Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ tại hai xã háng đồng và tà xùa thuộc vùng đệm khu rừng đặc dụng tà xùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

ĐÀO VĂN TƯỞNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BỀN VỮNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TẠI HAI XÃ HÁNG ĐỒNG VÀ TÀ XÙA THUỘC VÙNG ĐỆM
KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TÀ XÙA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

ĐÀO VĂN TƯỞNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BỀN VỮNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TẠI HAI XÃ HÁNG ĐỒNG VÀ TÀ XÙA THUỘC VÙNG ĐỆM


KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TÀ XÙA

Chuyên ngành: Lâm học
Mã Số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VIỆT HÀ

Hà Nội - 2012


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn
được thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này
chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học
vị nào.
Tác giả

Đào Văn Tưởng


ii
LỜI NÓI ĐẦU
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu, khoa đào
tạo sau đại học Trường đại học Lâm nghiệp và toàn thể các thầy cô giáo đặc
biệt là TS. Trần Việt Hà là người hướng dẫn trực tiếp tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm

lâm Sơn La, Ban quản lý rừng đặc dụng Tà Xùa đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi theo học và hoàn thiện bản Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm
ơn đến cá nhân, những đồng nghiệp đã dành thời gian giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian khảo sát thực địa, thu thập điều tra hiện trường và xữ lý số liệu trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn người dân, các cơ sở thu mua, chế biến hàng
LSNG tại hai xã Háng Đồng và Tà Xùa, tham gia các buổi họp, phỏng vấn,
cung cấp thông tin và đống góp nhiều ý kiến về các vấn đề liên quan đến đề
tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, bộ phận chuyên môn
của UBND 2 xã Háng Đồng và Tà Xùa giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập,
cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài nghiên cứu này
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được
những ý kiến đống góp của các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn
tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cản ơn.
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2012

Tác giả

Đào Văn Tưởng


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời mở đầu ........................................................................................................ ii

Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại LSNG......................................................... 3
1.1.2. Một số nghiên cứu về LSNG ............................................................ 5
1.2. Ở trong nước ........................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm LSNG .............................................................................. 7
1.2.2. Một số chính sách liên quan đến LSNG .......................................... 8
1.2.3. Thực trạng về bảo tồn LSNG......................................................... 10
1.2.4. Thực trạng về phát triển và kinh doanh LSNG ............................. 11
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 14
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................... 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 14
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 14
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 14
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 14


iv
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
2.4.1. Phương pháp kế thừa .................................................................... 15
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ..................................................... 15
2.4.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ........................ 15
2.4.4. Phương pháp chuyên gia ............................................................... 15

2.4.5. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế ..................................... 16
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 17
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu rừng đặc dụng Tà Xùa .............................. 17
3.1.1. Lịch sử hình thành và phân khu chức năng .................................. 17
3.1.2. Vị trí địa lý ..................................................................................... 18
3.1.3. Địa hình, địa mạo .......................................................................... 18
3.1.4. Thổ nhưỡng (Có bản đồ hiện trạng các loại đất tại vùng lõi khu rừng
đặc dụng Tà Xùa tại phần phụ biểu) ....................................................... 19
3.1.5. Khí hậu, thủy văn .......................................................................... 20
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu rừng đặc dụng Tà Xùa .......................... 21
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động .......................................................... 21
3.2.2. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp .......................................... 22
3.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................ 26
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
4.1. Đánh giá hiện trạng cây LSNG tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa ............ 29
4.1.1 Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa 29
4.1.2. Hiện trạng tài nguyên cây LSNG tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa . 32
4.2. Đánh giá các mối đe doạ tới tình hình quản lý cây LSNG tại khu vực
nghiên cứu ................................................................................................. 36
4.2.1. Ảnh hưởng từ khai thác trái phép cây LSNG ................................ 36
4.2.2. Ảnh hưởng từ khai thác trái phép gỗ, củi đun .............................. 41


v
4.2.3. Ảnh hưởng từ lửa rừng .................................................................. 43
4.2.4. Các mối đe dọa khác ..................................................................... 44
4.3. Đánh giá vai trò và nhu cầu phát triển cây LSNG đối với kinh tế hộ gia đình ... 47
4.3.1. Đánh giá vai trò của cây LSNG đối với phát triển kinh tế hộ gia đình ..... 47
4.3.2. Đánh giá nhu cầu phát triển cây LSNG tại địa bàn nghiên cứu ... 48

