Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài cây mạy bói (bambusa burmanica gamble) tại tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

ĐINH CÔNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT GÂY
TRỒNG LOÀI CÂY MẠY BÓI (Bambusa burmanica Gamble)
TẠI TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM ĐỨC TUẤN

Hà Nội, 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ trước tới nay và trong tương lai tài nguyên tre trúc phong phú của
nước ta vẫn đóng một vai trò hết sức quan trong trong việc phát triển kinh tế
xã hội. Tây Bắc là vùng bị chia cắt bởi các dông núi cao và chịu ảnh hưởng
nhiều của khí hậu khắc nhiệt (gió nóng Tây - Nam). Người dân sinh sống


trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc có trình độ dân trí không đồng đều,
giao thông không thuân lợi, sản xuất của người dân mang tính tự cung tự cấp
chủ yếu dựa vào các sản phẩm của thiên nhiên thông qua hái lượm. Mặt khác
Tây Bắc có hàng nghìn loài thực vật sinh sống trong 216 loài tre của việt nam
thì có tới 50 -60 loài tre có mặt phân bố ở Tây Bắc trong đó có hàng chục loài
tre cho măng với chất lượng cao. Có loài được coi là đặc sản của vùng Tây
Bắc như: Mạy lay, Mạy bói, Mạy bó, Mạy hốc ….món măng đã trở thành
món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc
và là nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Tre nứa tự nhiên đã cung
cấp cho Tây Bắc hàng trăm nghìn tấn măng các loại mỗi năm nhưng do tập
quán canh tác nên người dân chưa ý thức được việc gây trồng và các biện
pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất nên nguồn cung cấp măng cho thị trường
chủ yếu là rừng tự nhiên và một số hộ gây trồng với diện tích nhỏ lẻ năng suất
thấp, người dân chỉ khai thác nên nguồn tài nguyên ngày dần bị cạn kiệt.
Ngày nay trước đòi hỏi ngày càng nhiều của xã hội về nguồn rau sạch
(măng) là bài toán khó cho các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề tương tự
như ở nước ta, trên thế giới nhiều nước đã nghiên cứu tuyển chọn một số loài
có năng suất cao để gây trồng tập trung thành các vùng nguyên liệu có năng
suất và chất lượng cao, chu kỳ khai thác lâu dài và ổn định điển hình là Trung
Quốc, Đài Loan, Thái Lan,…. Ở nước ta với diện tích và trữ lượng rừng tre
trúc (kể cả rừng tự nhiên và trồng) như hiện nay không thể đáp ứng được yêu
cầu phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta. Để từng bước giải quyết


2

nhu cầu đó thì từng vùng, từng miền có những nghiên cứu đi sâu vào các loài
cây thế mạnh của vùng. Cụ thể tại vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói
riêng có rất nhiều loài tre bản địa cho măng với chất lượng cao lại chưa có
công trình nghiên cứu nào. Vấn đề đặt ra là khi phát triển các loài tre của

vùng Sơn La thì công tác nhân giống và kỹ thuật gây trồng phải được hướng
dẫn cụ thể cho người dân. Do vậy để làm cơ sở cho việc gây trồng và nhân
rộng cây tre bản địa lấy măng tại địa phương thì đề tài "Nghiên cứu đặc điểm
sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài cây Mạy bói (Bambusa burmanica
Gamble) tại Sơn La" trở nên thiết thực đối với Sơn La.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Nghiên cứu nước ngoài
Tre trúc là nguồn lâm sản ngoài gỗ chiếm vị trí quan trọng trong tài
nguyên rừng của nhiều nước trên thế giới. Các nước có phân bố tre trúc người
dân đã biết sử dụng tre trúc từ lâu đời để tạo ra hàng trăm loại sản phẩm thiết
thực phục vụ cho đời sống hàng ngày. Nhiều loài tre trúc là nguồn nguyên
liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông lâm
sản, công nghiệp giấy sợi, giao thông vận tải… Một số loài tre trúc cho măng
ăn ngon đã trở thành đối tượng cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị. Tất cả
các sản phẩm tre trúc không còn bó hẹp trong phạm vi biên giới của một quốc
gia mà đã xuất hiện trên thị trường quốc tế và được nhiều nước Châu Âu,
Châu Mỹ ưa chuộng. Chính vì tầm quan trọng của tài nguyên tre trúc nên
nhiều nước trên thế giới (Các nước có tre trúc và các nước sử dụng nhiều tre
trúc) đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tre trúc.
Nghiên cứu về tre trúc đã bắt đầu rất sớm từ thập niên 60 của thế kỷ 19
điển hình như: Munno (1868) có công trình " Nghiên cứu về tre trúc" được
coi là nghiên cứu về tre trúc đầu tiên, trong đó đã khái quát được một cách
tổng quan về họ phụ tre trúc, Gambe (1896) trong công trình "Các loài tre
trúc" đã đề cập tương đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm
sinh thái của 151 loài tre có ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Malayxia

và Inđônêxia. Trong giai đoạn này các nghiên cứu tập trung chủ yếu về phân
loại và mô tả đặc điểm sinh thái. Cho tới thập niên 20 của thế kỷ 20 mới có
nghiên cứu đi sâu vào ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng
và phát triển của tre trúc như: Troup (1921) đã tóm tắt các phương pháp sử lý
lâm học đối với tre trúc ở Ấn Độ được nêu trong "Phương pháp sử lý lâm học
với cây rừng Ấn Độ", Sau 10 năm tập trung nghiên cứu (1960) công trình
"Nghiên cứu sinh lý tre trúc" của Koichiro Ueda đã tiến hành thống kê số


