Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện kim bôi tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.45 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VŨ THỊ NGỌC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN KIM BÔI – TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VŨ THỊ NGỌC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN KIM BÔI – TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Hà Nội, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hòan toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Người cam đoan

Vũ Thị Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đến
TS. Bùi Thị Minh Nguyệt, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa kinh
tế và Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; xin chân
thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân Huyện Kim Bôi, phòng Nông
nghiệp và PTNT, Phòng Tài chính - kế hoạch, Chi cục Thống kê huyện và các
phòng ban liên quan của huyện Kim Bôi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu. Cảm ơn các bạn bè, đồng
nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm cũng như cung cấp tài liệu
phục vụ quá trình nghiên cứu.
Xuân Mai, ngày tháng 5 năm 2016
Tác giả

Vũ Thị Ngọc


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG.................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững ................................... 5

1.1.1. Lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...................................................5
1.1.2. Vai trò, đặc điểm của nông nghiệp trong sự phát triển bền vững ................ 11
1.1.3. Yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững ............................................. 13
1.1.4. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp bền vững.............................................. 13
1.1.5. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững ........................................... 13
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững .................... 16
1.1.7. Quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp bền vững .......................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững .............................. 21
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và ở Châu Á về phát triển
nông nghiệp bền vững ............................................................................................. 21
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................. 25
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 34
2.1. Một số đặc điểm cơ bản của huyện Kim Bôi ......................................... 34
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .................................................................... 34
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội của huyện Kim Bôi .......................................... 38
2.1.3. Đánh giá chung về huyện Kim Bôi .............................................................. 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 46
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu........................................................... 46
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ..................................................... 47


iv

2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................. 47
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 49
3.1. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi ...... 49
3.1.1. Thực trạng ngành nông nghiệp của huyện ................................................... 49
3.1.2. Tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện .................................. 72
3.1.3. Tình hình đầu tư trong nông nghiệp của huyện Kim Bôi ............................ 75
3.2. Đánh giá tính bền vững trong phát triển nông nghiệp huyện Kim Bôi .. 82

3.2.1. Bền vững về mặt kinh tế ............................................................................... 82
3.2.3. Bền vững về môi trường ............................................................................... 86
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững huyện Kim
Bôi ............................................................................................................... 89
3.3.1. Tác động của tình hình thế giới đến lĩnh vực nông nghiệp.......................... 89
3.3.2. Tác động của cơ chế, chính sách trong nước ............................................... 90
3.3.3. Tác động của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của của tỉnh ................... 93
3.3.4. Tác động của quá trình đô thị hóa................................................................. 94
3.3.5. Tác động của các yếu tố tự nhiên (Biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết, môi
trường, dịch bệnh, thị trường phức tạp ...) .............................................................. 95
3.3.6. Tác động của xã hội ...................................................................................... 95
3.4. Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Kim
Bôi giai đoạn 2016 - 2020 ............................................................................ 96
3.4.1. Định hướng .................................................................................................... 96
3.4.2. Mục tiêu ......................................................................................................... 96
3.4.3. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện Kim Bôi ........... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102
1. Kết luận .................................................................................................. 102
2. Kiến nghị................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ thực vật


CBCCVC:

Cán bộ công chức viên chức

CNH – HĐH:

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

GTGT:

Giá trị gia tăng

GTSX:

Giá trị sản xuất

HTX:

Hợp tác xã

NNBV :

Nông nghiệp bền vững

NQĐH:

Nghị quyết Đại hội

NTM:


Nông thôn mới

PC GDTH:

Phổ cập giáo dục tiểu học

PC GDMN:

Phổ cập giáo dục mầm non

PTNT:

Phát triển nông thôn

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

UBND:

Ủy ban nhân dân

VH:

Văn hóa

VSATTP:

Vệ sinh an toàn thực phẩm


XNK:

Xuất nhập khẩu

XDCB:

Xây dựng cơ bản


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Bôi

37

2.2

Giá trị gia tăng và cơ cấu kinh tế huyện Kim Bôi

41


2.3

Biến động dân số, lao động và đời sống nhân dân huyện Kim Bôi

43

2.4

Một số chỉ tiêu tổng hợp về giáo dục

46

3.1

Diện tích các loại cây trồng giai đoạn 2010 - 2015

58

3.2

Sản lượng cây trồng hàng năm

60

3.3

Cơ cấu ngành trồng trọt trong nông nghiệp

63


3.4

Tổng đàn gia súc, gia cầm tại huyện

64

3.5

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tại huyện

67

3.6

Công tác tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm

68

3.7

Kết quả thực hiện công tác trồng, bảo vệ rừng hàng năm

71

3.8

Giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp

72


3.9

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn (2010-2015)

73

3.10 Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp của huyện Kim Bôi

74

3.11 Kết quả phát triển nhóm sản phẩm trồng trọt

75

3.12 Kết quả phát triển ngành chăn nuôi

76

3.13 Kết quả phát triển ngành lâm nghiệp

77

3.14 Mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất

79

3.15 Tổng hợp công tác tập huấn trong các năm

82


3.16 Cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

87

3.17 Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội

88

3.18 Các tiêu chí về môi trường

90


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
3.1

Tên hình
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp

Trang
85


1

MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Xã hội càng phát triển thì vai trò của nông nghiệp càng được coi trọng.
Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra
những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại
cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được.
Trên thế giới hiện đang có khoảng 40% dân số tham gia vào hoạt động
nông nghiệp. Ngoài chức năng cung cấp các sản phẩm thiết yếu, nông nghiệp
còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Nhiều bài học đã
được rút ra, nhiều hậu quả đã để lại khi chưa quan tâm đầy đủ đến các vấn đề
tăng trưởng, phát triển và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Cái giá phải trả cho
sự phát triển đó mà loài người đang phải nỗ lực giải quyết đặc biệt là những
tổn thương về môi trường làm suy giảm các nguồn tài nguyên. Những vấn đề
này đều có liên quan đến nông nghiệp. Trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chương trình, dự án để đầu tư cho nông nghiệp, nông dân,
nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp 1 cách bền vững như các chương trình
mục tiêu quốc gia như chương trình 135, 134, chương trình nông thôn mới,
giảm nghèo bền vững, nước sạch, đào tạo nghề, y tế, giáo dục… đã dần từng
bước nâng mức sống của người dân nông thôn; các cơ sở hạ tầng thiết yếu
như điện, đường, trường, trường, trạm, hệ thống thủy lợi … đã được đầu tư,
xây dựng; đời sống văn hóa được đầy đủ hơn; bộ mặt nông thôn ngày càng
khởi sắc,… .


2

Tuy nhiên theo báo cáo đánh giá năm 2014, ở Việt Nam có đến 70% dân
số ở nông nghiệp nông thôn, khoảng 57% lực lượng lao động là sản xuất nông

