Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề cương môn đại cương văn hoá việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.51 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HÀ NỘI - 2017
1


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BT
GV
GVC
KTĐG
LT
LVN
MT
NC
Nxb
SV
TC


2

Bài tập
Giảng viên
Giảng viên chính
Kiểm tra đánh giá
Lí thuyết
Làm việc nhóm
Mục tiêu


Nghiên cứu
Nhà xuất bản
Sinh viên
Tín chỉ
Vấn đề


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hệ đào tạo:
Tên môn học:
Số tín chỉ:
Loại môn học:

Chính quy - Cử nhân luật
Đại cương văn hoá Việt Nam
02
Tự chọn

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
1. TS. Đào Ngọc Tuấn - GVC, Phó trưởng Khoa
Điện thoại: 0913580999
E-mail:
2. ThS. Nguyễn Thanh Hoa - GV
Điện thoại : 0915031988
E-mail:
2. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Đại cương văn hoá Việt Nam là môn học nhằm cung cấp cho sinh
viên những kiến thức cơ bản về văn hoá học nói chung và văn hoá

Việt Nam nói riêng.
Môn học gồm 3 nhóm vấn đề chính: 1) Các kiến thức về văn hoá học,
đối tượng, phương pháp nghiên cứu, các công cụ định vị văn hoá v.v..;
2) Vận dụng những kiến thức cơ bản của văn hoá học để khắc hoạ
diện mạo của văn hoá Việt Nam với những nét bản sắc; 3) Tiến trình
hình thành, phát triển của văn hoá Việt Nam và sự đối mặt của văn
hoá Việt Nam trước bối cảnh toàn cầu hoá. Cụ thể là:
Văn hoá học là gì? Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của
văn hoá học, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu của văn hoá Việt Nam?
- Các công cụ định vị văn hoá, định vị và kết cấu của văn hoá Việt Nam?
- Các yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam (tôn giáo, tín
ngưỡng, triết lí, giao tiếp ngôn từ, nghệ thuật, lễ hội, văn hoá nhân
3


-

-

cách của người Việt, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị, văn hoá nhà
nước - dân tộc v.v..).
Tiến trình hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam qua quá
trình tương tác của văn hoá Việt Nam với văn hoá khu vực và
quốc tế.
Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, những thời cơ và
thách thức của văn hoá Việt Nam trong việc tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại và giữ gìn, làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc.

Môn học được thiết kế dành cho đối tượng là các sinh viên trong

chương trình đào tạo cử nhân luật.
3. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC
Vấn đề 1. Văn hoá học và đại cương văn hoá Việt Nam
1.1.
Văn hoá học là gì?
1.2. Đối tượng nghiên cứu của văn hoá học - Các định nghĩa về văn hoá
1.3.
So sánh khái niệm văn hoá với các khái niệm tương đồng
(bản sắc, văn minh, văn hiến, văn vật v.v..)
1.4.
Các phương pháp nghiên cứu của văn hoá học (các phương
pháp chung và các phương pháp chuyên ngành)
1.5.
Phạm vi, đối tượng và các phương pháp nghiên cứu của văn
hoá Việt Nam
1.6.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hoá học và văn hoá Việt
Nam
Vấn đề 2. Các công cụ định vị văn hoá - định vị và kết cấu của văn
hoá Việt Nam
2.1. Các công cụ định vị văn hoá (địa - văn hoá, nhân học - văn hoá,
tôn giáo, giao lưu - tiếp biến văn hoá, toạ độ văn hoá)
2.2. Định vị văn hoá Việt Nam và các đặc điểm của văn hoá Việt Nam
2.3. Bản sắc văn hoá Việt Nam
2.4. Kết cấu văn hoá Việt Nam
Vấn đề 3. Các yếu tố văn hoá cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam
(mặt tinh thần của văn hoá Việt Nam)
3.1. Tôn giáo của người Việt
4



