Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 97 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

PHẠM VĂN VIỆN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH LÂM NGHIỆP QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2012


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------

PHẠM VĂN VIỆN


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH LÂM NGHIỆP QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.62.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, điều tra số liệu và hoàn thành luận văn
Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
Tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các tập thể, cá
nhân trong và ngoài nhà trường. Tác giả xin trân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Văn Tuấn đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn kể từ khi tìm
tòi ý tưởng, xây dựng đề cương cho đến khi tổ chức triển khai và hoàn thiện
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh và các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm
nghiệp đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin trân thành cảm ơn
Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình, các Phòng, Ban và Hạt kiểm
lâm huyện Yên Bình; Ủy ban nhân dân các xã Xuân Long, Tích Cốc, thị trấn

Yên Bình và các hộ gia đình điều tra đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong quá trình nghiên cứu, triển khai và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các
đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã quan tâm và đóng góp cho tôi
trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi xin cam đoan những nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu thu thập và kết quả trong luận văn là có thật. Tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, tác
giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô
và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2012
Tác giả

Phạm Văn Viện


ii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắc ................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

1- Sự cần thiết của đề tài............................................................................... 1
2- Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 4
3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
4- Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 5

Chương I............................................................................................................ 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................6

1.1. Cơ sở lý luận hiệu quả sản xuất kinh doanh trong Lâm nghiệp ............ 6
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................... 6
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................... 6
1.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ......7
1.1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp .....8

1.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
quy mô hộ gia đình ...................................................................................... 16
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 16
1.2.2. Tại Việt nam .................................................................................. 20
Bảng 1.1. Số hộ gia đình có đất lâm nghiệp phân theo vùng và theo quy mô ......25
Bảng 1.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp do hộ gia đình đang quản lý và sử dụng ...27

Bảng 1.3. Số hộ đã trồng rừng phân theo vùng và theo quy mô ................. 28
Bảng 1.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp .......................................... 29
Bảng 1.5. Hiện trạng đất lâm nghiệp do hộ gia đình đang quản lý và sử dụng .. 30


iii

Chương II ........................................................................................................ 32
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....32

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. .......................... 32
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên................................................................... 32
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội .......................................................... 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 41

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ............................. 41
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .......................................... 42
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu, tài liệu .............................. 43
2.2.4. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 45
Chương III ....................................................................................................... 46
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................46

3.1. Thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp huyện Yên Bình ............... 46
3.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng của huyện Yên Bình ......................... 46
3.1.2. Các loài cây trồng rừng chủ yếu tại huyện Yên Bình ................... 50
3.1.3. Năng suất và chất lượng rừng trồng tại huyện Yên Bình ............. 51
3.1.4. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Yên Bình ......................... 52
3.2. Hiện trạng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp tại các hộ gia đình điều tra .....53

3.2.1. Khái quát đặc điểm của các hộ gia đình điều tra. ........................ 53
3.2.2. Đặc điểm sử dụng đất của các hộ gia đình điều tra ..................... 61
3.2.3. Một số mô hình trồng rừng sản xuất tại các hộ điều tra .............. 69
3.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp quy mô hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu..................................... 75
3.3.1. Đánh giá chung: ............................................................................ 75
3.3.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu và giải quyết ...................... 76
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lâm nghiệp của các hộ
gia đình điều tra .......................................................................................... 76


iv

3.4.1. Đối với rừng Keo lai ..................................................................... 77
3.4.2. Đối với rừng Bồ đề ........................................................................ 79
3.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quy

mô hộ gia đình tại huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái. ..................................... 81
3.5.1. Giải pháp chung ............................................................................ 81
3.5.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................ 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 84
1- Kết luận ................................................................................................... 84
2- Khuyến nghị ............................................................................................ 85


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên viết tắt
SXKD
SXLN
VAC
HTX
HGĐ
GCNQSDĐ
BQ

XDCB
SX

Tên đầy đủ
Sản xuất kinh doanh
Sản xuất Lâm nghiệp
Vườn-Ao-Chuồng
Hợp tác xã
Hộ gia đình
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bình quân
Xây dựng cơ bản
Sản xuất


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

6
7
8
9

Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Số hộ gia đình có đất lâm nghiệp phân theo vùng và
24
theo quy mô
Bảng 1.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp do hộ gia đình đang quản

