Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH NGÀNH KHÁCH SẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.29 KB, 21 trang )

Danh sách nhóm 2
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Lê Đức Dũng
Hồ Văn Đại
Đặng Thị Cẩm Giao
Đô Hoàng Oanh
Lê Xuân Phú
Lê Văn Thạnh
Bùi Thị Tiền
Đặng Thị Tuyết


LỜI MỞ ĐẦU
Hòa nhịp cùng hơi thở thời đại, hợp tác kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã
có những bước chuyển mình mạnh mẽ về mọi mặt. Đặc biệt Việt Nam đã gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006 là một sự kiện quan
trọng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển về mọi mặt nói chung và
trong nền kinh tế nói riêng. Đời sống ngày càng được nâng cao, con người ta lại có
nhiều nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ khiến nhượng quyền đã trở thành mô
hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp
khách sạn và nhà hàng. Hình thức nhượng quyền chiếm khoảng 50% tổng số phòng
khách sạn hiện nay trên thế giới.


Nhượng quyền kinh doanh khách sạn mang lại những lợi ích lớn đồng thời cũng
đưa đến những rủi ro nhất định, mang lại những lợi thế cho nhà đầu tư thay vì họ
phải tự xây dựng từ đầu, bên cạnh đó nhiều tình huống có thể xảy ra đòi hỏi các
khách sạn nhận quyền phải đầu tư thời gian và tiền bạc để mang lại hiệu quả.

Ở Việt Nam, mặc dù phương thức nhượng quyền kinh doanh chưa được phố biến,
nhưng trên thực tế cũng đã phát triển nhiều thương hiệu như Hilton của BJackstone,
Sofitel của tập đoàn Accor, khách sạn Legend (Marriott)...Tại sao hình thức nhượng
quyền thương mại lại đươc phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khách sạn như vậy?
Đơn giản bởi đây là một phương thức kinh doanh "đôi bên cùng có lợi", cho cả hai
bên nhượng quyền và nhận quyền. Và để hiểu rõ hơn vể phương thức này, nhóm
chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “TÌM HIỂU VỀ NHƯỢNG QUYỀN KINH
DOANH KHÁCH SẠN” cho đề án học phần chuyên đề của nhóm.


I.

Tìm hiểu chung
Tổng quan về hợp tác khách sạn đặc quyền
Kinh doanh nhượng quyền
Kinh doanh nhượng quyền là nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh
doanh dùng để chỉ một phương thức kinh doanh đặc biệt. Có nhiều định nghĩa về
Franchise trên thế giới:
Tại Hoa Kỳ, Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (FTC) đã nhận định rằng: “Kinh doanh
nhượng quyền là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủ thương
hiệu (Franchisor) hệ thống kinh doanh cho phép bên nhận quyền (Franchisee) được
quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền thương hiệu của
chủ thương hiệu. Người được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản phí trực
tiếp hay gián tiếp, gọi là phí nhượng quyền”.
Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật thương mại 2005 thì kinh doanh nhượng quyền là:

“hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: Việc
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy đinh và được gắn liền với nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng
cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên
nhận quyền việc điều hành công việc kinh doanh”.
I.1.
I.1.1.


Hình 1.1: Một số thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng
I.1.2. Kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn
I.1.2.1.
Khái niệm

Khách sạn hợp tác đặc quyền (Franchise Hotel) là khách sạn tư nhân hoặc khách sạn
cổ phần về sở hữu. Phía chủ đầu tư khách sạn (gọi là bên mua) phải tự điều hành quản lí
khách sạn và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn. Bên
mua thực hiện việc mua lại của một tập đoàn khách sạn (gọi là bên bán) quyền độc quyền
sử dụng thương hiệu về một loại hình kinh doanh khách sạn của tập đoàn tại tại địa
phương nhất định, trên cơ sở của bản hợp đồng có ghi rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của
các bên đối tác tham gia.
Thực chất của loại hình liên doanh này là bên mua đã mua lại của bên bán bí quyết
điều hành quản lí và được hưởng một số đặc quyền trong kinh doanh do tập đoàn khách
sạn cung cấp.


Hình 1.2 Một số thương hiệu khách sạn nhượng quyền
I.1.2.2.

Đặc điếm nhượng quyền thương mại.
Dựa trên định nghĩa về nhượng quyền thương mại của Luật Thương Mại Việt Nam
2005 nhượng quyền thương mại có những đặc điểm sau:
Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại:
Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo
cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn mác,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung
cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng quyền
thương mại của mình trong kinh doanh.
Giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ
mật thiết:
Đây là một đặc điểm giúp chúng ta tìm thấy sự khác biệt của nhượng quyền thương
mại với các hoạt động thương mại khác. Trong nhượng quyền thương mại luôn tồn tại
mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên nhượng quyền và bên nhận quyền, nếu không có
điều đó, thì đã thiếu đi một điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đấy có phải là
nhượng quyền thương mại hay không.
Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và bên nhận quyền thể hiện
từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng quyền thương mại. Kể từ thời
điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của
bên nhận quyền. Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian
của hệ thống, Bên nhượng quyền phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên
của bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống.
Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của
bên nhận quyền:
Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh
của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Theo đó,











bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương
mại của Bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như
đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như bên nhượng quyền
không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của bên nhận quyền.
Quyền năng này của bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong
việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về
chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
I.1.2.3.
Lợi ích của việc nhượng quyền thương mại
a. Đối với bên nhận
Giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công trong kinh doanh. Việc bắt đầu một
thương hiệu mới một thương hiệu mới là khá nguy hiểm. Tỷ lệ thất bại cao vì người quản
lí, kinh doanh là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm, mất nhiều thời
gian cho việc học hỏi các đặc trưng của từng loại hình kinh doanh. Còn khi tham gia vào
hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt kinh
nghiệm quản lí, bí quyết thành công của loại hình kinh doanh mà bên nhượng quyền đã
tích lũy được từ những trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua
giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu.
Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Trên thị trường ngày nay có hàng
nghìn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất
khác nhau. Do đó, việc tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng được khách hàng tin tưởng và
nhớ đến là vấn đề sống còn với doanh nghiệp. Nhượng quyền thương mại cung cấp sản
phẩm và dịch vụ đã được xác lập có nghĩa là nó đã hưởng sự công nhận rộng rãi. Điều

này giúp cho bên nhận quyền thu được nhiều lợi ích từ sự hiểu biết từ khách hàng mà
điều này phải tốn hàng năm trời mới có được.
Tận dùng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh
doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh
doanh se do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao. Người nhận quyền không phải
nghiên cứu marketing hay thiết lập mạng lướt mà có thể tham gia ngay vào hệ thống vốn
sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ vốn đã và đang nổi tiếng nên có thể giảm
được rất nhiều chi phí ban đầu.
Nhượng quyền thương mai sẽ cung cấp một hệ thống nhất quán trong quá trình hoạt
động. Bên nhận quyền kinh doanh trong hệ thống đó sẽ có được lợi thế theo quy mô,
nhận diện thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng, tận dụng dạng thức đã công
nhận. Nhận dạng thương hiệu thường cung cấp cho người nhận quyền một nền tảng
khách hàng những người đã quen thuộc với việc mua sắm dưới tên thương hiệu của công


ty và điều đó và điểu đó tạo ra được điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với doanh ngjieepj
hoạt động độc lập và thậm chí là cạnh tranh với những đối thủ đáng gờm kinh doanh kiểu
nhượng quyền thương hiệu.
− Mua được nguyên liệu, sản phẩm giá ưu đãi: Bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi
đặc biệt và cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền
có thể mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với giá thấp, khối lượng lớn theo tỷ lệ khấu hao
đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi
thế cạnh tranh lớn. Nếu thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn
hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu đãi tiên phâ phối cho bên nhận quyền trước. Điều này
giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị
trường.
b. Đối với bên nhượng.
Doanh nghiệp nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh mà không tốn
nhiều chi phí do trong hệ thống nhượng quyền thì người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động
kinh doanh chính là bên nhận quyền. Với các doanh nghiệp vốn luôn là mối lo ngại nhất

khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh vì vậy nhượng quyền giúp cho doanh nghiệp
vẫn có thể mở rộng kinh doanh lại giảm chi phí thâm nhập thị trường. Đồng thời người
nhận quyền là người bỏ vốn nên sẽ tạo động lực cho họ hoạt động kinh doanh có hiệu quả
mang lại lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền.
Phát triển hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Ngày nay, thị trường có
những thay đổi nhanh chóng. Vì vậy các doanh nghiệp cần thay đổi, mở rộng, phát triển
cùng với thị trường để nắm bát các cơ hội kinh doanh và không bị các đối thủ cạnh tranh
qua mặt. Hình thức nhượng quyền sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, xây dựng
sự hiện diện của doanh nghiệp ở khắp mọi nơi với hàng trăm cửa hàng mtrong và ngoài
nước mà không hình thức kinh doanh nào làm được.Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu.
Nhờ việc mở rộng hoạt động kinh doanh và sự xuất hiện chuỗi cửa hàng ở khắp nơi sẽ
đưa hình ảnh sản phẩm đi vào sâu tâm trí của khách hàng dễ dàng hơn. Ngoài ra chi phí
quảng cáo lại được trải rộng cho rất nhiều của hàng nên chi phí cho một đơn vị kinh
doanh là rất nhỏ. Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả thì hình ảnh sản phẩm thương hiệu
càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn mang lại thuận lợi cho bên nhận
quyền khi sử dụng nhãn hiệu thương hiệu của bên nhượng quyền.
Tối đa hóa thu nhập trong nhượng quyền thì trách nhiệm của bên nhận quyền là phải
trả tiền thuê bản quyền thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống
của bên nhượng quyền. Bên cạnh đó bên nhận quyền còn mua sản phẩm, nguyên liệu của














