Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Vài nét về mô hình kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.38 KB, 28 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn, đưa nông nghiệp nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu từ
sản xuất tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa lớn, thì vấn đề sử dụng đầy đủ và
hiệu quả các yếu tố nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội trong nông nghiệp nông thôn có vai trò hết sức quan trọng.
Hàng loạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước ra đời đã tạo điều
kiện để đánh thức sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Trong cơ chế mới,
một trong những mô hình kinh tế đang phát huy được hiệu quả cao ở nông thôn
trong cả nước là mô hình kinh tế trang trại. Trong mô hình này, người sản xuất
được từng bước tiếp cận với nền khoa học kĩ thuật tiên tiến để hội nhập và phát
triển. Vì vậy, kinh tế trang trại đã làm thức dậy được những tiềm năng to lớn
trong nông nghiệp, nông thôn và chở thành hình thức phát triển tất yếu khách
quan trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay các hộ trang trại ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn
như thiếu vốn trong sản xuất, gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất… tạo nhiều thử thách trong
quá trình phát triển của kinh tế trang trại.
Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài:
"Vài nét về mô hình kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay"
để làm chuyên đề tiểu luận cho môn học của mình.
Trong chuyên đề này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo tài liệu.
- Duy vật biện chứng.

1


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm cơ bản


* Kinh tế nông hộ:
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông
thôn. Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai
và các yếu tố sản xuất khác nhằm đem về thu nhập ròng cao nhất. Kinh tế nông
hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất
kinh doanh nhằm thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc, tự
cấp rồi lên sản xuất hàng hóa và gắn với thị trường.
* Kinh tế trang trại:
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông, lâm, ngư nghiệp - phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng
kinh tế nông hộ và cơ bản mang bản chất kinh tế hộ. Quá trình hình thành và
phát triển kinh tế trang trại gắn với sự tích tụ, tập trung các yếu tố sản xuất kinh
doanh (đất đai, lao động, tư liệu sản xuất – vốn, khoa học kỹ thuật và công
nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá với
năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất. Kinh tế trang trại là loại hình kinh
tế phát triển bậc cao của kinh tế nông hộ.
Kinh tế trang trại có các đặc trưng cơ bản sau:
- Là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông
nghiệp dựa trên nền tảng kinh tế hộ.
- Có nền tảng kinh tế hộ và mang bản chất kinh tế hộ, được thể hiện trên
ba khía cạnh: (1) người quản lý chính là chủ hộ hoặc là một thành viên có đủ
năng lực và được sự tín nhiệm của chủ hộ; (2) trang trại có thể sử dụng lao
động làm thuê nhưng lao động của gia đình vẫn là yếu tố trụ cột; (3) có thể tích
tụ, tập trung thêm các yếu tố sản xuất để nâng cao năng lực và hiệu quả sản
xuất.
- Con đường hình thành và phát triển cơ bản của trang trại là tái sản xuất
mở rộng không phải chủ yếu bằng phát triển chiều rộng mà chủ yếu phát triển
chiều sâu – thâm dụng kỹ thuật bởi yếu tố vốn, khoa học – kỹ thuật – công
nghệ, bởi năng lực quản trị sản xuất kinh doanh được tăng cường.
- Sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường và chấp nhận cạnh tranh để

phát triển.
2


1.2. Kinh nghiệm phát triển mô hình kinh tế trang trại trên thế giới
1.2.1. Các nước Châu Âu
Cuối thế kỷ XVII, vương quốc Anh là nước công nghiệp hóa sớm nhất
thế giới, quan niệm rằng: trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, nông
nghiệp cũng phải xây dựng các xí nghiệp tập trung qui mô lớn như các xí
nghiệp công nghiệp. nhưng vì đặc điểm của nông nghiệp là phải tác động vào
những vật sống (cây trồng, vật nuôi) nên không phù hợp với hình thức sản xuất
tập trung qui mô lớn, sử dụng lao động làm thuê tập trung nên cuối cùng hiệu
quả của các trang trại gia đình vẫn chiếm ưu thế hơn các xí nghiệp nông nghiệp
tư bản qui mô lớn. Cho đến nay, ở các nước tiên tiến trang trại gia đình vẫn tồn
tại và phát triển mạnh. Ngay ở Mỹ, một nước có nền nông nghiệp tiên tiến nhất,
quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp tiến hành mạnh nhất thì số trang trại gia
đình vẫn tồn tại và phát triển.
1.2.2. Các nước Châu Á
Các nước Châu Á bước vào công nghiệp hoá muộn hơn các nước Âu
Mỹ hàng trăm năm.Vì vậy, kinh tế trang trại sản xuất nông sản hàng hoá phục
vụ công nghiệp hoá cũng xuất hiện muộn hơn. Kinh tế trang trại ở Châu Á hiện
nay có sự khác biệt giữa 2 nhóm nước: Các nước công nghiệp phát triển và các
nước đang phát triển.
* Kinh tế trang trại ở một số nước công nghiệp hoá phát triển:
Các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những nước ở Đông
Bắc Á đi lên công nghiệp hoá sớm nhất ở Châu Á. Do yêu cầu nguồn nguyên
liệu cho chế biến nông sản ngày càng cao, kinh tế trang trại ở các nước này
ngày càng phát triển mạnh để thay thế nông nghiệp tiểu nông.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã chú
trọng đế công tác cải cách ruộng đất.Theo đó, kinh tế hộ nông dân tiểu nông

được giao quyền sử dụng đất lâu dài và trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự
chủ trong đơn vị kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp. Nhờ vậy sản xuất kinh
doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, các nông hộ phát triển ngày
càng nhiều lên kinh tế trang trại.
Xét về quy mô, các trang trại Đông Bắc Á có quy mô diện tích rất nhỏ,
nhỏ hơn ở Tây Âu từ 20 – 30 lần, nhỏ hơn ở Mỹ 150 – 180 lần. Bình quân diện
tích đất đai của trang trại ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc chỉ trên dưới 1 ha.
Ở Nhật Bản từ những năm 50 trở lại đây kinh tế trang trại phát triển
mạnh ở các ngành sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp trên tất cả các vùng sản

3


xuất ra khối lượnh nông sản hàng hoá lớn về lúa gạo, rau quả, thịt, hình thành
các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.
Cũng giống như các nước Châu Mỹ các trang trại Nhật Bản cũng phát
triển theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô trên cơ sở tích tụ ruộng đất. Năm
1950 Nhật Bản có 6176 nghìn trang trại thì đến 1995 con số này là 5382 nghìn
trang trại mặc dù số lượng trang trại giảm đáng kể nhưng quy mô diện tích bình
quân 1 trang trại tăng chậm do qũy đất nông nghiệp của Nhật Bản bị hạn chế.
1995 trong tổng số gần 2,5 triệu trang trại trồng trọt có gần 60% trang trại có
quy mô từ 0,5 – 1ha, 31% có quy mô lớn hơn khoảng 30% số trang trại chăn
nuôi lợn thịt có quy mô dưới 100 con, 32% trang trại có quy mô từ 100 - 500
con, 28% có quy mô từ 500 – 2000 con và 5% có quy mô trên 2000 con. Đối
với chăn nuôi gà thịt, không có trang trại nào có quy mô dưới 300 con, chỉ có
trang trại có quy mô từ 300 con đến 100 nghìn con.
Về lao động, phần lớn các trang trại đều sử dụng lao động gia đình ít sử
dụng lao động làm thuê do quy mô diện tích nhỏ. Trang trại lâm nghiệp và chăn
nuôi quy mô vừa và lớn có sử dụng lao động làm thuê với mức độ khác nhau
tuỳ trình độ cơ giới hoá, đến nay, bình quân 1 trang trại với 1ha đất nông

