Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Hoàn thiện công tác tính giá thành tại nhà máy nước khoáng thạch bích thuộc tổng công ty cổ phần đường quảng ngãi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.69 KB, 25 trang )

-1LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây ngành kinh doanh nước giải
khát đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư, đặc biệt
sự xuất hiện rất nhiều loại nước giải khát với sự đa dạng về
chủng loại khiến cho sự cạnh tranh giữa các thương hiệu nước
giải khát trên thị trường diễn ra gay gắt. Điều này đòi hỏi nhà
quản lý các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước giải
khát làm sao để kinh doanh hiệu quả, điều này phụ thuộc rất
lớn vào việc ra quyết định của nhà quản lý. Tính giá thành sản
phẩm là một nội dung có tính xuất phát điểm trong nhiều công
việc khác của kế toán quản trị như hoạch định, tổ chức, kiểm
soát và ra quyết định. Tính giá thành sản phẩm là cơ sở để các
nhà quản trị xây dựng một chính sách giá bán hợp lý, có tính
cạnh tranh và là cơ sở cho các quyết định tác nghiệp khác. Với
tầm quan trọng đó, việc vận dụng một hệ thống tính giá thành
phù hợp là rất cần thiết trong tổ chức công tác kế toán quản trị
ở doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước giải khát nói
chung và Nhà máy nước khoáng Thạch Bích nói riêng.
2. Tổng quan
Đã có nhiều nghiên cứu về tính giá thành sản phẩm cho
các doanh nghiệp của một số tác giả trong lĩnh vực xây dựng,
may mặc, dược..Nhưng tất cả các công trình nghiên cứu về kế
toán quản trị đã công bố đều chưa nghiên cứu về công tác tính
giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất nước giải
khát, một ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và cạnh
tranh khá gay gắt hiện nay.


-23. Mục đích nghiên cứu
Qua phân tích phương pháp tính giá thành sản phẩm tại


Nhà máy nước khoáng Thạch Bích, nhận ra những hạn chế và
ảnh hưởng không tốt của nó tới công tác quản trị tại đơn vị. Từ
đó, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác tính giá thành
sản phẩm của đơn vị nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản
trị tại đơn vị.
4. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu
Đề tài được nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như
thực tiễn về phương pháp tính giá thành sản phẩm dựa trên
phương pháp luận biện chứng, phương pháp phỏng vấn, khảo
sát thực tế và phân tích, tổng hợp để rút ra các kết luận và đề
xuất các giải pháp để vận dụng và công tác tính giá thành sản
phẩm tại đơn vị.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tế công tác
tính giá thành sản phẩm của Nhà máy nước khoáng Thạch
Bích. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các sản phẩm được sản
xuất tại Nhà máy và nguồn nước khoáng nguyên liệu Nhà máy
khai thác để sản xuất một số sản phẩm.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tính giá
thành sản phẩm.
Chương 2: Thực tế công tác tính giá thành sản phẩm tại
Nhà máy nước khoáng Thạch Bích thuộc tổng công ty Đường
Quảng Ngãi.


-3Chương 3: Hoàn thiện công tác tính giá thành tại Nhà
máy nước khoáng Thạch Bích.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ
những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được tính
trên một đại lượng kết quả sản phẩm hoàn thành nhất định.
1.2 Vai trò của tính giá thành trong công tác quản trị
doanh nghiệp
- Tính giá thành góp phần xác định giá thành sản phẩm,
dịch vụ hoàn thành.
- Tính giá thành sản phẩm, dịch vụ giúp cho các nhà quản
trị làm tốt các công tác hoạch định và kiểm soát chi phí ở từng
nơi phát sinh chi phí (từng phòng ban, từng phân xưởng, từng
hoạt động,...).
- Tính giá thành còn giúp cho các nhà quản trị trong các nỗ
lực nhằm giảm thấp chi phí sản phẩm, có giải pháp cải tiến sản
phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Tính giá thành sản phẩm còn là cơ sở để các nhà quản trị
xây dựng một chính sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và
là cơ sở cho nhiều quyết định tác nghiệp khác.
1.3 Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định
trước để tập hợp chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí
thực chất là xác định giới hạn các bộ phận chịu chi phí hoặc các
đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành.