4

măng bị thui hàng năm ở rừng Phyllostachys edulis chiếm 60 - 80% và ở rừng
Phyllostachys reticulata chiếm 30 - 50% và đề cập đến vấn đề khai thác tận
dụng măng, áp dụng biện pháp bón phân để tăng số lượng và kích thước của
thân khí sinh trưởng thành, Công trình "Bamboo rediscovered" của Victo
Cusack (1997) đã đề cập đến biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc
phát triển tốt, măng to nhưng phải bón đúng cách và hợp lý cho từng loài tre
cụ thể, Tổ chức Plant Resources of South - East Asia (Prosea) xuất bản tập 7:
Bamboos" đã tiến hành mô tả đặc điểm sinh thái, hình thái, phân bố, gây trồng
và sử dụng cho 75 loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở vùng Đông Nam Á.
Do giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu về măng tre cao, mặt khác nhu cầu
tiêu thụ măng tre trên thị trường quốc tế ngày càng tăng nên lĩnh vực nghiên
cứu về tre lấy măng được nhiều nước quan tâm nhất là Trung Quốc, Thái Lan.
Xiao Jianghua (1996) với "Cultivation & Utilization on Bamboos" đã xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát
triển của thân khí sinh như: Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện
pháp lâm sinh, sâu bệnh… đây là những nhân tố quan trọng cần được quam
tâm khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Zhou
Fangchun (2000) với "Selected works of Bamboo research" đã nghiên cứu từ
nhân giống đến canh tác, khai thác sử dụng tre trúc trong đó có nghiên cứu

ảnh hưởng nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm đến quá trình phát sinh, phát triển
măng của nhiều loài tre trúc khác nhau tại Trung Quốc làm cơ sở cho việc áp
dụng các biện pháp thâm canh thúc đẩy sinh măng trái vụ. Yang Yuming và
các cộng sự (2000) đã sử dụng các đặc tính sinh thái và năng suất để làm tiêu
chí lựa chọn các loài tre trúc trong trồng rừng công nghiệp ở Trung quốc.
Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001) trong công trình"
Cultivation and Integrated Utilization on Bamboo in China" bằng các thí
nghiệm với loài Dendrocalamus latiflorus và Dendrocalamus oldhamii cho


5

thấy phân bón làm tăng nhiệt độ trong đất giúp không khí và nước lưu thông
tốt hơn kích thích ra măng sớm hơn, sản lượng măng và thân khí sinh tăng
cao hơn.
Nhìn chung ở nước ngoài tre trúc được trồng với 3 mục đích chính là:
1 - Kinh doanh chuyên măng.
2 - Kinh doanh thân khí sinh.
3 - Kinh doanh cả măng lẫn thân khí sinh.
Các loài tre trúc được kinh doanh chỉ cho năng suất, chất lượng cao khi
có tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp. Một số tác động
gây ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng như: Bón phân, điều chỉnh mật
độ khóm /ha, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại cho mỗi bụi, khai thác
măng, khai thác thân khí sinh, phòng trừ sâu bệnh hại cụ thể cho từng loài.
Ngoài ra các yếu tố như: điều kiện khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng cũng ảnh
hưởng không nhỏ tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài tre trúc.
Tóm lại: Các kết quả nghiên cứu của nước ngoài là nguồn tài liệu tham
khảo có giá trị, đặc biệt với các loài có quan hệ thân thuộc với các loài ở Việt
Nam.
1.2 Nghiên cứu trong nước

Tre trúc là nguồn nguyên vật liệu quan trọng đứng thứ 2 sau gỗ có vị trí
và vai trò to lớn trong đời sống xã hội và là nguồn nguyên vật liệu cho xây
dựng, kiến trúc và là nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhiều ngành công
nghiệp: như công nghiệp giấy sợi, công nghiệp sản xuất ván nhân tạo, sản
xuất than… Mặt khác Tre trúc là nguyên liệu tạo ra hàng trăm mặt hàng xuất
khẩu có giá trị. Chính vì vậy ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20 tài nguyên
tre trúc của nước ta đã được quan tâm nghiên cứu, cụ thể là các nghiên cứu về
phân loại tre trúc của Ban thực vật chí đã điều tra và phân loại phân họ tre
trong lưu vực sông Lô, sông Gấm, sông Chẩy kết quả phân loại được 33 loài


6

thuộc 6 chi 2 thứ. Trong các năm tiếp theo nhiều tác giả đã nghiên cứu bổ
sung về thành phần loài, đặc điểm sinh thái hình thái. Lê Viết Lâm và cộng sự
(2005) với đề tài "Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc
điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam" kết quả đã liệt kê được thành
phần loài tre trúc ở Việt Nam, giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng gồm:
Phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng làm cơ sở tham khảo cho
nghiên cứu và sản xuất. Theo nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Hoàng Nghĩa
(2005) trong cuốn "Tre trúc Việt Nam" đã thống kê, phân loại định danh và
mô tả được 216 loài tre trúc tại Việt Nam.
Song song với các nghiên cứu về phân loại, các công trình nghiên cứu về
ảnh hưởng của các tác động kỹ thuật đến năng suất và chất lượng măng cũng
được tiến hành như: Nguyễn Ngọc Bình (1964) với công trình "Bước đầu
nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng" và (2001) với "Đặc điểm đất trồng
rừng Tre luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng tre luồng đến đất"
cho biết: Luồng sinh trưởng tốt ở nơi đất chua pH (H2O) từ 4,8 - 5,9, pH(KCl)
từ 4,2 - 5,0. Ở tầng đất mặt hàm lượng mùn và N tổng số có tương quan rất
chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất có tương quan tương đối chặt còn hàm