nghiệp có từ 1 – 1,1 lao động nông nghiệp, còn những lao động khác của trang
trại hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp ở trong và ngoài trang trại.
Trong quá trình phát triển, các trang trại ở Nhật Bản có sự chuyển dịch
từ thuần nông sang kiêm nghiệp, thu nhập ngoài nông nghiệp ngoài trang trại
ngày càng tăng. Trong 40 năm gần đây các trang trại thuần nông của Nhật Bản
giảm khoảng 3 lần, từ 45% còn 35% trong tổng số trang trại. Các trang trại
kiêm nghịêp tăng lên đến 85% và thu nhập ngoài nông nghiệp là chính.
Về ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, các trang trại ở Nhật Bản
tuy có quy mô nhỏ nhưng trong quá trình công nghiệp hoá đã ứng dụng rộng
rãi các công nghệ hiện đại về giống cây trồng vật nuôi, các loại vật tư kỹ thuật
nông nghiệp, phân bón cho cây trồng, thức ăn công nghịêp cho gia súc, các
thiết bị nông nghiệp ứng dụng đồng bộ vào quá trình sản xuất, bảo quản, chế
biến, tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi cao. Từ 1950 – 1990, chi phí lao động
làm lúa giảm dần từ 2000giờ công xuống còn 500 giờ công. Nhiều trang trại
trồng rau, chăn nuôi gia cầm bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học trong quá
trình sản xuất, nhờ vậy tỷ suất hàng hoá trong các trang trại rất cao, đảm bảo
nhu cầu lương thực phẩm cho 125 triệu dân: 100% nhu cầu về gạo,81% nhu
cầu về thịt, trên 90% nhu cầu về trứng sưa, 76% nhu cầu về rau quả.

4


Đài Loan và Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hoá sau Nhật Bản nên
kinh tế trang trại cũng phát triển sau. Quy mô diện tích các trang trại ở đó cũng
trên dưới 1ha và quá trình hình thành và phát triển cũng giống như Nhật Bản.
Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá 1952- 1970 số lượng trang trại tăng từ 679750
lên 880274 trang trại và quy mô trang trại bình quân giảm từ 1,29 còn 1,03
ha.Thời kỳ công nghiệp hoá đạt trình độ cao 1970 – 1996 số lượng trang trại
giảm còn 779000 và quy mô bình quân tăng lên 1,2ha.
Số lượng và quy mô trang trại chăn nuôi ở Đài Loan tăng đều trong suôt

quá trình công nghiệp hoá, 1974 số trang trại chăn nuôi lợn dưới 100 con chiếm
99,5% trong tổng số trang trại và 68,63% tổng số đàn lợn. Đến 1994 số trang
trại nuôi dưới 100 con lợn giảm xuống còn 53,52% trong tổng số trang trại và
tổng số đàn lợn. Số trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 100 – 5000 con trở
lên,1994 chiếm 45%tổng số trang trại và 78% tổng số đàn lợn.
Cơ cấu sản xuất kinh doanh của trang trại ở Đài Loan cũng có sự chuyển
dịch từ thuần nông sang kiêm nghiệp như Nhật Bản.
Ở Đài Loan, việc thực hiện tích tụ ruộng đất cho trang trại gặp nhiều
khó khăn vì nông dân đi làm nghề khác nhưng không muốn bán ruộng. Do vậy
Đài Loan thực hiện chế độ sản xuất uỷ thác, có thể tập trung quyền sử dụng đất
vào các hộ nông dân,các trang trại ở Đài Loan đã tạo ra khối lươngj nông sản
hàng hoá cao, đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ở Hàn Quốc, công nghiệp hoá cũng như kinh tế trang trại phát triển sau
Nhật Bản và Đài Loan. Đặc điểm của trang trại ở Hàn Quốc cũng là quy mô
nhỏ, Từ thời kỳ 1953 – 1965 số lượng trang trại tăng từ 2.249 lên 2.507 trang
trại, với quy mô bình quân 0,9 ha. Thời kỳ 1970 – 1990 số lượng trang trại
giảm xuống 1.700 cơ sở và quy mô tăng lên 1,2 ha.
* Kinh tế trang trại ở một số nước đang phát triển:
Ở các nước đang phát triển ở Châu á, công nghiệp hóa mới bắt đầu và
kinh tế trang trại mới hình thành và phát triển. Công nghiệp hóa phát triển đã
nảy sinh nhu cầu ngày càng lớn về nông sản hành hóa và tất yếu phải hình
thành kinh tế trang trại thay thế kinh tế tiểu nông.
Trong quá trình công nghiệp hóa, vật cản trở hạn chế sự chuyển dịch cho
mô hình trang trại ở nhiều nứơc đang phát triển ở châu á là chưa xóa bỏ được
quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ, với phương thức phát canh thu tô, nên
các hộ chưa tự chủ sản xuất như các trang trại ở các nước Đông Bắc Á
Về cải cách ruộng đất, nhiều nước như ấn Độ, Philipin đã tiến hành cải
cách ruộng đất từ những năm 50, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế, chưa xóa
5



bỏ được sở hữu ruộng đất của địa chủ nên chưa tạo cơ sở cho sự hình thành
các trang trại.
Các doanh nghiệp nông nghiệp tư bản tư nhân ở các nước như Malaixia,
Indonesia, Ấn Độ… trước đây sử dụng lao động làm thuê để sản xuất nông sản
hàng hóa, dần chuyển sang cơ chế sản xuất mới, giao khoán ruộng đất, cung
cấp vật tư và cung cấp kỹ thuật cho các hộ gia đình công nhân sản xuất theo
hợp đồng, doanh nghiệp thu mua sản phẩm làm ra để chế biến xuất khẩu tạo ra
một loạt công nhân, nông dân chủ trại sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, chè,
tiêu…
Như vậy, ở các nước khác nhau qui mô trang trại cũng khác nhau và
thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, trình độ cơ giới hóa
và năng suất lao động của mỗi nước. Ở nước có bình quân diện tích đất nông
nghiệp thấp thì diện tích đất nông nghiệp bình quân của mỗi trang trại không
lớn lắm, nhưng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các chủ trang trại
tập trung đầu tư theo chiều sâu có thể tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa
ngày càng lớn trên đơn vị diện tích và thu lợi nhuận cao.
1.3. Quá trình nhận thức và lý luận phát triển kinh tế trang trại ở
Việt Nam
1.3.1. Khía cạnh pháp lý về quá trình hình thành và phát triển kinh
tế trang trại ở Việt Nam:
Chỉ thị 100 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công
tác khoàn, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động”
trong hợp tác xã nông nghiệp năm 1981 đã tạo nền tảng cho kinh tế hộ phát
triển.
Nghị quyết 10 NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị thừa nhận hộ
nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Các thành phần kinh tế được
đảm bảo quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo đảm
quyền sử dụng đất đai, giao đất, giao rừng sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích sản xuất nông nghiệp đã tạo nền tảng cho các nông hộ được phát triển với

qui mô sản xuất lớn hơn. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII (tháng 12/1997)
khẳng định “kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau được phát
triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, khuyến khích việc
khai thác đất hoang”.
Tháng 11 năm 1998, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 6 NQ/TW khóa
VIII chuyên đề vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn tiếp tục khẳng định
“ở nông thôn Việt Nam hiện nay đang phát triển những mô hình trang trại nông
6


nghiệp, phổ biến là trang trại gia đình, thực chất là các hộ sản xuất hàng hóa
với qui mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản
xuất kinh doanh có hiệu quả”.
Ngày 02 tháng 02 năm 2000 nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế
trang trại trong công cuộc phát triển nông nghiệp, phát triển đất nước chính phủ
đã ra nghị quyết chính phủ về kinh tế trang trại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP
để qua đó thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: phân
bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Định hướng chính sách cụ
thể như: Chính sách đất đai; Chính sách thuế; Chính sách đầu tư, tín dụng;
Chính sách lao động; Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường; Chính sách
thị trường; Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại.
Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm
2000, thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại.
Thông tư số 82/2000/TT- BTC ban hành ngày 14 tháng 08 năm 2000 hướng
dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại tuy nhiên nội dung
vẫn còn mang tính chất rất định hướng, để áp dụng được còn cần các hướng
dẫn cụ thể của UBND từng tỉnh.
Thông tư số 62/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 20 tháng 5 năm 2003
thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Thông tư
74/2003/TT-BNN ngày 4 tháng 7 năm 2003 ban hành để sửa đổi, bổ sung Mục

