Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

phân tích tài chính và lựa chọn đầu tư 2 công ty Cocacola và Pepsi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.39 KB, 13 trang )

Trên thị trường thế giới về nước giải khát hiện nay, Coca-cola được đánh
giá là một tập đoàn lớn có lịch sử phát triển lâu đời với doanh thu hàng năm hơn
26 tỷ đô la từ việc bán các sản phẩm có ga. Các sản phẩm của Coca được người
tiêu dùng đánh giá cao và tiêu dùng rộng rãi, đặc biệt là ở những khu vực thị
trường có sức tiêu thụ lớn như Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian những năm gần đây,
Coca đang có một đối thủ nặng ký là công ty Pepsi.
Hãng nước ngọt Pepsi được thành lập gần một thế kỷ trước, lượng tiêu thụ
và danh tiếng đều kém xa Coca Cola. Nhưng đến những năm đầu của thập niên 90,
với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, Pepsi đã vinh dự được xếp hàng thứ
bảy trong số 10 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ, trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ
nhất của Coca Cola.
Theo tạp chí nổi tiếng Forbes xếp hạng các công ty tập đoàn lớn của Mỹ thì
Coca-cola và Pepsi có thể gọi là ngang tài ngang sức. Đánh giá dựa trên mức bán
hàng, lợi nhuận, thị trường... Và nhiều mặt khác, Pepsi xếp ở vị trí 43 còn
Cocacola xếp ở vị trí 44. Theo kết quả báo cáo lại trong vòng mấy tháng vừa qua
thì Pepsi có mức độ tăng trưởng mạnh hơn Coca một chút. Nhìn chung, cả 2 công
ty đều đang phát triển rất mạnh dù Pepsi có phần vượt trội hơn nhờ vào khâu tiếp
thị truyền thông khi tập hợp đc nhiều người nổi tiếng khắp thế giới thành một "Gia
đình Pepsi", ví dụ như Britney Spears, David Beckham, Christina Aguilera...
Vì cùng kinh doanh trên thị trường nước giải khát, giữa 2 đối thủ nặng ký
ngang tài ngang sức này tồn tại một cuộc chiến âm thầm cả về chất lượng sản
phẩm, giá cả, quảng cáo... nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng cũng như của
các nhà đầu tư. Lợi thế của Coca-cola là truyền thống lịch sử lâu đời, nhưng sự
phát triển mạnh mẽ của Pepsi trong những năm gần đây cũng là một điều khiến
các nhà đầu tư quan tâm, và phân vân không biết nên lựa chọn đầu tư vào công ty
nào để mang lại lợi nhuận lớn nhất. Vì vậy, đứng trên quan điểm của một nhà đầu
tư, để có thể đưa ra một quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn đầu tư giữa hai
công ty, chúng ta cần xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hai
công ty này thông qua một số chỉ số tài chính sau:

1




Chỉ số tài chính
Doanh thu (tr.$)
Giá cổ phiếu/lợi nhuận (lần)
Lợi nhuận gộp (tr.$)
Lợi nhuận thuần (tr.$)
Chỉ số thanh toán ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh
Hệ số nợ
Vòng quay hàng tồn kho
Sức sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Sức sinh lời tài sản (ROA)
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (tr.$)
Chỉ số cổ tức-lợi nhuận (%)

Coca-cola
26.000
28,1
69,9
19,8
0,9
0,5
1,0
5,7
34,9
19,3
1,8
45,1


Pepsi
27.000
31,1
60,0
9,9
1,2
0,8
1,5
8,6
30,8
13,2
1,3
37,8

Qua bảng trên, ta thấy lợi nhuận hoạt động của công ty Coca-cola tốt hơn
công ty Pepsi, cả về lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần. Tuy nhiên, để có thể có sự
so sánh sâu hơn về tình hình hoạt động của hai công ty, từ đó có thể đưa ra quyết
định nên đầu tư cho công ty nào, chúng ta tiến hành phân tích thông qua các nhóm
chỉ tiêu sau.
1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn
Khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty là khả năng trang trải các
khoản nợ phải trả trong ngắn hạn bằng tài sản của công ty. Để phân tích khả năng
này, người ta sử dụng nhiều chỉ tiêu như phân tích vốn lưu chuyển, hệ số khả năng
thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán
bằng tiền... Sau đây chúng ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu trong nhóm chỉ
tiêu này của hai công ty.
* Hệ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn)
Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi
đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn
mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Chỉ số này được xác định dựa trên