26
lý và sử dụng
Bảng 1.3. Số hộ đã trồng rừng phân theo vùng và theo quy mô
27
Bảng 1.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp
28
Bảng 1.5. Hiện trạng đất lâm nghiệp do hộ gia đình đang quản
29
lý và sử dụng (2009)
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Yên Bình
34
Bảng 2.2. Đặc điểm tài nguyên rừng của huyện Yên Bình
36
Bảng 2.3. Đặc điểm dân số và lao động của huyện Yên Bình
37
Bảng 3.1. Cơ cấu đất lâm nghiệp của huyện Yên Bình (2011)
46

10

Bảng 3.2. Diện tích các loại rừng và cơ cấu theo chủ thể quản lý

47

11
12
13
14
15
16

17

Bảng 3.3. Các loài cây trồng rừng chủ yếu ở huyện Yên Bình
Bảng 3.4. Sản lượng và chất lượng các loài cây đã khai thác
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Yên Bình
Bảng 3.6. Hộ gia đình đã khảo sát phân theo tình trạng kinh tế
Bảng 3.7. Tuổi của chủ hộ trồng rừng
Bảng 3.8. Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ gia đình
Bảng 3.9. Cơ cấu trình độ học vấn của hộ gia đình phân theo
tình trạng kinh tế
Bảng 3.10. Đặc điểm nhân lực của hộ gia đình đã khảo sát
Bảng 3.11. Hiện trạng nhà ở của hộ gia đình đã khảo sát
Bảng 3.12. Hiện trạng tài sản phục vụ đời sống và sản xuất
của hộ gia đình khảo sát

49
51
51
52
53
54
55

21

Bảng 3.13. Nguồn vốn đầu tư trồng rừng của hộ gia đình điều tra

58

22

23
24

Bảng 3.14. Cơ cấu đất đai của các hộ gia đình điều tra
Bảng 3.15. Đặc điểm đất lâm nghiệp của hộ gia đình
Bảng 3.16. Tình trạng quyền sử dụng của đất lâm nghiệp tại
các hộ gia đình điều tra

60
62
63

TT
1
2
3
4
5

18
19
20

56
57
58


vii


25
26
27
28
29
30
31

32

33

Bảng 3.17. Thời điểm hộ gia đình được cấ p giấ y chứng nhâ ̣n
quyề n sử du ̣ng đấ t
Bảng 3.18. Quy mô đất lâm nghiệp của hộ gia đình khảo sát
Bảng 3.19. Quy mô đất đai lâm nghiệp phân theo diện tích
Bảng 3.20. Số hộ nhận đất lâm nghiệp phân theo trình trạng
kinh tế HGĐ điều tra
Bảng 3.21. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo diện tích
Bảng 3.22. Kết quả phỏng vấn về căn cứ để ra quyết định
trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
Bảng 3.23. Chi phí sản xuất và hiệu quả của hoạt động kinh
doanh 1 ha rừng theo nhóm tiêu chí “Nhanh thu hoạch - dễ
bán - dễ trồng”
Bảng 3.24. Chi phí sản xuất và hiệu quả của hoạt động kinh
doanh 1 ha rừng theo nhóm nguyên lý “dễ trồng - dễ bán - ít
rủi ro”
Bảng 3.25. Chi phí sản xuất và hiệu quả của hoạt động kinh
doanh 1 ha rừng theo nhóm tiêu chí “Năng suất cao - dễ bán dễ trồng và lợi nhuận cao"


63
64
65
67
67
68
69

70

72


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1 - Sơ đồ tính chuyển thu nhập và chi phí của dự án
về thời điểm tính toán

8

2


Hình 1.2 - Sơ đồ lựa chọn thời điểm tính toán

12

3

Hình 1.3. Cơ cấu hộ gia đình có đất lâm nghiệp theo quy mô
diện tích

27

4

Hình 3.1. Cơ cấu nguồn vốn bình quân của hộ gia đình điều
tra

59


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Sự cần thiết của đề tài
Đã có một thời gian dài, tư duy và lý luận về sản xuất lâm nghiệp ở
Việt Nam không thừa nhận sự tồn tại của các loại hình tổ chức sản xuất của
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, sản phẩm sản xuất ra là hàng hóa và thị
trường trao đổi sản phẩm. Đồng thời thừa nhận sản xuất lâm nghiệp chỉ đơn
thuần là hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ở rừng tự nhiên và phải do các tổ
chức kinh tế nhà nước thực hiện. Từ đây, Nhà nước đã ban hành và thực hiện