bên nhượng quyền để kinh doanh nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hóa thu
nhập thu nhập của mình.
Tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền. Bên nhận quyền là người bỏ vốn
ra kinh doanh và trực tiếp quản lí cửa hàng của mình do vậy sẽ có trách nhiệm hơn và có
động lực để thúc đẩy họ làm việc như vầy. Vì vậy, bên nhượng quyền sẽ không cần tuyển
nhân lực và tận dụng được nguồn nhân lực của bên nhận quyền.
Bên nhượng quyền không thể tiếp cận được với tất cả các khách hàng, các địa điểm và
có thông tin đầy đủ về địa phương cho nên nhượng quyền chính là hình thức giúp doanh
nghiệp đưa ra sản phẩm của mình đến người tiêu dùng qua bên nhận quyền thương mại.
I.1.2.4.
Khó khăn
a. Đối với bên nhận.
Khó khăn của nhượng quyền chính là việc bảo đảm chất lượng sản phẩm và phong cách
phục vụ đồng nhất: chỉ cần một lần, đến một địa điểm nhận nhượng quyền nào mà chất
lượng sản phẩm, cách phục vụ không hoàn hảo thì khách hàng sẽ có ác cảm, ấn tượng
xấu với toàn bộ hệ thống.Không phải tất cả các quán cà phê Trung Nguyên đều có chất
lượng đồ uống và phong cách phục vụ chuyên nghiệp như nhau.
Bên nhượng quyền trao quyền cho một bên khác để thực hiện ý tưởng kinh doanh của
mình, đương nhiên cũng phải chịu rủi ro khi bên nhận quyền thực hiện không đúng các ý
tưởng này, khiến công việc kinh doanh bị đổ bể, gây ấn tượng xấu cho hệ thống kinh
doanh của mình; đồng thời làm giảm giá trị thương hiệu cũng như công việc kinh doanh
của mình.
Do việc mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng mà dẫn tới việc kiểm tra giám sát
hoạt động của các cở sở kinh doanh gặp nhiều khó khăn do nguồn lực có hạn à không
phải lúc nào bên nhượng quyền cũng có thể kiểm soát được việc kinh doanh của bên nhận
quyền.
b. Đối với bên nhượng.
Thương hiệu đó cũng tốt như vậy.Nhưng nếu thái độ phục vụ của một nhân viên ở một cơ

sở không tốt có thể dẫn đến những nhận xét tiêu cực của khách hàng đối với bất kỳ cơ sở
nào mang cùng thương hiệu. Hoặc chỉ cần có những tin đồn thất thiệt về một khâu sẽ gây
ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ chuỗi cung ứng. Kết quả là hình ảnh của cả hệ thống bị
huỷ hoại.
Điều khoản về thời hạn của họp đồng nhượng quyền thường rất hạn chế, bên nhận quyền
có thể ít hay không được tham gia vào điều khoản kết thúc hợp đồng.
Một số doanh nghiệp mua quyền kinh doanh thương hiệu tương lai luôn kỳ vọng quá
mức vào nguồn thu nhập mà họ sẽ kiếm được. Nếu không đạt được những kỳ vọng này


có thể gây ra các vấn đề cho nguồn tài chính của doanh nghiệp và làm họ thấy hối tiếc vì
đã đầu tư.
− Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp thường gặp phải là phát triển và khai thác sở hữu trí
tuệ của bên nhượng quyền thương mại. Giải pháp hữu hiệu nhất và mang lại nhiều lợi ích
cho bên tiếp nhận chuyển giao chính là chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba mà không
chuyển đổi quyền sở hữu.Nhưng về mặt pháp luật, hoạt động này có những vấn đề phức
tạp g ây khó khăn cho việc triển khai.
I.2.
Tình hinh kinh doanh nhượng quyền hiện nay
Vìệt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cũng như các thành
vìên khác trong tổ chức phải thực hiện đầy đủ các Hiệp định, trong đó có Hiệp định về
quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS),… Sự gia tăng nhu cầu về các
loại sản phẩm và dịch vụ khiến nhượng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp
để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp khách sạn và nhà hàng. Hình thức
nhượng quyền chiếm khoảng 50% tổng số phòng khách sạn hiện nay trên thế giới.
Nhượng quyền kinh doanh khách sạn mang lại những lợi ích lớn đồng thời cũng đưa đến
những rủi ro nhất định, mang lại những lợi thế cho nhà đầu tư thay vì họ phải tự xây dựng
từ đầu.
Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ những thực
tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức có 2 – 3 điểm bán lẻ cùng hình

thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình
thức này đã thực sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo
theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã trở
thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp
thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60-70, nhượng quyền bùng nổ và phát triển
mạnh trong lĩnh vực khách sạn ở Mỹ, Anh và một số nước khác. Hình thức nhượng quyền
chiếm khoảng 50% tổng số phòng khách sạn hiện nay trên thế giới. Hình thức này đặc
biệt phát triển tại Mỹ. 10 tập đoàn kinh doanh khách sạn nổi tiếng nhất thế giới hiện nay
đều cung cấp nhượng quyền. Vì vậy, trong thực tế có nhiều khách sạn, nhà hàng mang
biểu tượng là Holiday Inn, ITT Sheraton, Hilton, Choice, Quality, McDonald’s, KFC…
thực tế do các nhà đầu tư địa phương độc lập sở hữu.