nghiệp nhưng thu từ nông nghiệp thì rất ít chỉ chiếm khoảng 20% GDP. Mức
chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng cao; Nông dân
cũng là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong quá trình CNH, HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế; nông dân mất đất do phát triển du lịch, công nghiệp và
đô thị mà không kiếm được kế sinh nhai mới; Môi trường ở nông thôn cũng bị
ô nhiễm nghiêm trọng với sự xuất hiện của các làng ung thư, các con sông
chết…; truyền thống văn hóa ở nông thôn cũng ngày bị mai một, tệ nạn ở
nông thôn cũng ngày càng gia tăng …
Có thể nói rằng sự phát triển´nông nghiệp nông thôn theo các mô thức cũ
dù là truyền thống hay hiện đại đều bộc lộ những hạn chế nhất định về kinh tế,
xã hội và môi trường đe dọa sự tồn vong của loài người, đòi hỏi cần có một
phương thức phát triển mới - Phương thức phát triển bền vững. Sự phát triển
của nông nghiệp đã, đang và sẽ tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội do đó một
nền nông nghiệp bền vững là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Kim Bôi là một huyện miền núi tỉnh Hòa Bình, nằm trong chương trình
30a; có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chủ yếu là đồi núi; diện tích đất sản xuất
nông nghiệp là 6.695,34 ha chỉ bằng 12,18 % tổng diện tích tự nhiên; Dân số
khoảng 116 ngàn người và khoảng 26 ngàn hộ dân trong đó chỉ có khoảng 3%
là dân số thành thị còn lại là lao động nông nghiệp…; là huyện cũng có những
khởi sắc trong nhiều năm qua, nhưng vẫn còn rất nhiều những hạn chế trong
phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp. Vậy làm thế nào để
có sản phẩm nông nghiệp đạt năng suất hơn, chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu
hiện tại của xã hội nhưng cũng phải bảo vệ, giữ gìn được tài nguyên thiên
nhiên, có lợi cho môi trường. Đây cũng là mục tiêu của huyện trong giai đoạn


3

tiếp theo. Trong khuôn khổ địa bàn công tác, việc nghiên cứu các “Giải pháp

phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Kim Bôi - Hoà Bình” là rất cấp thiết
và phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp làm cơ sở đề
xuất giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Kim Bôi,
tỉnh Hòa bình cho giai đoạn 2016 - 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền
vững.
- Đánh giá được thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp và
nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện.
- Đề xuất được giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn
huyện Kim Bôi giai đoạn 2016 - 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp xét trên cả 3 mặt:
Kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Về không gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu ngành nông nghiệp
tại huyện Kim Bôi.
+ Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2011 - 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững.


4


- Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim
Bôi – tỉnh Hòa Bình.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp và phát
triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Kim Bôi.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trên địa
bàn huyện Kim Bôi.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1. Lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Nguồn lực và vai trò nguồn lực
* Khái niệm nguồn lực:
Nguồn lực là tất cả các yếu tố được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng
trong thời kỳ nhất định. Tiềm năng chưa đưa được vào sử dụng hoặc chưa có
khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem là nguồn lực.
* Phân loại nguồn lực:
Cách thứ nhất, người ta chia ra thành nguồn lực vật chất, nguồn lực con
người và tài nguyên thông tin.

- Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên
đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thuỷ điện, tài nguyên nước,
tài nguyên khí hậu, vị trí địa kinh tế...) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng
(nhà cửa, công trình công cộng, đường sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản
xuất và truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lý chất
thải, hệ thống viễn thông và truyền thông...).
- Nhóm nguồn lực con người và tài nguyên thông tin.
Cách thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc của các nguồn lực để phân loại.
Nguồn lực chia thành hai nhóm lớn: nguồn lực trong nước và nguồn lực
ngoài nước. Nguồn lực trong nước bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Bằng
cơ chế, chính sách, người ta tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút các nguồn
lực bên ngoài, nhất là thu hút nhân tài. Thông qua cơ chế, chính sách, nhà
nước và các doanh nghiệp có thể biến ngoại lực thành nội lực. Phần lớn các


6

nguồn lực đều hữu hạn. Vì thế, việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực
và dự trữ các nguồn lực trong điều kiện có thể là một trong những quốc sách
quan trọng.
* Vai trò của nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn lực là yếu tố cơ bản để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ của bất kỳ ngành kinh tế nào. Các nguồn lực chủ yếu trong
nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật và công nghệ, tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Quy mô và chất lượng của các nguồn lực
quy định quy mô và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Việc khai
thác và sử dụng tốt các nguồn lực tạo nên trạng thái cân bằng của nông trại,
của vùng và toàn ngành nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và tích
lũy cho nông nghiệp.
Mỗi lĩnh vực kinh tế, ngành kinh tế đòi hỏi sử dụng các nguồn lực ở các