4.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một số mô hình phát triển cây
LSNG tại khu vực nghiên cứu. .................................................................. 54
4.4. Một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên LSNG tại khu vực ...... 57
4.4.1. Quan điểm đề xuất giải pháp ........................................................ 57
4.4.2. Các giải pháp đề xuất.................................................................... 58
KẾT LUẬN- TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ............................................... 64
1. Kết luận ....................................................................................................... 64
2. Tồn tại ......................................................................................................... 65
3. Khuyến nghị ................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Uỷ ban nhân dân

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ


VCF

Quỷ bảo tồn việt nam

PRA

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
của người dân (PRA)

FAO

Tổ chức nông lương liên hiệp quốc

ĐDSH

Đa dạng sinh học

QĐ- TTg

Quyết định thủ tướng chính phủ

QĐ-UB

Quyết định uỷ ban

TT- BNN

Thông tư bộ nông nghiệp



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Nội dung

Trang

3.1

Thống kê dân số và mật độ dân số năm 2011

21

3.2

Kết quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các xã năm 2011

24

4.1

Hình thức khai thác cây LSNG

37

4.2

Cơ cấu thu nhập trung bình của các hộ gia đình


47

4.3

Đánh giá cho điểm các loài thực vật cho LSNG phổ biến
nhằm lựa chọn để phát triển

53

4.4

Tổng thu chi (10 năm) đối với các loài cây LSNG (cây dài ngày)

54

4.5

Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế cho các loài lựa chọn

55

4.6

Tổng thu chi đối với các loài cây hàng năm (cây ngắn ngày)

56


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Nội dung

Trang

1.1

Phân nhóm các sản phẩm từ rừng và cây rừng

3

4.1

Điểm thu mua LSNG tại khu vực nghiên cứu

37

4.2

Các loại cây LSNG người dân thường xuyên khai thác

40

4.3

Biểu đồ tỷ trọng thu nhập trung bình các hộ gia đình

48



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
con người, chúng cung cấp nguồn dược liệu quý, nguồn thực phẩm, nguồn vật
liệu gia dụng, vv. và đóng góp một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân
sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Cũng như các nước nhiệt đới khác, rừng
nước ta có nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ rất phong phú và đa dạng. Hiện
tại LSNG đã được coi là một nguồn tài nguyên quan trọng từ rừng, đem lại
giá trị nhiều mặt cho đời sống xã hội. Phát triển LSNG đang được coi là một
trong những giải pháp quan trọng đảm bảo việc chia sẻ lợi ích từ rừng giữa
nhà nước và người dân.
Thực tế cho thấy, hiện trạng tài nguyên LSNG ở các vùng núi nước ta
đang ngày càng suy giảm một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng kể trên là do thói quen khai thác và sử dụng với số lượng lớn LSNG của
các cộng đồng để phục vụ nhu cầu cuộc sống, canh tác nương rẫy thiếu qui
hoạch, và sự quản lý thiếu hiệu quả làm cho các loài LSNG ngày càng suy
giảm mạnh.
Khu rừng đặc dụng Tà Xùa được thành lập năm 2003, theo Quyết định
số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La với tổng diện
tích là 17.650 ha. Khu vực này có điều kiện khí hậu và đất đai rất thuận lợi
cho phát triển các loại LSNG. Nơi đây có nhiều loại LSNG có giá trị cao như:
Thảo quả, Táo sơn tra, Lan kim tuyến, vv. Vùng đệm của khu rừng đặc dụng
là nơi sinh sống của đồng bào người Mông, với thói quen canh tác nương rẫy
và sử dụng LSNG thiếu hợp lý đang là nguyên nhân chính gây ra tình trạng
khan hiếm dần các loại lâm sản quý trong tự nhiên. Vì vậy việc lôi kéo người
dân tham gia vào quản lý rừng nói chung và LSNG nói riêng nhằm tạo ra
nguồn thu nhập cho cộng đồng, ổn định cuộc sống là giải pháp hữu hiệu vừa