-41.3.2 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là kết quả của quá trình sản
xuất hoặc quá trình cung cấp dịch vụ cần được tính giá thành để

đáp ứng yêu cầu quản lý. Xác định đối tượng tính giá thành
thường gắn với yêu cầu của nhà quản lý về kiểm soát chi phí,
định giá bán cho sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh về
một đối tượng nào hay hoạt động nào đó.
1.4 Khái niệm chi phí và các tiêu thức phân loại chi phí
1.4.1 Khái niệm: Chi phí được định nghĩa là giá trị tiền
tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm tạo ra các loại tài sản,
hàng hoá hoặc các dịch vụ.
1.4.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối
quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài
chính
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp được chi thành chi phí sản phẩm và chi phí
thời kỳ.
1.4.2.1 Chi phí sản phẩm
1.4.2.2 Chi phí thời kỳ
1.4.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
1.4.3.1 Chi phí khả biến (Biến phí)
Chi phí khả biến là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ
thuận với sự thay đổi của mức độ hoạt động, tức là tổng số chi
phí khả biến sẽ tăng hoặc giảm tương ứng với sự tăng hoặc
giảm của mức độ hoạt động, nhưng chi phí khả biến tính theo
đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi. Chi phí khả
biến chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy ra.


-51.4.3.2. Chi phí bất biến (Định phí):
Chi phí bất biến là những chi phí, xét về lý thuyết,
không có sự thay đổi theo các mức độ hoạt động đạt được.
1.4.3.3 Chi phí hỗn hợp

Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên nó
bao gồm cả yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến
1.4.4 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính
chất kinh tế
Đặc điểm của cách phân loại này là căn cứ vào tính
chất, nội dung kinh tế và hình thái nguyên thuỷ ban đầu của chi
phí để tập hợp sắp xếp những chi phí có cùng tính chất, nội
dung vào một yếu tố chi phí mà không phân biệt chi phí đó phát
sinh ở nơi đâu và nơi nào chịu chi phí.
1.4.5 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế
Đặc điểm của cách phân loại này là căn cứ vào công dụng
kinh tế của chi phí, mục đích sử dụng của chi phí, nơi phát sinh
chi phí và nơi chịu chi phí để sắp xếp những chi phí có cùng công
dụng vào một khoản mục.
1.4.6 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét
theo từng hoạt động có chức năng khác nhau trong quá trình
sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai
loại lớn: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
1.4.6.1 Chi phí sản xuất
1.4.6.2 Chi phí ngoài sản xuất
1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành


-61.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản 621 được mở chi tiết
theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất
sản phẩm phần lớn là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực
tiếp cho từng đối tượng liên quan căn cứ vào các chứng từ xuất

kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng
(đội, địa điểm,..) sản xuất.
1.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” được mở
chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác
định.
- Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp
vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan.
1.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Tài khoản 627 " Chi phí sản xuất chung” được mở và
tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí và được mở theo
chi phí sản xuất chung. Trường hợp mỗi đơn vị, bộ phận sản
xuất chỉ tiến hành sản xuất một loại sản phẩm, một loại công
việc hay lao vụ nhất định, chi phí sản xuất chung của bộ phận,
đơn vị đó là chi phí trực tiếp và được kết chuyển trực tiếp cho
loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đó.
1.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
1.6.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí phát sinh
thực tế
Theo phương thức này sản phẩm dở dang được đánh giá
dựa vào chi phí thực tế phát sinh theo từng khoản mục chi phí:
Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung


-7(trừ trường hợp đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật
liệu trực tiếp chỉ tính nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm
dở dang mà thôi).
1.6.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định
mức
Theo phương thức này sản phẩm dở dang được đánh giá

dựa vào định mức chi phí theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ
hoàn thành của sản phẩm để tính được chi phí định mức khối
lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn.
* Trong mỗi phương thức đánh giá sản phẩm dở dang
nêu trên có hai phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
như sau:
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp.
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn
thành tương đương
1.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Trong KTQT các chi phí sản xuất cũng được tập hợp
theo các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, sau đó tính giá
thành sản phẩm, giá thành sản phẩm trong KTQT chủ yếu phục
vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp như kiểm soát chi phí, ra
quyết định,..Trong KTQT các phương pháp tính giá chủ yếu
sau:
1.7.1 Tính giá theo phương pháp trực tiếp
Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là phương
pháp mà theo đó, chỉ có các biến phí sản xuất liên quan đến sản
xuất sản phẩm tại nơi sản xuất được tính vào giá thành sản