III Của Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng
dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Ngoài ra các tỉnh tùy theo tình hình
cụ thể địa phương mà đưa ra các nghị quyết và chính sách để cụ thể hoá chính
sách trung ương.
1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của trang trại, tiêu chí nhận dạng
trang trại và loại hình trang trại:
a) Những đặc trưng cơ bản của trang trại:
Theo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại Việt Nam của Ban
Kinh tế Trung ương, trang trại có những đặc trưng cơ bản sau:
- Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp
phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng
hóa rõ rệt.
- Các trang trại có sự tập trung tích tụ cao hơn rõ rệt so với mức bình
quân của các hộ kinh tế gia đình trong xã hội, ở từng vùng về các điều kiện sản
xuất (đất đai, vốn, lao động); đạt khối lượng và tỉ lệ sản phẩm hàng hóa lớn hơn
và thu được lợi nhuận nhiều hơn.
7


- Nhìn chung chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu,có điều
kiện làm giàu và biết làm giàu, có vốn, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý,
có hiểu biết nhất định về thị trường, bản thân và gia đình thường trực tiếp tham
gia lao động quản lý, sản xuất của trang trại đồng thời có thuê mướn thêm lao
động để sản xuất, kinh doanh.
- Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị
trường, chính vì vậy có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ mang nặng tính tự cấp,
tự túc về tiếp thị, về sự tác động của khoa học – công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp, về sự phát triển của công nghiệp, trực tiếp là công nghiệp bảo quản, chế
biến nông lâm thủy sản, chế tạo nông cụ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm vá đáp ứng được đòi hỏi của khác hàng về quy cách, chất

lượng sản phẩm để bảo đảm tiêu thụ hàng hóa, cạnh tranh trên thị trường.
Qui mô sử dụng (cũng là mức độ tích tụ) các điều kiện sản xuất (đất đai,
vốn, lao động) là những yếu tố cơ bản nhất, quyết định tính chất hàng hóa của
trang trại.
b) Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại:
Theo thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại
số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000 một hộ sản
xuất nông - lâm nghiệp – thủy sản được xác định là trang trại phải đạt cả hai
tiêu chí sau:
* Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân/năm: Đối với các tỉnh
phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh
phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
* Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông
hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
-. Đối với trang trại trồng trọt
(1) Trang trại trồng cây hàng năm: Từ 2ha trở lên đối với các tỉnh phía
Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây
Nguyên.
(2) Trang trại trồng cây lâu năm: Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía
Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 5ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và
Tây Nguyên.
Trang trại trồng hồ tiêu 0,5ha trở lên.
(3) Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả
nước.
- Đối với trang trại chăn nuôi
8


(1) Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò…): Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có
thường xuyên từ 10 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con

trở lên.
(2) Chăn nuôi gia súc (lợn, dê…): Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên
đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. Chăn nuôi lợn
thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa); dê thịt từ 200 con
trở lên.
(3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ
2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối
với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
- Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có
tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản
và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1).
c) Loại hình trang trại:
* Theo tiêu thức về cách áp dụng mô hình sản xuất:
- Trang trại trồng trọt: là các trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu
năm, hoặc trồng cây lâm nghiệp .
- Trang trại chăn nuôi: là trang trại hoạt động chăn nuôi đại gia súc: trâu,
bò, v.v...; chăn nuôi gia súc: lợn, dê,v.v...; chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan,
ngỗng, v.v...
- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản.
- Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: là trang trại có từ 2 hoạt động
sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản khác nhau trở lên và mỗi hoạt
động đều đạt về quy mô hoặc mức giá trị hàng hoá và dịch vụ như quy định cho
trang trại.
* Theo tiêu thức về tính chất và quy mô sở hữu gồm có: Trang trại gia
đình, trang trại tiểu chủ, trang trại tư nhân.
Các trang trại trên còn khác nhau về tính chất và quy mô sử dụng lao
động. Trang trại gia đình chủ yếu sử dụng lao động gia đình, trang trại tiểu chủ
chủ yếu sử dụng lao động thuê mướn, song số lao động thuê mướn thấp hơn

mức qui định của pháp luật để xác định doanh nghiệp tư nhân. Trang trại tư
nhân thì hoàn toàn sử dụng lao động thuê mướn với số lao động thuê mướn
bằng hay lớn hơn mức qui định của pháp luật để xác định doanh nghiệp tư
nhân.
9


Cả ba loại hình trang trại trên cần được khuyến khích phát triển, tuy
nhiên trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên phát triển kinh tế trang trại gia đình
vì loại hình trang trại này gần gũi với kinh tế nông hộ và phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất nông nghiệp hiện tại.
1.3.3. Tính tất yếu khách quan trong việc phát triển kinh tế trang
trại ở Việt Nam:
* Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp
qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất:
Xuất phát từ quy luật quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất – trình độ của
đội ngũ lao động trong nông nghiệp – nhờ vào sự phát triển của khoa học công
nghệ, hệ thống khuyến nông và các chính sách phù hợp trong nông nghiệp ngày
càng được nâng cao. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải
thiết lập quan hệ sản xuất mới để tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
trỉển nhanh hơn.
* Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp
với mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn:
- Trang trại ra đời tạo mối quan hệ mới giữa công nghiệp và nông nghiệp
trong quá trình phát triển: công nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm mới
phục vụ cho nông nghiệp. Nhưng với một nền nông nghiệp kém phát triển thì
không đủ điều kiện để ứng dụng những thành quả của công nghiệp phát triển
cũng như không đáp ứng đủ nhu cầu nông sản hàng hóa cho một xã hội phát

triển bởi sự kích thích của công nghiệp. Sự ra đời và phát triển của kinh tế trang
trại ở nước ta vào lúc này đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết - chính nó sẽ tạo
ra sự ghép nối hợp lý để đưa công nghiệp và nông nghiệp đất nước đi vào con
đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá .
- Sự hình thành kinh tế trang trại là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp. Đồng
thời do đặc điểm ưu thế vốn có của mình nên nền kinh tế trang trại có khả năng
đáp ứng những nhu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn đặt
ra. Mặt khác sự phát triển của kinh tế trang trại sẽ tạo ra điều kiện và động lực
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa nhanh hơn, hiệu quả hơn. Mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất công nghiệp là nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa ở nước ta.