thông tin của Bảng cân đối kế toán, và được tính theo công thức sau:
Tổng giá trị tài sản lưu động
Chỉ số thanh toán ngắn hạn (hiện hành) = -------------------------------------Tổng giá trị nợ ngắn hạn

2


Chỉ số thanh toán hiện hành của công ty Pepsi là 1,2 lần, có nghĩa là cứ một
đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,2 đồng tài sản ngắn hạn. Trong khi đó, chỉ
số thanh toán hiện hành của công ty Coca-cola chỉ là 0,9 lần, nghĩa là chỉ có 0,9
đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty. Điều này
phần nào chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty Pepsi
cao hơn công ty Coca, và cũng phần nào chứng tỏ mức độ rủi ro trong kinh doanh
của Coca cũng cao hơn Pepsi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phần lớn không dựa vào
chỉ số này để sớm đưa ra một kết luận gì về tình hình tài chính của công ty, vì nó
không phản ánh đúng tình hình về khả năng thanh toán của công ty.
Như đã biết, chỉ số này được tính toán từ tổng giá trị tài sản lưu động, bao
gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho... của công ty. Chỉ số này cao cũng
có thể là do các khoản phải thu của công ty lớn, hoặc hàng tồn kho của công ty
còn quá nhiều, không giải phóng kịp thời... Còn nếu chỉ số này thấp có thể cũng
chứng tỏ doanh nghiệp không đầu tư quá mức vào tài sản lưu động, số tài sản lưu
động dư thừa không tạo thêm doanh thu này sẽ giảm và như vậy doanh nghiệp sử
dụng vốn hiệu quả hơn. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu không khả quan lắm vì nó
thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, do đó mức độ
rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên. Như vậy, chưa hẳn chỉ số thanh toán ngắn hạn
cao là tốt, và chưa hẳn chỉ số này thấp là xấu. Vì vậy, để có thể đánh giá đúng tình
hình tài chính của hai công ty, chúng ta tiếp tục xem xét các chỉ tiêu khác.
* Hệ số thanh toán nhanh
Như trên đã thấy, hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của
tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tài sản lưu động lại bao gồm

khoản mục hàng tồn kho, là khoản mục có khả năng thanh khoản kém vì mất thời
gian và chi phí tiêu thụ hơn mới có thể chuyển thành tiền. Chính vì vậy, hệ số
thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh
nghiệp. Để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của hai
công ty, ta sử dụng một chỉ tiêu loại bỏ được ảnh hưởng của yếu tố hàng tồn kho là
hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh được xác định dựa vào thông tin trong bảng cân đối
kế toán theo công thức sau:
Tổng tài sản ngắn hạn - Giá trị hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh = -------------------------------------------------------Tổng giá trị nợ ngắn hạn

3


Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng
tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn
hạn. Hệ số thanh toán nhanh đã loại bỏ được ảnh hưởng của hàng tồn kho trong
tổng tài sản ngắn hạn nên cho thấy được khả năng thanh khoản thực sự.
Hệ số thanh toán nhanh của công ty Pepsi là 0,8 lần, nghĩa là một đồng nợ
ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,8 đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương
tiền. Đối với Coca, chỉ số này là 0,5 lần, thấp hơn so với công ty Pepsi. Có thể
thấy, chỉ số này của hai cả hai công ty là tương đối thấp, đặc biệt là đối với công ty
Coca, khiến cho rủi ro trong kinh doanh của công ty tăng cao, vì nếu chủ nợ đòi
tiền thì công ty phải thanh lý hàng tồn kho mới có thể trả được nợ. Điều này cũng
có thể do lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng, khiến cho khả năng
thanh toán của công ty ở tình trạng chưa tốt.
2. Nhóm chỉ tiêu quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay
thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ

sản phẩm…
Để biết tình hình quản lý hàng tồn kho của hai công ty, ta phân tích các chỉ
tiêu sau:
* Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho cho biết tương quan giữa tổng giá vốn của hàng
bán trong năm với hàng tồn kho trung bình trong năm. Hệ số này phản ánh tốc độ
luân chuyển của hàng tồn kho, nghĩa là trong năm hàng tồn kho trung bình được
thay thế bao nhiêu lần.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho = --------------------------------------Giá trị hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho của công ty Coca là 5,7 lần, còn của công ty Pepsi
là 8,6 lần, chứng tỏ công ty Pepsi có tốc độ quay vòng hàng tồn kho nhanh hơn,
làm giảm chi phí lưu kho và các chi phí hư hỏng sản phẩm trong quá trình lưu kho.
Để đánh giá đúng hơn tình hình tồn kho của hai công ty, ta xét giá trị hàng tồn kho
bình quân.
Ta có:
Lãi gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán

4


== > Giá vốn hàng bán = Doanh thu - Lãi gộp
Từ đây, ta tính được giá trị hàng tồn kho của hai công ty này như sau:
- Đối với công ty Coca - Cola
+ Doanh thu = 26.000 triệu USD
Lãi gộp = 69,9 triệu USD
==> Giá vốn hàng bán = 26.000 - 69,9 = 25.930,1 triệu USD
+ Vòng quay hàng tồn kho = 5,7 (lần)
Giá vốn hàng bán
==> Giá trị hàng tồn kho = -----------------------------------Vòng quay hàng tồn kho

25.930,1
= ---------------- = 4.549,140 (triệu USD)
5,7
- Đối với công ty Pepsi
+ Doanh thu = 27.000 triệu USD
Lãi gộp = 60 triệu USD
==> Giá vốn hàng bán = 27.000 - 60 = 26.940 triệu USD
+ Vòng quay hàng tồn kho = 8,6 lần
Giá vốn hàng bán
==> Giá trị hàng tồn kho = ----------------------------------Vòng quay hàng tồn kho
26.940
= ------------------- = 3.132,558 (triệu USD)
8,6
Qua tính toán có thể thấy, công ty Coca có giá trị hàng tồn kho lớn hơn
nhiều so với công ty Pepsi. Điều này có thể do hàng hoá trong kho chưa xuất bán
lớn, phần nào thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty chậm; hoặc cũng có
thể do nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất còn nhiều trong kho, chứng tỏ tiến
độ sản xuất của công ty chưa được đẩy mạnh để tận dụng hết nguồn lực.
Hàng tồn kho nhiều sẽ làm tăng chi phí lưu kho, phần nào thể hiện việc
quản lý hàng tồn kho là chưa tốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Không những vậy, nó còn làm giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến số ngày tồn kho của công ty.
360 ngày
Số ngày tồn kho bình quân = --------------------------------

5


Vòng quay hàng tồn kho
Ta có số ngày tồn kho bình quân của Coca là = 360/5,7 ≈ 63 (ngày)