hệ thống thể chế, chính sách phát triển các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của
đất nước dựa vào hệ thống các đơn vị quốc doanh và tập thể, hoạt động khai
thác gỗ và lâm sản theo cơ chế cấp phát và giao nộp. Đồng thời, sự tham gia
của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đều bị hạn chế hoặc xóa bỏ. Mô
hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp này đã từng tạo ra những kết quả tích cực
giúp đất nước phát triển sản xuất và kinh tế trong thời kỳ đấu tranh giành độc
lập. Tuy nhiên, khi nhu cầu về tăng trưởng và phát triển kinh tế gia tăng sau
khi đất nước thống nhất thì mô hình này đã bộ lộ những khiếm khuyết, yếu
kém mà bằng chứng là rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và
chất lượng.
Đảng và Nhà nước ta bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới vào năm
1986. Từ đây, lý luận về phát triển kinh tế, các thành phần kinh tế và các loại
hình tổ chức sản xuất đã có nhiều thay đổi. Cùng với sự thay đổi trong tư duy
và lý luận là việc hình thành hệ thống thể chế và chính sách tạo ra sự đa dạng
hóa về hình thức sở hữu, các loại hình tổ chức hoạt động kinh doanh lâm
nghiệp - các hình thức đầu tư, tập trung tài nguyên và tổ chức hoạt động kinh
doanh (hay còn gọi là các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp) từ đó thu hút các nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất của các thành phần kinh tế


2

đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh hơn và hội nhập vào nền kinh
tế quốc tế.
Trong hơn hai mươi năm qua nhà nước đã có nhiều sự thay đổi từ định
hướng đến những quy định trong các chính sách lâm nghiệp. Cụ thể, các
chính sách lâm nghiệp đã chuyển từ định hướng lấy khai thác rừng là nhiệm
vụ trung tâm, và chỉ có các tổ chức nhà nước mới tổ chức kinh doanh, lợi
dụng tốt tài nguyên rừng sang định hướng kết hợp giữa khai thác với trồng
rừng, kết hợp các giá trị kinh tế với giá trị phòng hộ và đa dạng sinh học, phát
triển ngành lâm nghiệp theo hướng có sự tham gia của người dân, và hiện nay

là phát triển bền vững tài nguyên rừng thông qua việc kết hợp giữa phát triển
rừng với khai thác rừng bền vững, coi trọng cả giá trị kinh tế và các giá trị về
phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học, khuyến khích và tạo
điều kiện để mọi thành phần kinh tế cùng tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh lâm nghiệp. Nội dung của các chính sách với những quy định về
sản xuất mà theo đó nhà nước độc quyền trong khai thác và chế biến lâm sản,
sản xuất theo hình thức tập trung quan liêu, cấp phát và giao nộp đã và đang
được chuyển đổi sang cho phép và khuyến khích thành phần kinh tế tham gia
vào hoạt động phát triển rừng, tổ chức các hoạt động lâm nghiệp theo các
chương trình mục tiêu và hơn thế là quy định có nội dung tạo điều kiện để các
thành phần đều bình đẳng trong tổ chức các hoạt động sản xuất và kinh doanh
rừng, nhà nước khuyến khích phát triển rừng bền vững, phát triển trồng rừng
gắn với công nghiệp chế biến.
So với thời kỳ bắt đầu đổi mới ngành lâm nghiệp của Việt Nam đã có
nhiều thay đổi, trong đó những thay đổi nổi bật là:
+ Nền sản xuất lâm nghiệp của Việt Nam đã chuyển thành một nền sản
xuất với sự tham gia của cả 5 thành phần kinh tế và những thành phần kinh tế
này đã hình thành và phát triển nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau.


3

+ Nhìn chung trong những năm gần đây đã có những sự chuyển biến
trong xây dựng và phát triển rừng. Các hộ gia đình, các công ty, trang trại lâm
nghiệp của người dân địa phương ở nhiều nơi đang từng ngày chuyển những
diện tích đất trống, đồi trọc thành những vườn rừng cung cấp hàng hoá cho
nền kinh tế.
Thực tiễn sản xuất lâm nghiệp ở nước ta đang đặt ra rất nhiều câu hỏi,
trong đó những câu hỏi then chốt là:
1) Hiện trạng năng lực sản xuất, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh

doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả bảo vệ rừng của các loại hình
tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Vai trò và vị trí của từng loại hình tổ chức sản xuất trong kinh doanh lâm
nghiệp hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào đang gây cản trở đến sự vận
động và phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đó?
2) Cơ cấu các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp như thế
nào để phù hợp với mục tiêu phát triển lâm nghiệp? Các loại hình tổ chức sản
xuất kinh doanh lâm nghiệp cần liên kết, phối hợp với nhau như thế nào để
đáp ứng các mục tiêu phát triển rừng của đất nước?
3) Nhà nước cần có khung pháp lý, các chính sách gì để các loại hình tổ
chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phát triển phù hợp với xu hướng phát
triển chung của ngành?
Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể thì các hoạt động sản xuất lâm
nghiệp nói chung và quy mô hộ gia đình nói riêng vẫn chưa trở thành đơn vị
kinh tế tự chủ và phát triển sản xuất kinh doanh tốt trên diện tích đất lâm
nghiệp mà họ đang quản lý: Hiện đang có khoảng 25 triệu người1 sống trên
các địa bàn được quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là
đồng bào các dân tộc đã bao đời nay sống gắn bó với rừng và đất rừng, nhưng
1

Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 - 2020


4

các hoạt động lâm nghiệp chưa thực sự tạo cơ hội cho sự tham gia cũng như
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của những người dân này.
Sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất giao rừng, chỉ có 3,2 triệu ha đất
lâm nghiệp được giao cho gần 1 triệu hộ gia đình. Đồng thời có 21% trong số
1 triệu hộ gia đình có đất lâm nghiệp đã được giao giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất. Trong khi đó, những mâu thuẫn trong sử dụng rừng và đất rừng diễn
ra gay gắt ở nhiều nơi.
Từ thực tế đó học viên đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái” làm luận văn tốt nghiệp.
2- Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp trong quy mô hộ gia đình;
+ Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên bái;
+ Chỉ rõ được những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên
bái;
+ Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:


5

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động sản xuất kinh doanh
rừng trồng lấy gỗ nguyên liệu trong quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện
Yên Bình.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung:

Hiện tại trên địa bàn huyện Yên Bình, các hộ gia đình có một số hoạt
động sản xuất lâm nghiệp như: trồng rừng, khai thác rừng, bảo vệ rừng tự
nhiện, sản xuất nông lâm kết hợp, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ, thu gom lâm
sản...trong đó phổ biến nhất là trồng rừng gỗ nguyên liệu.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
hoạt động kinh doanh rừng trồng gỗ nguyên liệu tại các hộ gia đình trên địa
bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Phạm vi về thời gian:
Các số liệu chung về tình hình SXKD được lấy trong khoảng 3 năm
gần đây (2009, 2010, 2011).
Số liệu về chi phí, thu nhập trong kinh doanh rừng trồng của các Hộ gia
đình được lấy trong một chu kỳ kinh doanh rừng trồng, từ khi bắt đầu trồng
rừng đến khi rừng được khai thác.
4- Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lâm
nghiệp.
- Thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quy mô hộ
gia đình tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái;
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên bái;
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quy
mô hộ gia đình tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái;


6

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận hiệu quả sản xuất kinh doanh trong Lâm nghiệp
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của
hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả
kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao
động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục
tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh - mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu
hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được
kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng
cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận và khả năng đáp
ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào con người cũng
cần phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công
việc phù hợp với ý đồ trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của
mình trên cơ sở các nguồn lực sẵn có.
Để thực hiện điều đó phải sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có công
cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xem xét và tính toán hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt
được ở trình độ nào mà còn cho phép tìm ra các nhân tố để đưa ra những biện


7

pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh
doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm

trù hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong
việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu
nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh
giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh
mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn hộ
gia đình cũng như đánh giá được từng bộ phận của quá trình sản xuất kinh
doanh hộ gia đình.
1.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều là hữu hạn và ngày càng cạn
kiệt, khan hiếm do hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch
của con người. Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngày
càng tăng và nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ là phạm trù không
có giới hạn-càng nhiều, càng đa dạng, chất lượng càng tốt. Sự khan hiếm đòi
hỏi con người phải có sự lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần,
khi đó con người phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản
xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất. Điều kiện đủ là cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều phương pháp khác nhau để tạo
ra sản phẩm dịch vụ, cho phép cùng những nguồn lực đầu vào nhất định
người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, sự phát triển kinh tế
theo chiều rộng nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng
trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố


8

sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ
mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế. Nói một cách khái quát là
nhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái
gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cung
cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, người sản xuất phải tự đưa ra
chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình,
lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính chất
quyết định. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực thì việc nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh là tất yếu đối với mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh.
1.1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp
1.1.4.1. Cơ sở và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của SXLN
 Tính toán giá trị đồng tiền theo thời gian
Đầu tư là một quá trình gắn liền với các dòng tiền mặt biểu hiện các
nguồn lực được huy động vào việc thực hiện đầu tư và những lợi ích thu được
từ phương án đầu tư. Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư, tổng
hợp các chi phí và thu nhập để tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đầu
tư đòi hỏi phải thực hiện dưới hình thức giá trị các chi phí về nguồn lực và thu
nhập theo chu kỳ sản xuất.
Theo các nguyên lý hạch toán kinh tế hiện nay, việc tổng hợp, so sánh
các chi phí và thu nhập không thể thực hiện bằng phép cộng số học đơn giản
vì đồng tiền có giá trị về mặt thời gian. Đồng tiền có giá trị theo thời gian là
do các yếu tố: Sự lạm phát, ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên (sự thay
đổi chính sách, thiên tai, hoả hoạn…), thuộc tính vận động và khả năng sinh
lợi của đồng tiền. Thuộc tính vận động là yếu tố quyết định giá trị thời gian
của đồng tiền.


9

Khi thực hiện tổng hợp để so sánh, các chi phí và thu nhập của một
hoạt động đầu tư được tính chuyển giá trị về cùng một mặt bằng thời gian, tức

là về cùng một thời điểm được lựa chọn để tính toán. Cụ thể hơn, các chi phí
trước thời điểm tính toán được tính chuyển lên thời điểm tính toán, trong khi
đó các chi phí và thu nhập của hoạt động đầu tư sau thời điểm tính toán được
tính chuyển lùi về thời điểm tính toán. Trường hợp thứ nhất được gọi là tính
giá trị tương lai hay là giá trị tích luỹ. Trường hợp thứ hai gọi là tính giá trị
hiện tại hay giá trị triết khấu. Các trường hợp được thể hiện trên sơ đồ 1.1.
Tính tích luỹ

0

1

Tính chiết khấu

2

Thời điểm tính toán

n-1

n

Hình 1.1 - Sơ đồ tính chuyển thu nhập và chi phí của dự án về thời điểm
tính toán
- Giá trị tương lai (tính tích luỹ)
Công thực tính giá trị tương lai cho một lượng tiền như sau:
Vn = Vo(1 + i)n

(1)


Trong đó: Vn - Giá trị tương lai của lượng tiền Vo ở cuối năm thứ n
Vo - Lượng tiền ở đầu năm thứ nhất
i - Lãi suất tính toán, còn được gọi là lãi suất tích luỹ
Công thức tính giá trị tương lai cho ta biết một khoản tiền ở một thời
điểm nào đó luôn tương đương với một khoản tiền ở một thời điểm khác
theo một lãi suất tương ứng.
- Tính giá trị hiện tại (tính chiết khấu)


10

Trong công thức (1) Vn là giá trị tương lai của Vo ở cuối năm thứ n
với lãi suất i. Điều này cũng có nghĩa: Vo là giá trị hiện tại của Vn với lãi
suất i. Như vậy, Vo và Vn là những giá trị của cùng một đồng tiền ở hai đầu
của thời gian và liên hệ với nhau qua lãi suất tính toán. Từ đó, có thể suy ra
công thức tính giá trị hiện tại Vo từ công thức tính giá trị tương lai Vn như
sau:

Vo

Vn
(1  i) n

(2)

Trong đó: Vo - Giá trị hiện tại của lượng tiền Vn trong tương lai
Vn - Lượng tiền ở năm thứ n trong tương lai
i - Lãi suất tính toán
Cách tính giá trị hiện tại của một lượng tiền trong tương lai còn gọi là
tính chiết khấu vì sau mỗi thời đoạn số tiền còn lại giảm đi một lượng tương