Quá trình toàn cầu hóa trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả các lĩnh vực.
Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới. Theo các nghiên
cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có 1 hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty
kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong
khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên
thế giới là điều tất yếu. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế
giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Tại
Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu
người lao động tương ứng 1/7 tổng lao động ở Mỹ, có hơn 550.000 cửa hàng nhượng
quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời. Ở châu Âu, tổng cộng
có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại với 167.500 cửa hàng, doanh thu đạt
khoảng 100 tỉ euro, tạo ra hơn 1.5 triệu vìệc làm. Ở Anh, nhượng quyền là một trong
những hoạt động tăng trường nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 doanh
nghiệp nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút một lượng lao động
lớn với khoảng 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ. Nhượng quyền kinh
doanh thương hiệu riêng ở khu vực châu Á đã tạo doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm, Tại
Nhật Bản, nhượng quyền thương mại phát triển mạnh từ năm 1996, đến nay đã có trên

1.200 hệ thống nhượng quyền thương mại và trên 250.000 cửa hàng nhận nhượng quyền
thương mại, doanh thu từ công nghệ nhượng quyền thương mại là khoảng 150 tỉ USD,
tăng trưởng hàng năm 7%. Nhượng quyền thương mại vào Trung Quốc từ năm 1980. Đến
nay, nước này đã có trên 2.500 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 150.000
cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau.
Nhượng quyền thương mại mặc dù là một hình thức kinh doanh có xu hướng phát
triển mạnh mẽ, song, kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực khách sạn cũng phải
có những điều kiện nhất định. Khi tiến hành nhượng quyền, các khách sạn nhượng quyền
sẽ chuyển giao phương thức kinh doanh của mình cho các khách sạn nhận quyền để hoạt
động. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất để đánh giá đối tác “mua” franchise vẫn là khả
năng tài chính của bên mua. Thật ra, khách sạn dự kiến “mua” franchise mới là chủ thể
xem xét phương thức kinh doanh của khách sạn nhượng quyền có thực sự mang lại lợi


nhuận và an toàn hay không, để quyết định vìệc đầu tư, “mua” franchise của khách sạn
nhượng quyền đó. Khách sạn nhận quyền (còn gọi là các đại lý đặc quyền) có thể là một
cá nhân, một nhóm các nhà đầu tư hay một tập đoàn nhỏ, khi mua quyền kinh doanh
khách sạn, nhà hàng phải trả một khoản lệ phí ban đầu từ 50.000 đến 2 triệu USD. Các
thương hiệu nhượng quyền thành công nhất thế giới do tạp chí Entrepreneur bình chọn
đều có mức phí này khá cao.
Bên cạnh đó, các khách sạn nhượng quyền còn phải trả phí bản quyền hoạt động theo
một tỷ lệ trên doanh thu phòng hàng tháng. Các khách sạn nhượng quyền của Holiday Inn
phải trà tiền bản quyền là 4% doanh thu phòng. Những khoản lệ phí bổ sung có thể phải
trả cho nhà nhượng quyền là quảng cáo, sử dụng hệ thống đăng ký đặt phòng qua máy vì
tính và các dịch vụ khác.
Trong kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh khách sạn, nhà hàng nói riêng, sự
hài lòng của khách hàng là cần thiết nhất, hơn cả công suất phòng, công suất sử dụng.
Báo cáo hàng năm của Hiệp hội J.D Power và Danh mục đo lường sự thỏa mãn khách
hàng ở các khách sạn thuộc Hiệp hội Bắc Mỹ đã đưa ra 6 tiêu chuẩn đo lường độ thỏa
mãn khách hàng: làm thủ tục check in/ check out, trang trí phòng cho khách, thức ăn thức

uống, dịch vụ của khách sạn, dịch vụ cộng thêm, chi phí và tiền phòng. Còn đối với chuỗi
khách sạn sẽ được đánh giá theo 6 yếu tố: độ sang trọng, đẳng cấp cao, dịch vụ trọn gói
trung đẳng, dịch vụ giới hạn trung đẳng, ngân sách/tài chính và dịch vụ mở rộng. Khách
hàng đóng vai trò là người giám định giá trị sản phẩm mới và dịch vụ của các chuỗi
khách sạn. Vì vậy, để đảm bảo cho khách hàng được tiêu dùng dịch vụ với tiện nghi, lợi
ích như nhau tại mọi địa điểm thì nhượng quyền khách sạn, nhà hàng là xu hướng tất yếu
trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng.
Một vài ví dụ về nhượng quyền khách sạn của các tập đoàn nổi tiểng.
Marriott: Là hệ thống kinh doanh nhượng quyền khá nổi tiếng, thương vụ chuỗi
khách sạn của Mỹ là Marriott bỏ ra 12,2 tỷ USD mua lại đối thủ Starwood vốn sở hữu
những thương hiệu nổi tiếng như Westin và Sheraton đã diễn ra. Hồi tháng 4, tăng trưởng
của Starwood suy giảm trong khi các chuỗi khách sạn khác vẫn hoạt động tốt. Đây chính
là nguyên nhân lớn nhất khiến họ bắt đầu tìm kiếm “phương án thay thế chiến lược và tài
chính”.