Số ngày tồn kho bình quân của Pepsi là = 360/8,6 ≈ 42 (ngày)
Nghĩa là công ty Coca bình quân cần đến 63 ngày để giải phóng hàng tồn
kho, trong khi đó, công ty Pepsi chỉ cần 42 ngày. Điều này một lần nữa thể hiện
một phần tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng quản lý hàng tồn kho của
công ty Pepsi tốt hơn công ty Coca.
3. Hệ số nợ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng
thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện
cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng.
Đứng trên quan điểm của một nhà đầu tư, hệ số nợ là một chỉ tiêu đáng
quan tâm, vì nó có góp phần giúp họ đánh giá được lợi nhuận mà họ thu được khi
đầu tư vào công ty. Hệ số này được tính như sau:
Tổng nợ phải trả
Hệ số nợ = ------------------------Tổng VCSH
Hệ số này của công ty Coca là 1, nghĩa là một đồng nợ hiện nay được đảm
bảo bởi 1 đồng vốn chủ sở hữu. Còn đối với công ty Pepsi, hệ số đảm bảo của vốn
chủ sở hữu đối với một đồng nợ là 1,5. Đối với nhà đầu tư, hệ số nợ của công ty
Pepsi sẽ hấp dẫn hơn, vì như vậy họ đã sử dụng nợ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc
làm giảm vốn chủ sở hữu trong cơ cấu sử dụng vốn, từ đó làm tăng khả năng sinh
lời trên một đồng vốn mà họ đầu tư. Tuy nhiên, đây là một con dao hai lưỡi mà
nhà đầu tư khi xem xét cần thận trọng chú ý, vì nó chỉ có lợi khi công ty sử dụng
nợ có hiệu quả, mang lại lợi nhuận lớn hơn lãi nợ vay phải trả, nếu không, gánh
nặng lãi sẽ gây thiệt hại cho chính những nhà đầu tư của công ty. Vì vậy, để có thể
đánh giá chính xác, nhà đầu tư cần xem xét thêm một số chỉ tiêu như khả năng trả
nợ, khả năng trả lãi vay...
4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời
Đối với bất cứ ai quan tâm đến hoạt động của một công ty, đặc biệt là các
nhà đầu tư, điều mà họ quan tâm nhất chính là khả năng sinh lời của công ty. Khả
năng sinh lời của công ty thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


6


Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận thuần, nhằm
cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ
đông. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí
doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả
cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu
thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp.
Chỉ số này đối với hai công ty như sau:
- Công ty Coca: 19,8/26 = 0,76%
- Công ty Pepsi: 9,9/27 = 0,37%
Như vậy, cứ 100 đồng doanh thu thì công ty Coca tạo ra được 0,76 đồng lợi
nhuận thuần, trong khi đó công ty Pepsi chỉ tạo ra được 0,37 đồng lợi nhuận thuần.
Điều này có thể chứng tỏ công ty Coca hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
hơn, mang lợi lợi nhuận nhiều hơn; ngoài ra cũng có thể Coca đã giảm bớt các chi
phí bất thường, khiến cho tổng chi phí giảm và từ đó làm tăng lợi nhuận. Tuy
nhiên, để đánh giá thêm về khả năng sinh lời của cả hai công ty, ta tiếp tục phân
tích các chỉ tiêu khác.
* Tỷ suất lợi nhuần ròng trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ suất này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp
và được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần
ROA = ---------------------- ==> Tổng tài sản = --------------------Tổng tài sản
ROA
Doanh thu
==> Vòng quay Tổng TS = -----------------Tổng TS
- Đối với công ty Coca:

ROA = 19,3% ==> Tổng TS =

19,8 × 100
= 102, 6 (triệu USD)
19,3

==> Vòng quay Tổng TS =

26000
= 253 (lần)
102, 6

- Đối với công ty Pepsi:
ROA = 13,2% ==> Tổng TS =

9,9 ×100
= 75 (triệu USD)
13, 2

7


==> Vòng quay Tổng TS =

27000
= 360 (lần)
75

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty Coca là 19,3%, tức là
cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì mang lại 19,3 đồng lợi nhuận. Còn đối với công ty