-8phẩm hoàn thành. Định phí sản xuất không được tính vào giá
thành sản phẩm hoàn thành. Đây có thể được coi là cách tính
không đầy đủ để phục vụ những yêu cầu riêng cho nhà quản trị.
1.7.2 Tính giá thành theo phương pháp toàn bộ
Là giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí
cố định và chi phí biến đổi thuộc các khoản mục: Chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung. Giá thành sản xuất toàn bộ của sản phẩm bao
gồm các phương pháp sau:
1.7.2.1 Tính giá thành theo công việc
Đặc điểm cơ bản của hệ thống tính giá thành theo công
việc là việc tính toán phân bổ chi phí cho từng công việc cụ thể.
Công việc ở đây có thể là một đơn đặt hàng như: Sản xuất áo
quần được thiết kế theo mẫu, sản xuất một chiếc máy bay, xây
dựng một toà nhà, hoặc đơn giản hơn là sản xuất những sản
phẩm giống nhau như in lịch, in thiệp,..một dịch vụ, lao vụ cụ
thể: sửa chữa một xe ôtô, tổ chức một tour du lịch,..
1.7.2.2 Tính giá thành theo quá trình sản xuất
Hệ thống tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản
xuất là một hệ thống tính toán và xác định giá thành sản phẩm
được sản xuất hàng loạt theo một trật tự nhất định gồm nhiều
công đoạn khác nhau.
1.7.2.3 Tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
Phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống tính
giá truyền thống trong việc phân bổ chi phí sản xuất chung.
a. Hoạt động và nguồn lực trong phương pháp ABC


-9* Khái niệm về phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt
động
- Các cấp hoạt động trong doanh nghiệp
- Phân loại nguồn lực trong doanh nghiệp
b. Nội dung của quy trình tính giá theo phương pháp
ABC trong doanh nghiệp sản xuất
* Phân tích các hoạt động và xác định các nguồn lực

* Phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động trong
doanh nghiệp
* Lựa chọn nguồn phát sinh chi phí
Nguồn phát sinh chi phí hay nguồn sinh phí là những
nhân tố có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với chi phí.
* Phân bổ chi phí của các hoạt động cho các đối
tượng tính giá và tính giá thành sản phẩm
Giá thành của từng loại sản phẩm được tính như sau:
Chi phí sản xuất
Giá thành sản
Chi phí trực tiếp
gián tiếp phân
=
+
phẩm i
của sản phẩm i
bổ cho sản
phẩm i
1.7.2.4 Tính giá thành theo chi phí mục tiêu
“ Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương
pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và
mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch hóa sản
phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép cung cấp một cơ sở
kiểm soát ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này
đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu
kỳ sống của sản phẩm”.
Ba giai đoạn thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu


- 10 - Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm

sản xuất
- Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định :
- Đánh giá kết quả
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản về kế
toán tính giá thành sản phẩm sản xuất. Bao gồm: Khái niệm giá
thành sản phẩm, vai trò của giá thành sản phẩm trong công tác
quản trị doanh nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm, các chi phí sản xuất, phương pháp
đánh giá sản phẩm dở dang và các phương pháp tính giá theo
truyền thống và phương pháp tính giá mới theo quan điểm hiện
đại được áp dụng trong kế toán quản trị. Đây là cơ sở lý luận cho
việc phản ánh thực trạng về công tác tính giá thành tại Nhà máy
nước khoáng Thạch Bích và từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp
để hoàn thiện công tác tính giá ở Nhà máy nước khoáng Thạch
Bích.
CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY NƯỚC KHOÁNG THẠCH
BÍCH THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG
QUẢNG NGÃI
2.1 Khái quát chung về Nhà máy nước khoáng Thạch
Bích
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy
nước khoáng Thạch Bích
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy nước
khoáng Thạch Bích


- 11 2.1.3 Quy mô sản xuất và kinh doanh của Nhà máy
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Nhà máy