ứng với lãi suất tính toán i. Lãi suất tính toán i ở đầu còn được gọi là lãi suất
chiết khấu.
- Xác định lãi suất và thời điểm tính toán trong đầu tư lâm nghiệp
 Xác định mức lãi suất tính toán
Việc tính toán trong dự án đầu tư nói chung và dự án lâm nghiệp nói
riêng gắn liền với các dòng thu chi tiền mặt theo thời gian. Do vậy, trong
tính toán phải thường xuyên sử dụng mức lãi suất.
Việc xác định mức lãi suất tính toán có ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả tính toán, vì vậy cần xác định mức lãi suất một cách hợp lý để dùng
trong tính toán.
Việc xác định và lựa chọn mức lãi suất tính toán phải căn cứ vào từng
nguồn vốn đầu tư cụ thể, vì các nguồn vốn khác nhau có mức lãi suất khác


11

nhau. Đối với nhà đầu tư khi xem xét lãi suất để lựa chọn phương án có thể
là một trong các trường hợp sau:
i- Trường hợp đầu tư hoàn toàn bằng vốn tự có, chủ đầu tư sẽ xác định
mục đích của việc bỏ vốn đầu tư là nhằm thu lời lớn hơn việc gửi vốn trên
thị trường vốn (gửi tiền vào các ngân hàng, các tổ chức tín dụng ...). Nói một
cách khác mức lãi suất sử dụng vốn tự có (i vtc) được xác định cao hơn mức
lãi suất tiền gửi (igửi) ở thị trường vốn (ngân hàng, quỹ tín dụng ...), tức là:
ivtc > igửi.
ii- Trường hợp đầu tư hoàn toàn bằng vốn đi vay, để đảm bảo độ tin
cậy của tính toán và an toàn về vốn, mức lãi suất tính toán (i vđv) phải lớn hơn
mức lãi suất tiền vay (ivay), tức là: ivđv > ivay.
iii - Trường hợp đầu tư ban đầu vừa bằng vốn tự có, vừa bằng vốn đi
vay thì mức lãi suất tính toán lấy theo mức lãi suất trung bình chung (i c) của
cả hai nguồn vốn và được xác định bởi công thức:


ic 

VTC.ivtc  VDV.ivdv
VTC  VÐV

(3)

Trong đó: VTC - Vốn tự có
VĐV - Vốn đi vay
ivtc - Mức lãi suất xác định cho VTC
ivdv - Mức lãi suất xác định cho VĐV
iiv - Trường hợp đầu tư ban đầu bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (vốn dài
hạn, vốn tự có, vốn cổ phần...) thì mức lãi suất tính toán lấy theo mức lãi suất
trung bình chung của tất cả các nguồn vốn và được xác định theo công thức:


12

m

ic 

V i
k 1
m

k k

Vk


(4)

k 1

Trong đó: ic - Mức lãi suất trung bình của các nguồn vốn
Vk - Giá trị nguồn vốn k (k = 1,2,...,m)
ik - Mức lãi suất xác định cho nguồn vốn k
v - Trường hợp các nguồn vốn đi vay có các kỳ hạn khác nhau thì phải
chuyển các mức lãi suất đi vay về cùng một kỳ hạn (thường lấy kỳ hạn là
năm) theo công thức:

ic = (1 + it)m – 1

(5)

Trong đó: ic - Mức lãi suất năm
it - Mức lãi suất theo kỳ hạn t (tháng, quý, 6 tháng…)
m - Số kỳ hạn trong năm
vi - Ngoài những vấn đề về phương pháp xác định mức lãi suất đã nêu
ở trên, khi xác định mức lãi suất tính toán còn phải tính đến các yếu tố rủi ro
trong thời kỳ khai thác công trình dự án, nhất là các dự án đầu tư cho sản xuất
lâm nghiệp. Mức độ rủi ro càng lớn thì mức lãi suất tính toán phải càng cao.
Tuỳ dự án cụ thể mà xác định những yếu tố rủi ro chủ yếu nào cần được tính
đến. Nếu là dự án phát triển lâm nghiệp mức độ rủi ro thường được tính toán
các yếu tố: ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, yếu tố biến động của thị trường
tiêu thụ sản phẩm, lửa rừng... Một số tổ chức cho rằng mức độ rủi ro trong
kinh doanh lâm nghiệp ở Việt Nam biến động từ 50% - 60%, và vì vậy một
phương án kinh doanh lâm nghiệp khả thi ở Việt Nam là phương án có mức
lãi suất tính toán lớn hơn 2 lần so với lãi suất của vốn được vay.