10


- Trang trại với ưu thế về quy mô, vừa có điều kiện tăng năng suất lao
động, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích vừa có khả năng khai thác hữu
hiệu lợi thế so sánh của từng vùng , lãnh thổ sẽ thực hiện tốt việc sản xuất ra
hàng loạt sản phẩm với chi phí thấp nhất nên có điều kiện để cạnh tranh trong
nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường . Trên cơ sở đó thúc đẩy tăng
trưởng cả thị trường đầu ra lẫn thị trường đầu vào. Điều này có tác dụng kích
cầu trong tương lai và đây là biện pháp để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông nghiệp ở nước ta.
* Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp
với tiến trình phát triển kinh tế và quá trình hội nhập:
Trong thời gian qua kinh tế nông hộ đã có những đóng góp quan trọng
về vốn, đất, lao động và kinh nghiệm phục vụ cho việc mở rộng sản lượng
nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới,

cụ thể với việc gia nhập WTO, nông dân không còn được bảo hộ bởi các biện
pháp hành chính như hạn ngạch nhập khẩu hay thuế bảo hộ và cung nông sản
hướng tới đáp ứng cầu của thị trường thế giới thì kinh tế trang trại có nhiều lợi
thế hơn:
- Lợi thế về quy mô sản xuất: diện tích đất, vốn sản xuất, lao động, máy
móc, thiết bị của trang trại đều lớn hơn nông hộ. Với quy mô các yếu tố đầu
vào lớn, chi phí sản xuất sẽ giảm nhanh bởi quy mô sản lượng tăng. Chi phí là
yếu tố quyết định cạnh tranh sản phẩm. Do đó phát triển kinh tế trang trại nông
sản Việt Nam mới có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và các nước
phát triển.
- Lợi thế về tỷ suất hàng hoá, đồng nhất chất lượng sản phẩm, và thương
hiệu của sản phẩm: Kinh tế trang trại với quy mô sản xuất lớn tập trung sẽ dễ
thực hiện quy hoạch phân vùng chuyên môn hóa sản xuất theo lợi thế so sánh,
tạo ra sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm tạo thương hiệu riêng cho sản
phẩm của trang trại hay vùng. Yêu cầu của thị trường thế giới đòi hỏi ngày
càng cao về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và nguồn gốc
uy tín của nhà sản xuất, điều này chỉ có sản xuất theo quy mô lớn như trang trại
thì mới có khả năng đáp ứng.
- Lợi thế về ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp:
Quy mô lớn của diện tích đất và vốn sản xuất sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng
các công nghệ mới, cơ giới hoá, thâm canh tăng năng suất đất đồng thời gắn
với bảo vệ môi trường, không phá rừng. Do đó phát triển kinh tế trang trại thì
11


nông dân mới duy trì bền vững sức mạnh cạnh tranh của mình khi hội nhập với
nông dân thế giới.
- Lợi thế về nâng cao năng suất lao động: Việt Nam hoàn toàn bất lợi do
năng suất lao động nông nghiệp còn quá thấp so với các nước trong khu vực.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới Worldbank (2000), năng suất lao động

nông nghiệp của Việt Nam chỉ khoảng 244 USD, tương đương 75% của Trung
Quốc, 33% so với Indonesia, 25% so với Thái Lan, 18% so với Philipines và
4% so với Malaysia. Năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố sau:
Năng suất ruộng đất (Giá trị sản phẩm tính trên 1 ha) và năng suất đất-lao động
(diện tích đất nông nghiệp tính trên 1 lao động).
Năng suất lao động thấp sẽ làm chi phí sản xuất cao và khó mà cải thiện
được thu nhập cho nông dân. Kinh tế trang trại với tư liệu sản xuất, vốn, sức
lao động được tập trung trên qui mô lớn mới có điều kiện phát huy ưu thế phân
công lao động cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo điều kiện cải thiện, nâng cao
năng suất lao động.
Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất mà kinh tế nông nghiệp
trên thế giới đã và đang trải qua. Hình thức tổ chức sản xuất này đang tỏ ra có
ưu thế, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền sản xuất
xã hội, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp thế giới. Tóm lại kinh tế
trang trại là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp mà sự xuất
hiện của nó nảy sinh từ những yêu cầu khách quan của quá trình phát triển cơ
chế kinh tế thị trường và phù hợp với chủ trương thực hiện công nghiệp hóa –
hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.3.4. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam:
Ở Việt Nam hiện nay kinh tế trang trại ngày càng thể hiện ưu thế vượt
trội so với các loại hình sản xuất khác, trang trại ngày càng tăng lên cả về số
lượng và quy mô, sản phẩm của trang trại ngày càng tăng lên về số lượng và
giá trị tỷ trọng, giá trị của sản phẩm trang trại ngày một tăng.
Trên thế giới các nước phát triển sản phẩm nông nghiệp tuyệt đại đa số
là của trang trại. Xu thế phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay kinh tế trang
trại phù hợp với người nông dân và định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà
nước.
* Về mặt kinh tế


12


- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá tối đa hoá lợi
nhuận. Vì vậy các trang trại phải ghi chép, hạch toán, tổ chức sản xuất kinh
doanh khoa học, tiếp cận thị trường... Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng
hiệu quả các nguồn lực: giảm chi phí đầu vào và nâng cao giá trị sản xuất đầu
ra đem lại lợi nhuận cao cho chủ trang trại làm giàu chính họ và làm giàu địa
phương góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Chủ trang trại là người sản xuất có quy mô lớn và có điều kiện nuôi
trồng con vật nuôi có giá trị kinh tế cao, điều này làm khắc phục dần tình trạng
manh mún, phân tán trong sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công
nghiệp chế biến vì số lượng sản phẩm tương đối lớn, chất lượng đồng đều, quy
trình sản xuất đúng kỹ thuật. Điều này tạo cho chế biến xuất khẩu thuận lợi thu
về ngoại tệ cho công cuộc phát triển đất nước.
- Trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học và công
nghệ đến hộ nông dân thông qua chính hoạt động sản xuất của mình.
* Về mặt xã hội.
Phát triển trang trại góp phần tạo điều kiện làm tăng thêm thu nhập cho
lao động nông thôn. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các vùng dân cư có mật
độ lớn như các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long. Diện tích đất canh
tác bình quân đầu người thấp nên nông dân chưa sử dụng hết thời gian lao động
khi trang trại phát triển .
Do được đầu tư cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích tạo thêm việc
làm trên chính diện tích đó mặt khác giá trị sản xuất lớn cũng đồng nghĩa thu
nhập của người lao động cao hơn. Đặc biệt là các trang trại chăn nuôi, hay
trang trại trồng hoà... diện tích không lớn nhưng nhu cầu số lao động trên đơn
vị diện tích và thu nhập trên đơn vị diện tích đó tương đối lớn. Điều này góp
phần thay đổi bộ mặt nnnt tăng số hộ giàu lên, giảm số hộ nghèo đói.

Phát triển kinh tế trang trại làm thúc đẩy kết cấu hạ tầng trong nông
thôn, làm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức quản lý sản xuất...
Qua đó thúc đẩy tự thay đổi bộ mặt nông thôn.
* Về mặt môi trường

13


Chủ trang trại là người có nhận thức tiến bộ hơn về tác động của môi
trường đến chính quá trình sản xuất của họ và của vùng. Do sản xuất tự chủ và
vì lợi ích thiết thực lâu dài họ luôn ý thức bảo vệ môi trường trong phạm vi của
họ và của vùng. Đặc biệt là trong chăn nuôi điều này quyết định lớn đến thành
bại của quá trình sản xuất kinh doanh.
Như vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần bảo vệ môi trường, thúc
đẩy quá trình chuyển dịch lao động, cơ giới hóa nông nghiệp, kích thích các
ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp
và các ngành dịch vụ nông nghiệp phát triển do đó thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở
VIỆT NAM
2.1. Những thành tựu đạt được
2.1.1. Giai đoạn trước khi có NQ 03/2000/NQ-CP:
Trước khi có nghị quyết 03/2000/NQ-CP và thông tư 69 hướng dẫn tiêu
chí xác định kinh tế trang trại nên mỗi vùng có một cách nhìn khác nhau về
kinh tế trang trại.
Bảng 1: Số trang trại phân theo địa phương trước khi NQ
03/2000/NQ-CP
Kon Đắc Lâm Bình
Bình
Chỉ tiêu