2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự
2.1.4.2 Bộ phận sản xuất
2.1.5 Sơ lược về tình hình tài chính của Nhà máy
2.2 Đặc điểm về quá trình sản xuất sản phẩm tại Nhà
máy nước khoáng Thạch Bích
2.2.1 Quy trình sản xuất các sản phẩm
2.2.2 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm mà Nhà máy nước khoáng sản xuất là nước
giải khát như: Nước khoáng ga lạt, nước khoáng ga ngọt, nước
khoáng chai Pet, trà Bí Đao, nước Yến, nước ép trái cây, nước
tăng lực,..Nước giải khát là sản phẩm được bảo quản cẩn thận
có thời hạn sử dụng nhất định.
2.3 Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy
2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy
2.3.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
2.31.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng thành viên
trong bộ máy kế toán
2.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy
2.3.2.1 Hệ thống sổ sách tại Nhà máy
Nhà máy nước khoáng Thạch Bích sử dụng sổ sách theo
hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
2.3.2.2 Hệ thống tài khoản đang sử dụng
2.4 Kế toán tính giá thành tại Nhà máy Nước khoáng
Thạch Bích


- 12 2.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
2.4.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm và quy trình công nghệ của Nhà

máy cũng như phương thức tổ chức của Nhà máy, kế toán Nhà
máy đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm chịu chi
phí được sản xuất.
2.4.1.2 Đối tượng tính giá thành
Các sản phẩm nước giải khát Nhà máy sản xuất như:
Nước khoáng các loại, nước yến, nước ép trái cây, nước tăng
lực, trà Bí Đao và chai Pet do nhà máy sản xuất. Đơn vị tính giá
sản phẩm là lít sản phẩm .
2.4.1.3 Kỳ tính giá thành
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và các chỉ tiêu chi phí sản
xuất và tính giá thành, đồng thời dựa trên đặc điểm của sản xuất
diễn ra liên tục và sản phẩm hoàn thành nhập kho thường xuyên
nên nhà máy xác định kỳ tính giá là hàng tháng
2.4.2 Phương pháp phân loại chi phí sản xuất để tính
giá thành sản phẩm
Hiện nay đơn vị thực hiện phân loại chi phí sản xuất
theo nội dung, tính chất kinh tế. Đơn vị dựa vào hình thái ban
đầu của chi phí để tập hợp sắp xếp những chi phí có cùng tính
chất, nội dung vào một yếu tố chi phí mà không phân biệt chi
phí đó phát sinh ở đâu và nơi nào chịu chi phí.


- 13 2.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành
tại Nhà máy
Giá thành sản phẩm của Nhà máy hiện nay chủ yếu dựa
vào giá thành công xưởng, bao gồm chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
2.4.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nước khoáng nguyên liệu
Nước khoáng nguyên liệu là nguyên vật liệu chính của

rất nhiều sản phẩm được sản xuất của đơn vị. Giá thành nước
khoáng nguyên liệu được đánh giá như sau:
CPKĐ + CCDC+ NC + KHTSCĐ + CPVC +
Znk =
CPK
Qnk
Trong đó: Znk: Giá thành nước khoáng nguyên liệu
CPKĐ: Chi phí kiểm định chất lượng và hàm lượng
khoáng
CCDC: Công cụ dụng cụ
NC: Chi phí nhân công
KHTSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ
CPVC: Chi phí vận chuyển
CPK: Chi phí khác
Qnk: Số lượng nước khoáng được khai thác (lit)
- Các nguyên vật liệu trực tiếp khác như: Cốt vải, cốt
bí đao,...cũng như các hương liệu và vitamin khác đều mua
Ngoài và được tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước
xuất trước.


- 14 2.4.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, Nhà máy phân loại chi phí theo khoản mục, vì
vậy chi phí nhân công trực tiếp được tính cho cả công nhân trực
tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm và cả những công nhân ở bộ phận
phân xưởng như: công nhân tổ cơ điện, nhân viên lái xe cho
phân xưởng sản xuất.
Trên thực tế, các dây chuyền sản xuất cho nhiều sản
phẩm khác nhau, nên chi phí nhân công trực tiếp của các sản
phẩm chỉ có thể dựa vào khối lượng sản phẩm hoàn thành để

phân bổ cho các sản phẩm để tập hợp tính giá thành sản phẩm.
2.4.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung này có liên quan đến nhiều sản
phẩm nên cuối kỳ kế toán tập hợp và phân bổ cho các sản
phẩm.
Chi phí sử dụng hơi được phân bổ theo định mức cho
tất cả các sản phẩm.
Chi phí khấu hao TSCĐ – dây chuyền chai thuỷ tinh
phân bổ chi phí khấu hao theo Công suất máy và số giờ máy
chạy và sản lượng.
Chi phí khấu hao TSCĐ – dây chuyền nước khoáng chai
Pet phân bổ chi phí khấu hao theo Công suất máy và số giờ
máy chạy và sản lượng. Chi phí khấu hao TSCĐ – dây chuyền
nước khoáng bình phân bổ theo sản lượng sản xuất. Chi phí
khấu hao TSCĐ – dây chuyền sản phẩm lon phân bổ chi phí
theo sản lượng sản xuất.