quy mô, chất lượng tương ứng. Nguồn lực trong nông nghiệp là cơ sở để xem
xét, đề ra các chính sách nông nghiệp phù hợp. Vì thế, kinh tế sử dụng các
nguồn lực trong nông nghiệp sẽ bao gồm việc phân tích đặc điểm của từng
nguồn lực đó, phương hướng sử dụng các nguồn lực và biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trong phát triển kinh tế nói chung và phát
triển nông nghiệp nói riêng cần phải sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả,
và vì mục tiêu phát triển bền vững.
* Các nguồn lực chủ yếu trong phát triển kinh tế nông nghiệp:
- Các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp:
+ Tài nguyên đất đai.
+ Lao động trong nông nghiệp.
+ Vốn.
+ Công nghệ trong nông nghiệp.
+ Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.


7

1.1.1.2.Tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững
* Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của thu nhập quốc dân (GNP) hoặc
sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời
gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền
kinh tế. Những mục tiêu phát triển đều dựa vào khả năng khai thác nguồn lực
trong nước và ngoài nước. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự kết hợp và
khả năng khai thác các nguồn lực khác nhau. Song quan niệm chung nhất là
phải tạo ra sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xã hội, trong đó tăng trưởng là
tiền đề cần thiết cho sự phát triển.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thêm về quy mô, sản lượng sản xuất
hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu

tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia tăng lên thì nó được coi
là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát
triển phản ánh sự thay đổi về chất lượng của nền KT - XH để phân biệt các
trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối,
tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ
cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy
mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế
kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
Y = dY/Y × 100(%)


8

Trong đó: Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu
quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ
tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo
bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP)
thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ
tiêu danh nghĩa.
Tất cả các chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng kinh tế như GNP, GDP đều
tính theo hai loại giá, đó là giá hiện hành và giá cố định.
- Giá hiện hành: là giá thị trường phát sinh trong quá trình giao dịch, trao
đổi thực tế của năm tính toán;
- Giá cố định: để so sánh quá trình tăng trưởng của nền kinh tế giữa các
năm, giữa các kỳ người ta không dùng giá hiện hành mà dùng giá cố định.

* Phát triển kinh tế:
Phát triển: “Là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống
của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã
hội” (Raanan Weitz, 1995).
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu
chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như
quyền công dân. Sự tiến bộ trong mỗi quốc gia trong một giai đoạn nhất định
được xem xét trên hai mặt: Một là, sự gia tăng kinh tế (còn được thay bằng
thuật ngữ tăng trưởng kinh tế); Hai là, sự tiến bộ xã hội.
Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn, nó không chỉ bao gồm
những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm cả
những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế có thể
hiểu là một quá trình tăng trưởng về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời
kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự


9

tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống
tốt đẹp hơn.
Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ
một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội
dung lớn của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được nội dung
cơ bản sau:
- Sự gia tăng lên về quy mô sản xuất làm tăng thêm giá trị sản lượng của
cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ
cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài.
- Sự tác động tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện
đời sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp
dân cư, bảo đảm công bằng xã hội.

- Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân
tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố
bên ngoài có vai trò quan trọng.
Phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp
lên trình độ cao.
* Phát triển bền vững: Có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững từ các
tổ chức và các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra ;
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission
and Environment and Development, WCED) thì: “Phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
phát triển của các thế hệ tương lai ...”. Nói cách khác, phát triển bền vững
phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi
trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh
tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện


10

nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
[]
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững
+ Nông nghiệp:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Nông nghiệp là ngành sản
xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi,
khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để
tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp”.
Theo Niên giám nông nghiệp: “Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương
thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi
trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà).
Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong

khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương
pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi”.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và phức tạp trong nền kinh tế
quốc dân. Theo nghĩa hẹp nông nghiệp gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ
trong nông nghiệp. Nghĩa rộng gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập
của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng nguồn lương thực, thực
phẩm, rừng, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến nông, lâm nghiệp
thủy sản và phát huy các chức năng của kinh tế nông nghiệp.
+ Phát triển nông nghiệp bền vững: Phát triển nông nghiệp bền vững vừa
bảo đảm thỏa mãn nhu câù hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp,
vừa không giảm khả năng đáp ứng các nhu cầu của nhân loại trong tương lai.
Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng đạt năng suất nông
nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo đảm cân
bằng sự có lợi về môi trường.