Yên Bái
Tum
lắc Đồng Dương Phước
- Số trang trại
9226
998
4000 1063 1247
2076
- Diện tích bình quân (ha)
6-10
2-5
6,3
2-5
11,06
9,3
- Lao động thuê thường xuyên (người) 8-10
3-5
4-10 3-5
3-5
3-10
- Lao động thời vụ (người)
25-30
30-40 21
- Vốn đầu tư bình quân (tr.đ)
80-100 105
100 75
229
200
(Nguồn: Tư liệu về kinh tế trang trại, Ban Vật giá chính phủ. NXB TP. HCM)
2.1.2. Giai đoạn sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP đến nay

Sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP kinh tế trang trại tiếp tục phát
triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản.
* Giai đoạn từ năm 2000 đến 2006:
Bảng 2: Số trang trại phân theo địa phương
Cả nước
Đồng bằng s.Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc

2000
57069
1646
2793
282

2001 2002 2003
61017 61787 86141
1834 1939 5031
3201 3210 4859
135
163
367
14

2004
110832
8131
4984
400


2005
114362
9637
5473
395

2006
113100
13863
4704
522


Bắc Trung Bộ
4084
3013 3216 4842
5882
6706
Duyên hải Nam Trung Bộ
3122
2904 2943 6509
6936
7138
Tây Nguyên
3589
6035 6223 6650
9450
9623
Đông Nam Bộ

9586 12705 12126 14938 18921
18808
Đồng bằng s.Cửu Long
31967 31190 31967 42945 56128
56582
(Nguồn: Tư liệu về kinh tế trang trại, Ban Vật giá chính phủ. NXB TP.HCM)
- Số lượng trang trại tăng nhanh, loại hình sản xuất đa dạng đã góp
phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng ở tất cả các vùng trong cả
nước, đến thời điểm 01/7/2006, cả nước có 113730 trang trại, so với năm 2001
tăng 52713 trang trại (+86,4%), so với năm 2004 tăng 2898 trang trại (+2,5%).
Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng có
nhiều đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng qui mô trồng trọt, chăn nuôi và
nuôi trồng thuỷ sản là những vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất. Ba
vùng này có 80077 trang trại, chiếm 70,4%.
Riêng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 54.425 trang trại chiếm gần
50% số trang trại cả nước. Loại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng
và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng
cây hàng năm và cây lâu năm và tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp.
Khâu đột phá mạnh mẽ nhất trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn là nuôi trồng thủy sản. Hiện tại, cả nước có trên 26.000
trang trại nuôi trồng thủy sản các loại ở nhiều vùng trong nước, mô hình này đã
khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, mặt nước, tạo công ăn việc làm cho hàng
chục ngàn lao động tại địa phương. Hiện ở ĐBSCL, trang trại nuôi trồng thủy
sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả nước.
Cũng nhờ các mô hình kinh tế trang trại này mà nhiều đề tài khoa học kỹ
thuật đã được ứng dụng vào sản xuất. Chính vì vậy, sản phẩm hàng hóa và thu
nhập của các trang trại ngày một nâng cao. Năm 2003, tổng gía trị hàng hóa
dịch vụ của trang trại là 7.047 tỷ đồng. Như vậy bình quân một trang trại đạt 98

triệu đồng. Tuy nhiện mô hình trang trại thủy sản đạt bình quân cao nhất với
doanh thu từ 120-150 triệu đồng/trang trại.
- Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng
đất - điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp.
Tại thời điểm 01/7/2006, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản do
các trang trại đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm 2001
(bình quân 1 trang trại sử dụng 5,8 ha). Trong cơ cấu đất nông, lâm nghiệp và
15

6756
7808
8785
16867
54425


thuỷ sản trang trại đang sử dụng năm 2006, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ
trọng lớn nhất với 286,4 nghìn ha (43,2%); đất trồng cây lâu năm 148 nghìn ha
(22,3%); đất lâm nghiệp 94,7 nghìn ha (14,3%) và đất nuôi trồng thuỷ sản
134,4 nghìn ha (20,2%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân
1 trang trại cao nhất là ở vùng Tây Bắc 9,82 ha, Đông Bắc 8,87 ha, Bắc Trung
Bộ 7 ha, chủ yếu là do các vùng này có nhiều trang trại lâm nghiệp (tiêu chí qui
định từ 10 ha trở lên). Đặc điểm đất đai của các trang trại là đất sản xuất liền
bờ, liền khoảnh, qui mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ,
vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá, thủy lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật.
KTTT đã thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc đất
hoang hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và mô hình
KTTT này đã phần nào cải thiện được môi trường sinh thái. Theo số liệu thống
kê, năm 2002 các trang trại đã sử dụng 369.000ha đất và mặt nước trong đó đất

trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ 37,3% đất trồng cây lâu nămchiếm 26%, đất
lâm nghiệp chiếm 18,7%; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 18%.
Như vậy, diện tích đất sử dụng bình quân của một trang trại trung bình là 6,
08ha
- Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập
cho lao động nông thôn.
Tại thời điểm 01/7/2006, các trang trại đã sử dụng 395,9 nghìn lao động
làm việc thường xuyên, gấp 1,7 lần so năm 2001; trong đó lao động của hộ chủ
trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao
động thuê mướn. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn
lao động thời vụ. Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi
trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất.
Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là
17,5 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu vực nông thôn. Tuy
nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông,
chưa qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như
làm đất, trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,…; có rất ít lao
động đảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc,
chọn giống cây, con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm,
… Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
16


- Qui mô vốn sản xuất, kinh doanh của trang trại tăng nhanh do các chủ
trang trại tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi.
Tại thời điểm 01/7/2006, tổng vốn sản xuất, kinh doanh của các trang
trại là 29320,1 tỷ đồng, bình quân một trang trại 257,8 triệu đồng, tăng 122,7
triệu đồng so năm 2001 (+90,8%). Vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang

trại cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 575,5 triệu đồng (tăng 341,6 triệu đồng so
năm 2001) do chủ yếu trang trại trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, tiếp đến là
Tây Nguyên 279,6 triệu đồng (+100,7 triệu đồng); Đồng bằng sông Cửu Long
206,6 triệu đồng (+135,2 triệu đồng); Đồng bằng sông Hồng 200,9 triệu đồng
(+94,3 triệu đồng); Tây Bắc 200 triệu đồng (+90,5 triệu đồng); Đông Bắc 192,1
triệu đồng (+107,2 triệu đồng); thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 144,4
triệu đồng do chủ yếu trang trại trồng cây hàng năm cần ít vốn hơn. Những tỉnh
có vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại từ 500 triệu đồng trở lên là:
Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng
lớn, gắn với thị trường.
Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại năm 2006 đạt 19826 tỷ
đồng, gấp 3,6 lần năm 2001, bình quân 174,9 triệu đồng 1 trang trại, gấp 1,9
lần so năm 2001.
Tổng thu sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng
Đông Nam Bộ 221 triệu đồng; Đồng bằng sông Hồng 193 triệu đồng; Đồng
bằng sông Cửu Long 181 triệu đồng; Tây Nguyên 148,6 triệu đồng; Đông Bắc
139 triệu đồng; Duyên hải Nam Trung Bộ 112 triệu đồng; Tây Bắc 100 triệu
đồng và thấp nhất là Bắc Trung Bộ 105 triệu đồng.
Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm
2006 là 18031 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so năm 2001, bình quân 1 trang trại 159
triệu đồng gấp 1,9 lần, tỷ suất hàng hoá là 95,2%. Các vùng có tỷ suất hàng hoá
cao là: Đông Nam Bộ 98,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 98,1%, Tây Nguyên
96,2%, Đồng bằng sông Hồng 95,6%, thấp nhất là Tây Bắc 89,8%.
Thu nhập trước thuế của các trang trại năm 2006 đạt 6979 tỷ đồng gấp
3,5 lần so năm 2001, tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu là 35,2% (giảm 0,2%
so năm 2001).
Thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại 61,4 triệu đồng gấp 1,9 lần so
năm 2001. Tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu sản xuất, kinh doanh của trang
trại cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng do chịu ảnh hưởng của loại hình

sản xuất và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh: cao nhất là Tây Bắc 47,1%, Tây
17