- 15 - Thuế và phí tài nguyên phân bổ theo sản lượng sản
xuất cho những sản phẩm có sử dụng nước khoáng nguyên liệu.
- Chi phí điện phân bổ cho tất cả các sản phẩm theo
định mức, các chi phí còn lại phân bổ cho tất cả các sản phẩm
theo sản lượng sản xuất.
2.4.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Hiện nay đơn vị không đánh giá sản phẩm dở dang khi
tính giá thành sản phẩm hoàn thành của nhà máy.
2.4.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Nhà máy đang tính giá thành theo phương pháp tính giá
theo công việc, nghĩa là giá thành sản phẩm bao gồm ba khoản
mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực

tiếp và chi phí sản xuất chung.
Tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ sau khi được tập
hợp ở cuối kỳ sẽ được tính tất cả vào giá thành của sản phẩm.
Với phương pháp tính giá này chưa thể phục vụ tốt thông tin
cho nhà quản trị, vì các chi phí sản xuất đặc biệt là chi phí sản
xuất chung đến cuối tháng mới tập hợp và sau đó mới tiến hành
phân bổ, vì vậy tính kịp thời của cung cấp thông tin là không
đảm bảo.
Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí phát sinh trong
kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Tổng sản phẩm hoàn thành


- 16 2.5 Đánh giá thực trạng công tác tính giá thành tại Nhà
máy nước khoáng Thạch Bích
Qua tìm hiểu và phân tích tác giả nhận thấy công tác
tính giá hiện nay của Nhà máy có những tồn tại cần khắc phục.
2.5.1 Đánh giá sản phẩm dở dang
Đơn vị không đánh giá sản phẩm dở dang, mặc dù cuối
kỳ bộ phận sản xuất có thực hiện kiểm kê sản phẩm dở dang.
Đây cũng chính là nhược điểm khiến cho việc kiểm soát chi phí
kém hiệu quả, các quyết định trong việc thực hiện quản trị chi
phí không được thực hiện tốt, chính sách định giá bán của đơn
vị cũng bị ảnh hưởng.
2.5.2 Phương pháp tính giá thành
+ Đơn vị của đối tượng tính giá:
Đơn vị tính giá thành sản phẩm của đơn vị là lít, nhưng
thực tế thì sản phẩm hoàn thành nhập kho và tiêu thụ thì đơn vị

là két (24 chai, lon), đơn vị tính của sản phẩm được tính giá là
không chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc định giá bán
của đơn vị thiếu chính xác đối với mỗi loại sản phẩm.
+ Phương pháp tính giá nước khoáng nguyên liệu:
+ Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Với phương pháp tính giá hiện nay của Nhà máy thì
việc xác định giá bán ra các sản phẩm của Nhà máy là chưa
chính xác vì kế toán Nhà máy không thực hiện phương pháp
đánh giá sản phẩm dở dang nên tổng chi phí xác định giá thành
sản phẩm không chính xác.
Phương pháp tính giá hiện nay của Nhà máy chưa thể
đáp ứng thông tin kịp thời cho nhà quản lý trong việc ra quyết
định. Bởi lẽ, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các sản


- 17 phẩm nước giải khát như hiện nay, việc hạ giá bán đến mức tối
thiểu không thể thực hiện được với phương pháp tính giá như
hiện nay Nhà máy đang thực hiện. Đồng thời với phương pháp
tính giá này nhà quản trị sẽ có khuynh hướng bỏ qua mối quan
hệ chi phí- sản lượng và lợi nhuận để có quyết định hợp lý cho
sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chủ yếu của chương này giới thiệu tổng quan
về tình hình hoạt động kinh doanh, về cơ cấu tổ chức quản lý,
tổ chức kế toán của Nhà máy, thực trạng về tình hình tính giá
thành sản phẩm tại nhà máy, qua đó tập trung phân tích những
điểm yếu trong công tác tính giá thành hiện nay của Nhà máy.
Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những nhược
điểm trong công tác tính giá thành của Nhà máy và đưa ra một
số kiến nghị đối với lãnh đạo của Nhà máy để thực hiện theo

