Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu đặc điểm biến dị di truyền về sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của bạch đàn URO (eucalyptus urophylla s t blake) tại vườn giống thế hệ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

TRIỆU VĂN DIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ DI TRUYỀN VỀ SINH TRƯỞNG
VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA BẠCH ĐÀN URO
(Eucalyptus urophylla S.T. Blake) TẠI VƯỜN GIỐNG THẾ HỆ 2

Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Hà Huy Thịnh

HÀ NỘI, 2010


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp,
chương cải thiện giống và quản lý giống cây rừng ở Việt Nam.
2. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
3. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000), Giáo trình thực vật rừng, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.


4. Hoàng Chung (1991), “Một số kết quả nghiên cứu khảo nghiệm loài và xuất xứ
Bạch đàn ở Việt Nam”. Bản tin khoa học kỹ thuật và kinh tế lâm nghiệp,
(số1), Trang 9-11.
5. Nguyễn Trọng Hiếu (1990), Số liệu khí tượng thủy văn việt Nam, số liệu khí hậu,
tập 1. Nxb Tổng cục khí tượng thủy văn, Hà Nội.
6. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Giáo trình điều tra rừng, Trường Đại
học lâm nghiệp, Hà Tây.
7. Bùi Thị Huế (1994), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số rừng trồng Bạch đàn
(Eucalyptus camaldulensis và E. urophylla) đến một số tính chất vùng đồi
núi thấp miền Bắc Việt Nam. Luận án PTS Khoa học nông nghiệp, trường
ĐHLN, Hà Tây.
8. Phạm Đức Huy (2006), Nhân giống hai dòng Bạch đàn uro (Eucalyptus
urophylla ST Blake) PN46, PN47 bằng phương pháp nuôi cấy Invitro. Luận
văn thạc sỹ trường ĐHLN, Hà Nội.
9. Lê Đình Khả (1991), “Những nguyên tắc chung và mục tiêu chung trong việc
chọn lọc cây trội để xây dựng vườn giống”, Tạp chí lâm nghiệp (số 2).
10. Lê Đình Khả (1991), “Xây dựng các chương trình cải thiện giống cho các loài
cây quan trọng nhất để phát triển trồng rừng”, Tạp chí lâm nghiệp (số 9).


11. Lê Đình Khả (1998), “Công tác giống đối với trồng rừng thâm canh”, Tạp chí
lâm nghiệp (số 3), trang 18-23.
12. Lê Đình Khả và cộng sự (2001), Chọn giống và nhân giống cho một số loài cây
trồng rừng chủ yếu giai đoạn 1996 – 2000, Báo cáo khoa học, Viện Khoa
học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
13. Lê Đình Khả (2003), Chọn tạo giống và nhân giống cho một số cây trồng rừng
chủ yêu ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003). Giáo trình giống cây rừng, Trường
đại học lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Lê Đình Khả, TS Hà Huy Thịnh (2005). “Một số thành tựu về cải thiện giống

cây rừng ở nước ta trong những năm gần đây”. Tạp chí lâm nghiệp (số 3)
16. Nguyễn Xuân Liệu (2007), Xây dựng và quản lý rừng giống, Cục lâm nghiệp –
dự án giống lâm nghiệp Việt Nam – DANIDA
17. Nguyễn Luyện (1993), “Tìm hiểu về cây Bạch đàn Eucalyptus urophylla”, Tạp
chí lâm nghiệp (số 11).
18. Hồ Hải Ninh, Phí Hồng Hải, Hà Huy Thịnh (2009), “Biến dị di truyền về sinh
trưởng và chất lượng thân cây của Keo lá tràm trong hai khu khảo nghiệm
dòng vô tính ở Việt Nam”. Tạp chí NN&PTNT (số 12).
19. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1993), “Nghịch lý Bạch đàn”, Tạp chí lâm nghiệp (số 11).
20. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây
rừng. Báo cáo khoa học tập 2, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà nội.
21. Nghuyễn Hoàng Nghĩa (2000), “Nghịch lý giống cây rừng”. Tạp chí lâm nghiệp (số 3).
22. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính,
Nxb Nông nghiêp, Hà Nội.


23. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Phương pháp nghiên cứu trong lâm nghiệp. Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Chọn giống bạch đàn Eucalyptus theo sinh
trưởng và kháng bệnh ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 112 p.
25. Lê Trung Ngọc (2003), So sánh hai phương pháp chọn cây trội cho Bạch đàn
Eucalyptus urophylla) tại lâm trường hữu lũng I, Lạng Sơn. Luận văn tốt
nghiệp ĐHLN, Hà Tây.
26. Huỳnh Đức Nhân (1993). “Kết quả khảo nghiệm loài Bạch đàn Eucalyptus
urophylla”. Tạp chí lâm nghiệp (số 10)
27. Cấn Thị Lan (2006), Nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền
của vườn giống Keo lá tràm, Luận văn thạc sỹ trường ĐHLN, Hà Nội.
28. Nguyễn Dương Tài (1994), Nghiên cứu xuất xứ Bạch đàn (Eucalyptus
urophylla) trong vùng nguyên liệu giấy Trung Bắc Bộ Việt Nam. Luận án
PTS Khoa học nông nghiệp, trường ĐHLN, Hà Tây.

29. Hà Huy Thịnh và cộng sự (2006), Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2001 – 2005.
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp VN, Hà Nội.
30. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng Spss để xử
lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Nguyễn Thanh Vân (2003), Đánh giá sinh trưởng Bạch đàn uro (Eucalyptus
urophylla) trồng thuần loài tại Lạng Sơn, Bắc Giang, làm cơ sở chọn loài
cây trồng cung cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp cho công ty lâm nghiệp
Đông Bắc. Luận văn thạc sỹ trường ĐHLN, Hà Tây.
32. Phạm Quang Việt (2004), Nghiên cứu tuyển chọn cây trội Bạch đàn Uro
(Eucalytus urophylla), Luận văn thạc sỹ trường ĐHLN, Hà Tây.


Tiếng Anh
33. Costa e Silva, J., N.M.G. Borralho and Wellendorf, H. (2000), Genetic
parameter estimates for diameter growth, Pilodyn penetration and spiral
grain in Picea abies (L.) Karst. Silvae genetica 49: p29-36.
34. Costa e Silva, J., Potts, BM, và Dutkowski, GW (2006), Genotype by
invironment interaction for grow of Eucaluptus globulus in Australia, Tree
genet. Genomes, 2 (2): p61-75.
35. Greaves, B.L., Borralho, N.M.G. and Raymond, C.A. (1996), “Use of pilodyn
for the indirect selection of basic density in Eucalyptus nitens”, Canadian
Journal of Forestry Research, (26).
36. Greaves, B.L. Borralho, N.M.G. and Raymond, C.A. (1997), Breeding objective
for plantation eucalypts grown for production of kraft pulp. Forest Science,
43, p465-472.
37. Phi Hong Hai (2007), Genetic control of Wood Basic Density, Bark Thickness,
Straightness, Branch characteristics and their Relationships with Growth
Traits of Acacia auriculiformis A. Cunn ex Benth in Northern Vietnam, plan
of PhD projects.
38. Nguyen Duc Kien, (2009). Improvement of Eucalyptus plantations grown for

pulp production, Doctoral thesis No. 2009:53, Acta universitatis agriculturae
Sueciae.
39. JP Laclau, JP Bouillet, J Ranger (2000). Dynamics of biomass and nutrient
accumulation in a clonal plantation of Eucalyptus in Congo Forest Ecology
and Management, Volue 128, issue 3, 1 April 2000: p181 – 196.
40. Raymond, C.A. & L.R. Schimleck, (2002), Development of near infraed
reflectance analysis calibration for estimating genetic parameters for
cellulose content in Eucalyptus globulus. Can. J. For. Res. 32: 170 -176.