lượng P2O dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính
của cây Luồng. Cuốn "Kỹ thuật trồng tre trúc" của Hồng Minh đã giới thiệu
sơ lược về kỹ thuật chọn giống, gây trồng, chăm sóc và bảo vệ cho 12 loài tre
trúc ở Miền Bắc Việt Nam. Vương Tấn Nhị (1963) với "Kinh doanh khai thác
rừng Nứa" đã nêu rõ đặc điểm sinh thái của cây Nứa như: Nhiệt độ thích hợp
là từ 9 - 36oC, lượng mưa từ 1250 - 4000 mm và khuyến cáo để kinh doanh
tốt rừng Nứa cần phải có phương pháp bồi dưỡng thích hợp. Đề tài "Nghiên
cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gây trồng Luồng Thanh Hoá và hoàn
thiện quy trình thâm canh rừng Luồng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu
giấy" của Lê Quang Liên (1990) đã đưa ra được mật độ và phương thức trồng


7

phù hợp cho cây Luồng ở vùng trung tâm. Trịnh Đức Trình (1990) với công
trình nghiên cứu "Thâm canh rừng Luồng lấy măng xuất khẩu" đã cho thấy
nếu quản lý và khai thác măng hợp lý có thể nâng hệ số đẻ măng lên 2 măng/1
cây mẹ. Ngô Quang Đê (1994) trong "Gây trồng tre trúc" đã giới thiệu kỹ
thuật gây trồng cho 3 loài là: Luồng, Mạy Sang và Vầu đắng bao gồm từ khâu
ươm giống đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng. Năm 2000 Lê
Quang Liên và công sự đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre trúc
để lấy măng" cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) và
Gầy (Dendrocalamus sp.) trong đó khảo nghiệm 3 công thức bón phân NPK
và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có năng suất cao
thì phải trồng thâm canh. Lê Quang Liên (2001) đã giới thiệu kết quả nghiên
cứu "Nhân giống Luồng bằng chiết cành" cho thấy công thức chiết tất cả cành
(đã có và không có rễ khí) cành chiết được bọc bằng hỗn hợp bùn rơm phía
ngoài có bao nilong giữ ẩm cho kết quả số cành ra rễ là 97,5% cao nhất trong
3 công thức thí nghiệm. Hứa Vĩnh Tùng (2001) trong "Khai thác đảm bảo tái
sinh và sử dụng tre Lồ Ô cho nguyên liệu giấy" đã khảo nghiệm được 4 công

thức cho thấy: Cường độ khai thác 25% và 50% số cây trong lâm phần có ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng chiều cao và đường kính cây măng. Triệu Văn
Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002) trong" Kỹ thuật trồng một
số loài cây đặc sản rừng" đã giới thiệu kỹ thuật trồng loài Trúc sào và Vầu
đắng về điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác
và chế biến. Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) trong" trồng thử nghiệm thâm
canh các loài tre nhập nội lấy măng" đã tuyển chọn được 3 loài tre nhập nội
lấy măng là: Điềm trúc, Lục trúc và Tạp giao với 13,5 ha mô hình tại Phú Thọ
và Thanh Hoá đề tài đã đưa ra một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh
như: Mật độ trồng, liều lượng bón phân, điều chỉnh cây mẹ đồng thời đã xây
dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, khai thác măng và một


8

số biện pháp sơ chế bảo quản măng. Kết quả đề tài cho thấy: Điềm trúc có
năng suất măng cao nhất, Lục trúc có năng suất măng thấp nhất, nên tập trung
phát triển Điềm trúc vì năng suất và chất lượng măng cao. Nhìn chung những
số liệu về nghiên cứu trồng tre ở nước ta còn ít, tản mạn mới chỉ tập trung ở
một số ít loài có thể gây trồng ở vùng trung tâm. Những loài có giá trị cao
như: Mạy lay, Mạy bói, Mạy hốc… có phân bố tại vùng cao Tây Bắc (Sơn
La) lại chưa được nghiên cứu. Mặc dù vậy các nghiên cứu đã đưa ra một số
nguyên lý cơ bản cho gây trồng và phát triển rừng tre trúc trong đó có các yếu
tố về đất trồng, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, biện pháp bón phân, điều
chỉnh mật độ, phương thức trồng. Tre trúc nội địa lấy măng ít được nghiên
cứu chỉ tập trung vào một số tre trúc nhập nội được khảo nghiệm tương tối kỹ,
có nhiều mô hình thực nghiệm. Phần nhiều nghiên cứu đã đề cập đến các biện
pháp tăng năng suất: Điều chỉnh mật độ làm đất, bón phân, giữ ẩm, chăm sóc,
khai thác với kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh. Những kết quả nghiên cứu trên
sẽ được chọn lọc kế thừa và phát triển để áp dụng cho đối tượng nghiên cứu

của đề tài.


9

Chương 2
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây Mạy bói
tại Sơn La.
- Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng Mạy bói thâm canh tại
Sơn La .
2.2. Giới hạn nghiên cứu
2 .2.1 Đối tượng nghiên cứu
Loài tre bản địa tại Sơn La có giá trị kinh tế cao : Mạy bói (Bambusa
burmanica Gamble) .
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn tỉnh Sơn la
2.3. Nội dung nghiên cứu.
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hình thái cây Mạy bói
2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài cây Mạy bói ở giai
đoạn vườn ươm
2.3.3.Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh tre Mạy
bói tại Sơn La.
+ Ảnh hưởng của biện pháp làm đất ( kích thước hố)
+ Ảnh hưởng của mật độ trồng.
+ Ảnh hưởng của liều lượng bón lót phân chuồng.
+ Ảnh hưởng của số lượng cây mẹ để lại trên khóm.
+ Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc.

