh tế” với “tranh chấp kinh doanh” hoặc cho rằng “Tranh chấp kinh tế” là
tranh chấp phát sinh từ vi phạm hợp đồng kinh tế.
Dưới góc độ pháp luật nội dung, “Tranh chấp kinh tế” là những tranh
chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế được điều chỉnh bởi pháp luật kinh tế.
Tuy nhiên, với khái niệm “Tranh chấp kinh tế” như vậy khó có thể cho phép
phân biệt được với các loại tranh chấp với các loại tài sản khác như tranh chấp
dân sự vì nội hàm của nó q rộng.
Hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng tồn tại những khái niệm khác nhau
để biểu đạt loại tranh chấp nay,măc dù không xây dựng được một khái niệm
chuẩn mực về tranh chấp kinh tế nhưng pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế ngày 16/3/1994 và Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 cũng đã liệt kê
các tranh chấp được coi là tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án kinh tế, và
trọng tài kinh tế. Theo các văn bản pháp luật này, các tranh chấp kinh tế bao
gồm: (Điều 12 Pháp lệnh về thủ tục gải quyết các vụ án kinh tế 1994).
- Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa
pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh;
- Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, thành lập, hoạt
động, giải thể của công ty;
- Các tranh chấp lien quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
- Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật
Dưới góc độ pháp luật tố tụng hiện hành ở Việt Nam hiện nay, tranh
chấp kinh tế (hay tranh chấp thương mại) bao gồm những tranh chấp phát sinh
trong nội bộ công ty, trong hoạt động kinh doanh v.v… Có thể nói cách tiếp

6



cận này có phạm vi nội hàm hẹp nên khơng thể bao quát hết các tranh chấp đã
và đang phát sinh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập trong Luật
thương mại 10/5/1997 song theo luật thương mại, tranh chấp thương mại là
tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp
đồng thương mại. (Điều 238, luật Thương mại 1997). Tuy nhiên quan niệm về
tranh chấp thương mại theo luật thương mại 1997 đã loại bỏ nhiều tranh chấp
không được coi là tranh chấp thương mại.
Luật thương mại 2005 định nghĩa khái niệm hoạt động thương mại là
“hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác” (khoản 1 Điều 3, luật thương mại 2005).
Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 cũng đã liệt kê các tranh chấp
về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án gồm có:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận, bao gồm: Mua bán hàng hóa; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện;
đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận
chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa;
đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ
có giá khác nhau; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai
thác.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa các cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành
viên của công ty với nhau lien quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.


7


- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy
định.
Như vậy “tranh chấp kinh tế” hay “Tranh chấp thương mại”cần được
hiểu là những mâu thuẫn (Bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa
các bên trong quá trình hoạt động Thương Mại (Giáo trình luật thương mại Tập 2 - Trường Đại học luật Hà Nội).
“Tranh chấp kinh tế” là hệ quả phát sinh từ các quan hệ kinh tế- các quan
hệ có tính chất tài sản với mục đích kinh doanh, kiếm lời. Tính chất, đặc điểm
của các tranh chấp kinh tế bị chi phối bởi tính chất nội dung của các quan hệ
kinh tế. Hay nói cách khác, cơ sở phát sinh của các tranh chấp kinh tế là các
hoạt động kinh tế giữa các chủ thể.
“Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại” được hiểu là các hình thức,
các phương pháp nhằm giải quyết các bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể kinh doanh bảo vệ quyền và lợi ích hợ pháp của các chủ thể có tranh
chấp.
1.1.2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng con
đường Toà án
Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam thế giới cũng như ở Việt Nam,
tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại cơ bản đó
là: thương lượng, hịa giải, trọng tài thương mại, tòa án.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại thì giải quyết
tranh chấp kinh tế, thương mại được thực hiện bằng một trong hai con đường
cơ bản: Một là, giải quyết tại Toà án Nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự; Hai là, giải quyết bằng trọng tài theo quy định của Pháp lệnh
Trọng tài thương mại, Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của
Chính phủ.
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp các bên có thể đưa vụ việc ra tồ án hoặc
trọng tài để giải quyết. Hai con đường này có sự khác biệt cơ bản, tuy kết quả