3.2. Tín ngưỡng của người Việt
3.3.
Triết lí của người Việt
3.4. Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật sử dụng ngôn từ
3.5. Nghệ thuật thanh sắc, hình khối
3.6.
Lễ hội của người Việt
Vấn đề 4. Các yếu tố văn hoá cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam
(mặt thực tiễn của văn hoá Việt Nam) và tương tác của văn hoá
Việt Nam với văn hoá bên ngoài
4.1. Văn hoá nhân cách của người Việt
4.2. Văn hoá làng xã của người Việt
4.3. Văn hoá đô thị của người Việt
4.4. Văn hoá nhà nước - dân tộc
4.5. Tương tác văn hoá Việt Nam với văn hoá bên ngoài (giới thiệu
sơ bộ)
Vấn đề 5. Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá
5.1. Khái niệm toàn cầu hoá
5.2. Tác động của toàn cầu hoá đối với văn hoá
5.3. Phản ứng của các nước trước toàn cầu hoá
5.4. Việt Nam làm gì để giữ gìn và làm giàu bản sắc văn hoá trong
bối cảnh toàn cầu hoá
4. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC
4.1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm, đặc điểm, đối tượng và phương pháp nghiên
cứu của văn hoá học.
- Hiểu được đại cuơng văn hoá Việt Nam phải là sự ứng dụng của
văn hoá học vào nghiên cứu văn hoá của cộng đồng người Việt đại
diện sống trên lãnh thổ của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

- Hiểu được các công cụ định vị văn hoá và vận dụng các công cụ đó
trong việc định vị văn hoá Việt Nam.
- Hiểu được các yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam, phân
biệt được văn hoá Việt Nam với văn hoá của các nước khác trong
khu vực và thế giới.
- Hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam,
5


qua đó thấy được những mặt mạnh và những mặt hạn chế của nền
văn hoá đó trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại và giữ gìn, làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hoá.
- Hiểu được trong quá trình phát triển hiện nay, Việt Nam cần phải có
triết lí phát triển riêng của mình mà nền tảng của nó là sức mạnh
của văn hoá dân tộc.
- Hiểu và vận dụng được văn hoá Việt Nam trong nghiên cứu hệ
thống pháp luật Việt Nam.
4.2. Về kĩ năng
- Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin về văn hoá của
các nước trên thế giới, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá thông tin văn
hoá nước ngoài.
- Phân tích, bình luận, đánh giá các nền văn hoá của các nước trong
khu vực và thế giới.
- Hình thành và phát triển kĩ năng so sánh, đối chiếu văn hoá trong
nước với văn hoá nước ngoài để ứng dụng vào thực tiễn. Biết tiếp
thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại và đấu tranh loại trừ
những yếu tố không phù hợp với bản sắc của văn hoá dân tộc.
- Hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử và định hướng, truyền bá lối

sống văn hoá mới…
4.3. Về thái độ
- Tích cực nâng cao trình độ nhận thức, củng cố lòng tự hào dân tộc,
tự hào về nền văn hoá giàu truyền thống, giàu bản sắc của người
Việt Nam.
- Phát huy sức mạnh của nền văn hoá đó trong bối cảnh hội nhập và
hợp tác quốc tế hiện nay.
- Khách quan hơn trong việc đánh giá văn hoá Việt Nam, thấy được
những mặt mạnh cần phải phát huy và những mặt hạn chế cần phải
khắc phục.
- Xây dựng lối sống có văn hoá trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại và giữ gìn, làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc trong mọi

6


hoạt động của sinh viên.
5. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT
MT
Bậc 1
Bậc 2

1.
Văn
hoá
học và
đại
cương
văn
hoá

Việt
Nam

2.

1A1. Nêu được
khái niệm văn hoá
học là gì? Các định
nghĩa về văn hoá.
Định nghĩa văn
hoá của UNESCO.
1A2. Nêu được 3
đặc trưng của văn
hoá.
1A3. Nêu được các
phương
pháp
nghiên cứu của
văn hoá học.
1A4. Nêu được
phạm vi, đối tượng
của đại cương văn
hoá Việt Nam.
1A5. Nêu được 2
phương
pháp
nghiên cứu của đại
cương văn hoá
Việt Nam.
1A6. Nêu được 3 ý

nghĩa của việc nghiên
cứu văn hoá học và
đại cương văn hoá
Việt Nam.
2A1.