Nguyên 43,4%, Đông Nam Bộ 38,6%, thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng
24,6%.
* Giai đoạn từ cuối năm 2006 đến 2007:
- Đến cuối năm 2007 cả nước có 116.062 trang trại, gấp hai lần số trang
trại năm 2000 (55.852 trang trại), trong đó khu vực ĐBSCL chiếm tỉ lệ cao nhất
với 51.540 trang trại (chiếm 44,4% tổng số trang trại trong cả nước).
Về loại hình sản xuất của trang trại thì trang trại trồng trọt nông nghiệp
hiện chiếm tỉ lệ cao nhất, với 55.889 trang trại (chiếm tỉ lệ 48,2% tổng số các
loại hình trang trại). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhìn chung cơ cấu
các loại hình trang trại đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng trang
trại nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, giảm tỉ trọng trang trại trồng trọt nông
nghiệp.
Năm 2007, bình quân đất đai của mỗi trang trại là 4,6ha, với nhiều
nguồn gốc khác nhau: nhà nước cấp, nhận khoán, đấu thầu, sang nhượng…; số
lao động bình quân 5,6 lao động/trang trại, trong đó lao động của chủ trang trại
chiếm tỉ lệ khoảng 44%, còn lại là thuê ngoài; vốn đầu tư của trang trại bình
quân 285 triệu đồng/trang trại, trong đó vốn chủ trang trại chiếm 68%, vốn vay
ngân hàng 25% và vốn khác 7%.
Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra bình quân 165 triệu đồng/trang
trại, trong đó loại hình trang trại có giá trị hàng hóa cao nhất là trang trại chăn
nuôi đạt bình quân 221 triệu đồng/trang trại, cá biệt có trang trại trên 400 triệu
đồng.
Nhìn chung, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 03/CP của Chính phủ về
phát triển kinh tế trang trại, những kết quả đạt được của kinh tế trang trại đã
góp phần vào tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông
thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân. Tuy nhiên, kinh tế trang trại

phát triển còn chưa ổn định, thiếu bền vững và bộc lộ những non yếu; trong
thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp đúng
đắn đã ban hành; đồng thời, có sự tổng kết đầy đủ và toàn diện về phát triển
kinh tế trang trại, từ đó có chủ trương và hoàn thiện chính sách và giải pháp
huy động hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại hơn
nữa, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2. Những khó khăn và hạn chế

18


Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu phát triển, mô hình kinh tế trang
trại ở nước ta thời gian qua phát triển còn chưa ổn định, gặp rất nhiều khó khăn
và hạn chế.
2.2.1. Vấn đề về nhận thức
Một trong những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển KTTT
là việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
trang trại còn tiến hành quá chậm... Và thực tế cho đến nay, 55% trong tổng số
các trang trại vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hơn nữa, nhiều tỉnh vẫn cho rằng hiện nay còn quá thiếu các chính sách
khuyến khích chủ trang trại tích tụ đất, sử dụng đất đai vượt hạn điền để mở
rộng và phát triển trang trại nhất là ở những vùng khó khăn, nơi đất trống đồi
núi trọc, đất hoang hóa. Mặt khác, ở một số nơi tình trạng sang nhượng, tích tụ
đất trái pháp luật đã làm tăng số hộ không đất dẫn tới sự đói nghèo.
Cũng có nhiều trường hợp, một số chủ trang trại mướn đất, thuê đất của
các chủ sử dụng đất khác hoặc nhận đất khoán của nông, lâm ngư trường nhưng
hiện tại họ không được hưởng quyền của người thuê đất hoặc nhận khoán đất
mà pháp luật quy định. Chính vì vậy, các chủ trang trại chưa thật sự yên tâm
khi bỏ vốn đầu tư vào việc phát triển trang trại.

Một vấn đề nữa là hiện nay các trang trại chưa được thừa nhận về mặt
pháp lý, nên trong quan hệ giao dịch với các cơ quan chức năng nhà nước và
các tổ chức kinh tế xã hội, họ không có tư cách pháp nhân. Chủ trang trại vẫn
chỉ được xem là một chủ hộ nông dân bình thường. Điều này khiến cho các
trang trại gặp rất nhiều khó khăn và thiệt thòi, đặc biệt là trong quá trình giao
dịch với ngân hàng để vay vốn.
2.2.2. Ô nhiễm môi trường
Một điều đáng lưu ý hơn cả đó là ô nhiễm môi trường đang là một vấn
đề bức xúc khó giải quyết của nhiều trang trại, nhất là các trang trại chăn nuôi
và nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm và cạn
kiệt nguồn tài nguyên như hiện nay đó là nhận thức không đầy đủ của các chủ
trang trại cũng như việc phát triển KTTT ở nhiều nơi còn mang tính tự phát,
không theo quy hoạch. Đặc biệt hơn cả, ở nhiều vùng nuôi tôm, do mạng lưới
thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch nên việc nuôi trồng
đã gây ô nhiễm môi trường nước, phân tán dịch bệnh, ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, một số nơi rừng đã bị phá kiệt quệ để phát
triển KTTT.
2.2.3. Thị trường đầu ra.
19


Ông Nguyễn Tấn Trịnh, Phó trưởng ban Kinh tế TƯ trong một buổi hội
thảo về kinh tế trang trại đã nói: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là thị
trường. Sản phẩm làm ra mà không có thị trường thì không thể nói đến sản xuất
lớn được. Chúng ta đang phải tính đến thị trường tại chỗ, thị trường trong nước
và thế giới”.
Hiện nay, điều mà các chủ trang trại bức xúc hơn cả đó là chuyện đầu ra
cho các sản phẩm. Ông Nguyễn Trường Sơn, chủ một trang trại có diện tích 60
ha ở Bình Long, Bình Phước cho biết, ông đã làm trang trại gần 10 năm nhưng
cũng bấy nhiêu năm, gia đình ông đã phải "tự bơi" trên thương trường. Nhiều

chủ trang trại nhận định rằng, cho đến nay, sản phẩm của trang trại tiêu thụ qua
trung gian mà cụ thể là thương lái chiếm tỷ lệ từ 70%-95% trong tổng số sản
phẩm trang trại thu họach được. Còn định hướng cho việc sản xuất cây, con gì
ở trang trại thì nhiều hộ phải nhờ chính... thương lái họ mách bảo. Ngược lại,
"dấu ấn" của các cơ quan chuyên môn, các đơn vị nhà nước thì gần như các
trang trại chẳng "nhờ vả" được gì .
Theo một số nhà chuyên môn, chất lượng hàng hoá của trang trại chủ
yếu dưới dạng thô, do đó năng suất, chất lượng, giá trị chưa cao. Báo cáo của
các địa phương cho thấy, 90% sản phẩm của trang trại bán ở dạng thô hoặc tươi
sống chưa qua chế biến, 60% sản phẩm của trang trại bán với giá thấp, chưa
hợp lý...
2.2.4. Vốn sản xuất
Một bức xúc được xem như cốt lõi nhất hiện nay đó là vấn đề vay vốn.
Đây là điều bế tắc nhất mà cho đến nay các trang trại đang gặp phải. Nói về vấn
đề này, ông Đoàn Minh Chiến, chủ trang trại 64 ha đất ở Bình Dương buồn bã:
"Chúng tôi đã đầu tư hàng tỷ đồng vào trang trại. với quy mô chẳng khác gì
một DN. Nhưng nếu so sánh với nhiều đơn vị làm ăn hời hợt khác ở TP.HCM
thì họ vẫn có con mộc "đỏ chót" để được vay vốn còn riêng chúng tôi thì chẳng
có tư cách pháp nhân gì. Đã vậy, nhiều chủ trang trại "hộ khẩu một nơi, trại một
nơi" nên theo quy chế của ngân hàng thì chúng tôi không được vay tiền ở nơi
mà đang có trang trại còn quay về nơi đăng ký hộ khẩu thì ngân hàng lại cho
rằng chương trình thực hiện không nằm trong địa bàn và nhất định họ không
duyệt.
Ở tỉnh An Giang, trong số 1.125 trang trại có đến 71% thiếu vốn sản
xuất trầm trọng, chỉ có 29% được vay vốn ngân hàng nhưng số tiền được vay
chỉ bằng 53% nhu cầu. Do vậy đa số chủ trang trại phải vay vốn bên ngoài để
đầu tư sản xuất với lãi suất 3-5%, nhiều khi đến 7%. Có nhiều lý do để ngân
20