8


cuối cùng đều có thể được thực thi bằng cơ quan thi hành án – cơ quan thực
hiện cuối cùng của một vụ án.
Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước, nhân danh nước CHXHCN Việt
Nam quyết định đưa tranh chấp ra xét xử theo trình tự Tố tụng dân sự được
quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Quá trình tố tụng như vậy phải chặt
chẽ, với nhiều thủ tục tố tụng rườm rà, thời gian kéo dài; xét xử công khai; án
được tuyên không tuỳ thuộc ý chí các bên mà là kết quả nghị án của Hội đồng
xét xử. Vì vậy nên phương thức giải quyết bằng con đường Tịa án nếu xét
tồn diện về mọi mặt thì cũng khơng phải là phương thức chiếm ưu thế.
Trong khi đó, trọng tài thương mại là một tổ chức phi Chính phủ, chỉ
nhận giải quyết các vụ tranh chấp khi các bên có thoả thuận bằng văn bản về
việc chọn trọng tài. Quá trình giải quyết, được thực hiện theo nguyên tắc
“phân xử trọng tài” phù hợp với quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương
mại và quy chế của Tổ chức trọng tài mà các bên đã lựa chọn. Thủ tục giải
quyết có nhiều mặt ngược với tố tụng toà án.
1.1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế
thương mại theo thủ tục tòa án
Giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án là phương thức giải quyết
tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành
theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa
án về vụ tranh nếu khơng có sự tự nguyện tn thủ sẽ được bảo đảm thi hành
bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
- Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng tòa án:
Đảm bảo việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng kịp thời, chính xác,
nghiêm minh, đúng pháp luật.
Đảm bảo các cho các phán quyết của Toà án được thực thi một cách
nghiêm chỉnh đúng pháp luật. Đồng thời, bảo đảm đến mức tối đa sự gián

đoạn trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể tranh chấp.
Được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
9


1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của toà án kinh tế.
a. Cơ cấu của toà án kinh tế:
Toà án kinh tế được tổ chức thành tòa chuyên trách trong hệ thống tịa án
nhân dân như: Tịa dân sự, Tồ hình sự, gồm có: Tịa kinh tế Tịa án nhân dân
tối cao, Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, Thẩm phán chuyên trách
xét xử các vụ án kinh tế ở Toà án cấp Huyện.
- Ở Trung Ương: Toà án nhân dân tối cao có tồ án kinh tế tồn tại độc lập
và song song với các toà chuyên trách khác như: Tồ hình sự, Tồ dân sự,
Tồ lao động… Cơ cấu tổ chức của Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao gồm
có Chánh tồ, các Phó Chánh toà, các Thẩm phán và Thư ký toà.
- Ở Địa phương: Cơ cấu tổ chức của toà kinh tế toà án nhân dân cấp Tỉnh
gồm có: Chánh tồ, Phó chánh toà, các Thẩm phán và Thư ký toà.
- Ở Toà án nhân dân cấp Huyện: khơng có tịa chun trách về kinh tế
song TAND cấp Huyện vẫn có chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế và
có các Thẩm phán kinh tế đảm nhận xét xử các vụ án kinh tế.
b. Chức năng và nhiệm vụ của toà án kinh tế:
Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (Khoản 3, Điều 30, Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân 2/4/2002 qui định).
+ Sơ thẩm những vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật tố tụng;
+ Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của pháp luật tố tụng;
+ Giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật.
Chức năng: Theo quy định hiện nay tồ kinh tế có 2 chức năng chủ yếu

sau:
+ Chức năng xét xử các vụ án kinh tế theo qui định của pháp luật. Đây là
chức năngchủ yếu thường xuyên mang tính truyền thống của một cơ quan xét
10


xử, tồ án có thẩm quyền nhân danh nước CHXHCN Việt Nam để tuyên án
và kết quả của việc xét xử là bản án hoặc quyết định.
+ Chức năng tuyên bố phá sản doanh nghiệp: Toà án nhân dân cấp Tỉnh,
Tồ án nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố
phá sản doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ của toà án kinh tế:
Giải quyết đúng pháp luật, kịp thời các vụ án kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, pháp nhân; Nhiệm vụ bảo vệ
pháp chế XHCN; Nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân;
Nhiệm vụ giải quyết nhanh chóng kịp thời các vụ án kinh tế.
Thực tiễn hoạt động kinh doanh yêu cầu đặt ra là phải có phương thức
giải quyết tranh chấp kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường, cần giải
quyết tranh chấp kinh tế kịp thời đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao, không
chỉ giảm bớt những tổn thất về kinh tế, mà còn có tác dụng bảo vệ và khơi
phục quyền lợi của các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh, tạo ra động lực
thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Mặt khác khuyến khích các cá nhân và tổ chức trong nước cũng như ở
nước ngoài yên tâm bỏ vốn để đầu tư phát triển đất nước.
Ngày 16/3/1994 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật tổ chức tòa án nhân dân, từ ngày 1/7/1994 giải quyết tranh chấp kinh tế
được chuyển sang tòa kinh tế - Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân
dân. Ngày28/6/1996 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao
đã ban hành thông tư liên ngành số 04 TTLT hướng dẫn áp dụng Pháp lệnh

thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, trong đó quy định tổ chức tồ
kinh tế nằm trong hệ thống tòa án nhân dân với vai trị như những tịa chun
trách khác, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế phát sinh trong
nền kinh tế thị trường.
1.1.2.3. Nguyên tắc tố tụng vụ án kinh tế, thương mại
11


Nguyên tắc giải quyết các vụ án kinh tế là những tư tưởng chỉ đạo đối
với việc giải quyết các vụ án kinh tế được các quy phạm pháp luật về tố tụng
kinh tế ghi nhận qua những nội dung và đặc trưng cơ bản của tố tụng kinh tế.
Việc tuân thủ các nguyên tắc của tố tụng kinh tế là cơ sở cho việc đảm bảo
giải quyết vụ án kinh tế khách quan, các nguyên tắc cụ thể được qui định
trong BLTTDS năm 2004 bao gồm các nhóm nguyên tắc: Các nguyên tắc thể
hiện tính pháp chế XHCN; Các nguyên tắc về tổ chức hoạt động xét xử của
tòa án; Các nguyên tắc đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các đương sự, các
nguyên tắc thể hiện vai trò trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong tố tụng dân sự. Trong các nhóm nguyên tắc đó thì có các ngun tắc cơ
bản mà trong q trình tố tụng vụ án cần phải tuân thủ:
* Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
Đây là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng kinh tế, nó xuất phát từ quyền tự
do kinh doanh, tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể kinh doanh. Theo
nguyên tắc này, thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đã quy định cho đương sự
được quyền khởi kiện, quyền yêu cầu toà án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp, có quyền lựa chọn. Trong các mối quan hệ các bên hồn tồn tự
nguyện, khơng bên nào được áp dặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản
bên nào.
Toà án giải quyết tranh chấp trong những trường hợp nhất định. Nguyên
đơn được quyền thay đổi nội dung đơn kiện, quyền rút đơn kiện, cũng như
đương sự có quyền hồ giải, thương lượng trong q trình giải quyết vụ án.

* Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh:
Trong tố tụng kinh tế, tồ án khơng có nghĩa vụ phải điều tra xác minh sự
thật của vụ án, mà các đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp thu thập tài liệu
chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Có thể nói, sự thất bại trong một vụ
tranh tụng tại toà án phụ thuộc nhiều vào việc đương sự có cung cấp đầy đủ
các chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình hay khơng.
* Ngun tắc hồ giải:
12


Khi có tranh chấp kinh tế xảy ra các bên đương sự phải chủ động gặp gỡ
nhau để hoà giải, thương lượng, khi sự thương lượng đó khơng đem lại kết
quả thì bên bị vi phạm có quyền khởi kiện vụ án kinh tế ra tồ án nhân dân có
thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế tồ án có nhiệm vụ phải
hồ giải giữa các bên đương sự, hoà giải là bắt buộc trong tố tụng kinh tế, nếu
như khi giải quyết vụ án kinh tế Tồ án khơng hồ giải giữa các bên thì coi
như đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Toà án chỉ đưa ra xét xử khi hồ
giải khơng thành. Xét về ngun tắc, hồ giải khơng chỉ giải quyết "Ai đúng,
Ai sai" mà chính là khuyến khích các bên thừa nhận quyền lợi chung. Thực
tiễn xét xử cho thấy rằng phần lớn các vụ án kinh tế thành công ở giai đoạn
hồ giải. Hồ giải thật sự có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên đương sự
và với cả tồ án, nó giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng đạt được yêu cầu
của cả hai bên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những thoả thuận
đó sau này.
* Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng kịp thời:
Đây là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng vụ án kinh tế, bởi lẽ nó chi phối
tất cả các thời hạn tố tụng trong việc giải quyết vụ án kinh tế, nhanh chóng về
thời gian là đòi hỏi của các chủ thể kinh doanh khi giải quyết vụ án.
* Nguyên tắc xét xử công khai:
Đây là nguyên tắc hiến định đối với hoạt động của toà án. Trong một số

