Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BẠCH THANH HẢI

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN QUẦN THỂ BÒ TÓT (Bos gaurus) VÀ
QUẦN THỂ TÊ GIÁC MỘT SỪNG JAVA (Rhinoceros sondaicus) Ở
KHU VỰC CÁT LỘC, VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với quá trình
phát triển kinh tế và xã hội của nhân loại, chúng cần được bảo vệ để đáp ứng nhu cầu
xã hội ngày nay, cũng như cho các thế hệ mai sau. Một phương thức hợp lý, sáng
suốt và đạt hiệu quả nhất để thực hiện công tác này là xây dựng các khu rừng đặc
dụng và quản lý hợp lý chúng, đó là cốt yếu để đảm bảo sử dụng lâu bền các nguồn
tài nguyên thiên nhiên (Jonhsingh, 1994). Các khu rừng đặc dụng đảm bảo cho việc
duy trì các hệ sinh thái, các loài, tính đa dạng về gen và các quá trình sinh thái di
truyền. Ngoài ra, chúng còn giúp duy trì tính đa dạng về văn hóa. Các khu rừng đặc
dụng cũng đảm bảo cho sự cân bằng hệ sinh thái, duy trì các quy luật nhân tạo và tự
nhiên, giúp cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, giảm được các thảm


họa môi trường và khôi phục các cảnh quan tự nhiên.
Vườn Quốc gia Cát Tiên được xem là điểm nóng về đa dạng sinh học ở Việt
Nam và trong khu vực, nổi bật là hệ sinh thái rừng kín ẩm nhiệt đới thường xanh, độ
cao so với mặt nước biển thấp nhất dưới 115m và cao nhất 626m. Vườn quốc gia Cát
Tiên nằm trong hệ thống các Vùng sinh thái Global 2000 của WWF (các vùng sinh
thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới đồng thời là những điểm nóng
về bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới), cũng như trong hệ thống các Khu dự trữ
sinh quyển (Biosphere Reserves) thuộc Chương trình MAB của UNESCO năm
2001. Nhờ vào sự ưu ái của điều kiện tự nhiên, các dạng sinh cảnh và hiệu quả của
các hoạt động bảo tồn, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang trở thành một trong những nơi
trú ngụ cuối cùng của nhiều loài thú lớn ở Việt Nam như tê giác một sừng Java
(Rhinoceros sondaicus), voi châu á (Elephas maximus), bò tót (Bos gaurus) và nhiều
loài khác.
Tê giác một sừng java và bò tót là hai loài thú lớn đang bị đe dọa diệt vong cao
nhất trên thế giới. Loài tê giác chỉ còn tồn tại 2 quần thể nhỏ: quần thể khoảng 60 cá


2

thể ở VQG Ujung Kulon (Inđônêxia) và quần thể khoảng 7-8 cá thể ở khu vực Cát
Lộc, VQG Cát Tiên. Danh lục Đỏ của IUCN (2010) xếp tê giác java ở bậc đe dọa cao
nhất CR (rất nguy cấp), Sách Đỏ Việt Nam (2007) cũng xếp tê giác java ở bậc CR
(rất nguy cấp). Về bò tót, Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp bò tót ở cấp độ Nguy cấp
(EN). Trên thế giới, Danh lục đỏ IUCN xếp ở loài bò tót ở mức độ Sắp bị đe dọa
(VU) [IUCN, 2008]; Bò tót cũng được xếp trong nhóm IB (nghiêm cấm khai thác
và sử dụng vì mục đích thương mại) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Khu vực Cát Lộc có tổng diện tích là 27.530ha trước kia là Khu Bảo tồn thiên
nhiên Cát Lộc, đến năm 1998, sát nhập vào Vườn Quốc gia Cát Tiên, là một khu vực
hiện đang tồn tại cả hai loài thú lớn quý hiếm này (Tê giác java và bò tót). Cát Lộc bị
bao bọc xung quanh là các khu dân cư đông đúc, trong đó có nhiều bản làng dân tộc

địa phương (Stiêng, Châu Mạ,...) sống rải rác sâu trong vùng lõi, thường xuyên phá
rừng làm rẫy, lấn chiếm đất rừng làm nông nghiệp, săn bẫy bắt thú rừng, chăn thả gia
súc tự do,… Đây là những đe dọa lớn đối với sự tồn tại của quần thể Tê giác java,
quần thể bò tót và nhiều loài sinh vật khác sống trong khu vực.
Một nguyên nhân khác gây khó khăn cho bảo tồn các loài thú lớn ở đây là chưa
có sự hiểu biết đầy đủ về các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài như: phân bố thực
tế, hiện trạng sinh cảnh, các nguyên nhân đe dọa… Chính vì thiếu các thông tin này,
đã dẫn đến việc quy hoạch thiếu hoặc sai vùng bảo tồn thích hợp hoặc chưa có được
sự lựa chọn và đưa ra các giải pháp ưu tiên để quản lý, bảo tồn hiệu quả.
Nhận thức được sự cấp thiết và những tồn tại trong nghiên cứu, bảo tồn và phát
triển 2 loài thú lớn đặc biệt quý hiếm nói trên chúng tôi chọn thực hiện đề tài
“Nghiên cứu bảo tồn quần thể Bò tót (Bos gaurus) và quần thể Tê giác một sừng
java (Rhinoceros sondaicus) ở khu vực Cát Lộc, VQG Cát Tiên” nhằm cung cấp
các thông tin và hiểu biết đầy đủ hơn về các đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài
này ở khu vực Cát Lộc, tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch bảo tồn lâu dài chúng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

TỔNG QUAN VỀ LOÀI TÊ GIÁC MỘT SỪNG JAVA

1.1.1. Các loài tê giác trên thế giới
Trên thế giới có năm loài tê giác khác nhau, hai loài phân bố ở châu Phi
và ba loài phân bố ở châu Á. Châu Âu, châu Mỹ và châu Úc không có tê giác
sống trong môi trường tự nhiên (Hình 1). Trong suốt thời kỳ Băng Hà một

phân loài tê giác cổ đại có lông đã từng cư trú trên lục địa châu Âu và châu Á,
nhưng chúng đã sớm bị tuyệt chủng.