2.3.4 Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật gây trồng thâm canh đối với loài
Mạy bói tại Sơn La


10

2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng quát của đề tài là phương pháp sinh thái thực nghiệm
tuân theo logic trật tự là thông qua điều tra khảo sát phát hiện những vấn đề
cần nghiên cứu từ đó thiết lập các ô thí nghiệm ngoài thực địa, tổng hợp các
kết quả nghiên cứu, xây dựng mô hình thực nghiệm và đề xuất hướng dẫn kỹ
thuật.
Các bước tiến hành được sơ đồ hoá như sau:
Đánh giá thực trạng về phân bố, sinh trưởng, gây trồng và
sử dụng.

Nghiên cứu về nhân giống.
Về nhu cầu ánh sáng,
lượng nước trong giai đoạn
vườn ươm

Xây dựng mô hình khảo
nghiệm ảnh hưởng của một
số biện pháp kỹ thuật tới
sinh trưởng và phát triển
của cây Mạy bói

Tổng kết đánh giá và đề xuất hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm
canh cho loài tre Mạy bói lấy măng tại Sơn la.


2.4.1. Ngoại nghiệp
2.4.1.1. Kế thừa các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo khoa có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu
2.4.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố và hình thái


11

+ Điều tra đánh giá về hiện trạng phân bố và sinh trưởng của tre Mạy
bói tại Sơn La.
Chọn 5 huyện (thị) đại diện cho 10 huyện (thị) trong toàn tỉnh để điều
tra về phân bố của cây Mạy bói. Trong 1 huyện nhóm nhiên cứu lựa chọn 2 xã
đại diện và tại xã lựa chọn 2 bản có phân bố nhiều Mạy bói nhất để điều tra.
Tại bản Tiến hành điều tra theo tuyến dọc 3 km theo đường liên bản, trên
tuyến mở rộng 10 mét về 2 phía dọc tuyến điều tra.
Số liệu thu thập gồm: Tổng số khóm/tuyến, tổng số cây/khóm, tổng số
măng. Trên 1 khóm tiến hành đo Đường kính D05(cm), Hvn (m) cho 5 cây tuổi
1 và 7 cây tuổi >2 sau đánh giá sinh trưởng ở 3 cấp (tốt, trung bình, xấu).
BIỂU ĐO ĐIẾM SINH TRƯỞNG VỀ CÂY MẠY BÓI
Địa điểm: Bản Coóng Nọi - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La
Kích thước của các cây mẫu

Số
hiệu

Tổng

Tổng

khóm,


số cây

số

năm

/khóm măng TT

trồng

Tuổi 1

Thời

Tuổi >2 trở lên

gian
khai

D05
(cm)

Hvn (m) TT

D05

Hvn

(cm) (m)


thác
măng

KL
măng Ghi
TB/

chú

năm

Trên tuyến chọn 3 khóm, trong 1 khóm chọn 1 cây > tuổi 1, chọn 1 cây
< tuổi 1 làm cây tiêu chuẩn để đo đếm hình thái.
Số liệu thu thập:
Lá: đo 45 lá cho 3 vị trí đầu, giữa và ngọn cây
Chiều dài cuống lá, chiều dài lá, chiều rộng lá.
Mo: đo 5 mo còn lại trên thân của cây < tuổi 1.
Chiều rộng mo, chiều dài mo, chiều rộng tai mo, chiều dài tai mo.
Lóng thân khí sinh: đo 4 lóng gốc, 4 lóng giữa và 4 lóng ngọn.


12

- Mô tả hình thái của tre trúc theo phương pháp mô tả của McClure.
2.4.1.3. Khảo sát thu thập thông tin cho loài tre bản địa về: Nhu cầu
thị trường, thị hiếu và sở thích của người dân, tình hình gây trồng, Kiến thức
bản địa về gây trồng thu hái chế biến…. ở Sơn La bằng:
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) kết hợp với phương
pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó sử dụng các

công cụ:
Phỏng vấn định hướng và bán định hướng.
Trên toàn tỉnh lựa chọn 5 huyện, Quận để điều tra phỏng vấn. Sử dụng 400
phiếu phỏng vấn ( mỗi huyện 80 phiếu) cụ thể:
+ Thị trấn Ít Ong, xã Mường Bú - huyện Mường La.
+ Thị trấn Phù Yên, Thị tứ Gia Phù - huyện Phù Yên.
+ Thị trấn Hát Lót, xã Chiềng Mung, xã Cò Nòi, xã Chiềng Mai, xã
Chiềng Ban - huyện Mai Sơn
+ Thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường - huyện Mộc Châu
+ Phường Chiềng sinh, Phường Quyết thắng, xã Hua La, xã Chiềng Ngần
– thành phố Sơn La.
Mẫu biểu phỏng vấn được lập sẵn với nhiều câu hỏi mở.
(Chi tiết xem phần phụ biểu)
2.4.1.4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái trong giai đoạn vườn
ươm
* Bố trí 5 công thức thí nghiệm với 3 lần lặp để xác định cường độ che
sáng trong vườn ươm.
- Công thức 1: Không che sáng.
- Công thức 2: Che sáng 25%.
- Công thức 3: Che sáng 50%.
- Công thức 4: Che sáng 75%.