11

1.1.2. Vai trò, đặc điểm của nông nghiệp trong sự phát triển bền vững
1.1.2.1. Vai trò của nông nghiệp
Một là, cung cấp lương thực, thực phẩm.
Hai là, sản xuất nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển
nông nghiệp và khu vực đô thị, là ngành tạo việc làm, thu nhập. Đồng thời là
thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ, là cơ hội đem lại
nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Ba là, nông nghiệp đang là ngành có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh thái và môi trường.
Bốn là, nông nghiệp là hoạt động chính của dân cư ở những vùng có vị
trí quan trong đặc biệt về tài nguyên, môi trường và an ninh quốc gia.

1.1.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất
khác không thể có đó là:
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật bao gồm các cây trồng
và vật nuôi. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật riêng đồng thời
lại chịu tác động rất nhiều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường.
Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ
quan của con người. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Trong nông
nghiệp, khối lượng đầu ra không tương ứng về cả số lượng và chất lượng so
với đầu vào.
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Trong nông nghiệp, đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất đai được
gọi là tư liêu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu
lao động, không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần sử


12

dụng đầy đủ và hợp lý đất đai để vừa làm tăng năng suất đất đai vừa giữ gìn
và bảo vệ đất đai.
- Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi rộng lớn. Tích tụ và tập trung
cao là đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp. Trái lại, nông nghiệp được
phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn. Đặc điểm này do tính chất đất đai
quy định. Tính chất này kéo theo sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước,
sinh vật sống ở đó và điều kiện thời tiết khí hậu. Mỗi vùng đất có một hệ thống
kinh tế - sinh thái riêng. Vì vậy, cần phải bố trí sinh vật phù hợp với lợi thế của
mỗi vùng, thực hiện chuyên môn hóa gắn liền với phát triển tổng hợp.
- Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa được trao đổi
trên thị trường. Khác với công nghiệp, trong nông nghiệp sản phẩm sản xuất

ra vừa được người sản xuất tiêu dùng nội bộ vừa được bán trên thị trường.
Sản phẩm tiêu dùng nội bộ đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của gia
đình nông dân, để làm giống. Sản phẩm bán ra trên thị trường bao gồm các
sản phẩm cho người tiêu dùng, các ngành công nghiệp chế biến và các sản
phẩm xuất khẩu. Vì thế, nông sản có thể tham gia vào rất nhiều kênh thị
trường nên cần có chiến lược sản xuất tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Đó là yêu
cầu tất yếu của một nền nông nghiệp hàng hóa.
- Cung về nông sản hàng hóa và cầu về đầu vào cho nông sản mang tính
thời vụ. Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên cung nông sản hàng
hóa và cầu về đầu vào của nông nghiệp mang tính thời vụ. Vì vậy, đòi hỏi
phải có cơ sở hạ tầng để dự trữ, bảo quản nông sản sau thu hoạch, có cơ chế
thị trường linh hoạt mềm dẻo với sự tham gia của các thành phần kinh tế với
sự điều tiết của Nhà nước.
- Nông nghiệp có liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và dịch
vụ. Sự liên quan này thể hiện ở chỗ không những nông nghiệp cung cấp
nguyên vật liệu, vốn, lao động... cho công nghiệp mà nông nghiệp còn là thị


13

trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Vì thế mọi chiến lược phát triển
đều phải tính toán đến mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều giữa nông nghiệp
với công nghiệp và dịch vụ.
1.1.3. Yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững
Nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đồng thời
đảm bảo tính ổn định lâu dài và bền vững trong sự phát triển của nông nghiệp.
Tiếp tục phát triển và hoàn thiện lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững
về kinh tế, xã hội và môi trường.
Muốn phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi phải cấu thành 3 nhân tố quan
trọng đó là: Phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