Tê giác một sừng java (Rhinoceros
sondaicus) – phân bố ở châu Á

Tê giác một sừng ấn độ
(Rhinoceros unicornis)
- phân bố ở châu Á

Tê giác hai sừng (Dicerorhinus
sumatrensis) - phân bố ở châu Á

Tê giác trắng
(Ceratotherium simum)
- phân bố ở châu Phi

Tê giác đen
(Diceros bicornis)
- phân bố ở châu Phi

Hình 1.1. Các loài tê giác hiện nay trên thế giới
Cả năm loài trên đều có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và đã được đưa vào
Danh Lục Đỏ của IUCN (Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế). Đặc biệt, sự


4

sống còn của hai loài: Tê giác một sừng java (Rhinoceros sondaicus) và Tê
giác hai sừng (Dicerorhinus sumatrensis) đang bị đe dọa nghiêm trọng (đều

xếp bậc CR-rất nguy cấp trong Danh Lục Đỏ IUCN, 2010).
Tê giác một sừng ấn độ là loài lớn nhất trong số ba loài tê giác châu Á. Tê
giác một sừng ấn độ sống ở Ấn Độ và Nêpan, nhỏ nhất là loài tê giác hai sừng
(hay còn được gọi là tê giác có lông, tê giác sumatra). Loài này sống trong những
vùng núi rậm rạp trên đảo Sumatra, Kalimantan và bán đảo Malaixia.
Hiếm nhất hiện nay là loài Tê giác một sừng java, hiện chỉ còn từ 50 –
70 cá thể còn sống sót trên toàn thế giới. Theo Groves & Guerin (1980), loài
này có ba phân loài là:
- Tê giác một sừng xuđăng (Rhinoceros sondaicus sondaicus) sinh sống
ở VQG Ujung Kulon (Inđônêxia)
- Tê giác một sừng việt nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) sinh sống
ở khu vực Cát Lộc (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) của VQG Cát Tiên.
- Phân loài Rhinoceros sondaicus inermis từng sống tại vùng Sunderbans
thuộc Ấn Độ, Bănglađét và Mianma . Phân loài này đả bị tuyệt chủng
vào cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
1.1.2. Sơ lược đặc điểm sinh học, sinh thái của Tê giác một sừng java.
Tê giác một sừng java cao từ 130 đến 150 cm và có thể nặng tới
1.500kg. Phân loài tê giác R.s.annamiticus ở Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với
những đồng loại của chúng ở Inđônêxia. Loài này, chỉ có con đực mới mang
một chiếc sừng tương đối dài (20 - 25cm), con cái thường không có sừng hoặc
chỉ có một khối u nhỏ. Sừng tê giác thật ra là một túm lông mọc dày đặc, hoàn
toàn không phải xương. Sừng tê giác được cho là một vị thuốc cổ truyền có
giá trị. Tuy nhiên, cần biết rằng tác dụng chữa bệnh của nó chưa bao giờ được
chứng minh một cách có khoa học.


5

Tê giác là một loài thú sống đơn độc. Đa số trường hợp mà ta bắt gặp
những con tê giác đi với nhau đều là tê giác mẹ đi với các con của nó. Thời gian

trưởng thành sinh dục của tê giác một sừng java là từ 4-6 sáu năm, thời gian
mang thai là 16 tháng. Tê giác con sống với mẹ cho đến khi được ba, bốn tuổi.
Tê giác một sừng java khá dễ thích nghi với môi trường sống. Chúng
sống trong những cánh rừng bán thường xanh và thích kiếm ăn ở những vùng
thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, hiện nay tê giác ở Việt Nam đang bị dồn vào
một khu vực đồi dốc với các bụi tre mây gai góc dày đặt bao phủ rất bất lợi.
Loài thú này không thích ăn tre hay mây, chúng thích ăn chồi, cỏ, mầm non
và những cây thân thảo. Để bổ sung cho chế độ dinh dưỡng, tê giác cần tiêu
thụ đều đặn một lượng muối khoáng nhất định. Vì thế, tê giác ở VQG Ujung
Kulong uống nước biển. Ở Việt Nam, tê giác thường hay lui tới một số suối
khoáng, sinh lầy giàu khoáng để uống.
Dấu chân của tê giác một sừng java ở Ujung Kulong và ở Việt Nam có
sự khác biệt về kích cỡ. So với tê giác Ujung Kulon, dấu chân của tê giác ở
Việt Nam nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng khoảng 60 đến 70% . Các nhà khoa học
cũng cho rằng mặc dù cùng loài tê giác một sừng, nhưng hai quần thể này
khác nhau đến nổi việc phối giống giữa chúng có lẽ sẽ không có kết quả.
1.2.

TỔNG QUAN VỀ LOÀI BÒ TÓT

1.2.1. Tình trạng của loài bò tót trên thế giới
Đầu thế kỷ XVI, họ Trâu bò (Bovidae) có 12 loài bò hoang dã phân bố
trên khắp các châu Á, châu Âu, châu Phi và Bắc Mỹ. Ngày nay họ Trâu bò chỉ
còn lại 10 loài [50] tồn tại dưới những quần thể nhỏ và phân tán ở một vài
quốc gia. Loài bò xám (Bos sauveli) và bò Auroch (Bos primigenus) đã tuyệt
chủng.
Ở Việt Nam, họ Trâu bò có 2 họ phụ là Bovinae và Caprinae, trong đó
có 6 loài là: bò tót (Bos gaurus), bò rừng (Bos javanicus), bò xám (Bos