giải pháp hoàn thiện công tác tính thành sản phẩm.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍNH GIÁ TẠI
NHÀ MÁY NƯỚC KHOÁNG THẠCH BÍCH
3.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác tính giá thành
sản phẩm
3.1.1 Đánh giá sản phẩm dở dang
Thực tế hiện nay trong quá trình sản xuất của nhà máy
thì có sản phẩm dở dang, nhưng kế toán của công ty khi tiến
hành tính giá sản phẩm đã không đánh giá sản phẩm dở dang
mà đưa tất cả chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất vào tính
giá thành. Sản phẩm dở dang ở Nhà máy chỉ còn in hạn sử dụng
và vào khay hoặc két, sản phẩm dở dang đã hoàn thành đến
90% và mỗi kỳ thì sản lượng sản phẩm dở dang không cao chỉ


- 18 chiếm tỷ lệ khoảng 5%. Vì vậy, chúng ta dùng phương pháp ước
tính sản phẩm hoàn thành tương đương.
Theo số liệu hiện có tại bộ phận kế toán của Nhà máy, ta
có thể đánh giá giá trị sản phẩm dở dang trong quý II/ 2010 của
Nhà máy như sau:
- Đối với nước khoáng Thạch Bích ga:
Sản phẩm dở dang trong quý II là 26.111 két và khối
lượng sản phẩm hoàn thành là 496.113 két sản phẩm.
- Đối với Trà Bí đao:
Sản phẩm dở dang cuối quý II/ 2010 là 1.771.395,12 x
5% = 88.569,8 lit tương đương với 268.393 lon hay 11.183
khay sản phẩm. Sản phẩm hoàn thành là 212.478 khay sản
phẩm.
3.1.2 Thay đổi đơn vị của đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tập hợp tính giá thành sản phẩm là

két hay khay nước thành phẩm.
3.1.3 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp
trực tiếp và ứng dụng vào lập báo cáo lãi lỗ phục vụ cho
công tác ra quyết định
Theo phương pháp trực tiếp đơn vị có thể xác định giá
thành sản phẩm trong ngắn hạn chính xác hơn thông qua việc
xác định được biến phí tăng thêm trong khi định phí đã được bù
đắp khi tăng sản lượng sản xuất đây là cơ sở cho nhà quản lý ra
quyết định ngắn hạn nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Phương pháp
tính giá này còn làm cơ sở để phân tích mối quan hệ chi phísản lượng và lợi nhuận để có quyết định hợp lý cho kinh doanh
từ đó hoàn thiện Báo cáo lãi / lỗ của Nhà máy.


- 19 3.1.3.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp
- Đối tượng tính giá thành là két sản phẩm đối với nước
khoáng Thạch Bích ga, khay sản phẩm đối với Trà Bí đao, nước
tăng lực Lion, thùng đối với nước khoáng Thạch Bích thiên
nhiên. Trong một két, khay hay thùng có 24 chai hoặc lon sản
phẩm.
- Giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp trực
tiếp
3.1.3.2 Lập báo cáo lãi lỗ theo phương pháp tính giá
trực tiếp phục vụ cho công tác ra quyết định
Cách lập báo cáo lãi lỗ theo phương pháp trực tiếp đã
quan tâm thực sự doanh nghiệp có bù đắp chi phí cố định hay
không để tạo ra phần tích luỹ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó
số dư đảm phí sau khi trừ đi chi phí thời kỳ sẽ là lợi nhuận
thuần. Do vậy, quy mô sản xuất – tiêu thụ, số dư đảm phí, định
phí có liên quan đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó,
lãnh đạo doanh nghiệp có thể ra những quyết định kinh doanh

hợp lý.
3.1.4 Tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở hoạt độngABC
3.1.4.1 Một số quan điểm liên quan đến việc vận dụng
phương pháp tính giá ABC tại Nhà máy nước khoáng Thạch
Bích
Phương pháp tính giá ABC có nhiều ưu điểm có thể đáp
ứng được yêu cầu của đơn vị như:
- Theo dõi chi phí hoạt động và quy trình hoạt động
thông qua việc xác định trung tâm.
- Giá thành sản phẩm sẽ chính xác hơn khi xác định
được tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung chính xác.