2
đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa góp phần nâng cao hiệu
quả công tác quản lý tài nguyên rừng. Xuất phát từ lý do đó thực hiện đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững
lâm sản ngoài gỗ tại hai xã Háng Đồng và Tà Xùa thuộc vùng đệm khu
rừng Đặc dụng Tà Xùa” Là cần thiết góp phần giải quyết những vấn đề tồn
tại nêu trên.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái niệm và phân loại LSNG
Theo Tổ chức nông lương liên hiệp quốc các sản phẩm từ rừng và cây
rừng bao gồm các sản phẩm gỗ, sản phẩm ngoài gỗ và dịch vụ từ rừng (xem
hình 1.1)
Gỗ công nghiệp, gỗ
củi và than hoa

Sản phẩm từ
rừng và cây
rừng

Sản phẩm
gỗ

Gỗ nhỏ


Sản phẩm
ngoài gỗ

Thực vật và sản
phẩm từ thực vật

Dịch vụ từ
rừng

Động vật và các sản
phẩm từ động vật

Hình 1.1: Phân nhóm các sản phẩm từ rừng và cây rừng
(Nguồn FAO, 1999)
Theo cách phân nhóm kể trên thì sản phẩm ngoài gỗ không bao gồm gỗ
công nghiệp, gỗ củi, than hoa và các dịch vụ từ rừng.
Thuật ngữ LSNG được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp
Châu Á - Thái Bình Dương năm 1991 tại Băng Cốc, tại hội nghị này khái
niệm lâm sản ngoài gỗ (Non - wood forest products, viết tắt là NWFPs) bao
gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ, lâm sản ngoài gỗ


4
được lấy từ rừng, đất rừng hoặc những cây thân gỗ. Do đó những sản phẩm
như cát, đá, dịch vụ du lịch sinh thái không được coi là LSNG.
FAO (1995) đã chỉ rõ khái niệm LSNG như sau "LSNG bao gồm tất cả
các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (trừ gỗ) và các dịch vụ thu được từ rừng
hoặc từ các kiểu sử dụng đất tương tự rừng". Định nghĩa này xác định LSNG
bao gồm cả các hàng hoá và dịch vụ có nguồn gốc thực vật và động vật.
Chẳng hạn, du lịch sinh thái là một ngành công nghiệp lớn trên thế giới đang

phát triển rất nhanh. Vì thế, rừng, vùng hoang dã, động vật hoang dại là
những thành phần của nền du lịch sinh thái nên được nhận biết trong phạm vi
của LSNG [2].
Hiện nay thuật ngữ tiếng Anh “Non Timber Forest Products” tương ứng
với thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ trong tiếng Việt được sử dụng rộng rãi để chỉ
các sản phẩn có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được được khai thác từ rừng, đất
có rừng (wooded lands) và cây ở ngoài rừng [15].
Về cách phân loại thì LSNG được phân loại theo nhiều cách khác nhau
dựa vào dạng sống, dựa vào công dụng hay dựa vào nguồn gốc của các LSNG.
Theo khung phân loại được thông qua trong hội nghị tháng 11 năm 1991 tại
Băng Cốc . Trong khung này, LSNG được chia làm 6 nhóm bao gồm:
- Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi
- Nhóm 2: Sản phẩm làm thực phẩm
- Nhóm 3: Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
- Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất
- Nhóm 5: Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm
- Nhóm 6: Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc
lá ở Ấn Độ)


5
1.1.2. Một số nghiên cứu về LSNG
Nhìn chung LSNG đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn
lương thực cho hộ gia đình. Chúng bổ sung cho hộ gia đình các sản phẩm nông
nghiệp. Chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm giảm những khó
khăn thiếu thốn trong “giai đoạn đói” của nhà nông [17]. LSNG có tác dụng
chống lại sự thất thường và đảm bảo tính sẵn có của lương thực và thực phẩm;
đồng thời cũng đóng góp một phần đáng kể vào lượng chất dinh dưỡng của hộ
gia đình. Chúng cũng có giá trị như là những thành phần xã hội và văn hoá. Tuy
nhiên, việc việc sử dụng và giá trị của LSNG là rất khác nhau từ vùng này đến