6

sauveli), trâu rừng (Bubalus bubalis), Sơn dương (Naemorhendus
sumatraensis) và sao la (Pseudoryx nghetinhensis [13].
Bò tót có phân bố ở Nêpan, Bănglađét, Butan, Ấn Độ, Myanma, Lào,
Cămpuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia và Việt Nam. Số lượng bò tót
trên thế giới hiện nay còn lại ước tính từ 13.000 đến 30.000 cá thể và hiện
đang suy giảm nghiêm trọng do sự gia tăng dân số cao ở khu vực Đông Nam
Á. Nguyên nhân chính khiến số lượng bò tót suy giảm như vậy là do nạn săn
bắn, tình trạng phá hoại sinh cảnh, cạnh tranh nguồn thức ăn và nguy cơ lây
bệnh từ bò nuôi. Hiện nay, bò tót được xếp ở mức độ Sắp bị đe dọa (VU).
Ở Việt Nam: Trước đây nhiều tác giả đã ghi nhận bò tót phân bố ở các
tỉnh miền Tây Nam bộ, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai thượng, Vĩnh Long,
Lâm Đồng (núi Lang Biang), Buôn Đôn (Đắc Lắc), Thừa thiên, Quảng Nam –
Đà Nẵng. Nhưng do tác động mạnh mẽ của con người, chặt phá rừng, làm mất
nơi sống của chúng, vì vậy ngày nay bò tót chỉ phân bố ở trong một số VQG
và khu BTTN.
Hiện nay theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Cần và cs (2008) bò tót phân
bố ở 27 khu vực thuộc 15 tỉnh trong cả nước [13]. Một số tỉnh thuộc Nam
Trung Bộ và phần lớn các tỉnh Tây Bắc trước khi có ghi nhận về bò tót nay đã
không có thông tin về sự tồn tại của chúng [13]. Các vùng phân bố bò tót theo
các vùng địa lý như sau:
Tây Bắc: Lai Châu: Mường Nhé (Mường Tè);
Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa: Pù Hu (Mường Lát), Xuân Liên (Thường
Xuân); Nghệ An: Pù Hoạt (Quế Phong), Pù Mát (Con Cuông); Hà Tĩnh: Vũ
Quang (Vũ Quang); Quảng Bình: Thượng Hóa (Minh Hóa), U Bò (Quảng
Ninh); Quảng Trị: Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), Triệu Nguyên (Đắk Rông).
Tây Nguyên: Kon Tum: Chư Mom Rây (Sa Thầy), Gia Lai: Chư Prông;
Đắc Lắc: Yok Đôn (Buôn Đôn, Cư Jút), Ea Súp, Ea Sô (Ea Kar), Chư Yang



7

Sin (Krông Bông, Lắc); Đắc Nông: Tà Đùng (Đắc Lấp), Nam Nung (Đắc
Min); Lâm Đồng: Bi Đúp – Núi Bà (Lạc Dương), Bảo Lộc.
Đông Nam Bộ: Bình Phước: Tân Lập, Nghĩa Trung (Đồng Phú), Bù Gia
Mập (Phước Long), Lộc Ninh; Đồng Nai: Cát Tiên (Tân Phú, Vĩnh Cửu), La
Ngà; Ninh Thuận: Phước Bình (Bác Ái), Ninh Sơn.
Khu vực phân bố của bò tót tập trung nhất là Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ. Trong các khu vực phân bố, có 19/27 khu vực phân bố quần thể bò tót tồn
tại chủ yếu ở các khu rừng đặc dụng (70,4%), có 3/27 khu vực là diện tích các
lâm trường (11,1%). Chỉ có 5/27 khu vực phân bố của bò tót chưa được bảo
vệ (18,5%) [34].
1.2.2. Sơ lược đặc điểm sinh học, sinh thái của Bò tót
Bò tót (Bos gaurus) là loài thú móng guốc, ngón chẵn, cỡ lớn, có thân
hình to khỏe. Bò tót trưởng thành có đầu to, trán dẹp hơi lõm, có đốm trắng
vàng trên đỉnh; vùng trán giữa 2 sừng nhô cao; cặp sừng rỗng lớn, gốc sừng
to, màu vàng xám và cân đối, uốn cong lên phía trên tạo vòng cung hình bán
nguyệt; mút sừng nhọn đen bóng. Bò tót có bộ lông ngắn và mượt, màu lông
thay đổi theo từng cá thể, từ nâu đen (con đực) và màu nâu vàng (con cái). Ở
phần bụng lông dài hơn, màu nâu nhạt. Mông đen, bốn chân từ kheo trở
xuống bàn chân màu trắng nhạt. Đuôi dài màu đen. Ở điểm chính giữa của hai
gốc sừng có phủ lớp lông dài màu nâu nhạt hoặc xám trắng. Bò tót non mới
sinh màu vàng với đám lông sẩm dọc sống lưng, sau 4 - 5 tháng chuyển dần
sang màu nâu đỏ.
Bò tót đực có u thịt lớn, khá đặc trưng chạy từ gáy đến giữa lưng, được
tạo bởi sự phát triển của gờ đốt sống thứ 3 đến 11. Lớp da ở cổ và trước ngực
dài tạo thành yếm nhỏ. Bò tót cái cũng có u thịt và yếm nhưng không phát
triển như bò tót đực. Bò tót cũng là loài duy nhất trong họ Trâu bò có các



8

tuyến tiết dầu ở da, có tác dụng để chống côn trùng, ký sinh trùng trên da và
có thể có tác dụng đánh dấu sinh học. Đặc điểm tiết dầu trên da có thể quan
sát rõ ở các cá thể bò tót đực vào mùa khô.
Bò đực trưởng thành có thể đạt khối lượng trên 1.000kg, con cái thường
nhỏ hơn con đực. Các kích thước cơ bản của bò tót như sau: dài thân: 250 300cm, đuôi: 70 - 105cm, tai: 30 - 35cm, cao vai: 130 - 180cm.
Bò tót thường sinh sống ở các vùng tương đối bằng phẳng, độ cao dưới
1.800m, trong các kiểu rừng khác nhau (rừng khộp, rừng thường xanh, rừng hỗn
giao tre nứa, … ) và khu vực đồng cỏ (Schaller, 1967). Chúng hoạt động trong
nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau và có xu hướng sinh sống thường xuyên hơn trong
các khu rừng thường xanh và những khu vực cao hơn vào mùa khô
(Prayurasiddhi, 1997). Vùng đất ven rừng, ven dòng nước, trong đó có những bãi
cỏ mọc sau khi bị đốt cháy là những nơi bò tót đến kiếm ăn thường xuyên nhất.
Bò tót có thể sống trong vùng sinh cảnh bị suy thoái do hoạt động của con
người. Chúng thường kiếm ăn trong khu vực canh tác của người dân. Bò tót ăn
đồng thời cả cỏ và lá cây. Chúng ăn lá cây nhiều hơn các loài bò hoang dã
khác. Thức ăn của bò tót chủ yếu là cỏ, mầm lá non của lau sậy, chuối rừng,
măng non tre nứa, dương xỉ và lá cây. Măng tre là một trong những thức ăn
thường xuyên nhất của bò tót vào mùa mưa ở Thái Lan (Prayurasiddhi, 1997).
Nguồn nước đảm bảo quanh năm là yếu tố rất quan trọng cho loài này. Nói
chung, bò tót không đi xa nguồn nước quá một ngày đường (Conry, 1981). Các
điểm khoáng và suối giàu khoáng là những yếu tố rất quan trọng đối với bò tót.
Phạm vi sinh sống của bò tót thay đổi theo giới tính, theo mùa, theo từng khu vực
và quy mô đàn, dao động từ 27km2- 137km2 ở Malaixia (Conry, 1989). Phạm vi
vùng hoạt động của bò tót vào mùa mưa rộng hơn vào mùa khô và đàn lớn có phạm
vi hoạt động hàng năm rộng hơn đàn nhỏ. Tuy nhiên, phạm vi di chuyển mỗi ngày