- 20 - Việc vận dụng phương pháp ABC sẽ loại bỏ những sản
phẩm không tạo ra lợi nhuận và phát triển tiềm năng lợi
nhuận chưa được khai thác.
3.1.4.2 Xác định đối tượng hạch toán chi phí và tính
giá thành
- Đối tượng hạch toán của chi phí trực tiếp là từng két,
khay sản phẩm sản xuất ra và đối tượng hạch toán của chi phí
gián tiếp sẽ là các trung tâm hoạt động.
- Đối tượng tính giá trong phương pháp này là két sản
phẩm đối với sản phẩm chai thuỷ tinh, khay sản phẩm đối với
sản phẩm lon.
3.1.4.3 Vận dụng phương pháp tính giá ABC
Để phương pháp tính giá ABC có thể cung cấp thông tin
phục vụ hữu ích cho công tác quản lý của lãnh đạo Nhà máy thì
việc ứng dụng phương pháp tính giá ABC phải theo những
hướng sau:
- Phục vụ cho mục tiêu quản trị chi phí ở Nhà máy

(Nhà máy có biện pháp cắt giảm chi phí và kiểm soát chi phí tốt
hơn).
- Nhằm mục đích tính giá thành chính xác hơn phương
pháp tính giá truyền thống về các nguồn lực mà nhà máy đã hao
phí cho từng mặt hàng sản phẩm, xác định giá bán chính xác
cho từng mặt hàng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.1.4.3.1 Phân tích các hoạt động và xác định các
nguồn lực
- Xác định các trung tâm hoạt động
Đây là bước đầu tiên trong quy trình tính giá
ABC, bước này chủ yếu tiến hành phân tích các


- 21 hoạt động tại Nhà máy để xác định các nguồn lực
sử dụng cho tưng hoạt động. Kế toán thực hiện
công việc này phải xác định và tập hợp các hoạt
động tưong tự nhau vào một trung tâm hoạt động
nhằm làm giảm chi phí cho việc tính toán, theo dõi
diễn biến của hoạt động, làm cho công tác tính giá
trở nên đơn giảm và ít phức tạp do quá nhiều hoạt
động, dễ dàng thực hiện hơn. Sơ đồ 3.2 Mô hình xác
định các trung tâm hoạt động.
- Phân tích hoạt động sản xuất
Phân tích các hoạt động sản xuất nhằm xác định các
nguồn lực sử dụng cho từng hoạt động sản xuất, đồng thời phân
chia các hoạt động vào các cấp hoạt động phù hợp.
3.1.4.3.2 Phân bổ các nguồn lực sử dụng cho các
hoạt động
Các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh ở các trung tâm hoạt động gồm: Nguyên

vật liệu, nhân công trực tiếp, tài sản cố định, động lực, các dịch
vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
- Chi phí trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công trực tiếp được phân bổ cho từng đối tượng tính giá.
- Chi phí gián tiếp: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho
các hoạt động.
+ Chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho
các sản phẩm
3.1.4.3.3 Chọn lựa nguồn phát sinh chi phí


- 22 Nguồn sinh phí là những nhân tố có quan hệ trực tiếp
với chi phí. Nguồn sinh phí là các liên kết, mỗi hoạt động đều
có thể có một hay nhiều nguồn sinh phí liên quan.
3.1.4.3.4 Phân bổ chi phí của các hoạt động cho các đối
tượng tính giá
3.1.4.3.5 Tính giá thành sản phẩm
3.2 Một số kiến nghị để thực thi các giải pháp
3.2.1 Một số thay đổi để đảm bảo tính giá thành sản
phẩm chính xác
3.2.1.1 Thay đổi đơn vị tính của đối tượng tính giá
thành
Để thực hiện tính giá thành sản phẩm bán ra một cách
chính xác thì Nhà máy phải xác định lại đơn vị tính giá thành
sản phẩm là chai, lon hay két, thùng sản phẩm thay vì tính giá
thành theo lít sản phẩm như hiện tại.
3.2.1.2 Thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang
Việc tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ giúp cho
quản lý Nhà máy có chính sách bán hàng ra thị trường hợp lý
hơn, giá bán đảm bảo được tính cạnh tranh với các đối thủ khác

trên thị trường, do đó để xác định giá thành sản phẩm chính xác
thì kế toán Nhà máy nhất thiết phải xác định giá trị sản phẩm
dở dang.
3.2.2 Thay đổi cách phân loại chi phí để phù hợp cho
công tác tính giá thành theo phương pháp trực tiếp
Như đã phân tích ở mục 3.1.3.1 thực hiện tính giá theo
phương pháp này sẽ phục vụ được cho những quyết định ngắn
hạn của nhà quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nhất là trong công