vùng khác.
Theo De Beer (1996) [15] thì tài nguyên rừng và đặc biệt là tài nguyên
LSNG là nguồn sống chủ yếu của ít nhất 27 triệu người dân ở vùng Đông
Nam Á. Cũng với cách nhìn nhận đó Peter (1989)[18]cho rằng, giá trị thu
nhập hiện tại của LSNG có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kì loại
hình thức sử dụng đất nào. Vì vậy, việc bảo tồn và khai thác có kiểm soát
nguồn tài nguyên này ở các địa phương cũng cần được ưu tiên về kinh tế so
với các loại hình sử dụng đất khác.
Song song với những phát hiện của The De Beer (1996) và Peter
(1989), thông qua nghiên cứu của mình, Mendelsohn (1992)[17] đã đi đến kết
luận là bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có
khai thác có thể nuôi dưỡng tình da dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi
trường sinh thái; đồng thời việc khai thác có kiểm soát nguồn tài nguyên
LSNG sẽ góp phần cung cấp và đáp ứng các nhu cầu của xã hội về các loại
LSNG một cách bền vững.
Theo Pilamber Sarrma (1995) [9] thách thức đối với sự phát triển miền
núi trong giai đoạn hiện nay về cơ bản là vấn đề giảm được đói nghèo, tăng


6
được các cơ hội lựa chọn việc làm, bảo tồn được môi trường và sinh cảnh
vùng núi và bảo đảm các biện pháp phân bổ công bằng thông qua việc thu hút
sự chú ý của phụ nữ và các nhóm có liên quan hoặc bị thiệt thòi. Trong bối
cảnh của vùng núi thì LSNG là một trong số các tài nguyên mà nó liên kết với
tất cả các khía cạnh của sự phát triển toàn vẹn miền núi. Chúng hầu như
không có sự cạnh tranh và thường cung cấp việc sử dụng đất bổ sung có liên
quan đến nông nghiệp vùng núi, nơi mà một trong những vấn đề chính là sự
khan hiếm đất có khả năng canh tác. LSNG chỉ ra tiềm năng để thống nhất
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, mà sự thống nhất là một trong
những thách thức chủ yếu nhất trong phát triển miền núi. Là nguồn gốc của

việc làm và sự phục hồi nguồn thu nhập, các LSNG cũng có thể hỗ trợ và duy
trì cho phát triển kinh tế đối với các vùng núi nghèo khó.
Thật ra về mặt truyền thống thì LSNG đã là một phương kế cuối cùng
đối với nền kinh tế tiêu điểm của những người nghèo. Sử dụng bền vững
LSNG sẽ tạo ra sự cần thiết để duy trì bảo tồn sinh khối và bảo tồn đa dạng
sinh học. LSNG cung cấp các cơ sở tiềm tàng cho sự tương tác và trao đổi
giữa vùng cao và vùng thấp. Với việc chế biến tốt hơn và các cơ hội tăng giá.
LSNG có thể cung cấp cho các cộng đồng vùng núi cơ hội mua bán và khả
năng thương lượng giá cả tốt hơn. Một số lượng lớn kiến thức dân gian liên
quan đến LSNG được các cộng đồng miền núi sử dụng qua hàng thế kỷ và
giúp ích nhiều cho việc bảo tồn tài nguyên này. LSNG ở vùng núi vẫn tiếp tục
được thu hoạch từ các nguồn tài nguyên sở hữu cộng đồng vì thế LSNG tạo
thuận lợi cho sự thúc đẩy các tiếp cận tham gia trong quản lý tài nguyên thiên
nhiên và cũng có thể là phương tiện để giải quyết những nỗi lo toan về kinh tế
của những người nghèo và của những nhóm người hoặc cộng đồng bị thiệt
thòi trong xã hội.


7
1.2. Ở trong nước
1.2.1. Khái niệm LSNG
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam lâm sản được phân
chia thành hai loại: 1) Lâm sản chính là những sản phẩm gỗ; 2) Sản phẩm phụ
của rừng hay lâm sản phụ, bao gồm động vật và thực vật cho những sản phẩm
không phải là gỗ. Đến năm 1961, lâm sản phụ được coi trọng và được mang
tên đặc sản rừng. “Đặc sản rừng bao gồm cả thực vật và động vật rừng là
nguồn tài nguyên giầu có của đất nước. Nó có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trong đời sống nhân dân, quốc
phòng và xuất khẩu, vv.” [2]. Theo định nghĩa đó Đặc sản rừng là một bộ
phận của tài nguyên rừng nhưng chỉ tính đến những sản phẩm có công dụng