41. Shaowei Huang, Pulin He, BingQuang Chen, Kai Huang, Yuang Chen,
Shanwen Wang, Zhenshao Luo,and Yiling Zhou, (2002). Genetic gains in
growth of Eucalyptus urophylla from seed orchards in west GuangDong.
Guangzhou, China,( 6):p186-191.
42. Wei, X. and Borralho, N.M.G, (1997). Genetic control of wood basic density
and bark thickness and their relationship with growth traits of Eucalyptus
urophylla in South East China. Silvae genetica, (46): p245-249.
43. Wei, X. and Borralho, N.M.G. (1999), Breeding objectives and selection
criteria for pulp production of Eucalyptus urophylla plantations in South
East China. Forest Genetics, (6): p173-192.
44. Williams E. R & Matheson A.C, (1994), Experimental design and analysis for
use in tree improvement. CSIRO, Melbourne and ACIAR, Canberra. p174
45. Zobel, B., E. Capinhos and Y. Ikemori, (1983). Selecting and breeding for
desirable wood. TAPPI J. (66): p70 – 74


PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch đàn được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1930 và đến nay đã trở
thành nhóm cây trồng chủ lực trong các chương trình trồng rừng tập trung và trồng
rừng phân tán của nước ta. Tổng diện tích rừng trồng Bạch đàn ở Việt Nam đến
năm 2001 là 348.000 ha, chiếm 30% diện tích rừng trồng cả nước. Rừng trồng Bạch
đàn đã góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy,
ván giăm, gỗ trụ mỏ, gỗ củi…
Kết quả khảo nghiệm ở giai đoạn trước đã xác định được một số loài bạch
đàn có triển vọng cho trồng rừng trong đó có Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla)
chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và Tây nguyên (Lê Đình Khả và cs., 2003). Đồng thời
cũng đã xác định được một số xuất xứ có triển vọng nhất cho loài Bạch đàn này là
Lewotobi Flores, Egon Flores cho vùng Trung tâm, xuất xứ Lembata Flores cho
vùng Bắc Trung bộ. Ngoài ra, nghiên cứu về lai xa giữa ba loài Bạch đàn là Bạch
đàn urô (E. urophylla), Bạch đàn caman (E. camandulensis) và Bạch đàn liễu (E.
exserta) đã tạo ra các tổ hợp lai có năng suất cao 1,5-3 lần các giống bố mẹ tuỳ theo
điều kiện lập địa cụ thể (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, 2001). Những nghiên
cứu gần đây cho thấy các giống lai khác loài giữa Bạch đàn urô (E. urophylla) với
Bạch đàn pelita (E. pellita) đã có ưu thế lai rất cao so với bố mẹ của chúng.
(Nguyễn Việt Cường, 2005)
Trong giai đoạn từ năm 2000 trở về trước thông qua các nội dung nghiên
cứu của các đề tài cấp nhà nước KN 03- 03 (giai đoạn 1991 - 1995), KHCN 08- 04
(giai đoạn 1996 - 2000) dự án FORTIP về cải thiện giống cây rừng do Trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng hợp tác với CSIRO của Australia tài trợ, đã xây dựng
các vườn giống của một số loài cây, Bạch đàn urô ở Vạn Xuân (Phú Thọ) và Ba Vì
(Hà Tây cũ) vườn giống Keo Tai tượng ở Ba Vì (Hà Tây cũ) và Chơn Thành (Bình
Phước) và vườn giống Keo lá tràm ở Ba Vì (Hà Tây cũ) và Chơn Thành (Bình
Phước). Nhờ có vườn giống này mà Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã chọn
được một số gia đình tốt và cá thể trội của các loài cây nói trên, trong đó có các gia
đình, cá thể Bạch đàn urô tại vườn giống ở Ba Vì và Vạn Xuân là cơ sở để tiến hành



2
chọn lọc, lai giống, khảo nghiệm hậu thế, xây dựng vườn giống tiếp theo. Đây cũng
chính là các vườn giống hữu tính thế hệ 1 cho loài này đầu tiên ở Việt Nam.
Giai đoạn 2001- 2005, trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã đánh giá và
chọn lọc được nhiều gia đình và cá thể Bạch đàn urô ưu trội trong các vườn giống
tại Ba vì và Vạn Xuân. Trong quá trình nghiên cứu giai đoạn tiếp theo (2006-2010),
trung tâm đã xây dựng mới hệ thống vườn giống Bạch đàn urô thế hệ hai và hệ
thống các khảo nghiệm dòng vô tính của 80 –100 dòng chọn lọc từ các gia đình và
xuất xứ tốt nhất của Bạch đàn urô theo hướng sinh trưởng, chất lượng thân cây, tỷ
trọng gỗ, hàm lượng cellulose và một số tính chất cơ lý gỗ đã được đánh giá từ
vườn giống thế hệ 1 tại Ba Vì và Vạn Xuân.
Các vườn giống hữu tính thế hệ 2 được xây dựng từ những gia đình, cá thể
tốt nhất của vườn giống thế hệ 1 và một số gia đình được tuyển chọn. Các vườn
giống thế hệ 2 là cơ sở đánh giá khả năng biến dị di truyền của các gia đình, cá thể
chọn lọc trong vườn giống thế hệ 1, cùng với đó các vườn giống thế hệ 2 là cơ sở để
tuyển chọn các gia đình và cá thể Bạch đàn uro chất lượng cao phục vụ cho trồng
rừng ở nước ta, đồng thời là nguồn vật liệu quý phục vụ cho công tác nghiên cứu
cải thiện giống, lai tạo giống, nhân giống… Được xây dựng trên nhiều vùng lập địa
khác nhau Ba Vì (Hà Nội), Đông Hà (Quảng Trị), Nam Đàn (Nghệ An),…các vườn
giống thế hệ hai còn là cơ sở đánh giá tương tác di truyền –hoàn cảnh từ đó đề xuất
biện pháp sử dụng giống Bạch đàn uro hợp lý nhất cho các dạng lập địa trồng rừng.
Hiện nay các vườn giống Bạch đàn uro thế hệ 2 được xây dựng đã có sự
phân hóa giữa các gia đình và các cá thể. Những đánh giá bước đầu về khả năng di
truyền, biến dị của các gia đình trong các vườn giống thế hệ 2 là rất cần thiết. Từ đó
có biện pháp tác động kịp thời tới vườn giống và đề xuất cơ sở sử dụng nguồn giống
Bạch đàn uro có phẩm chất tốt, mức di truyền cao.
Trên cơ sở nối tiếp những nghiên cứu về cải thiện giống cây rừng cho loài
Bạch đàn uro, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm biến dị di truyền về sinh trưởng và một số chỉ tiêu

chất lượng của Bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla) tại vườn giống thế hệ 2”