- 23 tác định giá bán sản phẩm, cũng như sản lượng – tiêu thụ, lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Để vận dụng được phương pháp tính giá theo phương
pháp trực tiếp đòi hỏi hệ thống kế toán phải cung cấp đầy đủ
tình hình chi phí phân theo cách ứng xử.
3.2.3 Những thay đổi tổ chức ở Nhà máy cho phù
hợp với hệ thống ABC
Để thực hiện một hệ thống tính giá theo phương pháp
ABC sẽ liên quan đến việc đầu tư về thời gian và tiền bạc, nhân
lực của Nhà máy. Vì vậy, để có thể vận dụng được phương
pháp tính giá mới này thay cho phương pháp tính giá truyền
thống thì trước hết cần có sự ủng hộ của lãnh đạo Nhà máy, khi
lãnh đạo Nhà máy nhận thấy được tầm quan trọng của việc xác
định chính xác giá thành của sản phẩm thì việc thay đổi trong tổ
chức kế toán tương đối nhiều.
- Bộ phận kế toán: Hiện nay, bộ phận này chỉ thực hiện
công tác kế toán tài chính chứ chưa chú trọng đến kế toán quản
trị, thông tin cung cấp để phục vụ cho nhà quản trị ra quyết
định chưa được quan tâm. Với phương pháp tính giá mới việc
vận dụng để tính giá thành chính xác không phải có thể thực

hiện được với bất kỳ nhân viên kế toán nào, nên Nhà máy cần
phải đào tạo lại và bồi dưỡng nhân viên kế toán tính giá để có
thể vận dụng được.
- Tổ chức thông tin phục vụ cho công tác tính giá: Nhà
máy cần tổ chức lại hệ thống thông tin nhằm phục vụ cho công
tác tính giá thành được xác định chính xác.


- 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 của luận văn tập trung đưa ra các
giải pháp để tính giá thành sản phẩm chính xác hơn như việc
đơn vị cần xác định lại đơn vị của đối tượng cần tính giá thành,
vì đơn vị của đối tượng cần tính giá hiện nay của đơn vị không
phù hợp với đơn vị sản phẩm bán ra thị trường, kế toán của đơn
vị cần phải xác định giá trị sản phẩm dở dang trước khi thực
hiện tính giá thành sản phẩm.
Đối với giải pháp về tính giá thành, trên thực tế hiện
nay các doanh nghiệp hoạt động có thể sử dụng song song hai
phương pháp tính giá trực tiếp và phương pháp tính giá toàn bộ
mới như phương pháp tính giá ABC.
Với phương pháp tính giá thành trực tiếp nhằm phục vụ
cho những quyết định linh hoạt trong ngắn hạn của nhà quản
trị. Bên cạnh đó có thể ứng dụng phương pháp tính giá này để
lập báo cáo lãi lỗ để thấy được mối quan hệ của sản lượng –
tiêu thụ - lợi nhuận mà nhà quản trị có những quyết định hợp lý
trong việc lựa chọn sản lượng cần sản xuất và định giá bán ra
thị trường.
Với phương pháp tính giá ABC thì việc tính giá sẽ đảm
bảo chính xác hơn thông qua việc phân bổ chi phí sản xuất
chung chính xác cho từng hoạt động. Nhưng đây là phương

pháp tính giá còn khá mới mẽ ở Việt Nam chúng ta nên việc
học hỏi để vận dụng còn hạn chế, hơn nữa phương pháp này để
áp dụng được trong thực tế tại Nhà máy thì cần phải đầu tư tiền
bạc, thời gian và nhân lực thì mới đảm bảo thành công.


- 25 KẾT LUẬN
Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, nhà quản trị
luôn cần được cung cấp thông tin để đưa ra những quyết định.
Vì vậy, việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị Nhà máy là vô
cùng cần thiết, một trong những thông tin quản trị mà lãnh đạo
cần đó chính là chính sách giá bán hợp lý và những quyết định
tác nghiệp khác.
Luận văn đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục
những hạn chế nhất định trong công tác tính giá thành tại Nhà
máy, nhưng bên cạnh đó do khách quan và chủ quan nên luận
văn không tránh khỏi có những sai sót cần hoàn thiện hơn nữa.


×