BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BẠCH TRỌNG VIỆT
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC KINH TẾ
HÀ NỘI, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BẠCH TRỌNG VIỆT
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THU HÀ
Hà Nội, 2016
i
LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân, tổ chức và tập thể. Cho phép tác
giả được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy, cô giáo đã giảng dậy và Khoa sau đại học trường Đại học Lâm
Nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Thu Hà, người
đã tích cực hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện, nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo cùng tập
thể cán bộ, chuyên viên các phòng ban cơ quan Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm
Sơn, Ủy ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn Thị xã, Ủy ban nhân dân
huyện Tĩnh Gia, Hoàng Hóa tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh
Thanh Hóa đã tạo điều kiện để luận văn hoàn thành.
Cuối cùng tác giả xin trình bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè, đồng
nghiệp và người đỡ, kích lệ tác giả trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu
khoa học.
Tác giả xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
Bạch Trọng Việt
năm 2016
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN.................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về QLNN về đất đai ............................................................. 4
1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đất đai ............................................ 4
1.1.1.1 Khái niệm đất đai ........................................................................... 4
1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của đất đai ................................................. 6
1.1.1.3 Đặc điểm của đất đai ...................................................................... 7
1.1.1.4. Vai trò của đất đai trong nền kinh tế............................................ 11
1.1.2 Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện ..................... 13
1.1.2.1. Khái niệm QLNN về đất đai ......................................................... 13
1.1.2.2. Mục đích, yêu cầu của QLNN về đất đai ...................................... 15
1.1.2.3 Nội dung QLNN về đất đai............................................................ 18
1.1.2.4. Công cụ và phương pháp QLNN về đất đai.................................. 27
1.2. Cơ sở thực tiễn về QLNN về đất đai của chính quyền cấp huyện ............ 31
1.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương........................................................ 31
1.2.1.1 Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa ............................................... 31
1.2.1.2 Huyện Hoàng Hóa – Tỉnh Thanh Hóa .......................................... 35
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về QLNN về đất đai cho thị xã Bỉm Sơn ........... 36
1.2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về QLNN về đất đai ......................... 36
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 38
2.1. Đặc điểm cơ bản của thị xã Bỉm Sơn ....................................................... 38
iii
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 38
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 40
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã ....... 44
2.1.3.1. Những kết quả đã đạt được. ......................................................... 44
2.1.3.2. Những mặt còn yếu kém ............................................................... 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 44
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát. ................................... 44
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. ............................................................. 45
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. ............................................. 46
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu đề tài. ....................... 48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 51
3.1. Thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ....................... 51
3.1.1. Tổ chức bộ máy và phân cấp QLNN về đất đai của thị xã Bỉm Sơn.... 51
3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLNN về đất đai của phòng Tài
nguyên và Môi trường, thị xã Bỉm Sơn......................................................... 52
3.2. Thực trạng sử dụng đất và biến động đất đai của thị xã Bỉm Sơn............. 54
3.2.1. Thực trạng sử dụng đất ....................................................................... 54
3.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2011 – 2015 ............................................ 57
3.2.2.1. Nhóm đất nông nghiệp giảm ........................................................ 57
3.2.2.2. Nhóm đất chưa sử dụng giảm ...................................................... 58
3.3. Thực trạng công tác QLNN về đất đai của Thị xã Bỉm Sơn ..................... 59
3.3.1. Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
quản lý, sử dụng đất đai ................................................................................ 59
3.3.2. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; Đăng ký quyền SDĐ, lập và
quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ...................................................... 60
3.3.3. Về quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ ................................................ 61
3.3.4. Về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ ............ 63
3.3.5. Quản lý tài chính về đất đai ................................................................ 66
iv
3.3.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ và
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ............................................. 68
3.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai;
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và SDĐ ......................... 68
3.4. Đánh giá chung về QLNN về đất đai tại thị xã Bỉm Sơn .......................... 71
3.4.1. Kết quả đạt được................................................................................. 71
3.4.2 Tồn tại ................................................................................................. 74
3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại ..................................................................... 76
3.5. Giải pháp cải thiện QLNN về đất đai ở thị xã Bỉm Sơn ........................... 78
3.5.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp .............................................................. 78
3.5.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội ở Bỉm Sơn .......................... 78
3.5.1.2 Mục tiêu phát triển ....................................................................... 79
3.5.1.3 Định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu ................. 80
3.5.1.4 Quan điểm, định hướng QLNN về đất đai trên địa bàn thị xã Bỉm
Sơn. .......................................................................................................... 82