3
Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những thành tựu của công tác cải thiện giống cây rừng
Giống là một trong những khâu có tầm quan trọng hàng đầu trong trồng rừng
công nghiệp. Có giống tốt kết hợp với những biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm
canh phù hợp sẽ đưa năng suất rừng trồng tăng lên mức đáng kể. Theo tính toán của
các nhà chọn giống thì hiệu quả di truyền của chọn giống có thể đạt 40-46% tăng
thu do sử dụng hạt từ thế hệ 1 và 10-15% từ lai giống có định hướng và có thể đạt
tới 45-50% [11]. Trên thế giới, nhờ chọn giống kết hợp với trồng rừng thâm canh,
người ta đã tạo được rừng Dương có năng suất 40 - 50m3/ha/năm và Bạch đàn hơn
100m3/ha/năm [9].
Công tác giống cây rừng ở nước ta được bắt đầu từ năm 1930 khi các nhà
lâm nghiệp người Pháp xây dựng một số điểm khảo nghiệm cho một số loài cây
trồng rừng ở nước ta. Sau đó, trong những năm 1950 - 1960 các khảo nghiệm cho
bộ giống 18 loài bạch đàn, 15 loài thông và một số loài keo đã được tiến hành tại
vùng núi Đà Lạt mà đến nay đã thành một số loài có giá trị như Eucalyptus
microcorys và E. grandis cao 60 m với đường kính 55 - 60 cm. Tuy vậy, do điều
kiện chiến tranh nên trong một thời gian dài công tác giống chỉ dừng lại ở bảo quản
hạt giống và xây dựng rừng giống là chính.[15]
Sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1980, hoạt động cải thiện giống cây rừng
mới được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời gian đầu chủ yếu là
khảo nghiệm loài và xuất xứ. Sau đó là các hoạt động về chọn lọc cây trội, xây
dựng rừng giống và vườn giống. Những hoạt động nổi bật gần đây là phát hiện và
nghiên cứu các giống lai tự nhiên, tạo giống lai nhân tạo, nhân giống hom và nuôi
cây mô, cũng như ứng dụng chỉ thị phân tử vào cải thiện giống cây rừng. [15]
Từ những năm 1975 chúng ta đã xác định được một số xuất xứ có triển vọng

của một số loài cây chủ yếu, như Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Keo quả
khía (A. Aulacocarpa) cho vùng thấp; các loài Keo chịu hạn như: A. Difficilis,
A.torulosa, A.tumida...cho vùng khô hạn; Keo đen (A. Mearnsii) cho vùng cao; Một


4
số xuất xứ của Bạch đàn camal, Bạch đàn uro, Bạch đàn têrê cho nhiều vùng trong
cả nước. Một số xuất xứ Thông caribaea cho nhiều vùng; Thông nhựa và Thông ba
lá cho Đà Lạt và miền Bắc. Chúng ta đã chọn cây trội và và xây dựng một số vườn
giống cho Thông nhựa, Thông ba lá, Thông đuôi ngựa...Ngoài ra gần đây chúng ta
đã chọn được một xuất xứ Tràm gỗ (Melaleuca leucadendra) có triển vọng cho
vùng phèn ở đồng bằng sông Cửu Long.[5]
Đáng chú ý đã có một số giống mới được chọn tạo, như dòng lai tự nhiên
BV5, BV10, BV16, BV32 và BV33 giữa loài Keo tai tượng và Keo lá tràm (Trung
tâm nghiên cứu giống cây rừng); Dòng Bạch đàn U6 nhập từ Trung Quốc; Các dòng
Bach đàn uro PN2, PN14 (Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy – Tổng công ty
giấy Việt Nam); Các dòng Phi Lao nhập từ Trung Quốc, như: 601 và 701 (Trung
tâm bảo vệ rừng số 2 – Thanh Hóa). Đây là những giống ưu việt, có năng suất cao
gấp 2-3 lần so với các giống sản xuất đại trà hiện có. [5]
Công tác giống của nước ta tuy chưa phải là dài, lại hoạt động trong thời kỳ
đất nước có chiến tranh cũng như nền kinh tế gắp nhiều khó khăn song cũng đạt
được một số thành tựu đáng ghi nhận đặc biệt trong những năm gần đây. Một mạng
lưới các trạm trại cung cấp giống cho các vùng lâm nghiệp trọng điểm trong cả
nước đã được xây dựng, các trung tâm sản xuất nghiên cứu giống đã cung cấp giống
với nhiều cây quan trọng như Keo, Thông, Bạch đàn, Bồ đề, Tếch, Mỡ...và một số
loài cây bản địa khác. Chúng ta đã chuyển hóa được một số rừng Kinh tế thành rừng
giống cho các loài Keo ở Quảng Bình, Đồng Nai, Thông nhựa, Thông ba lá ở Lâm
Đồng, Quảng Ninh Nghệ An...; Cây Mỡ ở xí nghiệp giống 97 và trung tâm lâm sinh
Cầu Hai. Và gần đây là Thông đuôi ngựa ở xí nghiệp cổ phần giống Đông Bắc. [6]
Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng (Viện khoa học lâm nghiệp Việt

Nam) đã tạo ra một số tổ hợp lai khác loài giữa Bạch đàn (Eucalyptus), Keo
(Acacia) có năng suất cao hơn các loài bố mẹ 3-4 lần. [5]
Ở một số cơ sở, như: Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam), Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Trung tâm nghiên
cứu ứng dụng khoa học và sản xuất Lâm Nông nghiệp Quảng Ninh, xí nghiệp giống