hoặc giá trị đặc biệt và ngoài các loài thực vật dưới tán rừng còn bao gồm các
loài cây cho gỗ đặc hữu hoặc được coi là đặc hữu của Việt Nam, như Pơ mu,
Hoàng đàn, Kim giao, vv. Như vậy thuật ngữ đặc sản cũng mang ý nghĩa kinh
tế, vì không tính đến những sản phẩm không có hoặc chưa biết giá trị. Vì thế,
danh mục những đặc sản rừng trong từng thời điểm cũng tập trung sự chú ý
vào một số sản phẩm nhất định.
Ngày nay, trong Cẩm nang ngành Lâm nghiệp của Bộ NN&PTNT thì
thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ đã được dùng chính thức thay cho thuật ngữ lâm
sản phụ. Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn
lâm nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991: “Lâm sản
ngoài gỗ (Non-wood forest product) bao gồm những sản phẩm tái tạo được
ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ
những cây thân gỗ” [2] .
Việt Nam có hai phần ba đất nước ta là vùng núi, là khu vực sinh sống
của hầu hết các dân tộc ít người, chủ yếu là những cộng đồng có cuộc sống
phụ thuộc rất nhiều vào các loại lâm sản. Nhìn chung, đồng bào dân tộc có


8
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, khai thác, gieo trồng, chế biến và sử dụng
LSNG. Ta có thể tập hợp, tổng kết và bổ sung kiến thức bản địa về LSNG để
có thể quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quí giá này.
Tuy vậy về mặt sinh học, để phát triển LSNG còn gặp một số khó khăn cần
khắc phục như: LSNG đa dạng nhưng trữ lượng thấp, phân tán; diện tích và
trữ lượng rừng, đặc biệt là các rừng giầu, nhiều LSNG đang bị suy giảm
nghiêm trọng; nạn khai thác trộm và săn bẫy trái phép chưa kiểm soát được
hoàn toàn; nguồn LSNG khai thác từ rừng tự nhiên vẫn là chủ yếu nên nguyên
liệu cho công nghiệp và thủ công nghiệp rất bị động [2].
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về LSNG song cho đến nay
những hiểu biết về LSNG ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với

những loài có giá trị kinh tế cao nên chưa phản ánh đầy đủ về nguồn tài nguyên
LSNG vốn rất phong phú và đa dạng này và do đó chưa phát huy đầy đủ các
chức năng có lợi của LSNG đối với nền kinh tế, đối với đời sống của người dân
miến núi và đối với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
Để LSNG phát huy tốt hơn nữa trong sự phát triển miền núi cần tập trung nghiên
cứu xác định đặc điểm sinh thái học cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi
dưỡng chúng gắn với quản lý bền vững. Mặt khác cũng cần xây dựng những mô
hình trình diễn về cung cấp LSNG để người dân học tập và làm cơ sở chuyển
giao công nghệ phát triển rừng cung cấp LSNG.
1.2.2. Một số chính sách liên quan đến LSNG
Ngày 30/3/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP
(thay thế Nghị định 18/CP và Nghị định 48/CP) quy định thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được sắp xếp thành 2 nhóm và quy định chế độ
quản lý: Nhóm I bao gồm những loại thực vật (IA) và những loại động vật
(IB) có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế,
số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao;


9
nhóm II bao gồm những loại thực vật (IIA) và những động vật (IIB) có giá trị
về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn
ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Về quy hoạch vùng nguyên liệu LSNG: theo quy định của pháp luật
hiện hành, vùng nguyên liệu LSNG có thể được hình thành trên vùng đất,
vùng rừng quy hoạch cho mục đích xây dựng rừng sản xuất, rừng phòng hộ.
Nhà nước khuyến khích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung
cây LSNG trên đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất; coi khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh tự nhiên rừng là một trong những giải pháp quan trọng để phục hồi rừng,
trong đó có các loài LSNG. Trong một số văn bản pháp luật khác còn khuyến
khích phát triển các loài cây LSNG làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ

công mỹ nghệ và các sản phẩm mây, tre.
Về chính sách đất đai, tài nguyên rừng: Nhà nước giao quyền sử dụng
rừng, đất rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp; việc quy định người sử dụng đất, người sử dụng rừng
(chủ rừng) có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng rừng, thực hiện chính sách cho thuê đất, thuê rừng đã tạo thuận lợi cho
việc tập trung, tích tụ đất đai hình thành các vùng nguyên liệu LSNG.
Về chính sách đầu tư: các văn bản pháp luật về đầu tư quy định trồng
rừng nguyên liệu nói chung, trong đó có trồng cây LSNG, chế biến lâm sản,
các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống (mây tre, trúc
mỹ nghệ…) được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư như miễn giảm tiền sử
dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất. Các dự án trồng rừng nguyên liệu LSNG,
cơ sở chế biến LSNG, sản xuất mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ được vay vốn
với lãi suất ưu đãi; ngoài ra hộ gia đình sản xuất mây tre, hàng thủ công mỹ
nghệ, chế biến LSNG còn được ngân hàng cho vay vốn với lãi suất thương
mại.