Sau thông báo ngày 16/11 vừa qua, Marriott trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất thế
giới với hơn 1 triệu phòng, nhiều hơn khoảng 50% so với đối thu nặng kí nhất là Hilton.
Thương vụ này diễn ra trong thời kỳ hoàng kim của ngành khách sạn. 8 năm trước,
công ty vốn cổ phần tư nhân Blackstone mua Hilton với giá 26 tỷ USD. Giá trị của Hilton
đã giảm mạnh trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế, nhưng sự phục hồi của ngành công
nghiệp khách sạn khiến thương vụ trở thành một trong những vụ mua lại lời nhất trong
lịch sử của Blackstone.
Ở Mỹ, doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (RevPAR, doanh thu chia theo số phòng có
sẵn trong một khoảng thời gian cho trước), đã liên tục trong vòng 5 năm trở lại đây. Công
ty kiểm toán PwC kỳ vọng năm nay tỷ lệ sử dụng phòng sẽ đạt mức cao nhất kể từ năm
1981. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra không phải là liệu suy giảm có diễn ra (bởi chắc chắn nó
sẽ xảy đến), mà là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn như Marriott có thể kéo dài
những ngày thanh bình này bao lâu.
Cú bùng nổ trong ngành kinh doanh khách sạn ở thời điểm hiện tại xuất hiện một

phần do chu kỳ và cũng một phần do công tác quản lý tốt. Điểm mấu chốt là các công ty
kinh doanh khách sạn sở hữu ít hơn các tòa nhà khách sạn hơn họ đã từng.
Trong mô hình “xem nhẹ tài sản” này, doanh nghiệp kiếm tiền từ việc quản lý và
nhượng quyền khách sạn. Marriott sở hữu hoặc thuê chỉ 2% số phòng mà nó đang điều
hành. Chủ khách sạn không thu lời từ sự tăng giá bất động sản, nhưng ngược lại cũng sẽ
không bị ảnh hưởng nhiều khi giá lao dốc.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã chứng minh “tính nhân đạo” của mô hình này: các
công ty khách sạn cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, nhưng các nhà đầu tư tài sản lại
là người chịu hầu hết nỗi đau. Kể từ đó, các công ty khách sạn hưởng lợi từ sự không cân
bằng đơn giản giữa cung và cầu, đặc biệt là ở Mỹ. Thị trường du lịch đã nhộn nhịp trở lại
nhưng nguồn cung phòng khách sạn mới chưa thể bắt kịp được.
Tuy nhiên, liệu tình trạng này kéo dài được bao lâu? Các khách sạn đang đối mặt với
làn sóng thay đổi mạnh mẽ do các công ty công nghệ gây nên. Airbnb, ứng dụng chia sẻ
phòng, cung cấp số phòng nhiều hơn cả của Marriott và Starwood cộng lại. Các đại lý du
lịch trực tuyến mạnh tay cắt giảm chi phí thuê phòng trong các tour du lịch. Đồng thời
các trang so sánh giá khiến các doanh nghiệp khó lòng tăng giá phòng. Ngoài ra nguồn
cung đang tăng lên cũng khiến việc tăng giá càng khó hơn.


Steven Kent, chuyên gia của Goldman Sachs, dự báo nguồn cung phòng mới trong 2
năm tới sẽ vượt qua tổng số của 5 năm trước. Thực tế, tăng trưởng trong tỷ lệ sử dụng
phòng và chỉ số RevPAR đều đang bắt đầu chững lại.
Sofitel : Là thương hiệu cao nhất dành cho khách sạn loại 5 sao của Accor trên khắp
thế giới. Các khách sạn đang sử dụng thương hiệu này là Sofitel Metropole, Sofitel Plaza,
Sofitel Saigon Plaza, Sofitel Dalat đều kinh doanh tốt. Đổi lại việc mang tên Sofitel, tập
đoàn Accor Pháp được tiếp nhận quản lý và điều hành khách sạn Vinpearl.
Khu nghỉ mát Sofitel Vinpearl Resort & Spa hiện là khu du lịch nghỉ mát 5 sao lớn
nhất VN, bắt đầu mở cửa đón khách từ cuối năm 2003.
Ông Patrick Basset, Chủ tịch tập đoàn Accor châu Á, cho biết hiện tập đoàn hoạt động
tại 140 nước trên thế giới, sở hữu và quản lý 4.000 khách sạn cao cấp. Nhượng quyền

kinh doanh thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng đang phát triển
rất mạnh.
Hilton: Hilton vẫn giữ ngọn cờ dẫn đầu trong ngành kinh doanh khách sạn, có mặt tại
85 quốc gia trên thế giới. Thương hiệu này đã được gắn trên 3.750 khách sạn với
615.000 phòng. Trong đó 44% số lượng khách sạn này là các đơn vị nhượng quyền
thương mại.


II.

Hệ thống nhượng quyền của khách sạn Sofitel của tập đoàn Accor
II.1.









Lịch sử ra đời và quá trình phát triển, gia nhập Accor.