Nêu

Bậc 3

1B1. Phân tích
được khái niệm
văn hoá học, tại
sao khi định nghĩa
về văn hoá lại có
rất nhiều cách tiếp
cận khác nhau về
nó.
1B2. Phân tích
được ưu điểm và
hạn chế của các
loại định nghĩa về
văn hoá.
1B3. Phân tích
được cơ sở, nội
dung trong việc
hình thành định
nghĩa văn hoá của
UNESCO.
1B4. Phân tích

được ưu điểm, hạn
chế và vai trò của
phương pháp logic
và phương pháp
lịch sử trong nghiên
cứu đại cương văn
hoá Việt Nam.

được 2B1.

Phân

1C1. So sánh
được văn hoá học
với các khoa học
khác như triết
học, xã hội học,
tâm lí học, luật
học v.v..
1C2. Lí giải
được tại sao đại
cương văn hoá
Việt Nam lại tập
trung vào bản
sắc văn hoá dân
tộc Việt Nam.
1C3. Đánh giá
được sự gia tăng
của văn hoá
trong bối cảnh

toàn cầu hoá
hiện nay.

tích 2C1.

Đánh giá
7


Các
công
cụ
định vị
văn
hoá
-định
vị và
kết cấu
văn
hoá
Việt
Nam

công cụ định vị địa
- văn hoá.
2A2. Nêu được
công cụ định vị
nhân học - văn
hoá.
2A3. Nêu được

công cụ giao lưu tiếp biến văn hoá.
2A4. Nêu được
công cụ định vị
văn hoá bằng tôn
giáo.
2A5. Nêu được
công cụ định vị tọa
độ văn hoá.
2A6. Nêu được 3
yếu tố cấu thành
văn hoá Việt Nam.

được cơ sở khoa
học của các công
cụ định vị văn hoá
(5 công cụ ).
2B2. Phân tích và
giải thích được
những đặc điểm
của văn hoá Việt
Nam từ việc sử
dụng 5 công cụ
định vị trên?
2B3. Phân tích
được vai trò của
công cụ giao lưu tiếp biến văn hoá
trong nghiên cứu
văn hoá Việt Nam.
2B4. Phân tích
được các yếu tố

cấu thành văn hoá
Việt Nam.

được vai trò của
giao lưu - tiếp
biến văn hoá
trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện
nay (đặc biệt là
giao lưu qua mạng
internet và hệ
thống truyền thông
đa phương tiện).
2C2. Lí giải được
nguyên nhân tạo
nên sự thống nhất
trong đa dạng của
văn hoá Việt Nam.
2C3. Đánh giá
được mối quan
hệ biện chứng giữa
các yếu tố cấu
thành của văn
hoá Việt Nam.
Lí giải được tính
nổi trội của yếu
tố đơn nhất - yếu
tố bản sắc văn
hoá Việt Nam.


3A1. Nêu được khái
Các niệm tôn giáo và 3
yếu tố tôn giáo bản sắc
của người Việt.
tạo
3A2. Nêu được
nên
niệm
tín
bản khái

3B1. Phân tích
được vai trò của
Nho giáo, Phật
giáo, Đạo giáo
trong việc hình
thành văn hoá Việt

3C1. Đánh giá
được vị trí, vai trò
của tôn giáo, tín
ngưỡng
truyền
thống trong đời
sống của người

3.