10
Các sắc thuế liên quan đến kinh doanh nguyên liệu LSNG: đất trồng
cây LSNG chịu mức thuế suất thuế sử dụng đất là 4% so với giá trị sản phẩm
khai thác. Từ năm 2003 đến năm 2010, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển
nguyên liệu LSNG được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; khai thác
tre, nứa, vầu, giang, mai, lồ ô từ rừng tự nhiên phải nộp thuế tài nguyên là
10%; song, mây là 5% so với giá trị sản phẩm khai thác; thuế giá trị gia tăng
(VAT) với thuế suất 5% đối với song, mây, tre, nứa khai thác từ rừng tự nhiên
chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại; sản phẩm làm bằng đay,
cói, tre, nứa, song, mây.
Trong vài năm gần đây, đã ban hành các văn bản pháp luật quy định
việc khai thác LSNG trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trong rừng phòng

hộ là rừng tự nhiên, chính sách hưởng lợi, lưu thông, tiêu thụ LSNG.
1.2.3. Thực trạng về bảo tồn LSNG
Ở nước ta tính đến năm 2005, 128 khu rừng đặc dụng đã được thiết lập
trong phạm vi toàn quốc với diện tích 2.157.563 ha, chiếm khoảng 6,1% diện
tích đất tự nhiên toàn quốc. Trong đó có 28 vườn quốc gia (966.127ha); 62
khu bảo tồn thiên nhiên (114.128ha); 38 khu rừng cảnh quan (147.894 ha).
- Rừng đặc dụng đã góp phần vào việc bảo vệ các loài động, thực vật
quý hiếm, như bảo tồn LSNG có nguồn gốc thực vật bao gồm Sâm ngọc Linh
(KBTTN Ngọc Linh- Kon Tum); các loài tam thất hoang, hoàng liên (VQG
Hoàng Liên- Lào Cai); Hoàng đàn (KBTTN Hữu Liên- Lạng Sơn); Bách
xanh, Pơ mu (VQG Ba Vì- Hà Tây); Kim giao, Ba kích (VQG Cát Bà - Hải
Phòng, Cúc Phương - Ninh Bình); Trầm hương (VQG Vũ Quang - Hà Tĩnh,
VQG Pù Mát - Nghệ An). Bảo tồn LSNG có nguồn gốc động vật có các loài
thú lớn như Voi, Bò rừng (VQG Yok Đôn- Đắc Lắc); Bò tót, Lợn rừng (VQG
Cát Tiên - Đồng Nai, Bù Gia Mập, Bình Phước); Hổ (VQG Chư Mom RâyKon Tum); Sao la (VQG Pù Mát- Nghệ An, Vũ Quang- Hà Tĩnh).


11
Thực tế cho thấy việc bảo tồn LSNG đang gặp nhiều khó khăn và thách
thức như:
- Các loại LSNG dưới tán rừng chưa được coi trọng bảo tồn.
- Việt Nam mới có các khu bảo tồn chung về hệ sinh thái hay loài,
LSNG chưa được coi là đối tượng bảo vệ quan trọng của các khu bảo tồn.
Trong chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đối tượng LSNG cũng
chưa được kiểm kê, thống kê đẩy đủ.
- Do mất môi trường sống cộng với nhu cầu của thị trường, nhiều loài
cây và con LSNG đã bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài trước đây là hàng
hóa xuất khẩu với khối lượng lớn, nay trở nên cạn kiệt và có khả năng bị tiêu
diệt ngoài thiên nhiên như: Song bột, Song mật, Đẳng sâm, Hoàng tinh, Củ
bình vôi, Lan thạch hộc, Lan kim tuyến…