3.5.1.5 Mục tiêu QLNN về đất đai của chính quyền thị xã Bỉm Sơn .......... 86
3.5.2 Giải pháp hoàn thiện QLNN về đất đai của chính quyền thị xã Bỉm Sơn.
..................................................................................................................... 88
3.5.2.1. Giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp QLNN về đất đai
của chính quyền thị xã. ............................................................................. 88
3.5.2.2. Các giải pháp hoàn thiện nội dung QLNN về đất đai của thị xã Bỉm
Sơn ........................................................................................................... 90
3.6. Kiến nghị ................................................................................................. 97
3.6.1. Với Chính phủ .................................................................................. 97
3.6.2. Với UBND tỉnh Thanh Hóa .............................................................. 98
KẾT LUẬN.................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
QLNN
Quản lý nhà nước
SDĐ
Sử dụng đất
KTXH
Kinh tế xã hội
KHCN
Khoa học công nghệ
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dung đất
GPMB
Giải phóng mặt bằng
GCN
Giấy chứng nhận
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
UBND
Ủy ban nhân dân
KH&CN
Khoa học và công nghệ
CCTTHC
Cải cách thủ tục hành chính
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
ADB
Ngân hàng phát triển châu Á
KCN
Khu công nghiệp
KH
Kế hoạch
CK
Cùng kỳ
CN
Công nghiệp
THCS
Trung học cơ sở
TH
Tiểu học
THPT
Trung học phổ thông
ĐH
Đại học
CĐ
Cao đẳng
NLTS
Nông lâm thủy sản
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả phân loại đất thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa ................... 55
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện sử dụng đất năm 2015.......................................... 56
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện thu từ đất và chi GPMB (2013-2015)................... 67
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối
với công tác quản lý nhà nước (QLNN) về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội, trong đó QLNN về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất (SDĐ) của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các
mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức
tạp liên quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ
đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các
quan hệ kinh tế xã hội (KTXH) về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất
đặc biệt quan trọng.
Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất
đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh
đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy, đất đai là sản
phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó
các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó những vấn đề phức tạp, đòi hỏi
phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo đươc các lợi ích của người sử dụng đất.
Để đánh giá QLNN về đất đai trong quá trình phát triển KTXH và đô thị
hoá của thị xã Bỉm Sơn giai đoạn từ 2011 đến năm 2015, cần nghiên cứu thực
trạng của nó để thấy được những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại trong
QLNN về đất đai của thị xã, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp
nhằm khai thác sử dụng nguồn lực đất đai có hiệu quả hơn. Đó là những nội
dung cần được nghiên cứu và đây cũng là những vấn đề mang tính cấp thiết hiện
nay. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài
“Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị
2
xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông
nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa
bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với đất đai.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý đất
đai, giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ tài nguyên, góp phần vào
sự phát triển của thị xã Bỉm Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhiệm vụ QLNN về đất đai trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Trong phạm vi đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu công tác QLNN về đất đai của chính quyền thị xã Bỉm Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá chung công tác
quản lý đất đai bao gồm các nội dung cơ bản về QLNN về đất đai như: ban hành
và tổ chức thực hiện các văn bản đó; công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý tài
chính về đất, triển khai công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; giám sát, thanh
tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đai. Để đưa ra
một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn
thị xã Bỉm Sơn.
+ Về không gian: Hoạt động QLNN về đất đai trên địa bàn thị xã Bỉm
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3
+ Chủ thể quản lý: Chính quyền thị xã Bỉm Sơn.
+ Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
Luận văn thực hiện các nội dung nghiên cứu sau đây:
- Cơ sở lý luận về QLNN về đất đai;
- Cơ sở thực tiễn về QLNN về đất đai ở cấp độ địa phương cấp huyện/thị
xã trong quá trình đô thị hoá;
- Thực trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh
Thanh Hoá;
- Các vấn đề nảy sinh trong QLNN về đất đai trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn,
tỉnh Thanh Hoá;
- Các giải pháp cải thiện công tác QLNN về đất đai trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chương chính:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về đất đai trên địa bàn cấp
huyện
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1. Cơ sở lý luận về QLNN về đất đai
1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đất đai
1.1.1.1 Khái niệm đất đai
Đất đai là một sản phẩm của tự nhiên, nó được hình thành qua một quá
trình biến đổi rất phức tạp của vật chất diễn ra ở lớp ngoài cùng của vỏ trái đất
dưới sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Trong nền sản xuất, đất
đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất
và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và sử dụng tự nhiên ngay
sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự
hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần,
tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền
tảng cơ bản là sử dụng đất đai.
Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định.
Theo các nhà khoa học thì “Đất” tương đương với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó
có nghĩa trùng với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn
“Đất đai” tương đương với từ “Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi
không gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ [30].
Giả thuyết Trái đất được hình thành như thế nào và có từ bao giờ cũng là
vấn đề con người đã từng dày công nghiên cứu. Sự sống xuất hiện trên Trái đất
và tác động vào nó là một quá trình tiến hóa không ngừng. Theo nghĩa hẹp hơn,
từ khi có sự xuất hiện của con người, con người cùng với sự tiến hóa của mình
cũng không ngừng tác động vào đất (chủ yếu là lớp vỏ địa lý) và làm thay đổi nó
một cách nhất định. Theo tiến trình này, con người cũng nhận thức về đất đai
một cách đầy đủ hơn. Ví dụ: “Đất đai là một tổng thể vật chất gồm cả sự kết hợp
giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”; hoặc: “Một vạt
đất là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất. Xét về mặt địa lý, có những đặc
5
tính tương đối ổn định hoặc những tính chất biến đổi theo chu kỳ có thể dựa
đoán được của sinh quyển theo chiều thẳng đứng phía trên và phía dưới của
phần mặt đất này. Nó bao gồm các đặc tính của phần không khí, thổ nhưỡng địa
chất, thủy văn, cây cối, động vật sinh sống trên đó và tất cả các hoạt động trong
quá khứ và hiện tại của con người ở chừng mực mà những đặc tính đó có ảnh
hưởng tới sử dụng vạt đất này trước mắt và trong tương lai” (Brink man và
Smyth, 1976).
Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như
sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề
mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với
nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái
định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại
để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà
cửa...)” (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993).
Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
ghi: “đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập,
bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay! “ [21].
Luật đất đai năm 2013 đã khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công
tình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” [23]. Như vậy, đất đai là điều
kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói
cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của
6
chính con người [18]. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả
toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết [19].
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật,
nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều
ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng
nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người [29].
1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của đất đai
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự
nhiên và sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Hiện nay, con
người đã thừa nhận đất đai đối với loài người có rất nhiều chức năng, trong đó
có những chức năng cơ bản sau [38]:
- Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của
con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất
nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua
chăn nuôi và trồng trọt.
- Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật
sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và
gen di truyền để bào tồn nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả
trên và dưới mặt đất.
- Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là
tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua
việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần
hoàn khí quyển của địa cầu.
- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ
nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn.
- Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho
7
mọi nhu cầu sử dụng của con người.
- Chức năng không gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là
môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
- Chức năng bảo tồn, bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các
chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện
khí hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ.
- Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự
chuyển vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động
vật... giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.
- Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng
chủ yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói
riêng và trên toàn trái đất nói chung. Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự
nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù.
Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều
bộc lộ ngay tại một thời điểm. Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong
quá khứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển
vọng. Do vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm
phát hiện ra các chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai [40].
1.1.1.3 Đặc điểm của đất đai
Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời
sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng và mặt bằng lãnh thổ (bao gồm
các tài nguyên trên mặt đất, trong lòng đất và mặt nước) là điều kiện đầu tiên.
Nói về tầm quan trọng của đất, Các Mác viết: “Đất là một phòng thí
nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất là vị trí để
định cư, là nền tảng của tập thể”[38]. Nói về vai trò của đất với sản xuất, Mác
khẳng định “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và
giá trị tiêu thụ. Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ” [38].
Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn
của con người. Đất được tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên. Cần nhận thấy
8
rằng, đất đai ở hai thể khác nhau [29]:
Nếu đất tách rời sản xuất (tách rời con người) thì đất tồn tại như một vật
thể lịch sử tự nhiên (trời sinh ra đất) cứ thế tồn tại và biến đổi. Như vậy, đất
không phải là tư liệu sản xuất.
Nếu đất gắn liền với sản xuất, nghĩa là gắn với con người, gắn với lao
động thì đất được coi là tư liệu Đất chỉ khi tham gia vào quá trình lao động, khi
kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ thì đất mới trở thành một tư liệu
sản xuất.
Không phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã hội, để thực hiện quá trình lao
động, cần phải có đủ 3 yếu tố [29]:
- Hoạt động hữu ích: chính là lao động hay con người có khả năng sản
xuất, có kỹ năng lao động và biết sử dụng công cụ, phương tiện lao động để sản
xuất ra của cải vật chất.
- Đối tượng lao động: là đối tượng để lao động tác động lên trong quá
trình lao động.
- Tư liệu lao động: là công cụ hay phương tiện lao động được lao động sử
dụng để tác động lên đối tượng lao động.
Như vậy, quá trình lao động chỉ có thể bắt đầu và hoàn thiện được khi có
con người và điều kiện vật chất (bao gồm cả đối tượng lao động và công cụ lao
động hay phương tiện lao động).
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và
hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác
động, như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất...) vừa là phương tiện
lao động (mặt bằng cho sản xuất, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc...), vì vậy đất
đai là “Tư liệu sản xuất” [29]. Tuy nhiên, cần lưu ý các tính chất “đặc biệt” của
loại tư liệu sản xuất là đất so với các tư liệu sản xuất khác như sau:
1) Đặc điểm tạo thành: đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức
của con người; là sản phản của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên
của lao động. Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động
9
của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất [29].
2) Tính hạn chế về số lượng: đất đai là tài nguyên hạn chế về số lượng,
diện tích đất (số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên mặt địa cầu. Các tư
liệu sản xuất khác có thể tăng về số lượng, chế tạo lại tuỳ theo nhu cầu của xã
hội [29].
Như chúng ta đã biết, đất đai được hình thành qua một quá trình biến đổi
rất lâu dài và phức tạp của tự nhiên. Do vậy việc tái tạo đất đai không thể diễn ra
trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi phải có thời gian và sự tác động của rất
nhiều yếu tố cả về tự nhiên và nhân tạo.
3) Tính không đồng nhất: đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm
lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá. Các tư liệu sản xuất khác có thể
đồng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn (mang tính tương đối do quy trình
công nghệ quy định) [29].
Đất đai được hình thành từ tự nhiên nhưng không phải loại đất nào cũng
có chất lượng giống nhau. Có loại đất tốt có độ phì nhiêu màu mỡ cao, nhưng có
loại đất lại khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Chất lượng của đất đai phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như nguồn gốc đá mẹ hình thành đất, sự tác động của các yếu tố
trong hệ sinh thái như khí hậu, động thực vật, vi sinh vật…và sự tác động của
con người trong quá trình sử dụng đất. Trong quá trình sử dụng đất, con người
tác động vào đất đai có thể làm cho chất lượng của đất đai thay đổi theo hướng
xấu đi hoặc tốt lên. Nếu SDĐ hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ tăng lên,
mang lại lợi ích nhiều hơn. Nhưng nếu con người khai thác bừa bãi, lựa chọn
chế độ canh tác không hợp lý thì sẽ làm cho đất đai ngày càng xấu đi, kéo theo
sự suy giảm của môi trường sống [29].
4) Tính không thay thế: đất không thể thay thế bằng tư liệu sản xuất khác,
những thay thế do áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) có tính chất nhân tạo
chỉ mang tính tức thời, không ổn định như tính vốn có của đất. Các tư liệu sản
xuất khác, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể được
thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế hơn [29].
10
5) Tính cố định vị trí: đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng (khi
sử dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác). Các tư liệu sản xuất
khác được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ
khác tuỳ theo sự cần thiết.