8



sắc
văn
hoá
Việt
Nam

ngưỡng và 4 tín
ngưỡng bản sắc
của người Việt.
3A3. Nêu được nội
dung cơ bản của
triết lí âm dương,
thuyết ngũ hành,
lịch âm và hệ can
chi.
3A4. Nêu được các
đặc trưng trong
văn hoá giao tiếp
và nghệ thuật sử
dung ngôn từ của
người Việt.
3A5. Nêu được 4
đặc trưng cơ bản
trong nghệ thuật
(thanh sắc, hình
khối) của người Việt.
3A6. Nêu được
khái niệm, kết cấu,
ý nghĩa cơ bản của

lễ hội.
3A7. Nêu được 13
phẩm chất nổi trội
trong tính cách của
người Việt.
3A8. Nêu được
những đặc trưng
cơ bản trong lối
sống của người Việt.
3A9. Nêu được 4

Nam.
3B2. Phân tích
được vị trí, vai trò
của tín ngưỡng thờ
Mẫu

tín
ngưỡng thờ cúng
tổ tiên trong văn
hoá Việt Nam.
3B3. Phân tích
được khái niệm cơ
bản và các quy luật
cơ bản của triết lí
âm dương và
thuyết ngũ hành.
3B4. Phân tích
được các ảnh
hưởng của triết lí

âm dương trong đời
sống người Việt.
3B5. Phân tích
được các đặc
trưng cơ bản trong
giao tiếp và nghệ
thuật sử dụng ngôn
từ của người Việt.
3B6. Phân tích
được khái niệm,
kết cấu, ý nghĩa
của lễ hội và vai
trò của lễ hội đối
với văn hoá của
người Việt.

Việt hiện nay.
3C2. Bình luận
được về ảnh
hưởng của triết lí
âm dương trong
đời sống của
người Việt hiện
nay.
3C3. Đánh giá
được mặt tích cực
và hạn chế về văn
hoá giao tiếp của
người Việt trong
bối cảnh toàn cầu

hoá hiện nay.
3C4. Đánh giá
được những ưu
điểm và hạn chế
về tính cách của
người Việt trong
bối cảnh toàn cầu
hoá hiện nay.
3C5. Đánh giá
được những mặt
tích cực và hạn
chế của đô thị Việt
Nam hiện nay. Để
đô thị trở thành
đầu tàu dẫn dắt sự
phát triển kinh tếvăn hoá của đất
nước chúng ta

9


4.
Tương
tác với
văn
hoá
khu
vực và
thế
giới


10

đặc trưng cơ bản
của văn hoá làng
xã Việt Nam.
3A10. Nêu được 4
đặc trưng cơ bản
của văn hoá đô thị
Việt Nam.
3A11. Nêu được
khái niệm văn hoá
nhà nước - dân tộc,
quan niệm về đất
nước của người Việt.
3A12. Nêu được 4
yếu tố cấu thành
chủ nghĩa yêu nước
của người Việt.

3A7. Phân tích
được các cơ sở
hình thành những
phẩm chất nổi trội
trong tính cách
người Việt.
3B8. Phân tích
được các đặc trưng
cơ bản của văn hoá
làng xã Việt Nam.

3B9. Lí giải được
các đặc trưng đô
thị từ góc độ văn
hoá.
3B10. Phân tích
được sự khác nhau
trong quan niệm
về “đất nước” của
người Việt Nam
và người Trung
Quốc.

phải tập trung vào
những vấn đề cơ
bản nào?
3C6. Nêu được
quan điểm cá
nhân về vấn đề
sau: “Chủ nghĩa
yêu nước là một
trong những đặc
thù văn hoá nổi
trội nhất trong bản
sắc văn hoá của
người Việt”.

4A1. Nêu được
quá trình tương tác
của văn hoá Ấn Độ
với văn hoá Việt

Nam.
4A2. Nêu được 6
đặc trưng của Phật
giáo Việt Nam.
4A3. Nêu được
quá trình tương tác
của văn hoá Trung

4B1. Phân tích
được những kết
quả mà người Việt
đã thu nhận được
trong quá trình
tương tác với văn
hoá Ấn Độ.
4B2. Phân tích
được những kết
quả mà người Việt
đã thu nhận được