5
thành phố HCM đã sử dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô phân sinh và giâm
hom trong việc nhân giống một số loài cây trồng rừng quan trọng.
Mặc dầu công tác giống vẫn chưa đáp ứng yêu cầu to lớn của sản xuất, song
biết sử dụng giống mới và kỹ thuật nhân giống tiên tiến phối hợp với các biện pháp
thâm canh thích hợp chắc chắn chúng ta sẽ đẩy mạnh công tác cải thiện giống cây
rừng, góp phần tích cực vào việc tăng năng suất rừng trồng trong thời gian tới. [15]
Những hoạt động này vừa thể hiện sự nỗ lực của những người làm công tác giống ở
nước ta vừa là kết quả của sự hợp tác quốc tế. Nó là điểm tựa vững chắc giúp cho
công tác giống cây rừng nước ta có cơ sở phát triển ngày càng mạnh hơn.
1.2. Những nghiên cứu về cây Bạch đàn uro
1.2.1. Trên thế giới
Bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla) có nguồn gốc từ Indonesia, phân bố
chủ yếu 7o30 - 10o vĩ độ nam và 122 – 127o kinh Đông trên các dốc núi và trong các
thung lũng trên các loại đất bazan, diệp thạch và phiến thạch, đôi khi mọc ở núi đá
vôi. Bạch đàn urô phân bố ở độ cao 300 – 2960 m trên mặt biển (chủ yếu ở độ cao
1000 – 2000 m), lượng mưa trung bình hàng năm 600 - 2200mm/năm với 2 – 8
tháng khô (Gunn and McDoald, 1991; Eldridge al, 1994). Các đảo chính có Bạch
đàn urô phân bố tự nhiên là Flores (Egon và Lewotobi), Adona, Pantar, Alor, Wetar
và Timor (Gunn and McDoald, 1991; Eldridge al, 1994). [38]
Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) thuộc họ Sim (Myrtaceae) gồm 664 loài,
Bạch đàn urô thuộc chi phụ Symphyomyrtus (Willcox, 1997.Pryor  Johnson,
1971).

Bạch đàn urô là cây gỗ lớn, nơi nguyên sản Bạch đàn urô có thể cao 25 – 45
m, đôi khi có thể đạt trên 55 m, đường kính có thể đạt 1 – 2 m (Turnbull & Brooker,
1978; Jacobs 1981).
Trong hàng trăm loài bạch đàn đã được khảo nghiệm ở nhiều nước, song chỉ
có ít loài và xuất xứ được chọn để trồng rừng trên diện tích rộng (Davdson, 1998).
Bạch đàn urô có khả năng thích nghi với các lập địa khác nhau và đang được sử
dụng để gây trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.


6
Hệ số di truyền về tính trạng sinh trưởng: Nói chung tính trạng sinh trưởng
của cây rừng có hệ số di truyền từ thấp tới trung bình (Cornelius, 1994). Hệ số di
truyền theo nghĩa hẹp về sinh trưởng của Bạch đàn uro thấp khoảng 0,2 – 0,49 với
độ tuổi 3 - 5 tuổi (Wei Borralho, 1998) trong khi đó hệ số di truyền về tỷ trọng gỗ
cao hơn h2 = 0.71 với tuổi 6 (Wei  Borralho, 1997). [42]
Bên cạnh đó ngoài sinh trưởng và tỷ trọng gỗ thì hệ số di truyền của
Cellulose và hiệu suất bột giấy đã được nghiên cứu và xác định ở một số loài Bạch
đàn như E. globulus và E. nittens. Một số nghiên cứu cho kết quả về hệ số di truyền
của cả hai tính trạng Cellulose và hiệu suất bột giấy là như nhau (Raymond et al.,
2001; Raymond  Schimleck, 2002) [40]. Tuy nhiên với nghiên cứu khác đã tìm
thấy hệ số di truyền về Cellulose cao hơn hệ số di truyền về hiệu suất bột giấy, kết
quả nghiên cứu cho thấy hệ số di truyền về Cellulose là 0,63 trong khi hệ số di
truyền về hiệu suất bột giấy là 0,43 (Kube et al., 2001; Raymond et al., 2001;
Raymond  Schimleck, 2002; Schimleck et al., 2004; Tibbits  Hodge, 1998)
Nghiên cứu về hệ số di truyền và tương tác di truyền hoàn cảnh cho thấy hệ
số di truyền về tỷ trọng gỗ là không đáng kể hay nói các khác là hệ số di truyền về
tỷ trọng gỗ không có tương quan với lập địa (Greaves et al., 1997; Osorio et al.,
2003). [36]
Ở Brazil số liệu nghiên cứu cho thấy trong một số lô thí nghiệm 6 – 8 tuổi,
rừng trồng bạch đàn đã cho tăng trưởng 70 – 90 m3/ha/năm (Eldridge, 1993). Công

ty Aracruz, một trong số nhiều công ty nổi tiếng ở Brazil đã sử dụng cây lai E.
grandis x E. urophylla và nhân giống bằng hom, trong rừng trồng thực nghiệm 5,5
tuổi đạt bình quân 70 m3/ha/năm (Zobel et al., 1983). [45] Bên cạnh thể tích thân
cây, các tính trạng khác cũng cho tăng thu đáng kể như khối lượng thể tích (tỷ trọng
gỗ) tăng từ 480 lên 490 kg/m3, năng suất bột giấy từ 47% tăng lên 49%, hàm lượng
vỏ giảm từ 18% xuống còn 12%.
Ở Cônggô trên cơ sở các nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật Lâm nghiệp
Nhiệt đới (CTFT), tăng trưởng bình quân năm ở tuổi 6 của các lô hạt chưa được
tuyển chọn là 12 m3/ha/năm so với 25 m3/ha/năm của các xuất xứ đã được chọn lọc
và 35 m3/ha/năm các dòng vô tính được chọn lọc (Delwaulle, 1989; Vigneron,


7
1989). Từ năm 1997, các cây lai nhân tạo thông qua thụ phấn khống chế đã được
tạo ra và cho tới nay, hàng trăm dòng vô tính bắt nguồn từ các cây lai nhân tạo đã
được đưa vào hàng chục khảo nghiệm dòng vô tính để tuyển chọn dòng vô tính tốt
nhất phục vụ cho trồng rừng. Từ cuối những năm 80, người ta đã có 174 kiểu gen
ưu việt của tổ hợp lai E.alba x E. urophylla (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001). [24]
Ở Côlombia rừng trồng bạch đàn bắt nguồn từ kết quả khảo nghiệm xuất xứ,
sau đó lấy hạt của xuất xứ tốt đem trồng rừng nên có biến động lớn về kích thước và
chất lượng cây. Tiềm năng để cải thiện năng suất và chất lượng thông qua chọn
giống là rất lớn và có thể thực hiện được. Một chương trình cải thiện giống dài hạn
và ngắn hạn đã được đề xuất và triển khai thực hiện cho một số loài bạch đàn như
E. urophylla và E. grandis (Lambeth et al., 1989). Người ta đã thu được 65 dòng vô
tính trong đó có 15 dòng tốt nhất đã được dùng để sản xuất hom cho giai đoạn trước
mắt. Do cường độ chọn lọc thấp nên năng suất rừng trồng dự kiến chỉ tăng khoảng
15%. Chương trình ngắn hạn bao gồm chọn cây trội có cường độ cao (khoảng 1900
cây chọn 1 cây), khảo nghiệm dòng vô tính và từ khoảng 460 dòng thử nghiệm chỉ
sử dụng 30 dòng tốt nhất vào giâm hom hàng loạt, hy vọng tăng năng suất lên thêm
60%, tức là từ 25 m3/ha/năm lên 40 m3/ha/năm trong một thế hệ.