hàng từ chối cho chủ trang trại vay vốn. Trước hết vẫn là giấy chứng nhận trang
trại. Hiện toàn tỉnh mới có 60 trang trại được tỉnh cấp giấy chứng nhận!... Phần
đông các chủ trang trại ngại làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vì sợ... thuế,
đến khi cần vay vốn vội vàng làm thủ tục thì có những tiêu chuẩn không đạt
nên không được cấp giấy chứng nhận. Lý do thứ hai là vấn đề xác định giá trị
tài sản thế chấp của ngân hàng quá thấp, đặc biệt đối với tài sản thế chấp là đất
đai. Khi xác định giá trị đất thế chấp ngân hàng chỉ chấp nhận mức giá của
UBND tỉnh công bố hằng năm chứ không chấp nhận giá thị trường nên các chủ
trang trại bị thiệt thòi. Riêng đối với những trang trại có giấy chứng nhận kinh
tế trang trại thì được cho vay số vốn tối đa bằng 80% giá trị tài sản thế chấp, rất
bất hợp lý.
Về phía các ngân hàng, hiện ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 3 văn
bản quy định về mức cho vay đối với hộ nông nghiệp: đối với hộ nông nghiệp
sản xuất kinh doanh tận dụng ao hồ mặt nước khi vay 10 triệu đồng cần phải có
quyền sử dụng đất, còn đối với những hộ làm kinh tế trang trại khi vay ở mức
dưới 20 triệu đồng không cần thế chấp tài sản nhưng cũng phải có quyền sử
dụng đất. Tuy nhiên, mức vay này hoàn toàn không thỏa mãn các hộ sản xuất
trang trại.
Đã vậy, các chủ trang trại còn một nỗi lo khác nữa đó là chuyện hỏa
hoạn, cướp phá, trộm cắp xâm chiếm đất đai trang trại đang xảy ra ở nhiều địa
phương mà theo nhiều chủ trang trại cho biết thì những chuyện nêu trên chắc
chắn không thể làm trong "một sớm một chiều" là dẹp ngay được. Như vậy,
KTTT là hướng đi đúng nhưng để đạt được như những gì mà các nhà chức
trách đề ra, con đường quả còn nhiều vất vả, chông gai ở phía trước.
2.2.5. Trình độ của chủ trang trại
Đa số chủ trang trại có trình độ học vấn thấp, số đông chưa qua đào tạo
(chiếm 95%) thường lúng túng trước cơ chế thị trường, việc điều hành tổ chức
sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình của chủ
trang trại.
Đó là do hầu hết các chủ trang trại xuất thân từ sản xuất nhỏ, còn nhiều

hạn chế về trình độ tổ chức quản lý, khả năng áp dụng khoa học công nghệ và
khả năng am hiểu thị trường. Vốn sản xuất thiếu trầm trọng, công cụ lao động
còn thô sơ, chủ yếu là công cụ thủ công. Lao động phần lớn là lao động phổ
thông, thiếu trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân các trang trại
không có điều kiện để bồi dưỡng trong khi nhà nước lại không quan tâm, tạo
điều kiện giúp đỡ.
21


Ngoài ra, hiện nay không chỉ riêng khó khăn về chuyện cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất khiến các mô hình kinh tế trang trại phát triển chưa
thực sự hiệu quả, rõ nét và không bền vững mà đi liền với đó là nếp suy nghĩ
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đã ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân. Người
nông dân từ xưa đến nay ít dám chấp nhận rủi ro.Tư tưởng: “ăn chắc” đã hạn
chế rất nhiều tới việc đầu tư, bỏ tiền ra nhưng chưa nhìn thấy hiệu quả sẽ thế
nào. Và do thời gian giao đất ngắn từ 5-10 năm, với các mô hình trang trại
vườn đồi trồng cây lâu năm, mô hình VAC thì thời gian giao đất bao lâu là yếu
tố quan trọng để người dân xác định phương án làm ăn của trang trại. Mặt khác
tại các địa phương cũng chưa có quy hoạch cụ thể chi tiết xem vùng nào nên
nuôi trồng thuỷ sản, vùng nào phát triển trang trại kinh doanh tổng hợp...để
người nông dân có sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.Ngoài ra vốn, KHKT
cũng khiến người nông dân làm kinh tế theo mô hình kinh tế trang trại lao đao
trong quá trình phát triển.
Không những vậy, cơ sở hạ tầng yếu kém, gây khó khăn cho các trang
trại trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện nay, hầu hết các trang trại
nằm ở vùng trung du miền núi, nơi có đất đai rộng rãi nhưng cơ sở hạ tầng yếu
kém, đường xá đi lại khó khăn vì vậy ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và hiệu
quả sản xuất, đến khả năng vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
VIỆT NAM

3.1. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung
Để tiếp tục thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển đúng hướng và bảo vệ môi
trường thì việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung là rất cần thiết và cấp bách. Mục
đích của việc quy hoạch này giúp cho quá trình chỉ đạo, kiểm soát quá trình sản xuất
tốt hơn giúp cho các hộ, các chủ trang trại đầu tư đúng hướng. Việc đầu tư cơ sở hạ
tầng như đường, điện ít tốn kém hơn và đặc biệt là cách xa khu dân cứ tránh được
việc lây lan bệnh tật và ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí...
Muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng vùng sản xuất tập trung thì bên cạnh việc
thu hút đầu tư phát triển từ phía Nhà nước và từ bên ngoài các xã phải chủ động xây
dựng các dự án phát triển khai thác tối đa tiềm năng nội lực. Các yếu tố phục vụ cho
việc chuyển đổi và phát triển vùng sản xuất tập trung theo dự án phải được đưa ra và
giải quyết như vấn đề tích tụ ruộng đất, con người tham gia đầu tư vốn sản xuất, tiếp
cận công nghệ sản xuất tiên tiến, vấn đề vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thuỷ lợi,
xử lý môi trường, tiêu thụ sản phẩm...