13

- Công thức 5: Che sáng 100%.
Thu thập số liêu:
- Số đốt ra nhánh, Số nhánh ra lá, số lá trên nhánh
- Số chồi măng sinh ra từ đùi gà.
- Sinh trưởng: Tốt, Trung bình, Xấu.

* Bố trí 3 công thức thí nghiệm về chế độ tưới nước để xác định số lần
trong từng thời gian cụ thể:
- Công thức 1: 10 ngày đầu (2 ngày tưới 1 lần và dùng 3-5 lít/lần/m2).
30 ngày tiếp theo (4 ngày tưới 1 lần dùng 4-6 lít/lần/m2).
60 ngày cuối cùng (6 ngày tưới 1 lần dùng 6-8 lít/lần/m2).
- Công thức 2: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 1 lần và dùng 3-5 lít/lần/m2).
30 ngày tiếp theo (2 ngày tưới 1 lần dùng 4-6 lít/lần/m2).
60 ngày cuối cùng (3 ngày tưới 1 lần dùng 6-8 lít/lần/m2).
- Công thức 3: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 2 lần và dùng 3-5 lít/lần/m2).
30 ngày tiếp theo (1 ngày tưới 1 lần dùng 4-6 lít/lần/m2).
60 ngày cuối cùng (2 ngày tưới 1 lần dùng 6-8 lít/lần/m2).
* Bố trí 3 công thức thí nghiệm về chế độ tưới nước để xác định lượng
nước tưới cho một lần tưới trong từng thời gian cụ thể:
- Công thức 1: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 1 lần và dùng 2 lít/lần/m2).
30 ngày tiếp theo (2 ngày tưới 1 lần dùng 4 lít/lần/m2).
60 ngày cuối cùng (3 ngày tưới 1 lần dùng 6 lít/lần/m2).
- Công thức 2: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 1 lần và dùng 4 lít/lần/m2).
30 ngày tiếp theo (2 ngày tưới 1 lần dùng 6 lít/lần/m2).
60 ngày cuối cùng (3 ngày tưới 1 lần dùng 8 lít/lần/m2).
- Công thức 3: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 1 lần và dùng 6 lít/lần/m2).
30 ngày tiếp theo (2 ngày tưới 1 lần dùng 8 lít/lần/m2).
60 ngày cuối cùng (3 ngày tưới 1 lần dùng 10 lít/lần/m2).


14

Thu thập số liêu:
- Số đốt ra nhánh, số nhánh ra lá, tổng số lá
- Số chồi măng sinh ra từ đùi gà.
- Sinh trưởng: Tốt, trung bình, sấu.

2.4.1.5. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh tre
bản địa bằng phương pháp kế thừa có chọn lọc các quy trình quy phạm
hướng dẫn kỹ thuật trong các tài liệu như: Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm
sóc khai thác tre Điềm trúc, Lục trúc, Tạp giao lấy măng theo đề tài “ Trồng
thử nghiệm thâm canh các tre nhập nội lấy măng”. Quy phạm các giải pháp
kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QP 14- 92 của Bộ
lâm nghiệp). Quy trình tạm thời về khai thác tre nứa (QĐ số 54 – LN/QĐ
ngày 20/01/1967). Quy phạm về trồng và khai thác Luồng số 04 TCN 212000 của Bộ NN&PTNT. Quy phạm kỹ thuật trồng chăm sóc và khai thác
măng tre Điềm trúc (QP 04 TCN 69 -2004 của Bộ NN&PTNT… kết hợp với
kiến thức bản địa và chuyên gia tư vấn.
- Nghiên cứu về nhân giống (Giâm hom)
+ Bố trí 4 công thức thí nghiêm để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ
thuốc kích thích sinh trưởng IBA tới khả năng ra rễ của cây mạy bói.
- Công thức 1: Nồng độ 0.5 %
- Công thức 2: Nồng độ 1 %
- Công thức 3: Nồng độ 1.5 %
- Công thức 4: Đối chứng không dùng thuốc
+ Bố trí 3 công thức thí nghiêm để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ
thuốc kích thích sinh trưởng NAA tới khả năng ra rễ của cây mạy bói.
- Công thức 1: Nồng độ 0,5 %
- Công thức 2: Nồng độ 1 %
- Công thức 3: Nồng độ 1,5 %


15

Số liệu thu thập:
- Số hom ra rễ, số rễ /hom, chiều dài trung bình rễ
- Các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh.
+ Nghiên cứu về ảnh hưởng của biện pháp làm đất cục bộ (kích thước hố

trồng)
- Công thức 1: Đào hố với kích thước 40 x 40 x 50 cm
- Công thức 2: Đào hố với kích thước 60 x 60 x 50 cm
- Công thức 3: Đào hố với kích thước 80 x 80 x 50 cm
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gây trồng .
- Công thức 1: Mật độ 740 cây/ ha (4,5 x 3m)
- Công thức 2: Mật độ 925 cây/ ha (3,5 x 3 m)
- Công thức 3: Mật độ 1.111 cây/ ha (3 x 3 m)
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức bón lót phân chuồng.
- Công thức 1: Đối chứng (Không bón phân)
- Công thức 2: Bón lót 10 kg/hố
- Công thức 3: Bón lót 20kg/hố
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của số cây mẹ trong khóm tới năng suất măng
- Công thức 1 : Để lại toàn bộ cây mẹ
- Công thức 2 : Để lại 7 cây mẹ (theo tỷ lệ cây mẹ 3 tuổi/ cây mẹ 2
tuổi/ cây mẹ 1 tuổi là 1/3/3)
- Công thức 3 : để lại 9 cây mẹ (theo tỷ lệ cây mẹ 3 tuổi/ cây mẹ 2 tuổi/
cây mẹ 1 tuổi là 1/4/4)
+ Nghiên cứu về ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc (che tủ gốc)
- Công thức 1: Không che tủ
- Công thức 2: Che tủ gốc bằng đất mặt.
- Công thức 3: Che tủ gốc bằng hỗn hợp trấu + mùn cưa.