Ở Nam Phi từ năm 1983, một đơn vị trồng rừng của Công ty Mondi đã triển
khai một chương trình ứng dụng nhân giống hom bạch đàn vào trồng rừng nhằm
đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về bột giấy. Các kết quả nghiên cứu đã được sử
dụng để tuyển chọn các dòng vô tính năng suất cao để nhân giống hàng loạt.
Chương trình đã được bắt đầu bằng việc chọn và nhân hom các cây trội được tuyển
chọn tại chỗ và từ các khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm cây Bạch đàn lai của Viện
Nghiên cứu rừng Nam Phi, sau đó xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính nhằm
chọn được các dòng vô tính có triển vọng nhất. Kết quả đã được Quaile (1989)
thông báo trên cơ sở so sánh các rừng trồng 30 tháng tuổi. Trong khảo nghiệm thực
hiện với 30 dòng vô tính tuyển chọn tại chỗ, tăng trưởng bình quân về thể tích cây
con từ hạt (cây đối chứng) là 19,4 m3/ha/năm, trong khi đó có 14 dòng vô tính vượt
trội đối chứng và tăng trưởng bình quân năm của dòng tốt nhất đạt khoảng 24,4
m3/ha/năm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001). [24]


8
Trong một khảo nghiệm khác gồm 78 dòng vô tính được chọn lọc từ các
khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 của Viện Nghiên cứu rừng Nam Phi và các dòng vô
tính thế hệ 1 của vùng Mondi, cây con từ hạt (đối chứng) đạt tăng trưởng bình quân
năm là 21,9 m3/ha/năm trong khi đó có 50 dòng trong số 78 dòng vô tính của viện
vượt đối chứng, 9 dòng vô tính đạt trên 30 m3/ha/năm và 3 dòng vô tính tốt nhất đạt
tăng trưởng bình quân năm là 40 m3/ha/năm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Ở Trung Quốc vào thập niên những năm 1980 bắt đầu khảo nghiệm loài và
xuất bạch đàn urô ( E. urophylla). Dự án hợp tác nghiên cứu giữa trung tâm nghiên
cứu giống Bạch đàn (CERC) của Trung Quốc với Australian, trong 8 năm dự án đã
trồng được 1400 ha rừng trồng nghiên cứu Bạch đàn với 100 loài và trên 200 xuất
xứ trong đó có 10 ha vườn giống Bạch đàn urô ( E. urophylla) (Qi Shuxiong, 2002).
Đồng thời trên 20 loài bạch đàn được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc trong đó bạch
đàn urô và bạch đàn lai giữa E. grandis x E. urophylla là thành công nhất ở Trung
Quốc (Zhang Ronggui, 2002).

Vào những năm 1990, Trung tâm nghiên cứu giống Bạch đàn của Trung
Quốc đã tiến hành nghiên cứu chọn giống Bạch đàn urô với 97 xuất xứ từ khảo
nghiệm xuất xứ đã chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế đồng thời tiến hành lai
giống khống chế giữa các loài Bạch đàn, E. urophylla x E. grandis, E. grandis x E.
urophylla, E. urophylla x E. tereticornis và E. saligna x E. exserta từ đó chọn lọc
được các cá thể và đã khảo nghiệm và có một số dòng năng xuất bình quân năm 40
– 50 m3/ha/năm (Qi Shuxiong, 2002). Đến năm 2002 Trung Quốc đã trồng được
1,54 triệu ha rừng trồng Bạch đàn, sinh trưởng rất nhanh ở các tỉnh phía Nam đem
lại hiệu quả kinh tế do đó được chính phủ và người dân địa phương hưởng ứng hoan
nghênh (Qi Shuxiong, 2002).
Theo một nghiên cứu về di truyền tăng trưởng của Bạch đàn tại Quảng Đông
(Trung Quốc) cho thấy với 32 gia đình thụ phấn tự do của Bạch đàn urophylla là
cây trội được lựa chọn từ một vườn giống nằm ở Suixi (rừng Thử nghiệm Farm,
tỉnh Quảng Đông) đã được khảo nghiệm ở Lôi Châu để kiểm tra di truyền của các
gia đình này. So với giống đại trà và hạt giống nhập, tăng thu di truyền đạt được từ
sử dụng hạt các gia đình này tương ứng là 5,2% và 16,1%. Đối với các vườn giống


9
vô tính xây dựng với cây trội được lựa chọn thì tăng thu ước tính tương ứng sẽ đạt
là 10,4% và 31,3%. Hạt giống của cây trội đã được đề nghị cho phát triển các đồn
điền ở khu vưc Tây Quang Đông (Shaowei Huang et all.,2002) [41].
1.2.2. Ở Việt Nam
Bạch đàn urô (E. urophylla) là loài cây nguyên sản từ Indonesia. Đây là loài
có tính thích ứng cao, sinh trưởng nhanh và hiện đang là loài cây trồng chủ lực trên
các lập địa đất đồi trọc, nghèo dinh dưỡng ở vùng Trung tâm miền Bắc, Bắc Trung
Bộ và vùng Tây Nguyên. Các các xuất xứ triển vọng của Bạch đàn urô là Lewotobi
Flores, Egon Flores cho vùng Trung tâm, xuất xứ Lembata Flores cho vùng Bắc
Trung bộ (Nguyễn Dương Tài, 1994; Lê Đình Khả và cộng sự, 1996; Lê Đình Khả,
2003). Ngoài ra, Bạch đàn urô còn có khả năng lai giống với các loài bạch đàn khác

như Bạch đàn caman, Bạch đàn têrê, Bạch đàn pellita và Bạch đàn grandis tạo ra
những giống lai có ưu thế lai vượt trội. [12]
Công tác chọn giống Bạch đàn urô (E. urophylla) đã được tiến hành từ
những năm 1975 ở Việt Nam những khảo nghiệm chính thức mới được thực hiện ở
Viện Lâm nghiệp (nay là Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), Trung tâm nghiên
cứu cây có sợi (nay là Viện nghiên cứu nguyên liệu giấy Phù Ninh) và những năm
1980 mới thực hiện ở Miền Nam.
Trong công trình nghiên cứu chọn giống và nhân giống cho một số loài cây
trồng rừng ở Việt Nam (Lê Đình Khả và các cộng tác viên, 2001) đã kết luận rằng
Bạch đàn urô phát triển có triển vọng nhất trong khảo nghiệm tại Đông Hà hơn hẳn
bạch đàn E. cloeziana và E. pellita, Cũng theo các tác giả trên, các xuất xứ triển
vọng của Bạch đàn urô là Lembata Flores cho vùng Đông Hà. [12]
Giai đoạn từ 1980-1995, chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ trên một số
vùng sinh thái trên cả nước. Khảo nghiệm xuất xứ Bạch đàn urô (E. urophylla) của
Nguyễn Dương Tài (1994) được đưa vào trồng thử nghiệm ở Quảng Nạp (Phú Thọ),
qua thử nghiệm chúng đã chứng tỏ sức sống cao và sinh trưởng khá nhanh. Xuất xứ
Ulubahu ở độ cao 150m tại đảo Wetar (gần đào Alor) có sinh trưởng tốt nhất. Sau
đó là xuất xứ ở Alor (có độ cao 800 – 1200m). Ở một số nơi khác không có sự tham
gia của xuất xứ này thì các xuất xứ Lewotobi Flores và Egon Flores là có sinh