4C1. Đánh giá
được những tác
động của văn
hoá
phương
Đông và văn hoá
phương
Tây
trong việc hình
thành tính “hỗn

dung” văn hoá
của người Việt.
4C2. Đánh giá


5.
Văn
hoá
Việt
Nam
trong

Hoa với văn hoá
Việt Nam.
4A4. Nêu được các
đặc trưng của Nho
giáo Việt Nam.
4A5. Nêu được các
đặc trưng cơ bản
của Đạo giáo ở
Việt Nam.
4A6. Nêu được quá
trình tương tác của
văn hoá phương
Tây đối với văn
hoá Việt Nam.
4A7. Nêu được
nguyên nhân hình
thành “tính dung
chấp” của văn hoá

Việt Nam.
4A8. Nêu được
những ưu điểm và
hạn chế của văn
hoá “hỗn dung”
trong bối cảnh hội
nhập và hợp tác
quốc tế hiện nay.

trong quá trình
tương tác với văn
hoá Trung Hoa.
4B3 Phân tích
được những kết
quả mà người Việt
đã thu nhận được
trong quá trình
tương tác với văn
hoá phương Tây.
4B4. Phân tích
được
những
nguyên nhân hình
thành tính “dung
chấp” của văn hoá
Việt Nam và biểu
hiện của tính
“dung chấp” đó
trong văn hoá Việt
Nam.


được vai trò của
văn hoá “hỗn
dung” trong bối
cảnh toàn cầu
hoá hiện nay.

5A1. Nêu được
khái niệm, đặc
điểm,
nguyên
nhân, bản chất của
toàn cầu hoá.
5A2. Nêu được

5B1. Phân tích
được tác động của
toàn cầu hoá đối
với văn hoá nhân
cách.
5B2. Phân tích

5C1. Phân tích
và đánh giá
được quan điểm
sau: “Văn hoá
Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản

11



bối
cảnh
toàn
cầu
hoá

những tác động
khác nhau của
toàn cầu hoá đối
với văn hoá.
5A3. Nêu được
các phương án phản
ứng khác nhau của
các nước trước
toàn cầu hoá.
5A4. Nêu được sự
tác động của toàn
cầu hoá đối với
nhà nước - dân tộc.

được tác động của
toàn cầu hoá đối
với văn hoá nhà
nước - dân tộc.

sắc dân tộc”.
5C2. Nêu được
quan điểm cá

nhân về tác động
của văn hoá
Internet đối với
thanh niên nói
chung và sinh
viên nói riêng.

6. TỔNG HỢP MỤC TIÊU NHẬN THỨC
Mục tiêu
Vấn đề

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Tổng

Vấn đề 1

6

4

3

13

Vấn đề 2


6

4

3

13

Vấn đề 3

12

10

6

28

Vấn đề 4

8

4

2

14

Vấn đề 5


4

2

2

8

Tổng

36

24

16

76

7. HỌC LIỆU
A. GIÁO TRÌNH
1. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2003.
2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2001.
3. Phạm Thái Việt - Đào Ngọc Tuấn, Đại cương về văn hoá Việt
12


Nam, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2004.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC
1. A. Araduchin, Văn hoá học - những bài giảng, Nxb. Văn hoá
thông tin, Hà Nội, 2004.
2. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Văn hoá thông
tin, Hà Nội, 2003.
3. Nguyễn Tất Đắc, Văn hoá Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2003.
4. Đỗ Trung Hiên, Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia , Hà Nội, 2004.
5. Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, Nxb. Hội nhà văn, Hà
Nội, 2005.
6. Vũ Ngọc Khánh, Hành trình vào thế giới Folklore Việt Nam,
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2004.
7. Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, Nxb. Trẻ Thành phố
Hồ Chí Minh, 2001.
8. Phan Ngọc, Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hoá thông tin,
Hà Nội, 2002.
9. Hà Văn Tấn, Đến với lịch sử văn hoá Việt Nam, Nxb. Hội nhà
văn, Hà Nội, 2006.
10. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Thành
phố Hồ Chí Minh, 2001.
11. Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, Nxb. TP Hồ Chí Minh,
1991.
12. Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, Từ điển bách khoa văn hoá
học, Hà Nội, 2002.
13. Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh, 2006.
14. Thomas L. Friedman, Chiếc Lexus và cây Ô liu, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2005.
15. Sanuel Huntington, Sự va chạm giữa các nền văn minh, Nxb. Lao

động, Hà Nội, 2003.