trường hợp pháp luật cho phép tồ án được xử kín: Khi xét xử các vụ án kinh
tế, tồ án có thể xét xử kín nếu xét thấy cần giữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật
của đương sự
1.1.2.4. So sánh phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
bằng con đường trọng tài và con đường tòa án:
Tranh chấp kinh tế - thương mại giữa các doanh nghiệp, các cơng ty Việt
Nam đều có thể được một trong các bên lựa chọn hình thức trọng tài hay tồ
án giải quyết. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết phụ thuộc vào thoả
13


thuận của các bên. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng được trọng tài
giải quyết. Chỉ những tranh chấp mà trong hợp đồng các bên có thoả thuận
trọng tài hoặc mặc dù trong hợp đồng các bên không thoả thuận nhưng trong
tiến trình giải quyết tranh chấp (trước khi đưa đến Tồ án) các bên có thống
nhất thoả thuận trọng tài giải quyết thì khi đó cơ quan trọng tài có thẩm quyền
giải quyết. Những trường hợp cịn lại, Tồ án đương nhiên có thẩm quyền giải
quyết.
Song, khơng phải cứ có thoả thuận trọng tài là cơ quan trọng tài đó có
thẩm quyền giải quyết. Các thoả thuận trọng tài phải là hợp lệ, đúng pháp
luật. Những trường hợp thoả thuận trọng tài khơng hợp pháp thì cơ quan Tồ
án sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Ta có thể so sánh giữa hai phương thức theo một số tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí so sánh

Phương thức tịa án
Phương thức trọng tài
Hiệu lực thi hành quyết
Hiệu lực thi hành không


Hiệu lực thi hành định cao, được cưỡng cao, nếu không thi hành quyết
quyết định

chế thi hành bằng quyền định thì phải có sự hỗ trợ của

Thủ tục

lực nhà nước
Tịa án
Nhiều thủ tục nhưng chặt Nhanh, gọn qua một lần giải

Thời gian tố tụng

chẽ, qua nhiều lần xét xử quyết
Kéo dài mất nhiều thời Ngắn gọn, ít thời gian

Uy tín

gian
Dễ mất uy tín vì cơng Bí mật, bảo vệ được uy tín

Chi phí

khai
Tốn kém vì kéo dài thời Đỡ tốn kém vì thời gian nhanh
gian

hơn

Trong các tiêu chí so sánh trên thì các bên tranh chấp quan tâm hàng đầu

đến tiêu chí Hiệu lực thi hành quyết định, vì nó là cơ sở để một quyết định có
giá trị và được thực thi. Nên trong thực tế hiện nay các bên tranh chấp chủ
14


yếu chọn phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng tòa án
mặc dù phương thức này nặng nề, phiền toái hơn nhưng bảo đảm hiệu lực thi
hành.
Thực tế cho thấy, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có
những ưu điểm vượt trội so với giải quyết tranh chấp tại tồ án. Những ưu
điểm đó là:
Thứ nhất: Đề cao ý chỉ tự do thoả thuận của các bên tranh chấp, các bên
được tự mình đưa ra những ý kiến, sự lựa chọn của mình trước hội đồng trọng
tài; Các bên đương sự được tự do lựa chọn trọng tài viên. Cách thức lựa chọn
trọng tài và Hội đồng trọng tài phát huy tính dân chủ, khách quan trong quá
trình tố tụng;
Trọng tài viên - người chủ trì phân xử tranh chấp, có chun mơn sâu và
kinh nghiệm giải quyết đối với lĩnh vực của vụ tranh chấp; Quyết định trọng
tài được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về
tiền, hàng trong kinh doanh thương mại. Quyết định trọng tài là quyết định
cuối cùng và có hiệu lực pháp luật, như bản án của tồ án;
Tố tụng trọng tài khơng bị ràng buộc về mặt lãnh thổ, nghĩa là các bên
muốn chọn trung tâm trọng tài nào cũng được, bất kể địa chỉ của họ ở đâu;
Tuy là chung thẩm, nhưng tố tụng trọng tài không đặt vấn đề cưỡng chế thi
hành, nên bên đương sự nào không chấp nhận phán quyết của trọng tài thì có
thể kiện ra tồ kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ án; Quyết định giải quyết
tranh chấp thương mại bằng trọng tài phải được các bên thi hành nhanh
chóng, trong thời hạn 30 ngày. Quá hạn đó, bên được thi hành có quyền làm
đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có
tài sản của bên phải thi hành quyết định trọng tài; Việc thắng, thua trong tố

tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hồ khí lâu dài giữa các bên tranh
chấp. Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các
đối tác. Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là tự nguyện;
15