10
trưởng lớn nhất [28]. Khảo nghiệm ở Đông Hà Quảng Trị cho thấy xuất xứ Lembata
sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện canh tác chưa cao, sau 8,5 tuổi xuất xứ này có
chiều cao 13,2m với đường kính ngang ngực 11,4cm (Nguyễn Dương Tài, 1994; Lê
Đình Khả, 1996).
Giai đoạn từ 1996 – 2000, trong các năm 1996 - 1998 dự án FORTIP về cải
thiện giống cây rừng do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện KHLN) hợp
tác với Khoa Lâm nghiệp và sản phẩm rừng của CSIRO đã xây dựng được 2 vườn
giống hữu tính thế hệ 1 tại Ba Vì – Hà Nội (3ha với 144 gia đình thuộc 9 xuất xứ)

và tại Vạn Xuân Phú Thọ (3ha với 144 gia đình thuộc 9 xuất xứ) (Hà Huy Thịnh và
các ctv, 2006). [29]
Giai đoạn 2001 – 2005 đã tiến hành đánh giá sinh trưởng của các gia đình
tốt, đánh giá sinh trưởng của cá thể tốt trong gia đình tốt đồng thời đánh giá tỷ trọng
gỗ và tương quan của tỷ trọng gỗ và sau đó là nhân giống vô tính.
- Sinh trưởng của các gia đình trong vườn giống:
Đánh giá sinh trưởng tại vườn giống Vạn Xuân – Phú Thọ ở giai đoạn 9 năm
tuổi (2005) cho thấy đường kính trung bình của toàn vườn giống là 14,4 cm. Từ
vườn giống này đã chọn được 20 gia đình có sinh trưởng tốt nhất có thể tích thân
cây trung bình 274,2 dm3/cây.
Trong 144 gia đình được dùng để xây dựng vườn giống tại Vạn Xuân thì 35
gia đình thuộc xuất xứ Lewotobi Flores và đây cũng là xuất xứ có đến 12 trong tổng
số 20 gia đình sinh trưởng nhanh nhất đã được chọn từ vườn giống. Xuất xứ Egon
Flores tuy có 36 gia đình được dùng để xây dựng vườn giống song chỉ có 2 gia đình
sinh trưởng nhanh nhất đã được chọn. Các xuất xứ khác chỉ có thể chọn được 1-2
gia đình. Điều đó chứng tỏ Lewotobi Flores là xuất xứ có triển vọng nhất ở Vạn
Xuân (Hà Huy Thịnh và các ctv, 2006).
Đánh giá sinh trưởng tại vườn giống Ba Vì giai đoạn 8 năm tuổi cho thấy
vườn giống có đường kính trung bình là 18 cm, chiều cao trung bình cây trong vườn
giống là 18,8 m, thể tích trung bình 244 dm3/cây. Cây trong vườn giống Ba Vì tuy ít
tuổi hơn một tuổi so với cây ở trong vườn giống Vạn Xuân song có thể tích thân cây


11
lớn hơn vì vườn giống Ba Vì được tỉa thưa sớm hơn (Hà Huy Thịnh và các ctv,
2006).
Trong 20 gia đình sinh trưởng nhanh nhất của hai vườn giống thì đã có 8 gia
đình của xuất xứ Lewotobi Flores, 1 gia đình của xuất xứ Egon Flores và 1 gia đình
của xuất xứ Waikui Central Alor (Hà Huy Thịnh và các ctv, 2006).
Những gia đình được chọn chỉ là theo kiểu hình về sinh trưởng đường kính

và chiều cao. Việc chọn cá thể theo các tiêu chuẩn chọn lọc cây trội và đánh giá
sinh trưởng qua khảo nghiệm hậu thế mới thực sự xác định được các cây ưu việt và
có khả năng di truyền cao (Hà Huy Thịnh và các ctv, 2006). Đây cũng là cơ sở để
xây dựng vườn giống thế hệ 2.
- Tỷ trọng gỗ và tương quan giữa sinh trưởng và tỷ trọng gỗ:
Sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chọn giống cây rừng. Các
chương trình chọn giống trên thế giới phần lớn đều lấy sinh trưởng làm chỉ tiêu
chính trong chọn giống. Còn tỷ trọng gỗ (là khối lượng riêng) là một tính trạng
được chú ý trong những năm gần đây. Tỷ trọng gỗ không chỉ liên quan đến khả
năng chịu lực và độ bền của gỗ mà còn có vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu
suất bột giấy của các loài cây nguyên liệu giấy.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã thấy rằng trong một lâm
phần đồng tuổi thì sinh trưởng và tỷ trọng gỗ là hai tính trạng độc lập, không có
tương quan với nhau hoặc tương quan rất thấp (Zobel và Jackson, 1995, Lê Đình
Khả, Trần Quốc Minh, 1997, v.v.), trong một số trường hợp thậm chí là tương quan
âm (Lacaze và Polge, 1970, Yachuk và Kis, 1992).
Tỷ trọng gỗ là tính trạng hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến tiềm
năng bột giấy cũng như tính chất cơ lý gỗ (Raymond, 2001). Theo Zobel (1984) thì
ở Pinus taeda biến dị về tỷ trọng gỗ giữa các lập địa chỉ chiếm 5%, giữa các xuất xứ
là 15% và biến dị trong một cây cũng chỉ là 10%, trong khi đó biến dị về tỷ trọng
giữa các cây trong một quần thể là 70%. Vì vậy, chọn lọc cây trội vừa có sinh
trưởng nhanh và có tỷ trọng gỗ cao sẽ đem lại lợi ích rất lớn.


12
Xác định tỷ trọng gỗ của Bạch đàn uro tại cả hai vườn giống cho thấy mặc
dù vườn giống Vạn Xuân trồng trước vườn giống Ba Vì một năm, song tỷ trọng gỗ
ở cả hai vườn về cơ bàn là như nhau (tỷ trọng gỗ trung bình của vườn giống Vạn
Xuân là 517 kg/m3 thì trung bình của vườn giống Ba Vì là 514 kg/m3). Song biến dị
về tỷ trọng giữa các cây trong từng vườn giống lại rất lớn (từ 390 đến 630 kg/m3).