Pepsi, chỉ số này là 13,2%, tức là bỏ ra 100 đồng tài sản thì mang lại 13,2 đồng lợi
nhuận. Như vậy, lợi nhuận mang lại từ một đồng tài sản của công ty Coca lớn hơn,
chứng tỏ Coca làm ăn có phần hiệu quả hơn. Tuy nhiên, xét vòng quay tổng Tài
sản thì công ty Pepsi lại có phần vượt trội, chứng tỏ sự quay vòng vốn nhanh của
công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt tình trạng ứ đọng vốn.
* Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất này đo lường khả năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu. Đây
là chỉ tiêu mà mà các cổ đông hay các nhà đầu tư quan tâm nhất, vì nó cho biết lợi
nhuận mà hoạt động của công ty mang lại cho họ. Chỉ số này được tính theo công
thức:
Lợi nhuận thuần
ROE = --------------------------------------Tổng vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận thuần
==> Tổng VCSH = ----------------------ROE
Doanh thu
==> Vòng quay VCSH = -------------------Tổng VCSH
- Đối với công ty Coca:
ROE = 34,9% ==> Tổng VCSH =

19,8 ×100
= 56, 7 (triệu USD)
34,9

==> Vòng quay VCSH =

26000
= 458 (vòng)
56, 7

- Đối với công ty Pepsi:

ROE = 30,8% ==> Tổng VCSH =

9,9 × 100
= 32,1 (triệu USD)
30,8

==> Vòng quay VCSH =

27000
= 840 (vòng)
32,1

Như vậy, có thể thấy, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ tạo ra 34,9 đồng
lợi nhuận ở công ty Coca và 30,8 đồng lợi nhuận ở công ty Pepsi, chứng tỏ khả

8


năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ở công ty Coca lớn hơn ở công ty Pepsi. Tuy
nhiên, cũng có thể thấy, vòng quay vốn chủ sở hữu ở công ty Pepsi lại lớn hơn rất
nhiều lần so với công ty Coca, giảm được rất nhiều tình trạng vốn bị ứ đọng và
góp phần tạo ra thu nhập cho các cổ đông.
* Đòn bẩy tài chính
Đây là chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ giữa tổng nợ vay và tổng vốn chủ sở hữu, thể
hiện cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của một doanh nghiệp, có thể được xác định
bằng công thức:
Đòn bẩy tài chính = ROE - ROA
- Đối với công ty Coca:
Đòn bẩy tài chính = 34,9 - 19,3 = 15,6%
- Đối với công ty Pepsi:

Đòn bẩy tài chính = 30,8 - 13,2 = 17,6%
Có thể thấy, công ty Pepsi có đòn bẩy tài chính lớn hơn công ty Coca, kết
hợp với hệ số nợ thì thấy công ty sử dụng nợ nhiều hơn và khả năng tạo ra lợi
nhuận cho nhà đầu tư nhiều hơn công ty Coca. Đây là điều mà các nhà đầu tư đánh
giá cao.
5. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến chỉ chỉ số tăng trưởng của công ty, vì nó
thể hiện triển vọng phát triển của công ty trong dài hạn. Nó thể hiện qua hai chỉ
tiêu sau:
* Tỷ số lợi nhuận tích luỹ
Tỷ số lợi nhuận tích luỹ đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích
luỹ cho mục đích tái đầu tư. Do vậy, nó cho thấy triển vọng phát triển của công ty
trong tương lai.
Tỷ số lợi nhuận tích luỹ = 1 - Tỷ số cổ tức lợi nhuận
Công ty Coca có tỷ số cổ tức lợi nhuận là 45,1%, tức là dành 45,1% lợi
nhuận để chia cho cổ đông, giữ lại 54,9% dành cho tái đầu tư. Còn Pepsi chia
37,8% lợi nhuận cho cổ đông, dành 62,2% cho mục đích tái đầu tư. Như vậy, xét
trong dài hạn, công ty Pepsi sẽ có khả năng phát triển hơn do số vốn tái đầu tư
nhiều hơn.
* Tỷ số tăng trưởng bền vững

9


Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu thông qua tích luỹ
lợi nhuận. Do vậy, có thể xem xét chỉ số này để phản ánh triển vọng tăng trưởng
bền vững - tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại của công ty. Tỷ số này được tính theo
công thức:
Tỷ số LN giữ lại x LN thuần
Tỷ số tăng trưởng bền vững = ----------------------------------------Vốn chủ sở hữu