Thứ hai: Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đơn giản, khơng có
nhiều cơng đoạn tố tụng, nhanh, gọn, linh hoạt đáp ứng đòi hỏi hoạt động
thương mại của các bên có liên quan; Nội dung tranh chấp và danh tính của
các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại.
Điều đó, có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh;
Thứ ba: Tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - một tổ
chức phi Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về pháp lý của toà án trên
các mặt sau: Xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài; giải quyết khiếu
nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời; xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài; công nhận và thi hành
quyết định trọng tài. Trong q trình giải quyết tranh chấp, nếu quyền và lợi
ích của một bên bị xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại thì có quyền làm đơn
u cầu tồ án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhằm: Bảo toàn chứng
cứ trong trường hợp chứng cứ bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ; kê biên
tài sản tranh chấp để ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản; cấm chuyển dịch tài sản
tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng của tài sản tranh chấp; kê biên và niêm
phong tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài khoản tại ngân hàng.
Việc đánh giá và sử dụng nguồn chứng cứ tại các cơ quan trọng tài rộng
hơn, tự do hơn, mang tính xã hội hơn, tạo điều kiện cho các bên làm sáng tỏ
những vấn đề nhạt cảm. Trong khi đó, tồ án áp dụng các chứng cứ để tố tụng
bị ràng buộc hơn về mặt pháp lý, làm cho các bên tham gia tố tụng khơng có
cơ hội làm sáng tỏ hết được nhiều vấn đề khúc mắc, không thể hiện trên các
chứng cứ “pháp lý”.
Tuy nhiên, tranh chấp kinh tế qua con đường trọng tài cũng có những

nhược điểm so với tranh chấp tại toà án kinh tế. Đó là:
Thứ nhất: Cơ quan trọng tài kinh tế khơng có quyền ra lệnh kê biên khẩn
cấp tạm thời đối với tài sản là đối tượng tranh chấp. Việc kê biên chỉ được
thực hiện thơng qua tồ án trên cơ sở yêu cầu của trọng tài. Quá trình kê biên
16


theo trình tự này có thể kéo dài, khơng đảm bảo phong tỏa tài sản kịp thời để
phòng ngừa việc tẩu tán tài sản; Phán quyết của trọng tài, tuy là chung thẩm,
nhưng bên bị đơn có thể yêu cầu toà án xem xét lại. Như vậy, phán quyết của
trọng tài nhiều lúc làm cho bên “thắng kiện” không yên tâm.
Thứ hai: Trọng tài kinh tế là tổ chức phi Chính phủ. Chúng ta sống trong
hệ thống chính trị mà người dân nghĩ rằng chỉ có các quyết định của Đảng và
Nhà nước mới có hiệu lực và tính khả thi. Với chiều dài của lịch sử, với thực
tiễn cuộc sống đã làm cho dân ta nhận thức một cách không đầy đủ về xã hội
dân sự. Đây là nhận thức về bề nổi, nhưng lại ảnh hưởng quan trọng đến hoạt
động của tổ chức phi Chính phủ. Thực trạng này, phần lớn cũng do các yếu tố
pháp lý gây nên. Pháp lệnh về trọng tài vẫn cịn có những hạn chế, làm giảm
hiệu lực hoạt động của các trung tâm trọng tài. Một phán quyết của trọng tài
dù có chính xác đến đâu cũng cần phải có một quyết định cơng nhận và cho
thi hành của Tồ án hoặc quyết định của cơ quan thi hành án. Quy định này,
làm tăng thêm tâm lý e ngại của các doanh nghiệp khi sử dụng trọng tài để
phân xử tranh chấp.
Thứ ba: Tồn tại trong bản thân của các trung tâm trọng tài, mạng lưới
trọng tài của chúng ta lại quá thưa thớt. Đến thời điểm hiện nay, chúng ta chỉ
có thể đếm trên đầu ngón tay. Hoạt động của các trung tâm trọng tài chỉ dựa
vào nguồn vốn tự có của các nhà sáng lập, nguồn thu từ các vụ tranh chấp.
Nhưng các vụ tranh chấp quá ít ỏi, nguồn thu quá hạn hẹp, hạn chế khả năng
phát triển công nghệ, mạng lưới, tuyên truyền, đào tạo…
Thực tiễn các tranh chấp kinh doanh - thương mại tại Việt Nam giữa các