9

của bò tót lại không thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa và chỉ khoảng 3 km/ngày
(Prayurasiddhi, 1997).
Thời điểm bò Tót hoạt động nhiều là ban đêm. Ban ngày, chúng nằm nhai lại
thức ăn ở nơi quang đảng trong rừng hoặc trong những khu vực có cỏ cao. Bò tót
sống thành từng đàn từ 3 - 40 cá thể. Trong đàn có con đực, con cái trưởng thành,
con bán trưởng thành (gần trưởng thành) và con non. Cơ cấu đàn không thay đổi
theo mùa. Trong đàn, mỗi cá thể có một vị trí riêng và vị trí thống trị được phân
hạng bằng cách đánh nhau (Thomas, 1996). Khi con cái già nhất rời đàn đi kiếm ăn
thì những con đực thống trị giữ vai trò bảo vệ cả đàn (Prayurasiddhi, 1997). Vị trí
thống trị đàn được phân định bằng kích cỡ cơ thể (Schaller, 1967; Thomas, 1996).
Đôi khi, đàn bò tót đi kiếm ăn cùng với nai (Cervus unicolor). Khi bị tấn công
những con đực khoẻ mạnh quây thành vòng tròn bảo vệ cho con non và con già ở
giữa.
Bò tót cái động dục và sinh sản vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng có
thời điểm sinh sản nhiều nhất vào tháng 6 – 7 và phụ thuộc vào điều kiện môi
trường. Mỗi lứa bò tót chỉ đẻ một con, thời gian mang thai khoảng 270 – 290 ngày.
Tuổi đời tối đa của cá thể nuôi nhốt là 24 năm (Thomas, 1996). Có rất nhiều loài
thú ăn thịt săn bắt bò tót mới sinh và còn non như hổ (Panthera tigris), báo hoa mai
(Panthera pardus), báo gấm (Neofelis nebulosa), sói đỏ (Cuon alpinus),.. nhưng chỉ
có hổ là đủ dũng mãnh để có thể giết được những con bò tót trưởng thành.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BÒ TÓT VÀ TÊ GIÁC MỘT SỪNG
JAVA Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình nghiên cứu bò tót
1.3.1.1. Ở Việt Nam
Trong bối cảnh chung của lịch sử nghiên cứu động vật học ở Việt Nam,
nghiên cứu thú móng guốc nói chung và bò tót nói riêng có thể chia thành 3



10

giai đoạn như sau: giai đoạn trước năm 1945; giai đoạn từ năm 1954 đến
1975; giai đoạn từ 1975 tới nay.
 Giai đoạn trước năm 1954
Các nghiên cứu về thú móng guốc ở Việt Nam được bắt đầu sau khi người
Pháp đến Đông Dương (cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20). Trong thời gian này,
các nghiên cứu được các nhà nghiên cứu và thám hiểm nước ngoài thực hiện
như Pháp, Anh và Mỹ. Các nghiên cứu được thực hiện chung cho nhiều nhóm
động vật, chủ yếu về phân loại học và thu mẫu cho các bảo tàng như: Bảo tàng
Lịch sử Tự nhiên Pari, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Luân Đôn, Bảo tàng Lịch sử
Tự nhiên Hoa Kỳ và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field, Chicago.
Các kết quả điều tra và thu mẫu đã được công bố trong các công trình
của các tác giả như Milne-Edwards, 1867-1874; Morice, 1875; Billet, 18961898; Butan, 1900-1906De Pousargues (1904), Bonhote (1907), Kloss (1916),
Robinson & Kloss (1922), Thomas (1927:1928), Bourret (1927:1942),
Osgood (1932) và Delacour (1940). Tuy nhiên, rất ít các thông tin về bò tót và
tê giác được nêu trong các báo cáo, kết quả nghiên cứu ở giai đoạn này. Các
thông tin chủ yếu ở dạng liệt kê các mẫu động vật thu thập được ở vùng Đông
Dương. Ngoài ra, có một số sách viết về hoạt động săn bắn thú lớn ở Đông
Dương, trong đó có các thông tin chung về tê giác và bò tót cũng được một số
tác giả như De Monestrol (1952), Demariaux (1949), Fraisse (1954) xuất bản.
Các thông tin về phân bố và nguồn gốc mẫu vật thu được ở Việt Nam trong
thời kỳ này chỉ được ghi nhận theo các vùng như: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam
Bộ, mà không theo địa phương cụ thể như tỉnh hoặc chi tiết hơn.
 Giai đoạn năm 1954 – 1975
Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn
giải phóng, công tác điều tra tài nguyên, trong đó có nguồn tài nguyên sinh


11


vật cần phải tiến hành để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế đất nước
và hoàn toàn do các cán bộ Việt Nam đảm nhận. Các kết quả nghiên cứu về
thú nói chung còn lẻ tẻ do một số trường đại học và viện nghiên cứu thực
hiện. Các công trình nghiên cứu về khu hệ, sinh học, sinh thái của Đào Văn
Tiến (1960 - 1973); Võ Quý, Mai Đình Yên, Lê Hiền Hào, Nguyễn Thạnh
(1961); Lê Hiền Hào (1962, 1964, 1969, 1973) [14]; Lê Hiền Hào và Trần
Hải (1970, 1971); Đặng Huy Huỳnh, Vũ Đình Tuân (1964); Đặng Huy
Huỳnh, Đỗ Ngọc Quang và Sablina (1964), Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung
(1965, 1973); Cao Văn Sung, Đào Văn Tiến (1966), Lê Vũ Khôi (1970), Lê
Vũ Khôi, Nguyễn Trác Tiến (1975),…Các công trình nghiên cứu có liên quan
đến tê giác và bò tót rất ít.
Ở miền Nam, do điều kiện chiến tranh, công tác nghiên cứu không được
thực hiện rộng rãi. Một số công trình nghiên cứu của Vương Đình Sâm, giáo
sư trường Nông Lâm súc Sài gòn để phục vụ giảng dạy; Công trình nghiên
cứu của Van Peenen et al, 1967, 1970, 1971; Olson, 1970; Duncan et al, 1970,
1971. Công trình của Van Peenen (1969) [47] nghiên cứu khu hệ thú từ
Quảng Trị trở vào Nam, đề cập đến thông tin về loài bò tót phân bố ở Tây
Nguyên và các số đo mẫu vật.
 Giai đoạn năm 1975 đến nay
Sau khi miền Nam giải phóng (1975), đất nước được thống nhất thì công
tác nghiên cứu đa dạng sinh học thú đã có những bước phát triển lớn. Địa bàn
nghiên cứu được mở rộng ra toàn quốc và các nghiên cứu hướng đến mục tiêu
ứng dụng để phục vụ công tác qui hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo tồn
đa dạng sinh học...Năm 1985, với chính sách đổi mới và mở cửa, sự hợp tác
mở rộng sang các nước không phải xã hội chủ nghĩa; một số tổ chức khoa học
chính phủ và phi chính phủ đã mở văn phòng đại diện và đã có những đóng