Hình 2.1 Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội
Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội tự hào là khách sạn cổ nhất Hà Nội với gần 100 năm
lịch sử.
− Mang phong cách kiến trúc cổ kính của thời Pháp thuộc, Sofitel Metropole thể
hiện nét đẹp cổ điển qua lớp sơn tường trắng, những khung cửa xanh, n hững họa
tiết bằng sắt tinh xảo, ván tường bằng gỗ và một sân cỏ xanh tươi. Metropole là
một trong số ít những khách sạn còn lại trong khu vực vẫn còn giữ được dáng vẻ

cổ kính của mình.
Mùa hè năm 1901 khách sạn “Grand Metropole Palace” chính thức mở cửa đón khách tại
thủ đô Hà Nội. Thực hiện dự án này là công ty kinh doanh bất động sản có tên là Societe
Francaise Immobiliere do hai nhà đầu tư người Pháp Gustave – Emile Dumoutier và
Andre Ducamp sáng lập. Ngay vào thời điểm đó khách sạn được đánh giá là khách sạn đồ
sộ nhất Đông Dương.
Năm 1946, khách sạn được nhượng lại cho một người Hoa Kiều có tên là Gin Sinh Hoi,
ông này chuyển đến ở cố định tại phòng 115 và kiêm luôn chức Tổng Giám Đốc điều
hành Khách sạn.
Vào năm 1954, khách sạn trở thành tài sản của chính phủ Việt Nam và là nơi đón tiếp các
vị khách quý của chính phủ. Ban đầu khách sạn trực thuộc Bộ Nội thương, sau đó thuộc

















Bộ Nội vụ, rồi tổng cục Du Lịch và cuối cùng là công ty Du lịch Hà Nội. Khách sạn
Metropole đổi tên thành khách sạn Thống Nhất.

Năm 1962 khách sạn được xây thêm 4 tầng với tổng số 29 phòng.
Năm 1968 một hầm trú ẩn với sức chứa 30 đến 40 người đã được xây dựng tại sân trong
của khách sạn.
Sau 90 năm hoạt động rất đáng tự hào trên đất Hà Nội cổ, khách sạn thống nhất tạm thời
đóng cửa để cải tạo nâng cấp (kết quả liên doanh giữa Hà Nội tourism & Unimex Hà Nội
và Cociete Development Metropole (SDM) và AAPC (Accor Asia Pacific Corporation),
Federal Investments Elysce and SEM trong đó phía Việt Nam chiếm 70% vốn.
Tháng 3 - 1992, giai đoạn cải tạo nâng cấp lần một kết thúc, khách sạn mở cửa lại với tên
gọi Dullman Metropole sau thành khách sạn Sofitel Metropole Hà nội với 109 phòng và
nhanh chóng trở thành ốc đảo duyên dáng trong lòng thủ đô Hà Nội.
II.2.
Thủ tục nhượng quyền.
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại gửi đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt
động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc
đăng ký đó.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để
Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
Các thời hạn nêu trên không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ
sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
Sau khi hết thời hạn quy định như trên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc
đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi là khách sạn cổ phần về sở hữu, 50% cổ phần
của khách sạn do quĩ VOF của tập đoàn VinaCapital nắm giữ, 50% còn lại thuộc về Tổng
công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) - đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Phía
chủ đầu tư khách sạn (bên mua) tự điều hành quản lí và tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh của khách sạn. Bên mua thực hiện việc mua lại của tập đoàn khách sạn Accor

SA (bên bán) quyền độc quyền sử dụng thương hiệu về loại hình kinh doanh khách sạn
Sofitel tại Hà Nội.
II.3.
Quá trình soạn thảo, phê duyệt hợp đồng nhượng quyền














Bên nhượng quyền và nhận quyền cùng soạn thảo ra hợp đồng nhượng quyền mà có
lợi cho cả hai, song để phê duyệt hợp đồng thì các bên cần có những điều kiện nhất định
theo quy định của pháp luật:
Bên nhượng quyền cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước
ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền
thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền
Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy
định
Bên nhận nhượng quyền:

Bên nhận quyền phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của
quyền thương mại.
II.4.
Các hoạt động hỗ trợ bên nhượng quyền.
Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền
Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để điều
hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; Thiết kế và sắp xếp địa
điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của bên nhận quyền
Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại
Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương
mại
II.5.
Cách thức kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động bên nhận quyền.
Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự
thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa,
dịch vụ.
II.6.
Kiểm soát chất lượng.
Soạn thảo hợp đồng nhượng quyền một cách chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng. Phải đẩy
mạnh hiệu quả hoạt động của hệ thống nhượng quyền, mang lại nhiều lợi nhuận cho bên
nhận quyền khiến họ không muốn tách rời khỏi hệ thống nhượng quyền.
II.7.
Điều hành, quản lý hệ thống
Xây dựng một đội ngũ nhân viên đủ để quản lý hệ thống nhượng quyền là hoàn toàn
cần thiết. Bằng tiềm lực kinh tế mạnh và những nổ lực to lớn có thể sẽ xây dựng được đội
ngũ nhân viên giỏi giúp cho hệ thống nhượng quyền hoạt động thành công. Trong thực tế,


việc các doanh nghiệp mở rộng được hệ thống nhượng quyền phải biết kiểm soát điều

hành một cách có hiệu quả.
II.8.
Giải quyết mâu thuẫn xảy ra của 2 bên.
Trước hết 2 bên phải hổ trợ hệ thống nhượng quyền hoạt động thành công một cách
tốt nhất để tránh xa mâu thuẩn và kiện tụng. Nếu hai bên đã xảy ra mâu thuẩn thì hai bên
nên cùng nhau giải quyết trước để tránh bất lợi cho cả hai. Điều xấu nhất có thể xảy ra thì
cần phải căn cứ trên hợp đồng nhượng quyền đã soạn thảo trước đó để giải quyết.s

III.

Ưu điểm, nhược điểm trong hệ thống nhượng quyền của khách sạn
Sofitel
III.1.