16

Ton b cỏc thớ nghim c b trớ theo khi ngu nhiờn. Cỏc yu t
khụng so sỏnh trong thớ nghim l ng nht.
Thu thp s liu:
+ Tỡnh hỡnh sinh trng D00, Hvn (tt, trung bỡnh, xu)

+ Nng sut mng (s lng mng, trng lng mng)
+ Khong thi gian ra mng hng nm,
2.4.2. Ni nghip
S lý s liu bng thng kờ toỏn hc trong lõm nghip vi s tr giỳp
ca phn mn mỏy tớnh ng dng.
Giỏ tr bỡnh quõn gia quyn.
=
Trong ú:

(1.1)

l giỏ tr bỡnh quõn gia quyn
x1 giỏ tr o th 1.
x2 giỏ tr o th 2.
xn giỏ tr o th n.
n tng s ln o.

Để xem xét ảnh h-ởng của các nhân tố nghiên cứu đến sinh trng v
khả năng sinh măng ca loi tre bn a ti Sn La đề tài sử dụng ph-ơng
pháp phân tích ph-ơng sai một nhân tố để so sánh sự sai khác giữa các công
thức thí nghiệm. Công cụ để xử lý số liệu là phần mềm SPSS chạy trên
Windows. Các kết quả nghiên cứu đ-ợc giải thích nh- sau:


17

Bảng 1 - Phân tích ph-ơng sai 1 nhân tố

Tổng biến


Bậc tự

Ph-ơng

động

do

sai

Biến động do nhân tố A

VA

a-1

Sa2

Biến động ngẫu nhiên

VN

n-a

SN2

Biến động chung

VT


n-1

Sx2

Nguồn biến động

F

Sig

Sa2
S N2

Ng-ời ta giả thiết rằng các đại l-ợng quan sát tuân theo luật chuẩn và
các ph-ơng sai bằng nhau. Để phân tích ph-ơng sai của các thí nghiệm cần
tính toán:
Biến động toàn bộ:
a

ni

VT ( X ij X )2

(1.2)

i 1 j 1

Công thức (4.1) trên có thể viết:
a


ni

VT X ij2 C

(1.3)

i 1 j 1

a

ni

Với C ( X ij )2 / n

(1.4)

i 1 j 1

Biến động do nhân tố A gây nên:
a

VA ni. X i2 C

(1.5)

i 1

Biến động thí nghiệm:
a


ni

a

Vn VT Va X ij2 ni .X i2
i 1 j 1

(1.6)

i 1

Trong đó:
VA: Biến động do nhân tố A gây nên
VN: Biến động ngẫu nhiên
VT: Biến động chung


18

Xij: Đại l-ợng quan sát
n: Dung l-ợng mẫu
Đặt giả thuyết HA là giả thuyết về sự bằng nhau của các trung bình tổng
thể của các nhân tố A. Cũng có nghĩa là các trung bình mẫu X 1, X2,...Xn là
thuần nhất. Nói cách khác HA là giả thuyết nhân tố A có ảnh h-ởng đồng đều
đến kết quả thí nghiệm. Nếu các trị số quan sát tuân theo luật chuẩn với các
ph-ơng sai bằng nhau thì giả thuyết HA đ-ợc kiểm tra bằng tiêu chuẩn F với
k1=a-1 và k2 = n-a bậc tự do.
Trong tr-ờng hợp FA > F05 thì giả thuyết HA bị bác bỏ, nghĩa là nhân tố
A đã tác động khác nhau lên kết quả thí nghiệm, hay các số trung bình mẫu là
không thuần nhất.



19

Chương 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
VÀ THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Sơn La là tỉnh thuộc miền núi vùng Tây Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý:
Từ 20o39' đến 20002’vĩ độ Bắc.
Từ 103o11' đến 105o02' kinh độ Đông
- Ranh giới hành chính
+ Phía Bắc giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.
+ Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình.
+ Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.
+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Sơn La có diện tích tự nhiên 1.412.500 ha, chiếm 4,27% diện tích của cả
nước, là tỉnh đứng thứ 3 về quy mô trong số 64 tỉnh thành toàn quốc. Toàn
tỉnh có 11 đơn vị hành chính là: Thị xã Sơn La và các huyện: Thuận Châu,
Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên,
Mường La và Quỳnh Nhai.
Sơn La là cầu nối Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng
Tây Bắc. Sơn La có đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, đã tạo cho tỉnh
những điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội
với các tỉnh trong vùng và giao lưu quốc tế. Rừng Sơn La có ý nghĩa quan
trọng với vai trò phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như
với chiến lược củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới.
Tuy nhiên là tỉnh vùng cao, địa hình hiểm trở, đã gây ra những hạn chế
không nhỏ trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển nền kinh tế-xã hội của

tỉnh.