doanh nghiệp Việt Nam thường được giải quyết bằng con đường tồ án vì
những lý do sau:
Một là: các bên khơng có thoả thuận trọng tài giải quyết trước hoặc trong
q trình phát sinh tranh chấp. Có khi có thoả thuận trọng tài nhưng điều
khoản thoả thuận này vô hiệu. Và khi nhắc tới cụm từ “trọng tài thương mại”
17


cả hai bên đều cảm thấy bỡ ngỡ vì chưa quen và cảm thấy nó lớn q, nên
theo thơng dụng chỉ chọn giải quyết bằng con đường Tòa án như thong dụng
ở nước ta.
Hai là: Trước đây khơng có cơ chế bảo đảm thi hành phán quyết của
trọng tài thương mại. Vì thế, các phán quyết này khi được ban hành khơng có
hiệu lực thực tế. Các bên tranh chấp do đó lại phải mang đến cơ quan tồ án
giải quyết. Vì vậy, trong một thời gian dài, giải quyết tranh chấp thương mại
bằng con đường trọng tài ở Việt Nam là không hiệu quả. Nhưng hiện nay, với
sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự thì cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết
trọng tài đã có hiệu lực. Nhờ đó, số lượng các tranh chấp giải quyết bằng con
đường trọng tài ngày càng tăng do nó có những ưu điểm nhất định (thời gian,
thủ tục, kinh tế,...).
Ba là: Mặc dù đã có cơ chế bảo đảm thi hành nhưng tâm lý các doanh
nghiệp Việt nam khi có tranh chấp vẫn ngại mang ra cơ quan trọng tài sau bao
năm hoạt động ỳ trệ. Trong quá trình thực tiễn chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp
khơng có văn hoá kinh doanh nên nếu đem tranh chấp ra cơ quan trọng tài
giải quyết thì lại phải tiếp tục nhờ đến toà án can thiệp để bảo đảm cưỡng chế
thi hành phán quyết, tốn kém tiền bạc và thời gian.
Đó là lý do vì sao các tranh chấp kinh doanh - thương mại giữa các
doanh nghiệp Việt Nam ít được giải quyết tại cơ quan trọng tài (rất khác lạ so
với các nước tiên tiến trên thế giới).
1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của

Tòa án
Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại hiện nay đòi hỏi phải có những
hình thức, thủ tục đa dạng, linh hoạt, trong khuôn khổ pháp luật kinh tế, dựa
trên sự tôn trọng quyền định đoạt của đương sự, bảo đảm thời gian, bảo đảm
bí mật kinh doanh và uy tín của của các bên đương sự, phù hợp với thông lệ
và tập quán quốc tế.
18


Ngày 01/07/1994, Toà kinh tế, một Toà chuyên trách của Tồ án nhân
dân đã được ra đời, có chức năng giải quyết và xét xử các vụ án kinh tế. Pháp
luật nội dung trong thời gian qua ở nước ta đã có nhiều bước tiến đáng kể
theo hướng văn minh, hiện đại. Việc xác định một vụ việc tranh chấp có phải
là tranh chấp về kinh tế, thương mại và vụ việc đó có thuộc thẩm quyền giải
quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của Tồ án khơng? Nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc thụ lý, chuẩn bị hồ sơ và giải quyết tranh chấp
cũng như việc thi hành quyết định, bản án của Toà án.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc
và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ
tục Tố tụng dân sự của tòa án.
Ở các nước khác nhau, có thể có sự khác nhau trong việc xác định thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp thương mại tại tòa án. Một số nước trao thẩm
quyền xét xử mọi tranh chấp, trong đó có các tranh chấp trong thương mại tòa
án thường (tòa dân sự). Một số nước khác lại trao thẩm quyền xét xử tranh
chấp thương mại cho tòa án thương mại – Tòa chuyên trách trong cơ quan tư
pháp. Các tòa án thương mại chỉ xét xử sơ thẩm, nếu có kháng án sẽ được đưa
ra xét xử tại tịa thượng thẩm dân sự. Có nước thành lập hệ thống tòa án độc
lập gọi tòa án trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Ở Việt Nam, tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền xét xử
của Tòa kinh tế - Tòa chuyên trách trong hệ thống tòa án nhân dân.