Nghiên cứu tương quan giữa sinh trưởng với tỷ trọng gỗ cho Bạch đàn urô
thực hiện đầu tiên ở Việt Nam. Vì thế trước khi chọn giống, kết hợp sinh trưởng với
tỷ trọng gỗ cần xác định hệ số tương quan giữa những chỉ tiêu này. Kết quả cho
thấy hai chỉ tiêu này là khá độc lập với nhau. Quan hệ giữa thể tích thân cây và tỷ
trọng gỗ ở vườn giống Ba Vì cũng tương tự như vậy.
Xác định hệ số tương quan di truyền giữa các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ trọng
gỗ cho thấy:
Tại Vạn Xuân: Hệ số tương quan giữa đường kính (D 1,3) với tỷ trọng gỗ là r
= 0,15 và tương quan giữa chiều cao (H) với tỷ trọng gỗ là r = 0,19
Tại Ba Vì: Hệ số tương quan giữa đường kính (D1,3) với tỷ trọng gỗ là r =
0,28 và tương quan giữa chiều cao (H) với tỷ trọng gỗ là r = 0,11
Điều đó chứng tỏ trong rừng trồng thuần loài và đồng tuổi thì tỷ trọng chỉ có
tương quan rất thấp với sinh trưởng của cây.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy do sống trong các lập địa khác nhau mà
thể tích thân cây của cùng một gia đình ở các vườn giống có thể không như nhau và
trị số tuyệt đối về tỷ trọng gỗ cũng không như nhau, song trật tự các cây được xếp
hạng theo tỷ trọng gỗ lại rất giống nhau. Điều đó chứng tỏ tỷ trọng gỗ là một chỉ
tiêu có hệ số di truyền khá cao (Hà Huy Thịnh và các ctv, 2006).
Chọn giống theo đồng thời cả hai chỉ tiêu này là một việc rất khó và có xác
suất nhỏ. Vì thế việc chọn lọc kết hợp hai tính trạng này thường được tiến hành theo
từng chỉ tiêu riêng rẽ theo kiểu chọn độc lập (independent culling), sau đó được
khớp lại theo kiểu chồng ghép bản đồ, hoặc chọn theo phương pháp chọn lọc trước
sau (tandem selection) (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003), nghĩa là sau khi


13
chọn được những cây có sinh trưởng nhanh nhất mới tiến hành chọn cây có tỷ trọng
gỗ cao nhất trong những cây có sinh trưởng nhanh.
- Chọn lọc gia đình theo sinh trưởng và tỷ trọng gỗ:
Sinh trưởng là một tính trạng có tính độc lập tương đối với tỷ trọng gỗ nên

chọn lọc kết hợp 2 tính trạng này được thực hiện theo phương pháp chọn trước sau,
nghĩa là sau khi có nghiên cứu cơ bản về tỷ trọng gỗ thì chỉ xác định tỷ trọng gỗ cho
những cây giống có sinh tưởng nhanh nhất, từ đó loại bỏ những cây có tỷ trọng quá
thấp và giữ lại những cây có tỷ trọng gỗ từ trung bình trở lên. Những cây có tỷ
trọng gỗ cao mà sinh trưởng trung bình cũng được xem là đối tượng được giữ lại
làm cây giống, vì thế kết quả bao gồm cả những gia đình sinh trưởng nhanh tỷ trọng
gỗ cao hoặc trung bình lẫn những cây có sinh trưởng trung bình mà tỷ trọng gỗ cao
(Hà Huy Thịnh và các ctv, 2006).
Tuỳ yêu cầu chọn giống để làm gỗ xẻ, gỗ làm giấy hay gỗ nguyên liệu mà
xác định tính trạng chính trong chọn giống, song bao giờ sinh trưởng nhanh cũng là
một chỉ tiêu quan trọng.

Việc chọn cây cá thể đáp ứng các yêu cầu chất lượng thân cây cao như
có độ thẳng thân cây cao và cành nhỏ từ những gia đình nói trên là một bước
đi quan trọng trong chọn giống. Đương nhiên đây mới là những cây được
chọn theo các tính trạng kiểu hình (phenotype) nên việc khảo nghiệm và chọn
lọc sẽ cho phép tạo ra những dòng vô tính hết sức có giá trị.
- Hệ số di truyền và tương tác Di truyền - Hoàn cảnh:
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được tính toán cho các tính trạng đường kính,
chiều cao, thể tích, tỷ trọng gỗ, độ dày vỏ, độ thẳng thân và độ nhỏ cành trên hai lập
địa tại Ba Vì, Vạn Xuân và chung cho cả hai lập địa.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các tính trạng sinh trưởng, độ dày vỏ có hệ
số di truyền đạt mức trung bình đến khá cao (0,22 - 0,38), Các tính trạng chất lượng
thân cây là độ thẳng thân, độ nhỏ cành có hệ số di truyền tương đối thấp (0,13 0,18). Tỷ trọng gỗ có hệ số di truyền cao (0,52 - 0,57), Các kết quả nghiên cứu trên
hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu cho Bạch đàn uro trên thế giới (Mori et


14
al,, 1990; Kurinobu et al,, 1996; Nirsatmanto et al,, 1996; Wei and Borralho, 1998;
Arnold and Cuevas, 2003; Xu et al, 2003), Hệ số di truyền cao của tỷ trọng gỗ cho

thấy việc chọn lọc theo kiểu hình đối với chỉ tiêu này có khả năng đem lại tăng thu
thỏa đáng.
Kết quả đánh giá tương tác giữa xuất xứ và lập địa và giữa gia đình và lập
địa cho thấy sự tương tác không có ý nghĩa giữa hai lập địa cho các chỉ tiêu sinh
trưởng và tỷ trọng gỗ. Kết quả này còn cho thấy thứ tự xếp hạng về sinh trưởng và
tỷ trọng gỗ của các gia đình giữa hai lập địa là tương đối giống nhau cho dù có sự
sai khác về tốc độ sinh trưởng giữa hai lập địa. Kết quả cũng cho thấy việc đánh giá
và chọn lọc có thể chỉ cần tiến hành trên một quần thể mà vẫn đảm bảo tăng thu di
truyền thỏa đáng khi đưa ra ứng dụng ở những nơi có điều kiện lập địa tương đồng
như tại Ba Vì và Vạn Xuân (Hà Huy Thịnh và các ctv, 2006).
- Nghiên cứu về chọn giống và lai giống Bạch đàn ở Việt Nam:
Nghiên cứu về lai nhân tạo cho một số loài bạch đàn mới được tiến hành từ
năm 1997 tại Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đến năm 2000 hơn 60 tổ hợp lai
giữa 3 loài là Bạch đàn uro (E. urophylla), Bạch đàn lá liễu (E. exserta), và Bạch
đàn caman (E. camaldulensis) đã được tạo ra (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường,
1998, 2000a, 2000b).
Ưu thế lai vừa chịu ảnh hưởng của quan hệ di truyền, vừa chịu ảnh hưởng
của hệ mẹ (thể hiện trong lai thuận nghịch) và vừa chịu của điều kiện hoàn cảnh.
Đất tốt cây lai có sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với các loài bố mẹ, trong lúc ở nơi
đất xấu sự khác biệt này có phần ít hơn. Hay nói cách khác, điều kiện sinh trưởng
càng thuận lợi thì ưu thế lai càng thể hiện rõ rệt (Lê Đình Khả, 2006).
Kết quả từ đề tài lai giống nhân tạo đầu tiên “Bước đầu nghiên cứu lai giống
cho một số loài bạch đàn” do GS.TS. Lê Đình Khả làm chủ nhiệm đề tài, KS
Nguyễn Việt Cường là cộng tác viên chính. Qua khảo nghiệm đã chọn lọc được 31
cây trội thuộc 8 tổ hợp lai (Nguyễn Việt Cường, 2009).
Từ năm 2001- 2010, đề tài “Nghiên cứu lai giống một số loài bạch đàn, tràm,
keo, thông” do TS. Nguyễn Việt Cường làm chủ nhiệm đề tài, đã tiếp tục tạo ra các