20

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên
3.1.2.1. Địa hình địa thế
Địa hình của tỉnh chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng.
lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Độ cao tuyệt đối trung bình từ 600 – 1 000
m với 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Độ dốc bình quân trên 250.
Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình như đứt gãy
sông Đà, Nậm Pìa đã tạo cho Sơn La nhiều dạng địa hình: Vùng núi, có địa
thế hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và
mạnh.
Vùng giữa sông Đà và sông Mã hình thành nên 2 cao nguyên lớn là cao
nguyên Mộc Châu độ cao từ 800 – 1 000m, diện tích khoảng 2 vạn ha và cao
nguyên Sơn La - Nà Sản nằm ở dộ cao 600 - 800m, diện tích khoảng 1,5 vạn
ha. Địa hình tương đối rộng và bằng phẳng, đất đai tốt, có ưu thế để hình
thành vùng sản xuất nguyên liệu lớn, quy mô tập trung theo hướng hàng hoá
với cơ cấu đa dạng gồm phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn
nuôi và phát triển rừng nguyên liệu.
Nằm xen kẽ giữa các cao nguyên là vùng lòng chảo, thung lũng với
những cánh đồng lúa nước lớn, vừa và nhỏ có quy mô từ 300 - 1000 ha do
phù sa các con sông, suối bồi đắp tạo thành.
3.1.2.2. Khí hậu
Sơn La chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, hàng
năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh và khô, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau,
mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 200C - 220C, tối cao trung

bình 270C và tối thấp trung bình 16,70C, thấp nhất tuyệt đối vào các tháng 12,
tháng 1 (0 - 50C). Tổng tích ôn hàng năm trung bình là 7 5500C. Tổng số giờ
nắng trung bình năm là 1 641 giờ. Trung bình số ngày nắng/tháng là 23 ngày.


21

- Chế độ ẩm: Tổng lượng mưa bình quân là 1 420mm với 118 ngày
mưa/năm, trung bình là 150mm/tháng. Mùa mưa kéo dài 6 - 7 tháng (tháng 49), với lượng mưa chiếm 84-92% tổng lượng mưa cả năm, dễ gây ra hiện
tượng xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất, lũ ống, lũ quét… gây thiệt hại cho sản
xuất, tài sản và đời sống nhân dân. Ngược lại mùa khô kéo dài, gây khô hạn,
thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là các bản vùng cao, ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng các loại cây trồng.
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, cao nhất trung bình 8687% (tháng 6,7,8), tối thấp tuyệt đối 6-10% (tháng 1,2,3). Lưọng bốc hơi
trung bình năm là 800 mm/năm. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm
sau là thời kỳ lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa nhiều lần, khiến độ ẩm ở
tầng mặt luôn dưới mức độ ẩm cây héo rất nhiều nên thời kỳ này không thể
canh tác cây ngắn ngày nếu không có tưới.
- Yếu tố cực đoan: Sương muối thường xuất hiện mỗi năm vài đợt
vào các tháng 12 tháng 1 và gây ảnh hưởng tới tất cả các vùng trong tỉnh ở
mức độ khác nhau. Tuy nhiên trong những năm gần đây tần suất xuất hiện
sương muối có xu hướng giảm. Về mùa mưa thường xảy ra lũ quét ở những
vùng độ dốc lớn, độ che phủ thực bì thấp. Gió Lào xuất hiện vào đầu mùa
hè, khô nóng.
3.1.2.3. Thuỷ văn
Sơn La có hệ thống sông, suối khá dầy, mật độ từ 1,2 - 1,8 km/km2,
nhưng phân bố khồng đồng đều giữa các vùng, tập trung ở vùng thấp, có đến
97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực của 2 sông chính là sông Đà và sông
Mã. Sông Đà chảy qua địa phận tỉnh dài 253 km, tổng diện tích lưu vực
khoảng 9 874 km2, Sông Mã chảy qua tỉnh có độ dài 93 km, diện tích lưu vực

2 800 km2. Sông suối Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng thuỷ
điện khá lớn ngoài khả năng phát triển rộng khắp thuỷ điện cực nhỏ, trên địa
bàn tỉnh đã quy hoạch 96 (đang thi công 41 công trình) điểm xây dựng được
thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng công suất 3.400Mw, trong đó có 21 công trình


22

có công suất trên 1.000 kw, đặc biệt là công trình thuỷ điện Sơn La đã được
triển khai xây dựng với công suất 2.400 Mw. Ngoài ra Sơn La còn có khoảng
5.000 ha các hồ chứa nước (không kể hồ thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La trên
sông Đà), chủ yếu là các công trình thuỷ lợi. Đây là nguồn nước quan trọng
cung cấp cho sản xuất và một phần cho sinh hoạt của dân cư trong mùa khô.
3.1.2.4. Thổ nhưỡng
Kết quả điều tra đánh gía đất lâm nghiệp tỉnh Sơn La cho thấy:
- Các nhóm đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng (F) và đất mùn Feralit trên
núi (H). Các nhóm đất này chiếm 89,7% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.
- Đất có độ dốc cao trên 25o chiếm 86%. Tuy nhiên có 2 cao nguyên
tương đối bằng phẳng và rộng lớn là cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà
Sản, là nơi phân bố các loại đất có độ phì cao, tầng đất dày như đất đỏ vàng
và đất nâu vàng trên đá vôi rất thích hợp để phát triển một nền nông, lâm
nghiệp hàng hoá có quy mô tập trung.
+ Độ dày tầng đất từ trung bình đến dày, đất có tầng dày trên 100 cm,
chiếm 33,5%, tầng dày 50-70cm, chiếm 36,1% và dưới 50 cm, chiếm 30,4%,
thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.
+ Độ phì của đất mặc dù bị suy thoái do thảm thực vật bị tàn phá và tập
quán canh tác nương rẫy lạc hậu trước đây nhưng nhìn chung còn đạt mức
trung bình.
3.1.3. Hiện trạng tài nguyên rừng
Diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp toàn tỉnh đến 01/01/2007 là