22


Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể quần chúng một cách
đồng bộ, tích cực giúp đỡ cơ sở và chủ dự án về thủ tục chuyển đổi, giúp đỡ lập dự án
phát triển....
2. Nâng cao trình độ tổ chức quản lý, sự hiểu biết về luật pháp của chủ
trang trại.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế tri thức đang hình thành
và ảnh hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý kinh tế và phương thức sản xuất kinh doanh.
VÌ vậy, vấn đề nâng cao trình độ tổ chức quản lý sự hiểu biết về luật pháp của chủ
trang trại là rất quan trọng. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở nhiều nước trên
thế giới và khu vực cho thấy đào tạo và bồi dưỡng chủ trang trại là nhân tố hàng đầu
quyết định đến sự thành công của trang trại. Chủ trang trại là người trực tiếp sản xuất
ra hàng hoá nông sản, trực tiếp ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật

vào sản xuất, trực tiếp chịu hậu quả của những biến động thị trường nông sản trong và
ngoài nước đối với sản phẩm của mình. Chủ trang trại được đào tạo căn bản về nắm
bắt được thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác, dự đoán và xử lý
thông tin một cách khoa học để đưa ra quyết định sản xuất hiệu quả nhất, chọn giống
cây trồng vật nuôi tốt nhất, biết cách phòng trừ dịch bệnh, chữa bệnh... phương pháp
sản xuất khoa học sản phẩm năng suất cao chất lượng tốt cách thu hoạch bảo quản chế
biến tốt nhất để chất lượng sản phẩm tốt nhất đem lại giá trị kinh tế cao. Nói tóm lại
khi chủ trang trại có trình độ về mọi mặt sản xuất và quản lý thì chủ trang trại điều
hành quản lý tài chính và sản xuất hiệu quả nhất.
Bên cạnh những vấn đề trên chủ trang trại cũng phải hết sức quan tâm tới
vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đây là yếu tố quan trọng nó ảnh hưởng tới uy tín
cũng như sự phát triển tồn tại của trang trại về lâu dài. Đây là vấn đề không phải ai
cũng nhận thấy thực sự bởi rất nhiều người chạy theo lợi nhuận trước mắt bất chấp
lợi ích người tiêu dùng đã dùng hoá chất quá liều lượng hoặc không theo quy trình
dùng hoóc môn tăng trưởng ngoài danh mục... Làm cho sản phẩm bị tẩy chay ảnh
hưởng đến đầu ra của sản phẩm của chính mình và của những người sản xuất khác.
Một chủ trang trại có trình độ sẽ biết đặt lợi ích người tiêu dùng lên trên thì mới
đem lại sự phát triển của trang trại bền vững...
Thực tế hiện nay hoạt động của các trang trại quả cho thấy chủ trang trại phải là
người có ý chí làm giàu, chịu khó học hỏi vì vậy họ có trình độ khoa học kỹ thuật, có
hiểu biết nhất định về thị trường biết kết hợp sức lao động của gia đình, thuê mướn, để
sản xuất kinh doanh.
23


3. Giải pháp về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt nó không thể thay thế được đất đai trong nông
nghiệp nó càng quan trọng đặc biệt là trang trại. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối
tượng sản xuất đất đai có giới hạn về diện tích song sức sản xuất của đất đai là không giới
hạn nếu ta biết cải tạo bồi dưỡng và khai thác một cách hợp lý. Vì vậy yêu cầu đặt ra là

làm thế nào để khai thác nguồn lực nguồn lực của đất đai một cách hiệu quả nhất việc
khai thác nguồn lực đất đai để có hiệu quả là việc kết hợp nhiều nguồn lực khác một cách
đầy đủ và hợp lý nhất để có được hiệu quả cao cần:
- Hoàn thiện việc quy hoạch đất đai
Cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt phù hợp với điều kiện đất đai
cụ thể. Đặc biệt là cây trồng ví dụ như lúa phát triển tốt ở đất có nước còn cây hoa
màu thì sinh trưởng và phát triển tốt ở đất cao, chủ động tưới tiêu nước... vì vậy khai
thác tiềm năng đất là phải nuôi trồng con vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai của
từng vùng.
Quy hoạch đất đai là cơ sở quan trọng thực hiện bố trí sản xuất theo hướng khai
thác các lợi thế các vùng làm cơ sở giao đất cho các vùng sản xuất hàng hoá tập trung
quy mô lớn.
- Tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách khuyến khích công nghiệp chế biến
nông sản và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp một mặt đẩy nhanh tốc độ chuyển
dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp mặt khác thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, phát triển kinh tế trang trại nói riêng không
những cần những giải pháp trong ngành nông nghiệp mà còn các ngành kinh tế khác
công nghiệp và dịch vụ phát triển tạo ra thị trường tiêu thụ lớn hơn cho sản phẩm
nông nghiệp mặt khác một phần lớn lao động sẽ di chuyển ra khỏi nông nghiệp là cho
việc tích tụ ruộng đất thuận lợi hơn. Đây là giải pháp tích cực đối với phát triển kinh
tế trang trại nếu làm tốt vấn đề này trang trại không những có quy mô lớn mà thị
trường tiêu thụ sản phẩm cũng ổn định hơn.
- Hoàn thiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ
trang trại. Quy định cụ thể các quyền của chủ trang trại đối với đất đai như: Chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp...
Đây là biện pháp có tính chất làm cho chủ trang trại yên tâm và mạnh dạn đầu
tư vào sản xuất. Bởi quyền sử dụng đất không ổn định, họ sẽ không dám đầu tư dài
hạn vào sản xuất điều này hạn chế sức sản xuất của đất thậm chí khai thác đất đai một
cách tiêu cực.
24



4. Giải pháp về vốn
Trong các nguồn lực phát triển kinh tế nói chung, kinh tế trang trại nói riêng
vốn là nguồn lực rất quan trọng. Vốn là nguồn lực để sản xuất và tái sản xuất mở
rộng, nếu không có vốn thì các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như giống, thức
ăn, thuốc bảo vệ... sẽ không có hoạt động, sản xuất sẽ không diễn ra. Kết quả tổng
hợp cho rằng bình quân vốn sản xuất kinh doanh của một trang trại năm 2006 là 120
triệu đồng trong đó vốn tự có là 84 triệu đồng chiếm 70%, vay ngân hàng tín dụng là
30% thể hiện nguồn vốn trang trại còn rất hạn chế, chủ yếu là tự có và vay ngân hàng
nông nghiệp phát triển nông thôn. Điều này hạn chế rất lớn đối với phát triển và mở
rộng sản xuất kinh tế trang trại.
Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi vốn lớn hơn so với kinh tế
hộ do quy mô sản xuất lớn hơn nhiều, đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ và vững chắc hơn,
dạng hoá các loại hình sản xuất. Thiếu vốn các trang trại có quy mô nhỏ từng bước mở
rộng quy mô điều này đòi hỏi thời gian dài hơn thậm chí còn tụt hậu hơn so với tình hình
của thế giới. Cơ hội phát triển bứt phá sẽ mất đi điều này không tương xứng với khát
vọng vươn lên làm giàu của các chủ trang trại. Vì thế để giải quyết vấn đề vốn cần giải
quyết các vấn đề sau.
- Đầu tư sơ sở hạ tầng đồng bộ như điện, đường, thuỷ lợi vào các vùng quy
hoạch tập trung
- Xây dựng tăng cường vai trò của hợp tác xã tín dụng, khuyến khích các chủ
trang trại tham gia vào hợp tác xã tín dụng để được vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Thực hiện cơ chế cho chủ trang trại vay vốn theo dự án, thủ tục vay đơn giản,
thời gian vay phải phù hợp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tức là vay theo chu
kỳ sản xuất kinh doanh hoặc dài hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh vì chủ trang trại phải
mua sắm trang thiết bị vật tư trước, vốn vay cũng cần tăng cường cho vay trung hạn
hạn và dài hạn.
- Ngân hàng không nên cố định mức vay của trang trại mà tuỳ thuộc vào dự án
phát triển sản xuất của trang trại với lãi suất ưu đãi.

- Tăng cường vai trò của tổ chức hội nông dân, hội chăn nuôi
- Chính quyền nên khuyến khích phát triển trang trại đối với các nhà đầu tư bên
ngoài, thu hút vốn của họ vào sản xuất kinh doanh kinh tế trang trại.
5. Giải pháp về lao động
Lao động trong trang trại bao gồm lao động gia đình và lao động thuê ngoài.
- Đối với lao động gia đình
25


×