12


góp tích cực vào công tác điều tra động vật hoang dã ở nước ta như WWF,
IUCN, FFI, Birdlife International, Trung tâm Nhiệt đới Việt -Nga,…
Kết quả nghiên cứu về thú trong giai đoạn này rất to lớn với hàng ngàn
công trình được công bố trong nước và trên thế giới. Các công trình chính
trong thời gian này của Đào Văn Tiến (1985) [24]; Đặng Huy Huỳnh và cs
(1981) [15] đã đưa ra một số thông tin về phân bố của bò tót ở một số địa
phương miền Bắc như Lai Châu, Thanh Hóa và Nghệ An. Sách “Sinh học và
sinh thái của các loài thú móng guốc ở Việt Nam” của Đặng Huy Huỳnh
(1986) được xem là tài liệu sớm nhất và tương đối đầy đủ về sinh học và sinh
thái của 19 loài thú móng guốc thuộc 7 họ, 2 bộ, trong đó có loài bò tót [16].
Một số công trình nghiên cứu về thú đề cập đến thông tin về bò tót ở Tây
Nguyên của Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính, Đặng Ngọc Cần (1981) [15], Trần
Hồng Việt (1986) [28], Lê Xuân Cảnh và nnk (1997) [4] là những tư liệu quý
góp phần mô tả về các đặc điểm phân bố, sinh học, sinh thái của loài bò tót.
Các danh lục thú hoang dã Việt Nam của các tác giả Đặng Huy Huỳnh và nnk
(1994) [17], Lê Vũ Khôi (2000) [21], và gần đây của tác giả Đặng Ngọc Cần
và nnk (2008) [13] cũng góp phần mô tả vùng phân bố và hiện trạng bảo tồn
bò tót trong toàn quốc. Ngoài ra các công trình của Nguyễn Hải Hà và Jamse
Hardcastle (2005) [19], Nguyễn Mạnh Hà (2008) [18] là những tài liệu khá
đầy đủ về các phương pháp điều tra, phân bố, hiện trạng bảo tồn các quần bò
tót hiện nay ở Việt Nam.
Nhìn chung, các nghiên cứu về bò tót ở Việt Nam không nhiều, tập trung
chủ yếu vào ghi nhận các khu vực phân bố, ước đoán số lượng cá thể, xác định
các đe dọa và đề xuất các biện pháp bảo tồn. Tuy vậy, các vùng phân bố cũng
mới được nghiên cứu sơ bộ, chưa có các các nghiên cứu về sinh học sinh thái và
sự thích nghi của loài với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi khu vực nên các giải
pháp bảo tồn đưa ra còn mang tính tổng thể chưa đặc thù cho từng khu vực.



13

1.3.1.2. Ở VQG Cát Tiên
Các nghiên cứu về bò tót và động vật hoang dã khác được thực hiện bởi
các nhà khoa học từ Cục Kiểm lâm, Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.
HCM), các viện nghiên cứu (Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh học nhiệt đới TP. HCM) và một số tổ chức phi
chính phủ như IUCN, WWF, FFI, Birdlife International, Trung tâm Nhiệt đới
Việt – Nga. Các nghiên cứu về bò tót không nhiều, đáng chú ý có các công
trình sau:
- Điều tra bò hoang dã và các loài động vật có vú, Vườn quốc gia Cát Tiên,
Việt Nam. Ling, S.D (2000), Dự án bảo tồn VQG Cát Tiên, Đồng Nai, Việt Nam.
- Báo cáo kết quả điều tra xây dựng danh lục động vật hoang dã (thú, chim,
bò sát, ếch nhái) ở VQG Cát Tiên. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lập (2001)
- Quan sát động vật có vú ở Vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam 2000 – 2001.
David Murphy (2001), Dự án bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Tiên, báo cáo số 35.
- Điều tra bò hoang dã ở Vườn quốc gia Cát Tiên - Việt Nam. Hayes,
B. (2004), Báo cáo kỹ thuật số 47, WWF - Dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cát
Tiên, Việt Nam.
- Hiện trạng và Bảo tồn của Tê giác Java, Cá sấu nước ngọt, chim họ
trĩ và Bò tót ở Vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam. David Murphy (2004), Dự
án Bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Tiên, Báo cáo số 50.
- Năm 2006, VQG Cát Tiên đã được Quỹ Môi trường thế giới (FFEM)
tài trợ Dự án Bảo tồn loài Bò lớn hoang dã tại VQG Cát Tiên, Kết quả điều
tra ban đầu của dự án cho biết ở Vườn Quốc gia Cát Tiên ước tính có khoảng
19 – 22 đàn bò tót với khoảng 120 cá thể; Cấu trúc đàn có đầy đủ cả con đực,
con cái và con non.
- Đánh giá quần thể bò tót (Bos gaurus) và Bò rừng (Bos javanicus) ở
Vườn Quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên, miền Nam Việt Nam.