Chính đặc tính này đã quy định tính giới hạn về mặt không gian của đất
đai và đất đai phải chịu sự chi phối của môi trường sống tại địa điểm đó. Trong
môi trường tự nhiên thì đất đai, động thực vật và vi sinh vật hợp thành một hệ
sinh thái. Mỗi vùng khác nhau thì có hệ sinh thái khác nhau, các yếu tố cấu
thành hệ sinh thái đó có mối quan hệ bổ trợ, gắn kết chặt chẽ với nhau. Bất kỳ
một sự tác động nào làm thay đổi một trong các yếu tố đó đều làm ảnh hưởng
đến các yếu tố khác và đến môi trường sống [39].
6) Tính vĩnh cửu: đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu (không phụ thuộc
vào tác động của thời gian). Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất
nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính chất sản
xuất (độ phì nhiêu) cũng như hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản
xuất của đất tùy thuộc vào phương thức sử dụng (tính chất có giá trị đặc biệt),
không tư liệu sản xuất nào có được. Các tư liệu sản xuất khác đều bị hư hỏng
dần, hiệu ích sử dụng giảm và cuối cùng bị loại khỏi quá trình sản xuất [39].
Có thể nói rằng đất không thể là đối tượng của từng cá thể. Đất mà chúng
ta đang sử dụng, tự coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta. Đất là điều
kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất cho các thế hệ liếp nhau của loài
người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ sau.
7) Tính đa dạng và đa dụng của đất đai:
Như chúng ta đã biết đất đai do tự nhiên tạo ra, mà tự nhiên thì hết sức đa
dạng và phong phú. Mỗi vùng lại có hệ sinh thái với điều kiện khí hậu, sinh vật
khác nhau nên tạo ra các loại đất đai với tính chất khác nhau. Hơn nữa trong quá
trình sử dụng đất thì con người tác động vào đất đai với hình thức và mức độ
khác nhau, điều này cũng quyết định rất lớn đến tính phong phú, đa dạng của đất
đai.
11
Do đặc tính của đất đai là rất đa dạng và phong phú nên tuỳ thuộc vào tính
chất của đất đai mà con người đã sử dụng nó vào rất nhiều mục đích khác nhau.
Tính đa dạng và phong phú của đất đai chính là đặc điểm gắn liền với yếu tố
khai thác tài nguyên đất. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải khai thác, sử dụng phù
hợp với đặc tính của từng loại đất đai, Đồng thời phải bảo vệ và duy trì các đặc
tính khác. Những đặc tính này lại do tự nhiên tạo ra nên để bảo vệ nó thì phải
bảo vệ, gìn giữ những yếu tố tạo nên môi trường đất. Mặt khác do số lượng đất
đai có hạn mà nhu cầu sử dụng đất lại ngày càng tăng nên cần phải có quá trình
chuyển đổi mục đích SDĐ để nó phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH và phù
hợp với điều kiện, tiềm năng của đất đai. Do vậy trong quản lý và SDĐ đòi hỏi
công cụ quy hoạch phải tốt. Cần phải đưa ra được quy hoạch SDĐ hợp lý, hiệu
quả đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH lâu dài của đất nước nhằm khai
thác, sử dụng đất một cách tiết kiệm, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất
[41].
Đất đai là kết tinh lao động xã hội nên nó là sản phẩm của xã hội. Xã hội
ngày càng phát triển thì tính chất xã hội của đất đai ngày càng tăng. Các quan hệ
về đất đai ngày càng diễn biến phức tạp, do vậy các chế độ quản lý và SDĐ đai
không phải đặt đất đai là một đối tượng vật chất đơn thuần mà đây là quản lý các
mối quan hệ KTXH gắn liền với quá trình hình thành và SDĐ [40].
1.1.1.4. Vai trò của đất đai trong nền kinh tế
Khi nói đến đất đai đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay thì ai cũng phải
công nhận vai trò to lớn của nó đối với sự sống muôn loài trên trái đất. Đất đai là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho loài
người, là tài sản to lớn của mỗi quốc gia. Có thể nói rằng nếu không có đất đai
thì không có sự tồn tại của muôn loài trên trái đất [41].