15

dòng bạch đàn lai mới. Qua khảo nghiệm đã chọn lọc được 27 cây trội thuộc 8 tổ
hợp lai (Nguyễn Việt Cường, 2009).
- Tình hình sâu bệnh
Nghiên cứu sâu bệnh về Bạch đàn urô tại nhiều vùng sinh thái khác nhau và
phát hiện rằng bạch đàn urô có hai loại tổn hại là bệnh rụng lá và bệnh tàn lụi chồi
cây và cành non, nguyên nhân chính là do hai loại nấm Cryptosporiopsis eucalypti
và Cylindrocladium, nó xuất hiện ở vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung khi
mùa mưa kéo dài và độ ẩm cao (Old et al., 2002; Phạm Quang Thu et al., 2000).


16
Chương 2.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định mức độ biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng, một số chỉ
tiêu chất lượng và tỷ trọng gỗ của Bạch đàn uro tại vườn giống thế hệ 2.
- Tuyển chọn được một số cá thể và gia đình Bạch đàn uro có năng suất và
chất lượng cao.
- Xác định mối quan hệ tương tác di truyền - hoàn cảnh ở Bạch đàn uro làm
cơ sở cho các bước cải thiện giống tiếp theo.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá mức độ biến dị về sinh trưởng, một số chỉ tiêu chất lượng và
tỷ trọng gỗ của các gia đình Bạch đàn uro thế hệ 2 tại hai vườn giống Ba Vì (Hà
Nội) và Đông Hà (Quảng Trị).
2.2.2. Xác định hệ số di truyền, ước lượng tăng thu di truyền lý thuyết và
tương quan về kiểu gen và kiểu hình của một số chỉ tiêu nghiên cứu.
2.2.3. Đánh giá mối quan hệ tương tác di truyền - hoàn cảnh của các gia đình
Bạch đàn uro tại 2 vườn giống.
2.2.4. Đánh giá giá trị chọn giống của các cây trội Bạch đàn uro chọn lọc
trong vườn giống thế hệ 1.

2.2.5. Chọn lọc các cá thể và gia đình ưu trội trong các vườn giống.
2.2.6. Đề xuất các giải pháp cải thiện giống cần tiến hành với Bạch đàn uro.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Luận tổng quan
Kết quả của các chương trình cải thiện giống phải được thể hiện bằng tăng
thu di truyền, tăng thu di truyền chỉ có thể đạt được dựa trên cơ sở mức di truyền
kết hợp với quá trình chọn lọc. Mức tăng thu di truyền lại phụ thuộc vào mức độ


17
biến dị và khả năng di truyền của loài. Do vậy biến dị di truyền là cơ sở cho các
bước chọn giống tiếp theo.
Biến dị di truyền là cơ sở cho việc lựa chọn xuất xứ, gia đình và cá thể. Tùy
theo đặc điểm biến dị và phạm vi phân bố mà loài có biến dị lớn hay nhỏ, nhiều hay
ít. Thông thường các loài có phân bố rộng (nhiều xuất xứ) có quy mô biến dị lớn tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc.
Mỗi tính trạng trong mỗi loài cây đều có một khả năng nhất định di truyền lại
cho đời sau, khả năng đó gọi là mức di truyền. Mức di truyền của các tính trạng
riêng biệt là phần kiểm tra của kiểu gien trong các biến dị chung của kiểu hình. Mức
di truyền được thể hiện bằng trị số tương đối được gọi là hệ số di truyền.
Mặt khác cải thiện giống là một quá trình thường xuyên liên tục và phải trải
qua nhiều thế hệ để năng suất và chất lượng không ngừng được tăng lên. Vì lý do
đó đánh giá biến dị di truyền của Bạch đàn uro thế hệ 2 là rất cần thiết, nâng bước
cho các chương trình cải thiện giống tiếp theo.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.2.1. Thu thập số liệu
(1) Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng: điều tra tất cả các cây trong các ô của
vườn giống Bạch đàn uro thế hệ 2 theo phương pháp được trình bày trong giáo trình
Điều tra rừng - Trường Đại học lâm nghiệp và giáo trình giống cây rừng [6],[14].
- Chiều cao vút ngọn (Hvn): được đo bằng thước đo cao (đơn vị m)

- Đường kính tại vị trí 1,3m (D1.3): được đo bằng thước kẹp kính tại vị trí
1,3m từ mặt đất (đơn vị cm).
- Chiều cao dưới cành (Hdc): đo bằng thước đo cao (đơn vị m)
(2) Điều tra các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thân cây:
- Độ thẳng thân (Đtt): Được xác định bằng mục trắc và cho điểm theo 5 cấp
từ 1-5 điểm.
+ Thân cây rất cong

1 điểm


18
+ Thân cây cong

2 điểm

+ Thân cây tương đối thẳng

3 điểm

+ Thân cây thẳng

4 điểm

+ Thân cây rất thẳng

5 điểm

- Độ nhỏ cành (Đnc): Được xác định bằng phương pháp mục trắc và cho
điểm theo 5 cấp từ 1-5 điểm.

+ Cành rất lớn: đường kính gốc cành ≥ 1/2 đường kính thân tại vi trí
phân cành

1 điểm

+ Cành lớn: đường kính gốc cành 1/2 – 1/4 đường kính thân tại vi trí
phân cành

2 điểm

+ Cành trung bình: đường kính gốc cành 1/4 - 1/8 đường kính thân tại
vị trí phân cành

3 điểm

+ Cành nhỏ: đường kính gốc cành 1/8 - 1/10 đường kính thân tại vị trí
phân cành

4 điểm

+ Cành rất nhỏ: Đường kính gốc cành < 1/10 đường kính thân tại ví
trí phân cành

5 điểm

- Phát triển ngọn (Ptn): Được xác định bằng phương pháp mục trắc, cho điểm
theo 5 cấp từ 1-5 điểm.
+ Cây mất ngọn, cụt ngọn

1 điểm


+ Cây có nhiều ngọn cùng phát triển, tán dạng hình elip phát triển
theo chiều rộng (ngang)

2 điểm

+ Có ngọn chính phát triển, ngọn phát triển lệch, tán lệch hay tán dạng
hình tròn
+ Có ngọn chính phát triển, tán hình tháp tù

3 điểm
4 điểm

+ Có một ngọn chính phát triển mạnh, tán có dạng hình tháp nhọn cân
đối (phát triển chiều cao)

5 điểm


×