14

Nguyễn Mạnh Hà (2007), Trung tâm tài nguyên môi trường/Quỉ bảo vệ môi
trường tự nhiên Nagao.
Các nghiên cứu nói trên đã xác định quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên
(Nam Cát Tiên và Cát Lộc) hiện nay ước tính có khoảng 19 – 22 đàn bò tót
với khoảng 120 cá thể. Cấu trúc đàn có đầy đủ cả con đực, con cái và con
non. Các nghiên cứu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về đặc điểm hoạt
động của loài này ở VQG Cát Tiên. Tuy nhiên, đấy chỉ là kết quả ban đầu do
thời gian các đợt điều tra ngắn và gián đoạn. Các kết quả nghiên cứu chưa tạo
lập được cơ sở tin cậy cho việc xây dựng các hoạt động bảo tồn và phát triển
quần thể bỏ tót ở VQG Cát Tiên một các hữu hiệu.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu Tê giác một sừng java
Trước năm 1990, các nghiên cứu về loài tê giác một sừng java ở Việt
Nam rất hạn chế, chỉ là một vài ghi nhận về vùng phân bố của loài này như
trong các công trình của Đặng Huy Huỳnh và cs (1994), Nguyễn Xuân Đặng
và cs. (1989), Schaller et al. (1990). Các nghiên cứu này cho thấy loài tê giác
một sừng java có phân bố ở các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đồng
Nai và Bình Phước nhưng cho đến năm 1990 chỉ còn một quần thể nhỏ ở khu
vực Cát Lộc thuộc VQG Cát Tiên (Schaller et al., 1990).
Sau 1990, các nghiên cứu về tê giác một sừng java được chú trọng hơn
và chỉ thực hiện ở khu vực Cát Lộc, VQG Cát Tiên – nơi duy nhất loài này
còn tồn tại ở Việt Nam. Những cuộc điều tra tiếp theo đã xác định quần thể tê
giác ở khu vực Cát Lộc bao gồm 7-9 cá thể (Haryono và cộng sự, 1993; Đặng
Huy Huỳnh và cs., 1998, Nguyễn Xuân Đặng và Phạm Hữu Khánh, 1999,
Polet et al, 1999). Các nghiên cứu cũng xác định được 68 loài cây thức ăn của
tê giác ở Cát Lộc và ghi nhận về suy thoái sinh cảnh cho tê giác ở đây
(Nguyễn Xuân Đặng và Hà Văn Tuế, 1999).



15

Với sự tài trợ của Dự án Bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Tiên, Quỹ chiến
lược hành động Voi và Tê giác châu Á của WWF, Quỹ tài trợ bảo tồn Hỗ và
Tê giác của Tổ chức Động vật hoang dã và Cá (Mỹ), từ năm 2001, 2 "Đội
tuần tra và giám sát Tê giác" đã được thành lập và hoạt động. Mục đích của đội
tuần tra thu thập thêm thông tin về hoạt động và các đe dọa của Tê giác ở Cát
Lộc nhằm quản lý loài này một cách hiệu quả hơn. Với sự hỗ trợ của các đội
tuần tra và giám sát Tê giác 8 bức ảnh đầu tiên của loài Tê giác một sừng java ở
Việt Nam đã được chụp bằng bẫy ảnh tự động. Các mẫu phân do các Đội này
thu thập được trong các năm 2001-2003, đã giúp xác định được quần thể tê
giác ở Cát Lộc có từ 5-6 cá thể, bao gồm cả đực và cái (Fernado và cs, 2004).
Bên cạnh các nỗ lực xác định hiện trạng quần thể tê giác ở Cát Lộc, các
nghiên cứu cũng tập trung xác vùng hoạt động thực tế của quần thể tê giác và
những đe dọa trực tiếp đối với quần thể này do các thôn bản cư trú bên trong
vùng lõi khu vực Cát Lộc (Nico Vantrien, 2001; Bùi Hữu Mạnh, 2002; Vuong
Duy Lập và cs, 2004, Polet và cs, 2006). Các nghiên cứu đã xác định vùng
hoạt động thực tế của quần thể tê giác ở Cát Lộc chỉ giới hạn trong phạm vi
khoảng 5.000ha và việc di dời các thôn bản ra khỏi khu vực Cát Lộc có ý
nghĩa quyết định cho sự tồn tại của quần thể tê giác này.
Mặc dù, công tác nghiên cứu quần thể tê giác ở Cát Lộc đã được đẫy
mạnh song những tư liệu về về hiện trạng quần thể và các đặc điểm hoạt động
của chúng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ chúng.
Ví dụ: cho đến nay vẫn chưa xác định được tại sao không phát hiện được dấu hiệu
sinh sản của tê giác trong vòng gần 20 năm qua; tỷ lệ đực cái của quần thể này là
bao nhiêu ?,...


16


1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI Ở KHU VỰC CÁT LỘC
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
VQG Cát Tiên được thành lập từ ngày 13/01/1992 và mở rộng trên phạm
vi 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước từ năm 1998 với diện tích là
71.920 ha, bao gồm khu Nam Cát Tiên (Đồng Nai) là 39.627 ha, khu vực Cát
Lộc (Lâm Đồng) là 27.850 ha, khu Tây Cát Tiên (Bình Phước) là 4.443 ha.
Khu vực Cát Lộc có tổng diện tích là 27.530ha trước kia là Khu Bảo tồn
thiên nhiên Cát Lộc, đến năm 1998, sát nhập vào Vườn Quốc gia Cát Tiên;
tọa độ địa lý: 11020’50” đến 11050’20” độ vĩ Bắc; 107015’05” đến 107035’20”
độ kinh Đông
1.4.1.2. Địa hình
Địa hình khu vực Cát Lộc có dạng bậc thềm bình nguyên cổ (đỉnh bằng,
sườn dốc) và bán bình nguyên cổ, thấp dần về phía tây nam. Độ cao trung
bình so với mặt nước biển từ 130 – 500m, độ dốc sườn núi từ 10 – 200. Về
phía tây nam địa hình thấp, bằng với hệ thống đồi bát úp tạo nên một số lòng
chảo rộng, độ cao trung bình dưới 130m.
1.4.1.3. Thổ nhưỡng
Cấu trúc địa chất của khu vực nghiên cứu nguyên là sa phiến thạch, quá trình
hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã
bị phủ lấp của lớp đá bazan. Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào
mòn, bồi tụ đã tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên
đại tiếp theo đã tạo ra địa hình Cát Tiên ngày nay.
Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: Trầm tích, Bazan và Sa phiến thạch
đã phát triển thành 4 loại đất chính của VQG như sau:


17


- Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk): loại đất này có diện tích lớn
nhất chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của Vườn, phân bố ở khu vực phía
Nam, Fk là một loại đất giàu chất dinh dưỡng phân huỷ cho loại đất tốt, sâu,
dày, màu đỏ hoặc nâu đỏ và nâu đen có nhiều đá Tufb núi lửa lộ đầu chưa bị
phong hoá hết. Trên loại đất này rừng phát triển tốt có nhiều loài cây gỗ quý
và khả năng phục hồi của rừng nhanh.
- Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn
thứ 2 của VQG Cát Tiên, khoảng 20% phân bố chủ yếu ở phía bắc của vườn (khu
Cát Lộc), dọc thượng nguồn sông Đồng Nai. Độ phì của đất này kém hơn đất phát
triển trên đá Bazan. Nhưng do rừng chưa bị tàn phá nhiều nên đất vẫn còn tốt.
- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo):
gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm một diện tích
khoảng 12% tổng diện tích vườn, chủ yếu phía bắc và phía đông nam của VQG
Cát Tiên. Các loại đất này thường phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng
và những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa. Loại đất này tuy xấu, nghèo
chất dinh dưỡng nhưng thường có mực nước ngầm nông nên khá thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong mùa khô.
- Đất feralit phát triển trên phiến sét (Fs): có diện tích không lớn chiếm
khoảng 8% diện tích của vườn, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam xen
kẽ các vạt đất Bazan. Loại này tuy có độ phì khá, nhưng nhược điểm là thành
phần cơ giới nặng nên khi mất rừng thì đất dễ bị thoái hoá một cách nhanh chóng.