Thẩm quyền của tòa án về giải quyết các tranh chấp kinh tê, thương mại
được pháp luật phân định theo cấp của tòa án, theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn
của nguyên đơn.
1.2.1. Thẩm quyền theo cấp tòa án
Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp của tòa án bảo đảm cho
việc giải quyết vụ án được chính xác, đúng pháp luật. Ở Việt Nam, hệ thống

19


tịa án được tổ chức theo đơn vụ hành chính lãnh thổ. Trong các tịa án chỉ có
tịa án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử
sơ thẩm các vụ án dân sự. Do vậy việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm
giữa tòa án các cấp được thực hiện đối với Tòa án nhân dân cấp huyện và tòa
án nhân dân cấp tỉnh.
1.2.1.1. Tịa án cấp huyện:
Tuy khơng thành lập phân tòa kinh tế ở tòa án nhân dân cấp huyện nhưng
theo Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 tòa án nhân dân cấp huyện vẫn
được trao thẩm quyền sơ thẩm một số tranh chấp kinh tế, thương mại quy
định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h và i khoản 1 điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2004.
Tòa án cấp huyện chủ yếu tập trung giải quyết sơ thẩm các tranh chấp về
kinh tế, thương mại cho tòa kinh tế cấp Tỉnh. Các tranh chấp về kinh tê,
thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án cấp huyện gồm có:
Tranh chấp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 điều 29
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài
hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi,
cho tịa án nước ngồi; Tranh chấp vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng
đường hàng khơng, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dị, khai thác; Tranh chấp

về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa công ty với các thành
viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau lien quan đến việc
thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình
thức tổ chức của cơng ty; Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà
pháp luật có quy định
1.2.1.2. Tịa án cấp Tỉnh

20


Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại của Tòa án
nhân dân cấp Tỉnh thuộc về Tòa kinh tế và ủy ban thẩm phán tòa án nhân
nhân cấp Tỉnh.
+ Tòa kinh tế tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm tất cả các
tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền của
tòa án cấp huyện.
Khi cần thiết, tòa kinh tế tịa án nhân dân cấp tỉnh cịn có thể lấy lên để
giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án
cấp huyện (khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004).
Ngoài thẩm quyền sơ thẩm, tòa kinh tế tòa án nhân dân cấp Tỉnh cịn có
thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật của tịa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
+ Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giám đốc
thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu
lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị theo trình tự tố
tụng.
1.2.1.3. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại
của Tòa án nhân dân tối cao thuộc Tòa kinh tế,Tòa phúc thẩm và Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

+ Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái
thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tịa án
nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị theo trình tự tố tụng.
+ Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm đối
với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
của tòa án cấp tỉnh bị kháng nghị, kháng cáo.
+ Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc
thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của các tòa án nhân
dân tối cao bị kháng nghị theo trình tự tố tụng.
21


1.2.2. Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm
quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án cùng cấp với nhau. Theo Điều
35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tịa án có thẩm quyền sơ thẩm tranh chấp
về kinh tế, thương mại là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá
nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức). Tòa án nơi
có bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản.
Bộ luật tố tụng dân sự cịn cho phép đương sự có quyền thỏa thuận với
nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu
bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức)
giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại.
1.2.3. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Để thuận lợi nhất cho nguyên đơn trong việc giải quyết các vụ tranh chấp
cũng như xác định thẩm quyền của tòa án cụ thể, pháp luật dành cho nguyên
đơn được quyền chọn tòa án để giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương
mại trong những trường hợp sau đây:
Nếu khơng biết nơi cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn
có tài sản giải quyết; Nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh tổ chức thì

ngun đơn có thể u cầu tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có
chi nhánh giải quyết; Nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt
Nam thì ngun đơn có thể u cầu tịa án nơi mình cư trú, làm việc giải
quyết; Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì ngun đơn có thể
u cầu tịa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; Nếu các bị đơn cư trú,
làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu tòa
án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; Nếu tranh
chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì
ngun đơn có thể u cầu tịa án nơi có một trong các bất động sản giải
quyết.
22