 Lựa chọn thời điểm tính toán


13

Các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau có thể chọn thời điểm
tính toán như sau:
+ Thời điểm tính toán hiện tại hoặc thời điểm bắt đầu thực hiện dự án
như đối với dự án có quy mô đầu tư không lớn và thời gian chuẩn bị để đưa
công trình vào đầu tư khai thác không dài.
+ Thời điểm tính toán là năm kết thúc giai đoạn thi công xây dựng công
trình và đưa công trình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp
này, các chi phí trong giai đoạn thi công xây dựng công trình được tính
chuyển về năm gốc thông qua việc tính giá trị hiện tại (xem sơ đồ trong hình
1.2), các thu nhập và chi phí của dự án so sánh tại thời điểm tính toán.
Đối với các dự án lâm nghiệp để thuận tiện cho tính toán ở hầu hết các
dự án thời điểm tính toán thường được chọn là thời điểm hiện tại hay thời
điểm bắt đầu thực hiện dự án, thời gian tính toán được tính theo năm.

Chi phí XDCB
Chi phí khai thác
Năm bắt

Thời gian

Khâu lâm sinh

bắt đầu thực
hiện
1 2


g

g+1

Thu nhập của chu kỳ SX
(năm gốc)
Tính chuyển về năm gốc
Hình 1.2 - Sơ đồ lựa chọn thời điểm tính toán

n


14

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp
Những chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng làm căn cứ đánh giá hiệu
quả kinh tế của hoạt động đầu tư là:
Tổng lãi ròng của phương án
Tỷ suất thu hồi nội bộ của phương án
Thời gian hoàn vốn đầu tư của phương án
Tỷ số giữa lợi ích và chi phí của dự án
Chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm
Thu nhập từ bán 1 đơn vị sản phẩm
- Tổng lãi ròng của phương án đầu tư (NPV):
NPV (Net present value) phản ánh tổng lãi ròng của phương án đầu tư,
điều mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì chỉ tiêu này gắn liền với mục
đích cơ bản của đầu tư, mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Phương án nào có
tổng lãi ròng lớn hơn là phương án có lợi hơn.
Chỉ tiêu tổng lãi ròng hay NPV của một phương án được tính như sau:

n

NPV  
t 1

( Bt  Ct )
(1  i)t

Trong đó:
Bt là thu nhập đạt được của kỳ thứ t
Ct là chi phí bỏ ra ở năm t
Nhược điểm của chỉ tiêu này là không so sánh được khi các phương án
có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau và chưa cho ta biết được chất lượng
của hoạt động đầu tư.
- Tỷ suất thu hồi nội bộ của phương án đầu tư:
Chỉ tiêu này được viết tắt là IRR (internal rate of return). Tỷ lệ thu hồi
nội bộ là một tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV = 0. Nói một cách khác IRR là


15

mức lãi suất chiết khấu ứng với nó giá trị tổng thu nhập ròng của phương án
vừa đúng bằng vốn đầu tư, được tính theo công thức dưới đây:
NPV 

n

( Bt  Ct )

 (1  IRR)

t 1

t

0

Trong phân tích và đánh giá phương án đầu tư, người ta so sánh tiêu chí
IRR của các phương án. Như bản chất đã nêu ở trên, IRR là lãi suất chiết khấu
của phương án mà ứng với nó NPV = 0.
Một phương án đầu tư nào có IRR lớn hơn là phương án có lợi hơn vì
mức lãi suất chiết khấu lớn hơn nhưng vẫn hoàn trả được vốn đầu tư ban đầu
như các phương án có lợi khác.
Để tính chỉ tiêu IRR của một phương án đầu tư trong đề tài nghiên cứu
này, học viên sử dụng chương trình Microsoft Excel để tính toán.
- Thời gian hoàn vốn: Thông qua chỉ tiêu IRR người ta xác định được
điểm hoà vốn theo công thức sau:

T 

n lg(1  i)
lg(1  IRR)

Chỉ tiêu này cho biết:
+ Dự án là có lãi nếu thời điểm hoàn vốn nằm trong chu kỳ của dự án
+ Dự án không lỗ, cũng không lãi nếu thời điểm hoà vốn nằm tại điểm
kết thúc của dự án
+ Dự án chắc chắn lỗ nếu điểm hoà vốn nằm ngoài chu kỳ của dự án
- Chỉ tiêu tỉ số lợi ích so với chi phí (T/C) của phương án đầu tư:
Tỉ số lợi ích so với chi phí (T/C hay còn được ký hiệu là B/C) là tỷ số
giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của một phương án đầu tư (tính theo hiện

giá). Đây là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của phương án đầu tư.


×