- Sự nghèo đói của một số cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng, một
bộ phận người dân vẫn thường xuyên vào rừng để thu hái lâm sản nên nguồn
tài nguyên này ngày một cạn kiệt, khu phân bố bị thu hẹp, sản lượng giảm
dần, đe doạ việc bảo tồn LSNG.
1.2.4. Thực trạng về phát triển và kinh doanh LSNG
Hiện không có số liệu thống kê đầy đủ trong phạm vi toàn quốc. Tuy
nhiên, căn cứ báo cáo của một số địa phương cho thấy đến năm 2005, có
khoảng 30/64 tỉnh có gây trồng, thu hái LSNG với diện tích 1.630.896ha
chiếm 13% diện tích đất có rừng trong phạm vi toàn quốc; trong đó diện tích
LSNG có khả năng thu hái từ rừng tự nhiên 1.161.109ha, diện tích LSNG
trồng mới chủ yếu trên đất lâm nghiệp 469.794ha.
Các loài cây LSNG được gây trồng có quy mô tập trung, khoanh nuôi
tái sinh rừng tự nhiên chủ yếu: tre nứa, trúc 769.411ha (chiếm 47%); song
mây 381.936ha (22,4%), Thông nhựa 255.781ha (15,6%), Quế 80.991ha
(4,9%), Hồi 40.000 ha; các loại LSNG khác gây trồng với diện tích nhỏ và
phân tán.


12
Một số tỉnh có diện tích lớn và sản phẩm LSNG đặc trưng: Thanh Hoá
(Luồng), Hà Tĩnh (Mây nếp); Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh (Thông
nhựa), Lâm Đồng (tre, lồ ô). Tuy nhiên chỉ có 6/30 tỉnh có diện tích LSNG
trên 100.000ha (Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình
Thuận).
Nhiều loài cây LSNG đã được nhân dân gây trồng như Quế, Trúc sào
đã trở thành tập quán của người dân tộc Dao; Hồi được phát triển rộng rãi ở
Lạng Sơn; Trồng Dẻ lấy quả ở Trùng Khánh (Cao Bằng); trồng cây Sơn ở
Phú Thọ. Trồng các loài cây LSNG để tiêu dùng trong gia đình như cây
thuốc, cây cảnh, các loài mây, tre trúc…trong vườn hộ gia đình. Trong những
năm gần đây, được sự hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan khuyến nông, khuyến

lâm, đặc biệt là những dự án phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, việc trồng
LSNG được phát triển mạnh, loài cây trồng phong phú. Cây LSNG trong sản
xuất lâm nghiệp là cây trồng dưới tán nhằm mục đích che phủ đất trong giai
đoạn rừng chưa khép tán, đồng thời là cây “lấy ngắn nuôi dài”- một phương
thức kinh doanh rừng. Chăn nuôi động vật rừng và trồng LSNG dưới tán rừng
đang được khuyến khích phát triển.
Theo điều tra của Viện Dược liệu, có tới 3.951 loài thực vật có công
dụng làm thuốc, khoảng 8% số đó được gây trồng. Nhiều loài đang được
nghiên cứu thử nghiệm nhập giống, dẫn giống để phát triển trong vườn hộ
như Sa nhân, Hoài sơn, Ba kích. ...Hiện nay, việc phát triển trồng một số cây
tinh dầu thân gỗ trong vườn đồi, vườn rừng đã và đang đem lại hiệu quả tích
cực về kinh tế xã hội và môi sinh (vùng Quế, Hồi...).
Nhìn chung việc gây trồng LSNG ở nước ta đang ngày càng phát triển
do người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của LSNG trong phát
triển kinh tế hộ gia đình, tu nhiên việc gây trồng LSNG còn mang tính phân
tán, thiếu thông tin về kỹ thuật tạo giống và nuôi trồng.