1.2.4. Chuyển vụ án dân sự cho tòa án khác, giải quyết tranh chấp về
thẩm quyền, nhập và tách vụ án dân sự
- Chuyển vụ án dân sự cho tòa án khác
Về nguyên tắc, vụa án dân sự phải do tịa án có thẩm quyềng giải quyết.
vì vậy, tịa án phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho tịa án cấp có
thẩm quyền giải quyết nếu sau khi thụ lý vụ án dân sự mà phát hiện thấy
khơng thuộc thẩm quyền của mình.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền:
Theo pháp luật tố tụng dân sự, các tranh chap về thẩm quyền giữa các tòa
án đuợc giải quyết như sau:
Tranh chấp về thẩm quyền giữa các tòa án nhân dân cấp huyện trong
cùng một tỉnh do chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Tranh chấp về thẩm quyền giữa các tòa án nhân dân cấp huyện thuôc
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các tòa án nhân
dân cấp tỉnh do chánh án tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
- Nhập và tách vụa án dân sự
Về nguyên tắc, việc tách vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp vụ án có

nhiều quan hệ pháp luật có thể giải quyết độc lập mà không ảnh hưởng tới
việc giải quyết các quan hệ pháp luật khác; Việc nhập vụ án chỉ thực hiện
trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật cần giải quyết và việc nhập các
quan hệ pháp luật trong cùng một vụ án vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không
ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật đó
1.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án
Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Tòa án cũng giống
như thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự, hơn nhân gia đình, lao động (gọi
chung là thủ tục giải quyết vụ án) áp dụng thủ tục tố tụng theo tinh thần Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2004 gồm có:

23


- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm: gồm: Khởi kiện và thụ
lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm.
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm.
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bao gồm: thủ
tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.
Bộ luật TTDS 2004 quy định thủ tục giải quyết các vụ án dân sự bao
gồm các thủ tục cụ thể sau đây.
1.3.1. Thủ tục giải quyết vụ án cấp sơ thẩm
1.3.1.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự
a. Khởi kiện.
Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân,cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể
khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu tồ án có
thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác.
- Ý nghĩa của việc khởi kiện:
Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các
chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, là cơ sở pháp lý

làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Không có hoạt độn khởi kiện
thì khơng có q trình tố tụng dân sự cho các giai đoạn tiếp theo. Tòa án chỉ
thụ lý vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của chủ thể.
- Điều kiện khởi kiện:
Điều 161 Bộ luật TTDS không những quy định về quyền khởi kiện mà
còn quy định về điều kiện khởi kiện của vụ án dân sự "cá nhân,cơ quan tổ
chức có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ
án (sau đây gọi chung lầ người khởi kiện) tại toà án để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho mình".

24


Chủ thể khỏi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp
luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự; Vụ án được khởi
kiện phải đúng thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Tức là:
Vụ án mà họ khởi kiện phải thuộc phạm vi giải quyết của Toà án quy
định tại các Điều 25, 27, 29, 31 của BLTTDS 2004; Vụ án khởi kiện phải
đúng với cấp tồ án có thẩm quyền quy định tai Điều 33, 34 của BLTTDS
2004; Vụ án được khởi kiện phải đúng thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ
quy định tại Điều 35 BLTTDS 2004; Sự việc chưa được giải quyết bằng một
bản án hoặc quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện việc
khởi kiện vụ án phải đựơc tiến hành trong thời hiệu khởi kiện.
- Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự
Để đảm bảo việc giải quyết các vụ án dân sự của tồ án được nhanh
chóng và đúng đắn, BLTTDS quy định phạm vi khởi kiện vụ án dân sự, theo
điều 163 BLTTDS quy định:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá

nhân,cơ quan, tổ chức khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan
đến nhau trong cùng một vụ án; Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng
khởi kiện đối với một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức.
- Hình thức khởi kiện và việc gửi đơn khởi kiện
Vụ án dân sự phát sinh chủ yếu là do cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền
khởi kiện của mình bằng việc nộp đơn khởi kiện tại toà án. Theo điều 164 Bộ
luật TTDS 2004, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
Đơn khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết vụ án phải rõ ràng, đầy đủ. Nội dung
đơn khởi kiện phải trình bày được những vấn đề cơ bản theo quy định tại
khoản 2 Điều 164 Bộ luật TTDS 2004.

25


×