- Đối với công ty Coca:
Tỷ số tăng trưởng bền vững =

54,9 × 19,8
= 19, 2 %
56, 7

- Đối với công ty Pepsi:
Tỷ số tăng trưởng bền vững =

62, 2 × 9,9
= 19,3 %
32,1

Có thể thấy, lợi nhuận giữ lại ở công ty Pepsi có mức độ tăng trưởng bền
vững lớn hơn, có khả năng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong tương lai lớn
hơn công ty Coca. Đây cũng là một điều mà các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà
đầu tư trong tương lai quan tâm.
6. Nhóm chỉ tiêu thị trường
Đối với các công ty cổ phần, giá trị tương lai của công ty không chỉ thể hiện
ở các chỉ tiêu tài chính của công ty ở quá khứ và hiện tại, mà còn phụ thuộc vào
đánh giá của thị trường. Đó chính là sự kỳ vọng của các nhà đầu tư vào lợi nhuận
mà công ty có thể mang lại cho họ. Điều này thể hiện qua các chỉ số sau:
* Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Đây là chỉ tiêu phản ánh phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ
phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường, thể hiện khả năng kiếm lợi
nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
Thu nhập ròng
Thu nhập ròng
EPS = --------------------------------- ==>Lượng CP = -------------------Lượng CP đang lưu thông

EPS
Công ty Coca có EPS = 1,8 USD nên ta tính được lượng cổ phiếu đang lưu
hành là (19,8/1,8) = 11 triệu cổ phiếu. Còn công ty Pepsi có EPS = 1,3 USD nên
lượng cổ phiếu đang lưu hành là (9,9/1,3) = 7,615 triệu cổ phiếu.
* Tỷ số giá cổ phiếu trên lợi nhuận (P/E)

10


Tỷ số này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu để có được một
đồng lợi nhuận của công ty.
Giá cổ phiếu
P/E = ----------------- ==> Giá cổ phiếu = EPS x P/E
EPS
Công ty Coca có P/E = 28,1 lần, nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 28,1
đồng để có được 1 đồng lợi nhuận của công ty. Sự kỳ vọng này làm cho giá cổ
phiếu của công ty Coca là = 1,8 x 28,1 = 50,58 (USD).
Đối với Pepsi, nhà đầu tư có thể bỏ ra 31,1 đồng lợi nhuận để thu 1 đồng lợi
nhuận (P/E = 31,1), và giá cổ phiếu của Pepsi = 1,3 x 31,1 = 40,43 (USD).
Tuy là một chỉ số quan trọng khi đánh giá đầu tư, P/E lại luôn biến động
trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, trên quan
điểm nhà đầu tư, để có được quyết định đúng đắn mua hay không mua cổ phiếu và
mua của công ty nào thì chúng ta phải thường xuyên theo dõi chỉ số này của hai
công ty trong một khoảng thời gian tương đối dài.
* Tỷ số M/B
Tỷ số này so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu so với mệnh giá cổ phiếu
(giá trị sổ sách của cổ phiếu).
Giá trị trường của cổ phiếu
Vốn CSH
M/B = ----------------------------------- với Mệnh giá CP = ------------------------Mệnh giá cổ phiếu

Số CP đang lưu hành
- Công ty Coca:
Mệnh giá cổ phiếu =
==> M/B =

56, 7
= 5,15 (USD)
11

50,58
= 9,82 (lần), nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận mua cổ phiếu
5,15

với giá cao hơn mệnh giá cổ phiếu 9,82 lần,
- Công ty Pepsi:
Mệnh giá cổ phiếu =
==> M/B =

32,1
= 4, 22 (USD)
7, 615

40, 43
= 9,58 (lần), nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phiếu với giá
4, 22

gấp 9,58 lần so với giá trị thực của nó.