13


16. Phạm Thái Việt, Toàn cầu hoá những biến đổi lớn về chính trị
quốc tế và văn hoá, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
17. Trần Quốc Vượng, Dặm dài đất nước (2 tập), Nxb. Thuận Hoá,
2006.
18. Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb.
Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2000.
8. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY-HỌC
8.1. Lịch trình chung
Hình thức tổ chức dạy-học
Tuần VĐ


Seminar LVN Tự NC
thuyết

KTĐG

1

1

2

4


2

2

2

2

2

4

2

2

3

3

2

4

2

2

Nộp BT nhóm


4

3

2

4

2

2

Thuyết trình BT
nhóm

5

4

2

4

2

2

Nộp BT lớn

Tổng số

tiết

10

20

10

10

Tổng số
giờ TC

10

10

5

5

Tổng
số

Nhận các loại BT

30

8.2. Lịch trình chi tiết
Tuần 1:

Hình thức Số
tổ chức giờ
dạy-học TC

thuyết
14

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị

2 - Giới thiệu khái quát về * Đọc:
giờ môn đại cương văn hoá Việt - Đề cương môn học.


TC Nam.
- Giới thiệu các tài liệu liên
quan đến môn học.
- Đối tượng nghiên cứu
của văn hoá học (các định
nghĩa, các đặc tính phổ
quát của văn hoá).
- Các phương pháp nghiên
cứu văn hoá học.
- Phạm vi, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu
của văn hoá Việt Nam.
* KTĐG: Nhận các loại BT
LVN


- Đại cương về văn
hoá Việt Nam, Phạm
Thái Việt - Đào
Ngọc Tuấn, Nxb.
Văn hoá thông tin,
Hà Nội, 2004, tr. 5 28; tr. 29 - 43
- Cơ sở văn hoá Việt
Nam, Trần Ngọc
Thêm, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2001,
tr. 11 - 18; tr. 20 - 48.

2 giờ Các nhóm thực hiện BT nhóm được giao.
TC

Seminar
1

1 - Thảo luận vấn đề theo nhóm:
giờ + Làm rõ hơn các đặc tính của văn hoá.
TC + Làm rõ hơn các phương pháp nghiên cứu của
văn hoá học.
+ Phân biệt các khái niệm "văn hoá" và "văn hoá
học".

Seminar
2

1 - Thảo luận vấn đề theo nhóm:

giờ + Văn hoá Việt Nam - một nghiên cứu ứng dụng
TC của văn hoá học.
+ Ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hoá học và đại
cương văn hoá Việt Nam.
+ Tại sao văn hoá trở thành tâm điểm trong bối
cảnh toàn cầu hoá?

Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương
pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…
- Hình thức: Tư vấn trực tiếp trong các giờ thảo luận
15


trên lớp.
Tuần 2:
Hình thức Số
tổ chức giờ
dạy-học TC
Lí thuyết

LVN

Nội dung chính

2 - Giới thiệu các
giờ công cụ định vị văn
TC hoá:
+ Địa - văn hoá.

+ Nhân học - văn hoá.
+ Tôn giáo.
+ Giao lưu - tiếp
biến văn hoá.
+ Toạ độ văn hoá.
- Đời sống tôn giáo.
2

Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
* Đọc:
- Đại cương về văn hoá Việt
Nam, Phạm Thái Việt - Đào
Ngọc Tuấn, Nxb. Văn hoá
thông tin, Hà Nội, 2004, tr.
29 - 43; tr. 45 - 63.
- Cơ sở văn hoá Việt Nam,
Trần Ngọc Thêm, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2001, tr. 20 48; tr. 52 - 71; tr. 127 - 154.

Các nhóm thực hiện BT nhóm được giao.