Từ quan điểm của doanh nghiệp nhượng quyền

 Ưu điểm
− Là một phương thức gia nhập thị trường nước ngoài được thực hiện nhanh chóng và có


















độ rủi ro, chi phí thấp.
Không cần đầu tư nhiều vốn.
Các thương hiệu uy tín như Sofitel sẽ thúc đẩy liên tục và mau lẹ bán hàng tiềm năng ở
nước ngoài.
Sofitel có thể tận dụng kiến thức của các công ty nhận quyền để tìm hiểu và phát triển các
thị trường nước ngoài.
Tối đa hóa thu nhập
Nhược điểm
Việc duy trì kiểm soát đối với bên nhận quyền có thể gặp khó khan
Sofitel cần phải nắm rõ luật pháp và quy định của nước ngoài (Luật pháp và các điều kiện
tỷ giá hối đoái cũng tác động đến việc thanh toán tiền bản quyền).
Việc bảo vệ hình ảnh của các công ty chuyển nhượng bên nước ngoài có thể gặp nhiều
khó khăn.
Đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của công ty nhận quyền, cung cấp
và hỗ trợ thường xuyên.
Bên mua quyền hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của bên nhượng quyền.
III.2.
Từ quan điểm của bên nhận quyền
Ưu điểm
Sở hữu một thương hiệu nổi tiếng như Sofitel được nhiều người biết đến và đón nhận.
Được tập huấn và tiếp thu các bí quyết kinh doanh, nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ
Sofitel.
Được điều hành một doanh nghiệp độc lập
Các doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh từ Sofitel sẽ có khả năng cao kinh doanh thành
công.

Trở thành một bộ phận của mạng lưới khách sạn Sofitel tập đoàn Accor


 Nhược điểm
− Khoản đầu tư ban đầu hay khoản bản quyền ban đầu có thể có giá trị lớn.
− Bên nhận quyền khách sạn Sofitel phải mua các nguồn cung, thiết bị và các sản phẩm từ

tập đoàn Accor.
− Bên nhượng quyền khách sạn Sofitel nắm giữ được nhiều quyền hành, trong đó có quyền
thỏa thuận giá cả.
− Tập đoàn Accor nhượng quyền khách sạn Sofitel có thể áp đặt hệ thống kỹ thuật hay quản
lý không phù hợp với người nhận quyền.

IV.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kinh
doanh nhượng quyền khách sạn Sofitel
Xây dựng hình ảnh chung về hệ thống khách sạn
Thương hiệu có một vai trò cực kì quan trọng đối với một doanh nghiệp nhượng
quyền thương mại. Mọi người đều được nghe nhiều về một công thức xây dựng thương
hiệu sẽ tác động đến sự nhận thức của khách hàng ra sao. Dù sản phẩm của doanh nghiệp
là thức ăn nhanh hay là dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, thương hiệu ấy nói cho doanh nghiệp
biết vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu càng mạnh thì càng
tác động nhiều đến hành vi mua hàng. Đó là lý do tại sao các công ty đầu tư nhiều vào tài
sản vô hình này như một phần của công cuộc kinh doanh của họ.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền đòi hỏi cả người nhận quyền và nhượng quyền
phải phối hợp với nhau đề cùng đầu tư về nhân lực, tài lực cho thương hiệu. Do đó, hệ
thống phải có một chiến lược phát triển dài hạn tổng thể về mọi mặt như: chất lượng,
mẫu mã, dịch vụ...
Ngoài ra hệ thống cần có chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua hoạt

động xúc tiến bán hàng, tài trợ, mở rộng quan hệ công chúng như họp báo, hội thảo, tham
gia vào các hoạt động từ thiện... để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nâng cao uy tín.
Để bảo vệ một thương hiệu tránh khỏi sự sai phạm, bắt chước hay sự lạm dụng đòi
hỏi phải có sự hỗ trợ của pháp luật. Người nhượng quyền phải có trách nhiệm đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường mà doanh nghiệp có chiến lược đặt chân tới.
Hiện tại, Sofitel là thương hiệu cao nhất dành cho khách sạn loại 5 sao của Accor trên
khắp thế giới. Nó đã được các khách sạn ở Việt Nam sử dụng là Sofitel Metropole, Sofitel
Plaza, Sofitel Saigon Plaza, Sofitel Dalat đều kinh doanh tốt. Vì thế, thương hiệu Sofitel
cần mở rộng thêm nhiều thị trường lớn trong và ngoài nước nữa.
IV.2.
Lựa chọn bên nhận quyền phù hợp.
Là một thương hiệu nổi tiếng như Sofitel, thì việc chọn bên nhận quyền rất quan trong
bởi vì nếu chọn những doanh nghiệp nhân quyền không biết cách xây dựng hình ảnh,
IV.1.










thương hiệu của hệ thống khách sạn Sofitel thì nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu
này.
IV.3.
Thu hút bên nhận quyền tham gia vào hệ thống
Để thu hút bên nhận quyền tham gia vào hệ thống thì bên hệ thống kinh doanh
nhượng quyền khách sạn Sofitel:

Cần phải tích cực và chủ động trong việc xây dựng thương hiệu của mình phát triển
mạnh hơn nữa.
Thương hiệu càng mạnh thì sẽ tác động nhiều đến nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng, từ đó sẽ thu hút được bên nhận quyền tham gia vào hệ thống. Bên cạnh đó cần phải
chú trọng đến việc đào tạo, thu hút nhân lực, tài lực của hệ thống, vậy nên hệ thống cần ải
có chiến lược dài hạn tổng thể về mọi mặt như chất lượng, cơ sở vật chất, nhân lực,dịch
vụ…..
Hệ thống kinh doanh nhượng quyền cần phải chú trọng xây dựng mô hình kinh doanh
mẫu
Việc thiết lập chuẩn mực và đồng bộ cho mô hình kinh doanh từ khâu lựa chọn mặt
bằng cho đến khâu đào tạo huấn luyện nhân viên, phục vụ khách hàng, quảng cáo, tiếp
thị, đồng phục nhân viên…để các doanh nghiệp nhận quyền thấy được mức độ chuẩn
mực và sự đồng bộ, của hệ thống mà những doanh nghiệp nhận quyền còn khá non nớt.
Bên cạnh đó việc thiết lập chuẩn mực và đồng bộ cho mô hình kinh doanh mang lại lợi
ích lâu dài cho doanh nghiệp nhận quyền, bởi vì mọi thứ đều được bên nhượng quyền
thiết lập ngay từ đầu.
Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh
nhượng quyền khách sạn.
Hệ thống cần xây dựng đội ngũ quản lý chủ chốt, có năng lực và kiến thức chuyên
môn trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền khách sạn, hoặc có thể thuê các chuyên
gia về kinh doanh nhượng quyền nước ngoài về đào tạo đội ngũ nhân viên của hệ thống
mình.
Chiến lược marketing phù hợp cho hệ thống nhận quyền.
Ngoài ra hệ thống kinh doanh nhượng quyền cần có các chiến lược quảng bá hình ảnh
thương hiệu thông qua các hoạt động xúc tiến bán dịch vụ, tài trợ, mở rộng công chúng
như họp báo, hội thảo, tham gia vào các hoạt động từ thiện,... để tạo ấn tượng tốt và thu
hút được các doanh nghiệp nhận quyền tham gia vào hệ thống.
IV.4.
Hỗ trợ bên nhận quyền thực hiện các tiêu chuẩn đã cam kết



Khi doanh nghiệp nhận quyền từ hệ thống kinh doanh nhượng quyền khách sạn, thì
bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ tất cả các tiêu chuẩn đã cam kết cho bên nhận quyền , từ việc
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường nhận quyền, và các cam kết về lựa chọn vị trí,
quản lý doanh ngiệp, đào tạo huấn luyện nhân viên, phục vụ khách hàng, quảng cáo tiếp
thị, từ logo, bảng hiệu đến đồng phục nhân viên, ấn phẩm phát hành,…
IV.5.
Xây dựng mối quan hệ thân thiết với bên nhận quyền.
Khi tham gia vào các hệ thống thì bên nhượng quyền thường xuyên tổ chức các hoạt
động để thiết lập quan hệ giữa các bên nhận quyền thuộc hệ thống. Thường xuyên chia sẻ
những công thức thành công với các nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn,
bởi vì một hệ thống thành công thì không có nghĩa sẽ thành công trên toàn bộ hệ thống,
nâng cao vai trò trong quá trình hoạt động của bên nhận quyền để có thể thường xuyên
cải tiến liên tục các sản phẩm để có thể giao trọn vẹn quyền cho bên nhận quyền. Ngoài
ra cũng thường xuyên tăng cường các công tác đào tạo, hỗ trợ thông tin để thắt chặt hơn
sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp trong hệ thống
nhượng quyền kinh doanh.
IV.6.
Rút khỏi hệ thống các khách sạn không đạt tiêu chuẩn.
Thường xuyên kiểm tra các hệ thống khách sạn. Nhắc nhở, điều chình, hỗ trợ bên
nhận quyền là tốt các điều đã cam kết. Cần mạnh dạn chấm dứt hợp đồng đối với những
cơ sở hoạt động không hiệu quả hoặc không đúng với các tiêu chí đặt ra. Đối với các
khách sạn đã thực hiện đúng cam kết nhưng hoạt động không hiệu quả, không mang lại
lợi ích kinh tế do các điều kiện khách quan thì tập đoàn cũng nên thương lượng bên nhận
để chấm dứt hợp đồng.

V. KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại trong lĩnh
vực khách sạn đã giúp nhóm định hình được những nét sơ khai của quá trình, thủ tục và
các đặc điểm, lợi ích cũng như khó khăn trong kinh doanh nhượng quyền khách sạn,

thông qua đó đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như những
hướng đi mới trong kinh doanh nhượng quyền khách sạn nói riêng và dịch vụ nói chung.


Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Đại học Ngoại thương Hà Nội, năm
2009;
Giáo trình Quản trị marketing, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008;
Greg Nathan trong cuốn sách The Franchise E-Factor (Hành trình E trong quan hệ
nhượng quyền),NXB Trẻ,tái bản năm 2015;
Tạp chí du lịch Việt Nam;
Các tài liệu trực tuyến:
www.brandsvietmnam.com
www.franchising.vn
www.dna.com.vn
và một số tài liệu, báo cáo liên quan đến lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương
mại…



×