* Đất đai đối với đời sống của con người:
Có thể nói rằng đất đai là yếu tố hàng đầu của môi trường sống. Đất đai
cùng với động vật, thực vật và vi sinh vật hợp thành một hệ sinh thái. Mỗi vùng
khác nhau thì có hệ sinh thái khác nhau và các yếu tố trong hệ sinh thái có mối
12
quan hệ gắn bó mật thiết, cân bằng và khống chế lẫn nhau. Qua quá trình sử
dụng đất con người tác động vào đất đai, điều đó cũng đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường sống. Nó có thể góp phần cải thiện làm cho môi trường sống
ngày càng tốt lên nhưng nó cũng có thể làm cho môi trường sống ngày càng suy
thoái nghiêm trọng [40].
Trong vòng mấy năm trở lại đây, chúng ta thường xuyên phải hứng chịu
những đợt hạn hán kéo dài hay những trận cuồng phong dữ dội của tự nhiên. Đó
chính là hậu quả của việc con người sử dụng đất đai không hợp lý, chặt phá rừng
bừa bãi…Những hậu quả đó cuối cùng con người lại phải gánh chịu, nó đã để lại
những tổn thất, mất mát to lớn không thể bù đắp được. Do vậy sử dụng đất và
bảo vệ môi trường là hai vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại song
song và không thể tách rời [40].
*Vai trò của đất đai đối với các ngành sản xuất và sự phát triển của đất
nước
Không có đất đai thì chắc chắn rằng sẽ không diễn ra bất kỳ một hoạt
động sản xuất nào. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất xã hội
như một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên đối với mỗi ngành sản xuất khác
nhau thì nó có vai trò, vị trí khác nhau [41].
Trong các ngành sản xuất phi nông nghiệp đất đai giữ vai trò thụ động với
chức năng là cơ sở không gian, là mặt bằng, địa bàn diễn ra các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Thật vậy, để phát triển một nền công nghiệp thì điều kiện đầu
tiên là phải có các nhà máy, các xí nghiệp sản xuất. Do đó cần phải có một địa
điểm để xây dựng nhà máy, xây dựng các công trình đường sá, nhà kho, bến bãi
và một số cơ sở hạ tầng cần thiết khác để đảm bảo cho nhà máy có thể đi vào
hoạt động. Hay để phát triển du lịch thì trước hết địa hình ở đó phải đẹp, hấp dẫn
được du khách. Bên cạnh đó, cần phải có một diện tích đất đai nhất định để xây
dựng các cơ sở hạ tầng như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, hệ thống
đường sá giao thông… phục vụ cho nhu cầu của du khách [41].
13
Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không
thể thay thế được. Có thể nói nó là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất
đai không chỉ là chỗ đứng để lao động, nó còn là môi trường sống của cây trồng
và vật nuôi. Mọi tác động của con người đến cây trồng đều dựa vào đất đai và
thông qua đất đai. Con người tác động tích cực vào đất đai thông qua việc bón
phân, làm đất, cải tạo đất… với mục đích là nâng cao độ phì nhiêu, màu mỡ cho
đất. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển để tạo
ra khối lượng sản phẩm lớn với chất lượng tốt hơn. Khi đó đất đai đóng vai trò
là đối tượng lao động. Mặt khác đất đai cũng là công cụ để qua đó con người tác
động vào cây trồng [41].
Như vậy trong sản xuất nông nghiệp đất đai đóng vai trò đặc biệt vừa là
đối tượng lao động vừa là công cụ lao động. Đây là một đặc tính mà không một
tư liệu sản xuất nào khác có thể có được. Trong sản xuất nông nghiệp thì độ phì
nhiêu màu mỡ của đất có ý nghĩa quyết định, không phải loại đất nào cũng có
thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Ngày nay quỹ đất dành cho sản xuất
nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá nên chúng ta cần
vẫn phải dành ưu tiên phân phối những loại đất tốt nhất, có độ phì nhiêu màu mỡ
cao cho sản xuất nông nghiệp [41].
Nước ta hiện nay còn là một nước nghèo, đang phát triển nên cần rất
nhiều vốn đầu tư của nước ngoài. Đổi lại nước ta lại có tiềm lực to lớn về đất
đai, nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên. Do vậy nhà nước cần phải có chính
sách quản lý và sử dụng hợp lý để có thể phát huy tối đa hiệu quả của chúng
[41].