18

Hình 1.2. Bản đồ hành chính VQG Cát Tiên


19


1.4.1.4. Chế độ nhiệt
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt.
Muà khô từ tháng 11, 12 đến tháng 3, 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4, 5 đến
tháng 10, 11. Theo số liệu thu thập từ 2 trạm thủy văn:
Trạm Cát Tiên (Lâm Đồng): thu thập dữ liệu về lượng mưa và trạm Bảo Lộc
(Tỉnh Lâm Đồng) thu thập dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho vùng Cát lộc.
Bảng 1.1. Chỉ tiêu khí hậu VQG Cát Tiên
Mô tả

TT

Vùng Cát Lộc

1

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

2

Nhiệt độ trung bình cao nhất (oC)

23,0 (tháng 6)

3

Nhiệt độ trung bình thấp nhất (oC)

21,1 (tháng 12)

4


Lượng mưa trung bình hàng năm (mm)

5

Lượng mưa trung bình tháng cao nhất (mm)

494,8 (tháng 9)

6

Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (mm)

23,8 (tháng 2)

7

Số ngày mưa trung bình hằng năm (ngày).

182

8

Độ ẩm trung bình hằng năm (%)

87

9

Thời gian mưa t.bình trong mùa mưa (tháng)


10 (tháng 3-12)

10

Lượng mưa mùa mưa/L. mưa hàng năm (%).

97,4

21,7

2.675

1.4.1.5. Chế độ thuỷ văn
Khu vực nghiên cứu tiếp giáp với sông Đồng Nai về phía tây trên chiều
dài khoảng 16km, nước dồi dào quanh năm. Bên trong khu vực nghiên cứu có
3 hệ thống suối lớn là suối Đa Dim Bo (suối Lớn), suối Đa Thai (suối Lạnh)
và suối Đa Xena và một số suối khác có nước chảy quanh năm. Ngoài ra có


20

nhiều suối nhỏ chảy theo mùa và một số sình có nước quanh năm hoặc cạn
vào mùa khô. Về mùa khô hầu hết các bàu sình đều bị cạn nước, nhưng nước
suối thì vẫn cung cấp đủ cho tê giác và các động vật hoang dã khác sinh sống.
Sông Đồng Nai chảy qua Vườn Quốc gia Cát Tiên dài khoảng 90 km làm
thành ranh giới tự nhiên bao bọc 1/3 chu vi vủa Vườn về phía Bắc, phía Tây và
phía Đông. Các suối lớn nhỏ trong Vườn đều chảy ra sông Đồng Nai.
Đoạn sông Đồng Nai ở Vườn Quốc gia Cát Tiên rộng trung bình khoảng
100 m, lưu lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây. Mực nước cao nhất 8,03m,

mực nước trung bình 5m. Mùa kiệt 2 - 3m (Trạm thủy văn Tà Lài, 2004).
Theo Báo cáo kết quả điều tra xây dựng danh lục động, thực vật hoang
dã ở VQG Cát Tiên (2001) của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện
Sinh học nhiệt đới TP. HCM, ở khu vực Cát Lộc thuộc VQG Cát Tiên, thảm
thực vật nguyên sinh vốn là Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa ẩm
cây lá rộng ở đất thấp. Tuy nhiên, kiểu rừng này đã bị tác động mạnh mẽ và
thay đổi bằng các thảm thực vật thứ sinh nhân tác, chú yếu là rừng lồ ô vách
mỏng (Bambusa procera) (Hình1.2). Hiện nay ở khu vực Cát Lộc có mặt
những kiểu thảm thực vật chủ yếu sau:
- Rừng thường xanh cây lá rộng thứ sinh hay ít bị tác động: Diện tích còn
khoảng 4.200 ha chiếm 13,5% tổng diện tích của khu vực Cát Lộc (27.530
ha), phân bố thành dạng khảm hoặc thành từng mảng nhỏ chú yếu nằm ở rừng
phía bắc và đông bắc khu vực Cát Lộc. Kiểu rừng này thường chia 5 tầng rõ
rệt: tầng vượt tán gồm các cây gỗ cao trên 25m, tầng sinh thái gồm các cây gỗ
lớn cao 18 – 25m, tầng dưới tán gồm các cây gỗ nhỏ, chiều cao từ 8 – 15m,
tầng cây bụi gồm các cây gỗ nhỏ hay cây bụi có chiều cao dưới 6m và tầng cỏ
quyết mọc thưa thớt trên mặt đất.
- Rừng thường xanh cây lá rộng mọc hỗn giao với tre nứa: Diện tích còn
khoảng 7.200ha, xuất hiện bởi nhân tác, là trạng thái cân bằng tạm thời trong loạt