1.1.4. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp bền vững
- Khai thác các nguồn tài nguyên thiên thiên mà không làm tổn hại đến
hệ sinh thái và môi trường.
- Làm cho nội bộ ngành nông nghiệp phát triển cân đối, hài hòa, bảo đảm
tốc độ tăng trưởng ổn định.
- Đáp ứng nhu cầu trong nước về lương thực và thực phẩm.
- Góp phần sử dung có hiệu quả các nguồn lực phục vụ sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng sản xuất luôn được tăng cường.
- Làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, góp phần
xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
- Thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư.
1.1.5. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.5.1. Phát triển về kinh tế
Là sự phát triển đảm bảo tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt
kinh tế của nông nghiệp, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia.


14

Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng
ổn định trong nông nghiệp với cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời
sống của người dân nông thôn.
Muốn phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế cần phải đáp ứng các
mục tiêu cụ thể như sau:
- Sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm nông
nghiệp.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất
manh mún, phân tán bằng biện pháp dồn điền đổi thửa.
- Hiệu quả kinh tế của sản xuất ngày càng cao; duy trì tăng trưởng kinh tế.
- Phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến và mở rộng

thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi.
- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không
ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học - công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường.
- Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo
hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường.
- Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch".
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
- Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát
triển bền vững.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Để đánh giá sự phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế người ta sử
dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá như: GDP bình quân đầu người, tốc độ
tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động nông nghiệp, năng suất, sản
lượng cây trồng …


15

1.1.5.2. Phát triển về xã hội
Phát triển bền vững về mặt xã hội là làm thế nào đó để cải thiện chất
lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nông dân; nâng cao thu
nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo một
cách bền vững.
Để phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội, cần tập trung những vấn
đề cụ thể sau:
- Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm cho lao
động nông thôn.
- Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng

dân số và tình trạng thiếu việc làm.
- Định hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân cư
và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các địa
phương, trước hết là các đô thị.
- Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp
thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.
Các chỉ tiêu phản ảnh về mặt xã hội đó là: Tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tỷ lệ phổ
cập giáo dục các cấp, số vụ tai nạn giao thông …
1.1.5.3. Phát triển về môi trường
Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường đó là duy trì được chất
lượng đất đai, đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hạn chế tối đa vấn đề ô
nhiễm môi trường.
Để phát triển nông nghiệp bền vững về mặt môi trường cần tập trung
những vấn đề sau đây:


16

- Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.
- Bảo vệ và phát triển rừng.
- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến

đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.
Một số chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ bền vững về mặt môi
trường đó là: Độ che phủ rừng, diện tích nông nghiệp có tưới, tỷ lệ hộ dân
được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, tỷ lệ người dân được sử dụng hố tiêu
hợp vệ sinh …
Qua phân tích ba mối quan hệ chủ yếu trên, phát triển nông nghiệp bền
vững có thể khái quát như sau: phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình
phát triển mà đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng
không làm suy thoái môi trường tự nhiên và con người, đồng thời đảm bảo
được kinh tế bền vững trên mức nghèo đói cho người nông dân. Suy thoái về
môi trường ở hiện tại là hậu quả của việc áp dụng các phương thức sản xuất
trước đây, do đó để đạt tới trình độ nông nghiệp bền vững (khắc phục hậu quả
trước đây và áp dụng các phương thức sản xuất mới gắn với giữ gìn môi
trường sinh thái) đòi hỏi một quá trình lâu dài. Trong ngắn hạn, phát triển
nông nghiệp hướng tới bền vững sẽ là mục tiêu cho các chính sách phát triển
nông nghiệp và nông thôn.
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững
Để có sự phát triển bền vững cần có các yếu tố sau:


×