1.1.2 Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện
1.1.2.1. Khái niệm QLNN về đất đai
Trong thực tế quản lý xã hội là một yếu tố hết sức quan trọng trong đời
sống xã hội, khi xã hội phát triển lên cao thì đòi hỏi vai trò của nhà quản lý lớn
hơn cũng như nội dung quản lý nhiều hơn và tính phức tạp cao hơn [38].
14
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm;
quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các
sản phẩm do sử dụng đất mà có [38].
Thuật ngữ quản lý được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau ở từng góc độ và
từng lĩnh vực của cuộc sống. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học tự nhiên và xã hội, do vậy mỗi ngành khoa học định nghĩa về quản lý
theo góc độ riêng của mình. Có ngành hoặc lĩnh vực cho rằng quản lý là cai trị,
quản lý là hoạt động điều hành, điều khiển, chỉ huy, …nhưng tất cả các quan
niệm đó điều thống nhất tới một vấn đề đó là nhằm tác động tới một sự vật, một
hiện tượng nào đó phải tuân theo một trật tự nhất định đã được định trước. Vì
vậy quan niệm về quản lý được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chấp nhận đó là
“Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự
hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định” [38].
Theo góc độ hành động thì quản lý được hiểu đây là một hoạt động điều
khiển và đều do con người thực hiện đối với 3 đối tượng chính sau:
- Con người điều khiển các vật hữu sinh (không phải là con người), bắt
các vật hữu sinh này thực hiện theo ý đồ của con người, như quản lý sinh học,
quản lý thiên nhiên, quản lý môi trường, …
- Con người điều khiển các vật vô sinh (những vật không sống), bắt chúng
thực hiện theo ý đồ của người điều khiển. Hay còn được gọi là quản lý kỹ thuật,
như là điều hành sự vận hành của máy móc, thiết bị theo ý đồ của con người,…
- Con người điều khiển con người, loại hình này còn được gọi là quản lý
xã hội. Đây là một loại hình quản lý đặc biệt và phức tạp nhất, nó được sinh ra
từ tính chất xã hội hóa lao động.
Trong 3 đối tượng quản lý trên thì quản lý xã hội được nghiên cứu và
quan tâm nhiều hơn cả. Do vậy khi nói đến quản lý người ta thường chỉ về hoạt
động quản lý xã hội và được hiểu theo một khái niệm là “Quản lý là sự tác
động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt
15
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục
đích đã đề ra, đúng ý chí của nhà quản lý” [38].
Quan hệ về sở hữu đất đai ở nước ta kể từ khi thành lập Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn và tương ứng với
mỗi giai đoạn đó là các hình thức sở hữu về đất đai đã tồn tại ở nước ta. Trong
đó hình thức sở hữu toàn dân về đất đai được đánh dấu từ quy định tại Hiến
pháp 1980 đến nay và Nhà nước là người đại diện quyền sở hữu về đất đai, thực
hiện quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Là chủ sở hữu về đất đai Nhà
nước có đầy đủ các quyền năng của một chủ sở hữu đối với loại tài sản đặc biệt
là đất đai, đó là quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai và quyền định
đoạt đất đai. Để thực hiện các quyền năng này Nhà nước đã thực hiện trực tiếp
bằng việc xác lập chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời xác
lập một hệ thống cơ quan nhà nước do Nhà nước lập ra đảm nhận. Hoạt động
trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu
nhà nước về đất đai được thể hiện bằng 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai
(quy định tại Điều 22 – Luật đất đai năm 2013).
Các hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất nhằm mục
đích là bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai. Do đó ta có
thể hiểu và đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai như sau:
“Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai, bao gồm: Trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai và thực hiện
quyền của nhà nước đối với đất đai” [40].
1.1.2.2. Mục đích, yêu cầu của QLNN về đất đai
Trong quá trình tham gia vào quan hệ đất đai, Nhà nước có đầy đủ quyền
năng của một người chủ sở hữu gồm [23], [22]:
+ Quyền chiếm hữu đất đai: đây là quyền nắm giữ và kểm soát toàn bộ đất
đai. Quyền này không bị hạn chế về không gian và thời gian đối với toàn bộ vốn
đất nằm trong lãnh thổ quốc gia.