21

diễn thế phục hồi. Chúng là quần xã thứ sinh có nguồn gốc từ quần xã nguyên
sinh khác nhau thuộc rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng trên
các bề mặt đỉnh, sườn đồi và ven suối. Sau khi bị chặt phá, khai thác trên diện tích
này, các loài tre nứa nhanh chống xâm nhập và trở thành rừng tre nứa nhiệt đới
thứ sinh, sau đó các loài cây gỗ vốn có tái sinh trở lại và mọc xen kẽ với tre nứa.
- Rừng tre nứa nhiệt đới thứ sinh: Đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân
tác, sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hóa, các loài tre nứa xâm nhập

và phát triển. Hai loài tre phổ biến là lồ ô (Bambusa procera) và mum
(Gigantochloa sp) tạo thành các rừng lớn, với diện tích hơn 12.300ha (khoảng
40,5% tổng diện tích) Thường phân bố thành vệt rộng lớn suốt từ đường đỉnh
xuống tận đến ven suối trên đất còn tầng dày, từ các khối Bazan đến phiến sét.
- Trảng tre nứa (lồ ô) thấp xen cây bụi: Diện tích khoảng 2.350ha, phân
bố trên diện tích gần khu dân cư (chủ yếu xã Gia Viễn, Phước Cát 2) và rải
rác ở những điểm dễ khai thác. Loài tre duy nhất vẫn là lồ ô vách mỏng, tuy
nhiên do bị chặt đi chặt lại nhiều lần hoặc do hoạt động canh tác thường
xuyên nên khả năng tái sinh của lồ ô không mạnh, kích thước cá thể bị giảm
bớt, chiều cao trung bình 5 – 7m.
- Cây trồng nông nghiệp: Diện tích khoảng 3.000ha, gồm các vườn cây trồng
lâu năm (chủ yếu là cây điều) trên các cao nguyên và sườn đồi Bazan (khoảng
1.750ha) và diện tích trồng lúa nước, cây lương thực khác ở các vùng bằng chân
đồi núi, thung lũng và dọc sông Đồng Nai. Trông vùng nghiên cứu diện tích cây
trồng nông nghiệp chiếm khoảng 1.200ha.
1.4.1.7. Hệ thực vật
Theo Báo cáo kết quả điều tra xây dựng danh lục động, thực vật hoang dã ở
VQG Cát Tiên (2001) của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh học
nhiệt đới TP. HCM, đã xác định 772 loài thực vật bậc cao có mạch và dự đoán hệ
thực vật Cát Lộc có khoảng 1.500 loài. Các loài chú yếu thuộc họ Sao dầu


22

(Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Tường vi
(Lythraceae) và họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).

Hình 1.3. Bản đồ hiện trạng thảm thực vật khu vực Cát lộc
1.4.1.8. Hệ động vật
Theo Báo cáo kết quả điều tra xây dựng danh lục động, thực vật hoang dã ở

VQG Cát Tiên (2001) của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh học
nhiệt đới TP. HCM, đã thống kê được 70 loài thú, 181 loài chim, 100 loài cá, 47
loài bò sát, 20 loài ếch nhái, 406 loài côn trùng


23

1.4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
1.4.2.1. Dân số, thành phần dân tộc.
Khu vực Cát Lộc có nhiều cụm dân cư sống sâu trong rừng, đa số là các hộ
đồng bào dân tộc bản địa (Stiêng, Châu Mạ) đã sinh sống lâu đời:
- Xã Phước Cát II: Thôn 3 có 27 hộ, 139 khẩu, trong đó có 4 hộ, 21 khẩu
là người Kinh, 16 hộ dân tộc S’Tiêng. Thôn 4 có 18 hộ, 87 khẩu, trong đó có
2 hộ, 6 khẩu là người Kinh, 12 hộ dân tộc Châu Mạ.
- Xã Gia Viễn: Buôn K’Lo K’ích có 33 hộ 170 khẩu, trong đó có 13 hộ,
71 khẩu là người Kinh từ nơi khác đến.
- Xã Tiên Hoàng: Buôn Thung Cọ có 45 hộ, 217 khẩu, trong đó có 25 hộ,
121 khẩu là người Kinh từ nơi khác đến xâm canh, 29 hộ dân tộc Châu Mạ.
- Xã Đồng Nai Thượng: Đây là xã đặc biệt được thành lập năm 2003,
diện tích toàn xã nằm trong khu vực vùng lõi VQG Cát Tiên, hiện nay trong
xã có 200 hộ, 961 khẩu, trong đó người Kinh có 8 hộ, 37 khẩu chủ yếu là cán
bộ xã, thầy cô giáo và các y tá, 197 hộ dân tộc Châu Mạ.
1.4.2.2. Canh tác
Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của người dân sống trong khu
vực, chiếm khoảng 95- 98%. Đa số người Kinh có tập quán canh tác lúa nước,
trong khi đó, phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng có tập quán du
canh, du cư, phát rừng làm rẫy, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Người Kinh và một
số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng có kinh nghiệm làm vườn
nhà, trồng các loại cây ăn trái, rau, củ, cây thuốc, kết hợp với chăn nuôi gia
súc trong chuồng và nuôi cá. Ngoài sản xuất lương thực (lúa, bắp), người dân

còn trồng các loại cây công nghiệp như điều, tiêu, dâu tằm.


24

Hình thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi hộ gia đình theo hình thức
quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp (từ trồng
trọt) và tận dụng lao động nhàn rỗi. Vật nuôi chính là gia súc, gia cầm.
1.4.2.3. Thu nhập và đời sống
Thu nhập của người dân địa phương thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp,
trong đó trồng trọt chiếm từ 60 – 80% tổng thu nhập, năng suất thấp, bình
quân từ 150 – 200kg/ha (năm 2001). Ở Phước Cát 2, chỉ đạt khoảng 75.000 –
80.000đ/tháng. Tại Gia Viễn là 127.000đ/tháng. Tỷ lệ hộ thuộc diện đói
nghèo trong vùng cao, chiếm khoảng 30% .
1.4.2.4. Y tế và giáo dục
Các phương tiện giáo dục và y tế ở hầu hết các thôn và cộng đồng sống
trong khu vực đều thiếu thốn. Mỗi xã có một trạm xá, thường là nhà cấp 4,
thiết bị, phương tiện nghèo nàn, lực lượng cán bộ y tế địa phương còn yếu và
thiếu. Những bệnh thông thường là sốt rét, bệnh phổi, bướu cổ, tiêu hóa kém,
các bệnh ngoài da và mắt đỏ.
Một số thôn có 1 đến 3 lớp tiểu học, nhưng các thiết bị, phương tiện giáo
dục còn thiếu. Cả xã và thôn trong khu vực đã cố gắng xóa mù chữ nhưng có
thôn đến 80 – 90% người dân vẫn không biết chữ.
1.4.2.5. Giao thông
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lưới đường xá trong vùng
kém phát triển, nhiều đoạn đường chỉ đi lại được vào mùa khô. Tuy nhiên đến
các thôn đi bằng xe máy đều được. Có những đường mòn đến các thôn rất sâu
trong rừng như thôn 4, thung Cọ. Việc sử dụng các đường mòn trong rừng có
tác động rất lớn đến sinh cảnh của các loài động vật hoang dã như tiếng nổ
của động cơ xe máy, người đi qua lại và gây phân cách về mặt sinh thái

(PRA, 2002).


×