11



Qua các chỉ số tài chính nói trên, ta có thể thấy cả hai công ty đều có khả
năng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Mỗi công ty đều có những lợi thế
riêng, và đều làm cho nhà đầu tư gặp khó khăn khi phải lựa chọn đầu tư giữa hai
công ty này. Với những nhà đầu tư có khả năng tài chính lớn và muốn phân tán rủi
ro, rất có thể họ sẽ đầu tư vào cả hai công ty để có thể thu được lợi nhuận lớn nhất.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư đều không thể làm được việc này, nên cần có
sự suy xét cẩn thận trong quá trình đầu tư.
Có thể thấy, dù là một công ty có lịch sử phát triển chưa lâu nhưng Pepsi đã
có rất nhiều nỗ lực để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường nước giải
khát và đã được đánh giá cao. Khi so sánh với công ty Coca-cola, một công ty hàng
đầu hiện nay, Pepsi có mức doanh thu cao hơn. Các chỉ số thanh toán nhanh và ngắn
hạn của Pepsi cao hơn, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng
tốt hơn. Đồng thời, vòng quay hàng tồn kho cao tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Giá trị hàng tồn kho bình quân thấp hơn sẽ giảm ứ đọng vốn cho
Pepsi. Mặc dù lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần của Pepsi thấp hơn Coca, nhưng
điều này có thể là do trong giai đoạn này, công ty đang mở rộng quy mô nhằm
chiếm lĩnh thị phần, các chi phí cho quảng cáo, phát triển sản phẩm mới... lớn làm
giảm lợi nhuận của công ty trong hiện tại, nhưng tương lai lại rất có triển vọng. Đó
cũng là lý do khiến tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của Pepsi cao hơn Coca, tăng khả năng tái
đầu tư. Đối với một nhà đầu tư trong tương lai, đây là một điều rất đáng quan tâm.
Đối với khả năng sinh lời nguồn vốn, công ty Coca có chỉ số lợi nhuận trên
doanh thu lớn hơn. Pepsi dù có vòng quay vốn cao hơn nhưng do các chi phí lớn
nên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cũng như tài sản vẫn thu Coca. Tuy nhiên,
Pepsi có hệ số nợ cao hơn và sử dụng đòn bẩy tài chính tốt hơn. Điều này mặc dù
có rủi ro nhưng sẽ tăng khả năng mang lại lợi nhuận cho các cổ động. Đồng thời,
trong điều kiện cần huy động thêm vốn vay vào sản xuất kinh doanh thì Pepsi sẽ
có lợi thế hơn.
Công ty Coca do có chỉ số cổ tức - lợi nhuận cao, làm cho mức lãi cơ bản
trên cổ phiếu cao hơn, thu hút các nhà đầu tư mua làm giá cổ phiếu cũng cao, đồng

thời số cổ phiếu lưu hành trên thị trường cũng chiếm ưu thế hơn so với công ty

12


Pepsi. Tuy nhiên, Pepsi lại được các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự phát triển trong
tương lai nhiều hơn do lợi nhuận giữ lại cho tái đầu tư cao, làm tăng khả năng phát
triển sản xuất trong tương lai, đồng thời chỉ số phát triển bền vững của công ty
cũng làm yên lòng các nhà đầu tư. Chính vì vậy, các nhà đầu tư sẵn sàng trả với
một mức giá cao hơn Coca để có được một đồng lợi nhuận từ công ty Pepsi.
Như vậy, từ những chỉ số tài chính nói trên, đứng trên quan điểm của một
nhà đầu tư tương lai, chúng tôi sẽ lựa chọn đầu tư vào Pepsi. Hiện tại, Pepsi có thể
không bằng Coca về một số mặt nhưng tỷ số tăng trưởng bền vững của Pepsi cho
phép chúng ta kỳ vọng vào sự phát triển của công ty trong tương lai.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của hai
công ty. Để có thể phân tích toàn diện và sâu sắc hơn, đòi hòi cần phân tích kết
hợp với các chỉ tiêu khác, cũng như so sánh với mức bình quân của ngành, từ đó
đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

13



×