Seminar
1

1 - Thảo luận vấn đề theo nhóm:
giờ + Đặc điểm văn hoá Việt Nam từ công cụ định vị
TC địa - văn hoá.
+ Đặc điểm văn hoá Việt Nam từ công cụ định vị
nhân học - văn hoá.

+ Đặc điểm văn hoá Việt Nam từ công cụ định vị
tôn giáo.
+ Đặc điểm văn hoá Việt Nam từ công cụ định vị
giao lưu - tiếp biến văn hoá.
+ Xác định tọa độ văn hoá Việt Nam.

Seminar
2

1 Thảo luận vấn đề theo nhóm: Phân tích tổng thể
giờ kết cấu văn hoá Việt Nam
TC + Những giá trị phổ quát của nhân loại trong văn
hoá Việt Nam (khoa học kĩ thuật, chuẩn mực đạo

16


đức, giá trị thẩm mĩ, bảo vệ môi trường…).
+ Những giá trị đặc thù của khu vực Đông Nam Á
trong văn hoá Việt Nam (địa lí, tộc người, phương
thức canh tác).
+ Những giá trị đơn nhất (bản sắc) của văn hoá
Việt Nam.
Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương
pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…
- Hình thức: Tư vấn trực tiếp trong các giờ thảo luận
trên lớp.


Tuần 3:
Hình thức Số
tổ chức giờ
dạy-học TC
Lí thuyết

LVN
Seminar
1

Nội dung
chính

2 - Tín ngưỡng
giờ (tín Phồn thực
TC và Thờ Mẫu).
Triết

(thuyết
Âm
dương, thuyết
Ngũ
hành,
lịch âm và hệ
can chi).

Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
* Đọc:
- Đại cương về văn hoá Việt

Nam, Phạm Thái Việt - Đào Ngọc
Tuấn, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà
Nội, 2004, tr. 62 - 72; tr. 73 - 100.
- Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trần
Ngọc Thêm, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2001, tr. 72 - 79; tr. 155 185; tr. 186 - 226.

2 giờ Các nhóm thực hiện BT nhóm được giao.
TC
1 - Thảo luận vấn đề theo nhóm:
giờ + Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
TC + Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng.
+ Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ.
17


Seminar
2

1 - Thảo luận vấn đề theo nhóm:
giờ + Nghệ thuật thanh sắc và hình khối.
TC + Lễ hội.
+ Thảo luận, trao đổi một số vấn đề về bài tập
nhóm.
* KTĐG: Nộp BT nhóm

Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương
pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

- Hình thức: Tư vấn trực tiếp trong các giờ thảo luận
trên lớp.

Tuần 4:
Hình thức Số
tổ chức giờ
dạy-học TC
Lí thuyết 2
giờ
TC

LVN

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị

- Văn hoá nhân
cách của người Việt
(những phẩm chất
nổi trội trong tính
cách người Việt).
- Văn hoá làng xã.
- Văn hoá Nhà
nước-dân tộc (khái
niệm, các dấu hiệu
cơ bản của Nhà
nước-dân tộc).


* Đọc:
- Đại cương về văn hoá Việt
Nam, Phạm Thái Việt - Đào
Ngọc Tuấn, Nxb. Văn hoá
thông tin, Hà Nội, 2004, tr.
47 - 53; tr. 101 - 105; tr. 105
- 106.
- Cơ sở văn hoá Việt Nam,
Trần Ngọc Thêm, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr.
227 - 254; tr. 255 - 283.

2 giờ
TC

Seminar 1 giờ - Thảo luận vấn đề theo nhóm:
1
TC + Cái tôi trong nhân cách người Việt.
+ Lối sống.
18


+ Thuyết trình BT nhóm.
Seminar 1 giờ - Thảo luận vấn đề theo nhóm:
2
TC + Về các đặc trưng của văn hoá đô thị Việt Nam
và lí giải các đặc trưng đó từ góc độ văn hoá.
+ Quan niệm về “đất nước” của người Việt Nam.
+ Chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam.
+ Thuyết trình BT nhóm.

Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương
pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…
- Hình thức: Tư vấn trực tiếp trong các giờ thảo luận
trên lớp.

Tuần 5:
Hình thức Số
tổ chức giờ
dạy-học TC
Lí thuyết

LVN

Nội dung chính

2 - Tương tác của văn
giờ hoá Việt Nam với
TC văn hoá bên ngoài.
- Khái niệm toàn cầu
hoá.
- Tác động của toàn
cầu hoá đối với văn
hoá.
- Giữ gìn và làm giàu
bản sắc văn hoá
trong bối cảnh toàn
cầu hoá ở Việt Nam.


Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
* Đọc:
- Đại cương về văn hoá
Việt Nam, Phạm Thái Việt
- Đào Ngọc Tuấn, Nxb.
Văn hoá thông tin, Hà
Nội, 2004, tr. 112 - 122.
- Bản sắc văn hoá Việt
Nam, Phan Ngọc, Nxb.
Văn hoá thông tin, Hà
Nội, 2002, tr. 136 - 145; tr.
502 - 547.

2 giờ
TC

19


Seminar
1

1 - Thảo luận vấn đề theo nhóm:
giờ + Nêu, phân tích và lấy ví dụ minh họa tác động
TC của toàn cầu hoá đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là
sinh viên hiện nay.
+ Nêu, phân tích và lấy ví dụ minh họa họa tác
động của toàn cầu hoá đối với văn hoá nhà nước dân tộc.
+ Phản ứng khác nhau của các nước trước toàn

cầu hoá.
+ Thuyết trình bài tập nhóm.

Seminar 1 giờ + Thuyết trình bài tập nhóm.
2
TC * KTĐG: Nộp BT lớn
Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương
pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…
- Hình thức: Tư vấn trực tiếp trong các giờ thảo luận
trên lớp.

9. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC
- Theo quy định chung của Trường;
- BT được nộp đúng thời hạn theo quy định.
10. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
10.1. Đánh giá thường xuyên
- Kiểm diện;
- Minh chứng tham gia làm việc nhóm.
10.2. Đánh giá định kì
Hình thức

20

Tỉ lệ

BT nhóm

15%


BT lớn

15%

Thi kết thúc học phần

70%


 Yêu cầu chung đối với các BT
- BT được soạn thảo và in trên khổ giấy A4. Độ dài tuỳ thuộc vào
yêu cầu của từng loại BT.
- Định dạng: Lề trên: 3.0cm; lề dưới: 3.0cm; lề trái: 3.0cm; lề phải:
2.0cm; kiểu chữ: Times New Roman; cỡ chữ: 14; chế độ dãn
dòng: 1,5 lines.
 BT nhóm
- Hình thức: Viết.
- Nội dung: Các nhóm lựa chọn theo danh mục tài liệu được Bộ
môn cung cấp và trên cơ sở yêu cầu của giảng viên.
- Tiêu chí đánh giá phần viết:
+ Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí
2 điểm
+ Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề
6 điểm
+ Tài liệu sử dụng phong phú, có trích dẫn rõ ràng
1 điểm
+ Ngôn ngữ trong sáng, trình bày đẹp
1 điểm
Tổng:

10 điểm
 BT lớn
- Hình thức: Bài luận.
- Nội dung: BT được chọn trong danh mục các BT được Bộ môn
công bố hoặc trên cơ sở sự đề xuất của sinh viên được giảng viên
đồng ý.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí
2 điểm
+ Phân tích lôgic, đi thẳng vào vấn đề
6 điểm
+ Tài liệu sử dụng phong phú, có trích dẫn rõ ràng
1 điểm
+ Ngôn ngữ trong sáng, trình bày đẹp
1 điểm
Tổng:
10 điểm
 Thi kết thúc học phần
- Hình thức: Thi viết trong thời gian 90 phút. Tổng: 10 điểm.

21


MỤC LỤC
Trang

6........................................................................................12
2........................................................................................12
14......................................................................................12
2........................................................................................12

8........................................................................................12
16......................................................................................12
76......................................................................................12

22



×