13
Hiện nay, nước ta có 88 doanh nghiệp chế biến tre, trúc; 40 công ty chế
biến mây, song; 713 hợp tác xã, làng nghề mây tre đan với số lao động
342.000 người chiếm 25,4 % tổng số thợ thủ công. Năng lực chế biến tre, trúc
là 250.000 tấn tre, nứa/năm; 04 nhà máy ván tre, luồng với công suất 4.000
m3/năm; năng lực chế biến song mây là 100.000 tấn song, mây/ năm. Tuy
nhiên chỉ có một số cơ sở với thiết bị chế biến song mây hoàn chỉnh để sản
xuất các sản phẩm có chất lượng cao dành cho xuất khẩu (mành, chiếu, bàn
ghế, đũa, gậy trượt tuyết, ván sàn tre) như xí nghiệp Bình Định, xí nghiệp
Quy Nhơn. Tổng công ty lâm nghiệp có 11 doanh nghiệp chế biến lâm sản
như công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà nội (Naforimex Hanoi),
Công ty chế biến Lâm sản Trung văn (Hà Nội), Công ty mây tre Hà Nội,

Công ty lâm đặc sản Hà Nội.
Toàn quốc có khoảng 115 doanh nghiệp nhà nước, 10 công ty cổ phần,
36 công ty trách nhiệm hữu hạn, 170 doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc chủ
yếu là thuốc từ dược liệu. Cả nước có 5 nhà máy chế biến nhựa thông. Năng
lực chế biến nhựa thông là 15.000 tấn nhựa/ năm. Đã hình thành một số doanh
nghiệp chuyên chiết xuất các sản phẩm hoá chất có nguồn gốc tự nhiên và các
loại tinh dầu có nguồn gốc thực vật .
Nhìn chung công nghệ chế biến LSNG nhìn chung còn lạc hậu, ngoài
các doanh nghiệp chế biến tre, trúc, song, mây, dược liệu, nhựa thông của nhà
nước có quy mô tương đối lớn và tập trung, còn các doanh nghiệp chế biến
LSNG đều có quy mô nhỏ, phân tán, năng lực chế biến thấp.


14
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững
nguồn tài nguyên cây LSNG tại vùng đệm khu rừng đặc dung Tà Xùa, tỉnh
Sơn La.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng tài nguyên cây LSNG và công tác quản lý
LSNG ở khu rừng đặc dụng Tà Xùa
- Đề xuất được một số giải pháp để quản lý bền vững cây LSNG tại địa
bàn nghiên cứu
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây LSNG tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa. Các loại LSNG
không phải thực vật như động vật hay các sản phẩm từ động vật không phải là

đối tượng nghiên cứu của đề tài này.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn hai xã Háng Đồng và Tà Xùa,
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây LSNG và các mối đe dọa đối
với hoạt động quản lý cây LSNG tại khu vực rừng Đặc dụng Tà Xùa
- Nghiên cứu vai trò của LSNG đối với phát triển kinh tế hộ gia đình,
nhu cầu phát triển LSNG của người dân địa phương
- Đề xuất một số giải pháp phát triển cây LSNG tại địa bàn nghiên cứu


15
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa được sử dụng để điều tra thu thập thông tin từ
những tài liệu, văn bản hiện có, những số liệu thống kê lưu trữ hàng năm có
liên quan đến đối tượng điều tra.
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
Dựa vào cơ sở dữ liệu của Khu rừng Đặc dụng Tà Xùa như danh lục
thực vật, bản đồ địa hình để lập các tuyến khảo sát ngoài thực địa để kiểm tra
và bổ sung thông tin để thống kê danh lục các loài cây LSNG. Tuyến điều tra
được bố trí đi qua các dạng địa hình cơ bản nhất của khu vực. Thực tế đề tài
đã xác định được 04 tuyến điều tra, trên mỗi tuyến lập 3 – 4 ô tiêu chuẩn điều
tra các loài cây LSNG bao gồm:
- Tuyến 01: Tuyến từ Trung tâm xã Tà Xùa lên đỉnh thông tin dài 1,5 km
- Tuyến 02: Từ bản Chung Chinh lên giáp ranh với xã Làng Chếu huyện
Bắc Yên.
- Tuyến 03: Từ bản Chống Tra lên đầu nguồn suối Háng Đồng.
- Tuyến 04: Từ Suối Làng Sáng nhỏ lên giáp ranh với huyện Trạm Tấu –

tỉnh Yên Bái.
2.4.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA)
Sử dụng chọn lọc một số công cụ PRA như phỏng vấn hộ gia đình để
xác định cơ cấu thu nhập; thảo luận nhóm để đánh giá nhu cầu và mối quan
tâm đến phát triển LSNG; bỏ phiếu đa tiêu chí để xác định các loài LSNG có
khả năng gây trồng tại địa phương.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong đề tài này nhằm tham vấn
các nhà chuyên môn về những hiểu biết và kinh nghiệm của họ liên quan đến


×