934.039 ha, chiếm 66,1% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được quy hoạch
thành các loại rừng sau: Rừng đặc dụng 62.978,7 ha, chiếm 6,7%; rừng phòng
hộ 423.992,6 ha chiếm 45,4% và rừng sản xuất 447.067,6 ha, chiếm 47,9%.
Trong đó cơ cấu diện tích rừng và đất lâm nghiệp như sau:
- Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 594.435,3 ha, chiếm 42% diện tích
tự nhiên của tỉnh trong đó rừng tự nhiên 563.890,3 ha, chiếm 94,8% diện tích
đất lâm nghiệp có rừng (bao gồm rừng gỗ lá rộng 469.145,9 ha; rừng hỗn


23

giao 51.174,8 ha; rừng tre, nứa 19.172,8 ha; rừng núi đá 33.843,0 ha) và
rừng trồng 30.545,0 ha, chiếm 5,2% (bao gồm rừng có trữ lượng 8.372,5 ha;
rừng chưa có trữ lượng 22.172,5 ha).
- Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng 339.603,5 ha, chiếm 24% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh trong đó đất trống trảng cỏ (Ia) 130.937,9 ha; đất trống
cây bụi (Ib) 69.740,3 ha; đất trống cây rải rác (Ic) 136.753,5 ha.
Bảng 3.01: Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2006
Đơn vị tính: ha
Rừng
Rừng
Rừng
Loại rừng
Diện tích
phòng hộ đặc dụng sản xuất
Tổng diện tích

934.039,0

423.992,6


62.978,7 447.067,7

I. Diện tích có rừng

594.435,3

309.093,4

46.678,2 238.663,7

1. Rừng tự nhiên

563.890,3

298.827,8

46.633,2 218.429,3

1.1. Rừng gỗ lá rộng

469.145,9

236.404,7

43.812,2 188.929,0

- Rừng giàu

28.744,8


12.686,4

15.010,4

1.048,0

- Rừng trung bình

37.707,8

22.780,6

7.235,9

7.691,3

- Rừng nghèo

70.798,7

41.906,0

5.291,3

23.601,1

324.584,0

151.720,8


1.2. Rừng hỗn giao

51.174,8

15.722,4

1.3. Rừng tre nứa

19.172,8

19.172,8

1.4 Rừng núi đá

33.843,0

33.843,0

2. Rừng trồng

30.545,0

10.265,6

8.372,5

3.146,2

- RT chưa có trữ lượng


22.172,5

7.119,1

II. Đất chưa có rừng

339.603,7

114.899,2

- Đất trống cỏ ( Ia)

130.973,9

42.962,3

3.520,3

84.491,3

69.740,3

20.285,2

3.906,3

45.548,8

138.889,5


51.651,7

8.873,9

78.363,9

- Rừng phục hồi

- RT có trữ lượng

- Đất trống cây bụi (Ib)
- Đất trống cây rải rác (Ic)

16.274,6 156.588,6
2.821,0

32.631,4

45,0

20.234,4
5.226,3

45,0

15.008,4

16.300,5 208.404,0


(Nguồn: Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng và Niên giám Thống kê năm 2006)


24

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Theo tài liệu thống kê tháng 12 năm 2006, dân số tỉnh Sơn La có
1.007.511 người, trong đó khu thành thị (113.680 người, chiếm 11,3% còn
88,7% tập trung ở khu vực nông thôn. Mật độ dân số bình quân là 71
người/km2, cao nhất là thị xã Sơn La với >200 người/km2, thấp dưới 50
người/km2 là huyện Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Bắc Yên).
- Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó một số
dân tộc chiếm chủ yếu là: Dân tộc Thái 54%, dân tộc H' Mông 12,02%, dân
tộc Kinh 18%, dân tộc Mường 8,12%, dân tộc Dao 2,5%, Sinh Mun 1,64%,
Khơ Mú 1,49%, La Ha 1,02%, các dân tộc thiểu số khác sống rải rác trong
vùng chỉ chiếm 0,64%.
- Năm 2006 dân số Sơn La trong độ tuổi lao động có 541.451 người
chiếm 53,7% dân số toàn tỉnh. Lao động nông lâm nghiệp chiếm gần 90%, lao
động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chế biến hơn 10%.
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên còn cao (1,59%), trình độ dân trí chưa theo
kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy lao động còn ít
so với tiềm năng đất đai tự nhiên rất lớn, nhưng tình trạng thiếu việc làm còn
cao (khoảng 11%).
3.3. Những thuận lợi và khó khăn
3.3.1. Những yếu tố thuận lợi
- Sơn La có lợi thế rất lớn về tiềm năng thuỷ điện (thuỷ điện lớn, vừa
và nhỏ) do hệ thống sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh; đặc biệt là
công trình thuỷ điện Sơn La với tổng công suất 2.400 MW đang được xây
dựng. Đây chính là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh
phát triển nhanh chóng, tạo ra sự đột biến về tốc độ tăng trưởng nhanh của

ngành công nghiệp kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ, phát
triển nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội khác.
- Tiềm năng đất đai lớn, đặc biệt đất lâm nghiệp nhìn chung còn màu
mỡ, độ ẩm cao, cơ bản còn giữ được đặc tính của đất rừng, khí hậu đa dạng
phù hợp với nhiều loài cây trồng có khả năng cho giá trị, năng xuất cao. Đặc


×